Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Vài kinh nghiệm trong nhận thức và tu tập của một Phật tử

10/09/201519:49(Xem: 5137)
6. Vài kinh nghiệm trong nhận thức và tu tập của một Phật tử

Vài kinh nghiệm trong nhận thức và tu tập của một Phật tử̉

Nguyễn Tường Bách

 

 

Kính thưa Quí vị và các bạn,

Trước hết tôi xin cảm ơn Thiền Viện Trúc Lâm đã có sáng kiến tổ chức buổi Hội thảo này và cho phép tôi có cơ hội phát biểu. Nơi đây tôi bùi ngùi nhớ lại thầy Thiện Châu cùng năm tháng đi về Trúc Lâm hai mươi năm về trước. Nếu Thầy chứng kiến được buổi gặp ngày hôm nay chắc hẳn Thầy hài lòng.

Đề tài của ngày hôm nay hầu như trùng khớp với đề tài của 20 năm trước, đồng thời cũng là đề tài muôn thuở của đạo Phật: “Đạo Phật trong xã hội hiện đại“. Vì lẽ đó mà những điều cần nói, như Phật giáo và xã hội, Phật giáo và chiến tranh hòa bình, Phật giáo và Khoa học, Quí vị cũng như mọi diễn đàn trong và ngoài nước đã nói và sẽ nói hết. Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự  của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.

1. Trước hết sau đây là một suy tư lạc quan. Đó là càng với thời gian qua, tôi càng vui mừng thấy mình đã gặp được đạo Phật trong đời mình. Đó là một tôn giáo – nếu ta gọi là tôn giáo – hiền hòa, tôn trọng sự sống, yêu sự thật, yêu hòa bình, yêu dân chủ, tôn trọng sự khác biệt, kể cả sự khác biệt tôn giáo. Những năm gần đây đạo Phật còn dạy cho tôi phép thiền định. Đó là một cách quán sát tâm, giúp tôi an lạc trong tâm, làm tôi nhận thức sự vật và thế giới một cách tỉnh táo, sáng tỏ.

2. Thứ đến tôi có một nhận định có thể  bi quan, có thể gây tổn thương cho một số người nghe. Đó là khi đạo Phật được tổ chức thành định chế (Institution), như tăng đoàn, giáo hội, đoàn thể, tập hợp...thì tuy các giá trị của Phật giáo như vô ngã, đối trị tham sân si, an lạc nội tâm...vẫn được nhắc nhở đến, nhưng các nổi khổ, phiền não sinh ra do một tập thể được tổ chức dường như nghiêm trọng hơn. Phải chăng các định chế đó phát sinh phiền não hơn an lạc. Sẽ sinh ra giáo hội của tôi, tông môn của tôi, đạo sư của tôi. Vì lẽ đó tôi nghĩ rằng đạo Phật có lẽ chỉ hiệu quả trong sự tu học cá thể hay trong những nhóm rất nhỏ, không có tính chất tổ chức. Phải chăng Phật giáo sẽ không bao giờ trở thành một phong trào quần chúng và cũng không bao giờ nên hướng về điều đó. Ở đây tôi chỉ nêu câu hỏi chứ không dám khẳng định.

3. Lại một nhận định bi quan nữa. Thời đại hiện nay là thời đại của bạo lực. Bạo lực nuôi dưỡng bạo lực, được trả lời bằng bạo lực. Bạo lực trên cả 3 phương diện Thân Khẩu Ý. Bạo lực từ phạm vi nhỏ trong xã hội đến trong mức độ giữa các quốc gia trên thế giới. Phật nói, chỉ có tình thương mới hóa giải hận thù, nhưng xin hỏi ai làm được điều này? Trước tình hình thế giới hiện nay, theo tôi, Phật giáo hoàn toàn bất lực. Cũng trên khía cạnh này, ta thấy Phật giáo chỉ giúp được con người cá thể được hạnh phúc và an lạc. Phật giáo hầu như không đóng vai trò nào trong qui mô rộng lớn của xã hội và thế giới.

4. Theo tôi đạo Phật phải nằm xa chính trị, xa nhà cầm quyền, không tham gia quyền lực. Khi gần với quyền lực, đạo Phật không bao giờ “cải tạo“ được con người của quyền lực, ngược lại tăng sĩ bị tha hóa, bị lung lạc. Sự kiện các nhà vua thời Lý Trần của Việt Nam vừa là nhà vua vừa là thiền sư là một trường hợp hi hữu của lịch sử. Đạo Phật không bao giờ nên là “quốc giáo“ cho bất kỳ quốc gia nào, ngược lại mọi tăng sĩ chỉ nên là các “sơn tăng“ sống xa đời sống thế tục. Quá trình suy sụp của Phật giáo tại Tây Tạng, trong đó suốt mấy trăm năm giới tăng lữ vừa là nhà tu vừa lãnh đạo quốc gia, để lại cho chúng ta một bài học đáng suy nghĩ. Các lần pháp nạn trong lịch sử Phật giáo Trung quốc cũng cho thấy một khi tăng sĩ có nhiều quyền lực chính trị thì lúc đó Phật giáo sẽ suy tàn.

5. Tôi nghĩ rằng, một mặt Phật giáo với tính cách là một tôn giáo có quần chúng, sẽ mất dần ảnh hưởng trên toàn thế giới. Trong các quốc gia như Ấn Độ, Trung quốc, Tây Tạng, Việt nam... Phật giáo chỉ còn là cái vỏ, nhiều hình thức hơn nội dung. Giáo lý của Phật ít người biết đến. Tuy nhiên giáo lý của Phật lại còn tồn tại trong những người thực hành giáo pháp của Ngài, thí dụ trong các nhóm tu học theo ba hướng Thiền, Tịnh Độ và Kim cương thừa. Và chỉ những người thực hành giáo pháp của Phật mới giữ được tinh thần của giáo pháp.

6. Cuối cùng theo tôi người theo đạo Phật phải nên tu tập thông qua thực hành. Chỉ qua thực hành, giáo pháp của Phật mới sáng tỏ thực sự. Những nguyên lý như Vô thường, Vô Ngã, Khổ...sẽ sáng tỏ hơn khi ta thực tập, thí dụ thực tập Thiền Định. Nếu không tu tập, giáo lý của Phật chỉ như một số lý thuyết  về đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội. Qua sự thực hành tu tập, người Phật tử mới có cơ may thoát khỏi phiền não. Nếu không thực hành, Phật tử biết có phiền não nhưng không thoát khỏi phiền não.

7. Đạo Phật có khái niệm “hoằng pháp“, tức là giữ gìn và làm lan tỏa giáo lý của Phật. Thế nhưng điều đó không có nghĩa Phật tử nên tìm cách “cải đạo“ người khác. Theo tôi, Phật tử luôn luôn sẵn sàng trình bày và giải thích giáo lý của Phật với ý nguyện giúp đỡ người khác, nhưng với điều kiện là người nghe cũng sẵn sàng nghe chuyện. “Vô vấn vô thuyết“ (Không hỏi không nói), đó cũng là điều mà Phật đã thực hành lúc Ngài còn tại thế.

8. Cá nhân tôi chọn Thiền làm phương pháp thực hành tu tập. Các phương pháp khác thuộc Tịnh Độ hay Kim cương thừa có thể thích hợp cho một số hành giả khác. Tôi tôn trọng các tông môn khác và không phê bình chỉ trích. Họ có phương pháp, bí quyết và thành tựu của họ mà người ngoài không hiểu hết. Họ không muốn tìm đến thuyết phục chúng ta cũng như chúng ta không có nhu cầu thuyết phục họ. Ngay cả Thiền cũng có nhiều phương pháp, bí quyết, tông môn khác nhau, hành giả không cần giải thích hay thuyết phục lẫn nhau.

9. Tu tập theo phương pháp Thiền Phật giáo cần thời gian vì hành giả cần đi ngược mọi thói quen trong tâm. Hành giả Thiền Phật giáo rất dễ bỏ cuộc vì phép tu cần kiên trì miên mật. Chỉ khi nào hành giả cảm nhận có niềm vui trong tâm khi thực hành Thiền định thì lúc đó ta có thể xem bước đầu đã đạt được. Nếu còn dụng công, cố gắng...thì còn xa cửa Thiền.

Kính thưa Quí Vị và các bạn,

Trên đây là những nhận thức riêng tư và thành thật của tôi. Trong bài, tôi nêu câu hỏi nhiều hơn là khẳng định. Đó chính là vì tôi chỉ là một Phật tử sơ cơ trên con đường tầm cầu. Mong được sự chỉ giáo và chia sẻ của Quí Vị và các bạn.

Kính chúc Quí vị và các Bạn an lành.

 

***

 

 

 

 

Quelques expériences dans la compréhension et la pratique d’un bouddhiste laïc

Nguyễn Tường Bách

 

 

Mesdames, Messieurs, chers amis,

Permettez-moi tout d'abord de remercier l’Institut Bouddhique Trúc Lâm qui a eu l'initiative d’organiser ce Séminaire et qui m'a ainsi donné l'occasion de m’exprimer. Ce lieu me rappelle avec émotion notre Maître, le Vénérable Thiện Châu, ainsi que le temps où je suis venu à Trúc Lâm il y a 20 ans déjà. S’il pouvait assister à notre rencontre d'aujourd'hui, je suis sûr qu'il serait très satisfait.

Le thème d’aujourd’hui coïncide presque avec celui abordé il y a 20 ans, et c'est aussi un thème sans cesse récurrent dans le bouddhisme: "Le bouddhisme dans la société moderne". Concernant ces sujets, le bouddhisme et la société, le bouddhisme et la guerre ou la paix, le bouddhisme et la science, vous-mêmes ainsi que les forums de discussion, à l’intérieur du pays ou à l’étranger, avez déjà tout dit, ou direz certainement tout.                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Je voudrais seulement partager avec vous quelques réflexions, quelques confidences d’un bouddhiste, ayant eu pendant 20 ans l'occasion de rencontrer de nombreux coreligionnaires, et qui a souvent été amené à réfléchir sur la connaissance et l'action dans la doctrine bouddhique. Ces réflexions intimes peuvent paraître quelque peu pessimistes, mais elles sont l'expression sincère de ma pensée profonde.

1. Pour commencer, voici une observation optimiste. Plus le temps passe, plus je me sens heureux d'avoir pu rencontrer le bouddhisme dans ma vie. C'est une religion –si on le considère ainsi– douce et pacifique, qui respecte la vie, qui aime la vérité, la paix, la démocratie, et qui tolère les différences, y compris les différences religieuses. Ces dernières années, le bouddhisme m'a aussi enseigné la méditation. C’est une méthode d’observation de l'esprit, qui m'a aidé à trouver la paix et la joie intérieure, et à comprendre les choses et le monde d'une façon plus claire et lucide.

2. En second lieu, j’ai une considération sans doute pessimiste, qui risque de blesser certaines personnes. A partir du moment où le bouddhisme s'est organisé en une institution, telle une communauté de moines, une congrégation, une collectivité, une association…, alors, même si ses valeurs essentielles comme le non-soi, la lutte contre l'avidité, la haine et l'ignorance, le développement de la joie et de la sérénité étaient toujours rappelées, des souffrances et des poisons mentaux nés d’une vie communautaire organisée semblent s'aggraver davantage. Ces institutions ne favoriseraient-elles pas le développement d'émotions négatives plutôt que la paix et le bonheur, en donnant naissance à "ma" congrégation, "mon" école, "mon" maître? Pour cette raison, je pense que le bouddhisme ne peut sans doute porter ses fruits que dans une approche individuelle ou au sein de communautés réduites, dépourvues de caractère organisé. Le bouddhisme ne serait-il donc jamais un mouvement de masse et ne devrait-il jamais tendre à le devenir? Je ne fais ici que poser la question sans oser affirmer de réponse.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

3. Encore une autre observation pessimiste. L'époque actuelle est une époque de violence, une violence couvrant les 3 domaines du corps, de la parole et de l'esprit, une violence qui va d’un échelon social limité jusqu’à des relations internationales entre pays. Or, la violence nourrit la violence, et fait écho à la violence. Aussi, le Bouddha a-t-il dit que seul l'amour pouvait neutraliser la haine. Mais je vous le demande, qui peut mettre ces paroles en pratique? Face à la situation dans laquelle se trouve le monde aujourd'hui, selon moi, le bouddhisme est totalement impuissant. Et donc dans ce domaine également, j'en arrive à penser que le bouddhisme ne peut aider que des individus à trouver le bonheur et la paix, et qu'il ne joue quasiment aucun rôle dans le cadre étendu de la société et du monde.

4. De mon point de vue, le bouddhisme doit se tenir le plus possible à l’écart de la politique, du gouvernement, et ne doit pas participer au pouvoir. Lorsqu'il est proche du pouvoir, le bouddhisme ne peut jamais "réformer" les hommes du pouvoir, inversement ce sont les moines qui se retrouvent aliénés et ébranlés. Le cas des dynasties Ly et Trân au Vietnam, dont les rois étaient aussi des maîtres Zen, est un cas rare dans l'histoire. Le bouddhisme ne devrait jamais être une "religion nationale" pour quelque pays que ce soit, et chaque moine ne devrait être qu'un simple moine, vivant loin de la vie et du monde laïque. L’effondrement progressif du bouddhisme au Tibet, où pendant des siècles les moines étaient à la fois chefs spirituels et temporels, nous offre une leçon à méditer. Les épisodes où le bouddhisme a connu des périodes sombres en Chine nous montrent aussi que dès que les moines détiennent de grands pouvoirs politiques, le bouddhisme tombe en décadence.

5. Je pense que, d'une part, le bouddhisme en tant que religion de masse va progressivement perdre toute influence partout dans le monde.  En Inde, en Chine, au Tibet, au Viêt Nam,… le bouddhisme n'est plus qu'une enveloppe, un emballage, avec davantage de formes et d'apparences que de contenu. Peu de gens connaissent vraiment la doctrine du Bouddha. Evidemment, la doctrine du Bouddha existe toujours parmi ceux qui pratiquent ses enseignements, comme par exemple dans les groupes qui pratiquent et étudient selon les trois voies du Zen, de la Terre Pure et du Vajrayana. Mais seuls ceux qui mettent réellement en pratique les enseignements du Bouddha conservent l'esprit de cet enseignement.

6. Finalement, selon moi, un bouddhiste doit vraiment faire l'expérience de la pratique. Ce n'est que par une pratique authentique que l'enseignement du Bouddha devient vraiment clair et lumineux. Des principes tels que l'impermanence, l'absence d'ego, la souffrance,… deviennent plus compréhensibles  grâce à la pratique, comme par exemple la méditation. Sans pratique, la doctrine du Bouddha reste seulement un corpus de principes théoriques sur l'éthique individuelle et sociale. Seule l'expérience de la pratique fournit au bouddhiste le moyen d'échapper aux émotions négatives. Sans cette pratique, un bouddhiste connaît l'existence de ces émotions négatives, mais ne peut pas leur échapper.

7. On trouve dans le bouddhisme la notion de transmission du Dharma, c’est-à-dire de conserver, protéger et transmettre l'enseignement du Bouddha. Ceci ne signifie pas pour autant que les bouddhistes doivent s'efforcer de convertir autrui. Selon moi, un bouddhiste doit toujours être prêt à exposer et expliquer la doctrine du Bouddha dans l'intention d'aider quelqu'un, mais seulement à condition que cette personne soit disposée à l'écouter. "Pas de question, pas d'explication" fut le mot d'ordre appliqué déjà par le Bouddha lui-même de son vivant.

8. Personnellement, j'ai choisi le Zen comme méthode de pratique. Les autres méthodes propres à l'école de la Terre Pure ou à l'école Vajrayana conviennent sans doute à d'autres pratiquants. Je respecte ces autres écoles et je ne les critique pas. Elles ont leurs méthodes, leurs secrets et leurs réalisations que ceux qui n'en sont pas adeptes ne peuvent comprendre tout à fait. Elles ne cherchent pas à nous convaincre tout comme nous n'avons pas besoin de les convaincre.  Même au sein de l'école Zen, on trouve de nombreuses méthodes, techniques et écoles différentes dont les adeptes n'ont nul besoin de s'expliquer ou de se convaincre les uns les autres.

9. Pratiquer le bouddhisme selon la voie Zen nécessite du temps car le pratiquant doit aller à l'encontre de toutes ses habitudes de pensée et de perception. Le pratiquant du Zen peut facilement renoncer et abandonner la voie car celle-ci requiert une persévérance assidue. Il ne pourra considérer avoir atteint la première étape que lorsqu'il ressentira de la joie intérieure dans sa pratique méditative. Tant que notre pratique est vécue comme une tâche qui nécessite des efforts, nous sommes encore loin du Zen.

Chers participants, chers amis,

Je viens de partager avec vous quelques réflexions personnelles en toute sincérité.

Dans cet exposé, je pose plus de questions que j’ose affirmer. Ce justement parce que je ne suis qu'un simple bouddhiste débutant sur la quête de la voie.

J’espère que vous puissiez m'éclairer et me partager votre expérience.

Je vous souhaite beaucoup de paix et de bonheur.

***

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]