Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Những điểm gặp gỡ giữa đạo Phật và vật lý lượng tử

10/09/201519:41(Xem: 9546)
3. Những điểm gặp gỡ giữa đạo Phật và vật lý lượng tử

 

Những điểm gặp gỡ giữa đạo Phật và vật lý lượng tử

BS Dominique Prapotnich

 

 

Vào đề

Lý thuyết vật lý lượng tử chủ yếu phát triển bởi Niels Bohr và Max Planck mô tả thế giới vô cùng nhỏ, trong khi lý thuyết tương đối tổng quát trình bầy bởi Albert Einstein mô tả thế giới vô cùng lớn. Hai lý thuyết lớn này đã đảo lộn vật lý cổ điển xác định (déterministe) và được đưa ra gần như cùng một lúc vào đầu thế kỷ 20. Chúng đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về thế giới và dẫn tới một đảo lộn ý tưởng phát xuất từ vật lý học Newton cổ điển duy vật, cũng như một thay đổi hoàn toàn hệ hình (paradigme).

Một số khía cạnh bất ngờ của vật lý lượng tử cho phép nhận ra dần những điểm tương đồng giữa giáo lý đạo Phật và cách tiếp cận mới này của vật lý. Nhiều nhà vật lý trong những năm 1970 đã nhận thấy những kết nối tinh tế này và những sự trùng hợp gây ấn tượng giữa vật lý lượng tử và các ý tưởng cơ bản của nền tâm linh Đông phương (D. Harrisson, F. Capra, W. Pauli). Mục đích của bài này không phải là để trình bầy một bài học đầy đủ về vật lý, mà là để chứng tỏ làm sao hai cách tiếp cận, có vẻ rất khác biệt ngay từ ban đầu, có thể hội tụ về cùng một ý nghĩa chung. Đây có lẽ là một dấu hiệu cho biết rằng chúng ta rất có thể đang tiếp cận một cái gì phổ quát và căn bản.

Đối với một người Tây phương lý luận theo Descartes và đào tạo theo khoa học, hiểu biết và chấp nhận ngay một số khía cạnh của triết học Phật giáo không phải là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, với một chút kiên nhẫn, người ta sẽ nhận ra ngay giá trị của những nguyên tắc đó đối với xã hội hiện đại đang bị đè nặng bởi stress và mất dần những chuẩn mực tâm linh. Một mặt khác, đối với một nhà vật lý học cổ điển, từ bỏ khía cạnh vật chất và yên ổn của vật lý xác định không phải là một điều dễ dàng. Bởi vì, mặc dù đã lỗi thời, nhưng nó cũng đem lại một khuôn khổ khái niệm vững vàng và dễ đạt được để giải thích « sự thực » xung quanh bằng cảm giác thông thường và vật chất.

Vật lý lượng tử

Chúng ta sẽ nhắc lại một vài khái niệm và làm tỏ những điểm tương tự giữa hai cách tiếp cận đó. Chúng ta hãy trở về vật lý (hay cơ học) lượng tử, và tránh đi vào những công thức toán học phức tạp. Như chúng ta đã thấy, nó mô tả hành vi của các "đối tượng" hạ nguyên tử, tức là với kích thước nhỏ hơn một trăm ngàn lần so với một nguyên tử (0,1 phần tỷ của một mét) và bao gồm một lượng tử năng lượng được cung cấp từng gói (hay quanta) và không một cách liên tục như người ta nghĩ trước kia.

Như vậy, nó đưa vào khái niệm căn bản lượng tử hành động "h", là cơ sở của lý luận. Đó là một lý thuyết ad hoc, rất thuận tiện cho sự tính toán, cực kỳ chính xác, hoàn toàn không có biến ẩn, nhưng không mang lại giải thích lý do tại sao và thế nào của sự vật. Cách vận hành này của vật chất ở mức vi mô đi ngược hoàn toàn với trực giác con người và không phù hợp chút nào với những gì chúng ta có thể nhận thấy trong thế giới vĩ mô mà chúng ta đang sống. Một phiến đá đập tan ra cuối cùng sẽ không đưa tới những mảnh vụn bé xíu, mà một « cái gì khác » mà chúng ta sẽ đề cập tới sau. Rất nhiều thí nghiệm khoa học thực hiện từ hơn một thế kỷ nay trên toàn cầu đã chứng minh tầm giá trị của những mô hình đó, và đến tận bây giờ chưa có một thí nghiệm nào phủ định lý thuyết.

Chúng ta lại còn có thêm, với điện động học lượng tử (électrodynamique quantique), là một ngành của mô hình tiêu chuẩn các hạt cơ bản, một tiên đoán lý thuyết đạt tới 9 con số sau dấu phẩy và luôn luôn được kiểm chứng bằng thí nghiệm. Đến nay chưa một lý thuyết khoa học nào đạt được độ chính xác như vậy, điều đó chứng tỏ hiệu quả mô tả « sự thật » của nó và phải được đánh giá trong suy tư như một luận cứ vững chắc. Những bài tính đó cần dùng những dụng cụ toán học rất phức tạp, khó lòng giải thích nếu không được đào tạo trước, do trình độ lập thể rất cao. Dẫu sao, điều đó vận hành tốt, dù rất ít người trên thế giới có khả năng giải thích tại sao.

Bằng chứng được đem lại trong đời sống thường nhật với những vật dụng mà chúng ta dùng đều đặn (laser, vi bán dẫn, GPS), hoạt động nhờ những ứng dụng thực hành của lý thuyết này. Ánh sáng laser là một ánh sáng « kết hợp » nẩy nguồn trực tiếp từ vật lý lượng tử.

Những điểm gặp gỡ

Điểm gặp gỡ đầu tiên đáng được nhấn mạnh tới chắc hẳn là sự không phân chia giữa các vật thể và các sinh vật (sự không có thực thể của các hiện tượng), là điểm nòng cốt trong đạo Phật. Tất cả đều liên kết và lệ thuộc vào nhau, và cái ta chỉ là một ảo tưởng. Điểm này chính là sự không thể tách rời nhau và không ngụ ở một nơi nào của cơ học lượng tử. Khi hai quang tử (hạt ánh sáng) đồng thời xuất hiện và tách rời khỏi nhau 180 độ, chúng sẽ giữ một mối « liên hệ tức thì », ngay cả khi rất xa nhau. Đo lường trên một hạt sẽ lập tức tác động lên hạt kia (trong khi không có gì có thể đi nhanh hơn tốc độ của ánh sáng, tức là 300000 Km một giây), dường như hai hạt chỉ thành như một thực thể duy nhất. Hiện tượng đó được biết dưới tên là sự đan díu lượng tử (intrication quantique) và đã được thí nghiệm bởi Alain Aspect tại Orsay. Chính Einstein cũng đã nói : « Người ta phải nhìn vũ trụ như một tổng thể ». Dĩ nhiên người ta chưa giải thích được một cách đơn giản hiện tượng lạ lùng này, tuy nó có thực sự và đã được dùng trong mật mã học (cryptographie) lượng tử.

Khái niệm thứ nhì là vô thường mà các Phật tử đã hoàn toàn hội nhập trong cuộc sống thường nhật, nhưng thường bị « bỏ quên » bởi những người Tây phương. Điều đó rất tiếc đã đem lại nhiều thất vọng và khổ đau, vì niềm tin ở sự thường tồn của sự vật có thể bị chấn động mạnh mẽ khi mà điều người ta tưởng là bất biến thực ra luôn thay đổi một cách tự nhiên. Vũ trụ học hiện đại đã hoàn toàn tiếp nhận được sự bất ổn định của sự vật, bằng cách tỏ rõ rằng trong vũ trụ tất cả đều chuyển động và thay đổi không ngừng ở mức độ thiên hà, hệ mặt trời hoặc trái đất. Ở mức độ vật lý lượng tử, điều đó có thể thể hiện bằng nguyên lý bất định (principe d’indétermination) của Heisenberg, tức là người ta không thể nào biết cùng một lúc tốc độ và vị trí của một hạt hạ nguyên tử, và trên mặt bản thể cả hai đều thay đổi trong mỗi thời điểm.

Một khía cạnh lý thú nữa là sự thiếu hiểu biết về bản chất thực sự của sự vật và tâm thức. Sự tìm kiếm nó đã được hướng dẫn bởi các vị thầy trong Phật giáo, nhằm dẫn tới sự giác ngộ và trí tuệ vẹn toàn. "Sự vật không thực sự như người ta tưởng" và vật lý lượng tử diễn giải là ở mức độ vi tế nhất của vật chất, các yếu tố nhỏ nhất xuất hiện hoặc như là sóng, hoặc như là hạt (nhị nguyên sóng-hạt). Vật lý lượng tử mô tả vẻ nghịch lý này dưới hình thức của một phương trình toán học phức tạp 6 chiều (hàm sóng Ψ của Schrödinger).

Thực tế trong chiều sâu của vật chất, ở mức độ cơ bản nhất của nó, rất khác với những điều chúng ta quen nhận thức trong đời sống hàng ngày. Thật vậy sự vật có vẻ « cứng rắn, sờ nắm » được trong đời sống thường nhật và không có vẻ như một sóng hay một hạt. Có một sự xụp đổ của gói sóng Ψ giải thích hiện tượng decoherence lượng tử khi người ta đi từ vi mô tới vĩ mô và dẫn tới sự nhất quán của thế giới hàng ngày. Mặc dù chính các nguyên tử cũng chỉ chủ yếu là một khoảng trống giữa hạt nhân và các electron (cũng như một hạt cát nhỏ trong một sân vận động). Đứng ở bình diện con người, chúng ta chủ yếu cảm thấy ảnh hưởng của lực đẩy điện từ giữa các phân tử, và chính điều đó mang lại cho chúng ta cảm tưởng rằng vật chất "cứng rắn và có thực ». Bằng cách đó vật chất thể hiện một khuynh hướng xẩy ra hơn là một khuynh hướng có mặt.

Cũng vậy ý thức con người bình thường đóng một vai trò trong khái niệm này của thực tại, vì trong vật lý lượng tử, kết quả các thử nghiệm thay đổi tùy theo loại máy được chọn lựa để đo lường. Nói một cách khác, quan sát viên không đứng ở bên ngoài kinh nghiệm vật lý, mà ảnh hưởng đến kết quả do sự có mặt của mình, và là một phần trọn vẹn của hệ thống tham chiếu của vũ trụ. Vị ấy không thể đứng ngoài khung cấu hình. Theo quan điểm của Phật giáo, ý thức căn bản tinh nguyên không bị thay đổi bởi các trạng thái và quá trình tâm thức là nguyên lý cao nhất, cấu thành của vũ trụ, có mặt độc lập so với vật chất. Theo một số nhà thần kinh học, ý thức phải nẩy mầm từ sự sống bắt đầu từ năng lượng và như vậy từ vật chất, để đem lại một ý nghĩa cho toàn thể thay vì không có gì. "Vật chất nhìn vật chất." Điều này dẫn đến khái niệm tương quan của sự vật và chúng sinh, mà các Phật tử đều biết rõ và lấy làm cơ sở cho đường tu của họ. Hậu quả trước mắt là lòng từ bivị tha, cũng như sự chối từ dùng bạo lực đối với người khác, bởi vì người ta ai cũng mong muốn như người bên cạnh mình, đặc biệt là tránh được khổ đau. "Người khác chính là ta" là một phương châm có sức mạnh tuyệt đối có thể giúp ngăn cản các xung động hung dữ của con người. Các xung động đó, theo định nghĩa, khó lòng kiểm soát được, bởi vì chúng một phần ấn định bởi di truyền, và được thừa kế bởi những gen được lựa chọn cho sự tồn tại theo luật tiến hóa các loài vật của Darwin. Như vậy, chúng có thể giải thích lý do tại sao người ta có vẻ làm hại dễ dàng hơn là làm tốt cho người khác. Ở giai đoạn tiến hóa của chúng ta, chúng ta phải làm thế nào để có thể tự giải thoát khỏi ảnh hưởng tai hại này của gen. Tâm trí bình thường bừa bãi và phản ứng bất ngờ, phải có thể tư duy khác đi và được rèn luyện bằng thực hành thiền định đều đặn và liên tục, để mỗi ngày một cải thiện thêm và trở thành một con người tốt hơn.

Một số Phật tử như Matthieu Ricard đã cho thấy qua các thí nghiệm sử dụng MRI chức năng não, rằng thiền định tích cực và liên tục có thể thay đổi một số cấu trúc não và nhờ sự tăng trưởng mức độ hoạt động của các cấu trúc đó, thay đổi dài hạn hành vi của người thiền định. Như vậy tâm thức có khả năng tự học hỏi và tự sửa đổi, cũng như vật chất não bộ là nền tảng của nó. Xả và sự buông thả phải là câu trả lời cho sự lo lắng và stress quần thể hiện là đặc điểm của xã hội chúng ta. Chúng có thể hạn chế ảnh hưởng tai hại của các cảm xúc mâu thuẫn trên sự thăng bằng tâm lý của chúng ta.

Ánh sáng là một sóng điện từ và tốc độ của nó, mặc dù cực kỳ nhanh chóng, không thay đổi và có hạn. Điều này bao hàm một hệ quả quan trọng, nhận định rõ ràng bởi triết lý Phật giáo, tức là ảo tưởng. Thật vậy, khi chúng ta nhìn vào một vật gì hay một người nào đó, chúng ta bao giờ cũng nhìn thấy trong quá khứ, bởi vì phải mất thời gian ánh sáng mới truyền đi được từ nơi này đến nơi khác và mắt của chúng ta mới bắt được photon. Vì vậy, chúng ta có ảo giác nhìn thấy những ngôi sao trên bầu trời trong "thời gian thực" trong khi thật ra chúng có thể đã biến mất từ lâu. Những ảo tưởng được tăng cường bởi sự kiện là bộ não chúng ta diễn giải các tín hiệu đó và xây dựng lại hình ảnh của những gì nó có cảm tưởng thấy. Các nhà ảo thuật biết rất rõ những hiện tượng này và họ dùng chúng để cho chúng ta tin vào "một sự thực nào đó" mà họ muốn gây nên. Các ảo tưởng ngự trị và làm chủ trong thế giới chúng ta, và không có gì ít đáng tin cậy hơn một sự làm chứng trong một cuộc điều tra của cảnh sát, chẳng hạn. Chỉ bằng cách tập luyện liên tục tâm thức của chúng ta bằng thiền định, gia tăng dần dần sự tập trung và sự quan sát tinh tế, chúng ta mới có thể tự giải thoát khỏi những ảo tưởng đó và thoáng thấy bản chất thực của sự vật.

Tánh Không (hoặc sự tan biến của bản ngã) là sự không hiện hữu một thực thể (hay tự chủ), được nhận định rõ ràng trong giáo lý Phật giáo. Nó có nghĩa là không có gì có thể hiện hữu độc lập với những gì khác, và tất cả các hiện tượng đều liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Không có gì hiện hữu bởi chính nó, và tất cả đều có một hoặc nhiều nguyên nhân, với khái niệm duyên khởi làm sợi giây nối liền.

Trong vật lý lượng tử, khái niệm về tánh Không thực ra chẳng phải là hư vô mà là một sự nhân tăng vật chất hóa năng lượng xuất hiện và biến đi nhờ một số biến đổi năng lượng của cái Không lượng tử (viết gọn là Không). Vật chất xuất hiện và biến đi tùy theo sự thăng giáng lượng tử và do đó mất tính thực thể sờ thấy và bất biến của nó. Nói tóm lại, Không không phải là không có gì mà ngược lại có thể sinh ra một vài hạt hoặc cả một vũ trụ, tùy theo bao nhiêu năng lượng có mặt (E = mc2 trong phương trình nổi tiếng của A. Einstein theo đó năng lượng và vật chất được xem như hai hình thức của một đại lượng).

Cũng như tánh Không theo nghĩa của đạo Phật rất khác với hư không. Thật vậy, Không không phải là thuyết hư vô như người ta thường trình bày. Nó chỉ đơn giản là sự không có mặt của một hiện hữu cố định. Trong vật lý lượng tử, những trạng thái chồng lên nhau là một hình thức biểu hiện khác lạ của vật chất, khó lòng quan niệm được trong thực tế hàng ngày. Nguyên tắc này thể hiện khả năng của một hạt-sóng có mặt cùng một lúc trong nhiều trạng thái năng lượng chồng lên nhau, chừng nào sự bất định chưa được giải toả bằng sự đo lường hoặc sự quan sát. Thí nghiệm nổi tiếng bằng tư tưởng về con mèo của Schrödinger vừa sống vừa chết chừng nào chiếc hòm đựng nó chưa được mở ra, là một biến thể khác của hiện tượng này, rất khó hiểu trong bối cảnh thông thường.

Vấn đề nguồn gốc cũng cho chúng ta một cơ hội để đối chiếu tư tưởng Phật giáo và tư tưởng khoa học. Thật vậy, những định luật vật lý và khoảng hai chục hằng số vật lý cho phép sự sống xuất hiện trong vũ trụ, tỏ ra vô cùng chính xác và được điều chỉnh một cách tinh vi trong sự tương quan lẫn nhau, những điều mà chúng ta không thể nào giải thích được. Chẳng hạn chỉ cần khối lượng proton hoặc điện tích electron hơi khác đi một chút, là sự sống không thể nào xuất hiện trên trái đất. Giáo lý Phật giáo giải thích một cách tự nhiên điều này bằng khái niệm tương quan, duyên khởi và bằng những dòng ý thức tự điều chỉnh trong một vũ trụ không khởi đầu, không kết thúc. Thật ra, thuyết Big Bang có vẻ như chống đối với quan niệm này bằng cách gợi ý có một sự khởi đầu cho vũ trụ, nhưng mô hình này vấp phải tính kỳ dị của giây đầu tiên, nơi mà các định luật vật lý quen thuộc bị hụt hẫng.

Bức tường Planck, tên đặt như vậy bởi vì người ta không thể giải thích có gì trước Big Bang, đã đến để giảm bớt sự tin chắc ở sự ra đời của vũ trụ. Mặc dù "giả thuyết của một người thợ đồng hồ lớn" không phải là điều cần thiết như Laplace đã nói, nhưng chúng ta phải công nhận sự thiếu hiểu biết khoa học của chúng ta về cái toàn thể.

Kết luận

Sau khi dạo quanh một vòng nhỏ còn hạn hẹp này về những quan hệ giữa vật lý lượng tử và đạo Phật, chúng ta có thể nói rằng khoa học và tâm linh bổ túc cho nhau và không chống đối nhau. Cả hai khía cạnh đều hoàn toàn cần thiết và không thể thiếu được cho con người và cho sự phát triển tương lai. Triết lý Phật giáo, nhờ tính chất thực dụng và sự bình dị của nó, đem lại cho con người một khuôn khổ tâm linh tự nhiên cho sự thăng hoa của khoa học hiện đại. Mỗi ngày khoa học phát hiện ra rằng sức mạnh của tư tưởng và lời dậy thực nghiệm của những người sống cách đây 25 thế kỷ có một tính chất thời sự đáng kinh ngạc. Rất có thể chúng sẽ cho phép nhân loại tự giải thoát ra khỏi những ràng buộc và ảo tưởng của mình, và cuối cùng tiến tới sự thanh thản, hạnh phúc và bình an.

 

***

 

Convergences entre bouddhisme

et physique quantique

Dr Dominique Prapotnich

 

 

Introduction

La théorie de la physique quantique principalement développée par Niels Bohr et Max Planck décrit le monde de l’infiniment petit et celle de la relativité générale formulée par Albert Einstein décrit celui de l’infiniment grand. Ces deux grandes théories (incompatibles entre elles), qui ont bouleversé la physique classique déterministe, ont été élaborées pratiquement en même temps au tout début du 20ème siècle. Elles ont complètement modifié notre façon de concevoir le monde et ont entrainé un bouleversement des idées issues de la physique newtonienne classique matérialiste ainsi qu’un changement complet de paradigme.

Certains aspects surprenants de la physique quantique permettent de prendre conscience des convergences entre la doctrine bouddhiste et cette nouvelle approche de la physique. De nombreux physiciens des années 1970 avaient déjà remarqué ces connexions subtiles et ces parallèles impressionnants entre la physique quantique et les idées fondamentales de la spiritualité orientale (D. Harrisson, F. Capra, W. Pauli). Le propos de cet exposé n’est pas de faire un cours exhaustif de physique, mais plutôt de montrer comment ces deux approches à priori si différentes, peuvent converger vers une signification commune. Ceci est peut être le signe que nous effleurons quelque chose d’universel et de fondamental.

Pour un esprit occidental cartésien de formation scientifique, il n’est pas toujours aisé de comprendre et d’accepter de prime abord certains aspects de la philosophie bouddhiste mais en persévérant, on se rend vite compte du bien- fondé de ces principes pour notre société moderne en proie au stress et à la disparition progressive de ses repères spirituels. D’autre part, il n’est pas non plus très simple, pour un physicien classique, de renoncer à l’aspect matériel et rassurant de la physique déterministe qui bien que dépassée, fournissait antérieurement un cadre conceptuel solide et tangible pour expliquer la « réalité » qui nous entoure, en utilisant le bon sens et le matérialisme. 

La physique quantique

Nous allons donc reprendre quelques-uns de ces concepts et montrer les similitudes entre les deux approches. Revenons à la physique (ou mécanique) quantique en évitant d’introduire des formules mathématiques complexes. Comme nous l’avons déjà vu, celle-ci décrit le comportement des « objets » subatomiques, c'est-à-dire de dimensions cent mille fois plus petites que celles d’un atome (0.1 milliardième de mètre) et implique une quantification de l’énergie qui est délivrée par paquets (ou quanta) et non de façon continue comme on le pensait jusqu’alors. Elle introduit donc la notion fondamentale du quantum d’action « h » qui est à la base du raisonnement. C’est une théorie effective ad hoc, très pratique pour les calculs, extrêmement précise, complète sans variable cachée, mais qui ne fournit pas d’explication sur le pourquoi et le comment des choses. Ce comportement de la matière au niveau microscopique est extrêmement contre intuitif pour l’être humain et ne correspondent pas du tout à ce que l’on peut constater dans le monde macroscopique ou nous vivons. Une pierre fragmentée à l’extrême ne donnera pas de minuscules petites pierres in fine, mais « autre chose » dont nous parlerons ultérieurement. De très nombreuses expériences scientifiques réalisées  depuis plus d’un siècle sur l’ensemble de la planète ont prouvé la validité de ces descriptions et aucune n’est venue, jusqu’à présent, contredire la théorie.

Nous avons même, avec l’électrodynamique quantique, qui est une branche du Model Standard des particules élémentaires, une prédiction théorique qui peuvent atteindre 9 chiffres après la virgule et qui est toujours vérifiée par l’expérience.  Aucune théorie scientifique n’a atteint jusqu’à ce jour une telle précision, cela prouve son efficacité à décrire le « réel » et doit donc être pris en considération dans la réflexion comme un argument solide. Ces calculs nécessitent l’utilisation d’outils mathématiques très complexes, difficilement explicables sans formation préalable tant le niveau d’abstraction est important. Quoiqu’il en soit cela marche, même si peu de personnes au monde sont capables d’expliquer pourquoi. La vie de tous les jours en fournit la preuve avec les différents objets que nous utilisons régulièrement (Laser, micro-transistors, GPS) qui sont des applications pratiques de cette théorie. La lumière Laser est une lumière « cohérente » directement produite grâce à la physique quantique.

Les convergences

La première convergence qui mérite d’être soulignée est sans doute la notion de non séparation des choses et des êtres (non substantialité des phénomènes), fondement majeur du bouddhisme. Tout est relié et interdépendant, l’égo n’est qu’une illusion. Cette notion correspond à celle de non séparabilité et de non localité en physique quantique. En effet deux photons (grains de lumière) produits simultanément et s’éloignant l’un de l’autre à 180 degrés, garderont un « contact instantané » même à de très grande distance. Une mesure effectuée sur l’un sera immédiatement révélée sur l’autre (alors que rien n’est normalement susceptible d’aller plus vite que la vitesse de la lumière soit 300000 Km par seconde), comme si les deux grains ne formaient qu’une seule et même entité. Ce phénomène est connu sous le nom d’intrication quantique et a été mis en évidence expérimentalement par Alain Aspect à Orsay. Einstein lui-même disait « on doit penser l’univers comme un tout ». Bien entendu on ne connait pas d’explication simple à ce phénomène troublant qui pourtant existe bel et bien et qui est déjà utilisé pour la cryptographie quantique.

La deuxième notion est celle d’impermanence que les bouddhistes ont parfaitement intégrée dans leur vie quotidienne mais qui est habituellement « oubliée » par la grande majorité des occidentaux. Cela conduit malheureusement à de grandes désillusions et à de grandes souffrances car la croyance en la permanence des choses expose à des traumatismes importants lorsque ce que l’on croyait immuable change tout à fait naturellement. La cosmologie moderne intègre parfaitement cette instabilité des choses en montrant que dans l’univers tout bouge et tout change constamment au niveau des galaxies, du système solaire ou de la terre. Au niveau de la physique quantique cela peut s’exprimer par le principe d’indétermination de Heisenberg qui dit que l’on ne peut jamais connaitre en même temps la vitesse et la position d’une particule subatomique et que par essence celles-ci changent à chaque instant.

Un autre aspect passionnant concerne l’ignorance de la véritable nature des choses et de l’esprit. La recherche de celle-ci est enseignée par les maitres bouddhistes et conduit à l’éveil et à la parfaite sagesse. « Les choses ne sont pas vraiment telles qu’on le croit » et la physique quantique traduit ceci par le fait qu’au niveau le plus infime de la matière, les plus petits éléments apparaissent soit comme des ondes, soit comme des particules (dualité ondes-particules). La physique quantique décrit ce paradoxe apparent sous la forme d’une équation mathématique complexe à 6 variables ou degrés de liberté (fonction d’onde Ψ de Schrödinger).

La réalité sous-jacente de la matière, à son niveau le plus élémentaire, est très différente de ce que nous avons l’habitude d’appréhender dans la vie courante. En effet les choses sont « solides et palpables » dans la vie de tous les jours et ne ressemblent pas soit à une onde, soit à une particule. Il existe un effondrement du paquet d’onde de Ψ qui explique ce phénomène de décohérence quantique lorsqu’on passe du microscopique au macroscopique et qui donne de la consistance à notre monde quotidien. Pourtant les atomes eux-mêmes sont essentiellement constitués de vide entre le noyau et les électrons (un petit grain de sable dans un stade). A notre échelle nous ressentons surtout les influences des répulsions électromagnétiques des molécules entre elles et c’est cela qui nous donne l’impression de « dureté et de réalité matérielle ». La matière manifeste ainsi une tendance à survenir plutôt qu’une tendance à être.

De même la conscience humaine ordinaire joue un rôle dans cette notion de réalité puisque qu’en physique quantique, les résultats des expériences changent en fonction du type d’appareil que l’on choisit pour effectuer la mesure. En d’autres termes l’observateur n’est pas en dehors de l’expérience physique, il influe par sa présence sur le résultat, il fait intégralement parti du système de référence et de l’univers. Il ne peut se placer en dehors du cadre de configuration. Selon la vision bouddhiste, la conscience fondamentale pure non modifiée par nos états et processus mentaux est le principe supérieur constitutif du cosmos qui existe indépendamment de la matière. Selon certains neuroscientifiques la conscience doit émerger de la vie à partir de l’énergie et donc de la matière, pour donner un sens au tout plutôt qu’à rien. « La matière regarde la matière ». Cela conduit à la notion d’interdépendance des choses et des êtres, bien connue des bouddhistes qui en font la base de leur règle de vie. Les conséquences immédiates sont la compassion et l’altruisme ainsi que le refus de succomber à la violence envers les autres, puisque chacun aspire à la même chose que son voisin notamment dans sa volonté d’éviter la souffrance. « L’autre c’est moi » est une formule d’une puissance absolue qui peut permettre de contrer les pulsions agressives des êtres humains. Ces pulsions par définition difficilement contrôlables puisqu’en partie génétiquement déterminées, sont héritées des gènes sélectionnés pour la survie par l’évolution darwinienne des espèces (dont nous dérivons) et qui peut expliquer pourquoi il parait plus facile de faire du mal plutôt que du bien aux autres. A notre stade d’évolution, nous devrions pouvoir nous libérer de cette influence génétique néfaste. L’esprit ordinaire désordonné et imprévisible devrait pouvoir penser autrement et être discipliné par une pratique méditative répétée et continue afin de s’améliorer jour après jour pour devenir un meilleur être humain. Certains bouddhistes comme Matthieu Ricard ont montré grâce à des expériences utilisant l’IRM fonctionnelle cérébrale que la méditation intense et continue peut modifier certaines structures du cerveau qui elles-mêmes en retour par leur activité plus soutenue, modifie durablement notre comportement. L’esprit est donc capable de s’étudier et se modifier lui-même ainsi que la matière cérébrale qui le sous-tend. L’équanimité et le lâcher prise doivent être la réponse à l’inquiétude et au stress de masse qui caractérise actuellement notre société en limitant l’influence néfaste de nos émotions conflictuelles sur notre équilibre psychique.

La lumière est une onde électromagnétique et sa vitesse, bien qu’extrêmement  rapide, est constante et finie. Cela implique une autre conséquence importante, parfaitement identifiée par la philosophie bouddhiste, à savoir les illusions. En effet lorsque nous regardons quelque chose ou quelqu’un, nous voyons toujours dans le passé car il faut le temps que la lumière voyage d’un endroit à un autre et que notre œil capte les photons. Nous avons donc l’illusion de voir les étoiles dans le ciel « en temps réel » alors qu’en fait ces astres ont peut-être disparu depuis longtemps. Les illusions sont renforcées par le fait que notre cerveau interprète ces signaux et qu’il reconstruit une image de ce qu’il croit voir. Les prestidigitateurs ou illusionnistes connaissent parfaitement ces phénomènes et les utilise pour nous faire croire à une « certaine réalité » qui les intéresse. Les illusions règnent en maitre dans notre monde et rien n’est moins fiable qu’un témoignage humain lors d’une enquête policière par exemple. Ce n’est que par un travail soutenu sur notre esprit par la méditation en accentuant progressivement notre concentration et notre observation subtile que nous pouvons nous libérer de ces illusions et entrevoir la véritable nature des choses.

La vacuité (ou dissolution de l’égo) est l’absence d’existence substantielle (ou autonome) et est bien identifiée dans la doctrine bouddhiste. Elle correspond au fait que rien ne peut exister indépendamment du reste et que tous les phénomènes sont interconnectés et interdépendants. Rien n’existe par lui-même et tout a une ou plusieurs causes, avec la notion de coproductions conditionnées en filigrane. En physique quantique la notion de vide ne correspond pas au néant mais plutôt à un foisonnement de matérialisations d’énergie qui apparaissent et disparaissent grâce à certaines fluctuations de l’énergie du vide quantique. La matière apparait et disparait en fonction du flou quantique et perd donc de sa substantialité palpable et immuable. En bref le vide n’est pas rien et peut au contraire donner naissance à quelques particules ou à un univers entier, selon la quantité d’énergie présente (E= mc² selon la célèbre formule d’A. Einstein où l’énergie et la matière sont considérées comme les deux formes d’une même grandeur).

De même la vacuité au sens bouddhiste du terme est très différente du néant. En effet la vacuité n’est pas le nihilisme comme cela est trop souvent présenté. Il s’agit simplement de l’absence d’existence intrinsèque. En physique quantique, les états superposés sont une autre forme d’expression étrange de la matière difficilement concevable dans la réalité de tous les jours. Ce principe exprime la possibilité pour une particule-onde d’être dans plusieurs états superposés d’énergie en même temps aussi longtemps que l’ incertitude n’a pas été levée par la mesure ou l’observation. La célèbre expérience de pensée du chat de Schrödinger à la fois mort et vivant tant que la boite le contenant n’a pas été ouverte, est une autre variante de ce phénomène difficilement compréhensible dans un contexte habituel.

Le problème des origines fournit également une occasion de confronter les idées bouddhistes et celles de la science. En effet les lois physiques et la vingtaine de constantes physiques qui autorisent l’apparition de la vie dans notre univers, sont très précises et très finement réglées les unes par rapport aux autres, sans que nous puissions expliquer pourquoi. Il aurait suffi par exemple que la masse du proton ou que la charge de l’électron soit légèrement différentes pour que la vie n’apparaisse pas sur terre. La doctrine bouddhiste explique naturellement cela par les notions d’interdépendance et par les flux de conscience qui s’auto ajustent dans un univers sans début ni fin. En fait la théorie du Big-Bang contredit apparemment cette conception en suggérant un début à l’univers mais ce modèle bute sur la singularité même de la première seconde où les lois physiques connues perdent pied. Le mur de Planck ainsi nommé car on ne peut expliquer ce qu’il y avait avant le Big-Bang vient tempérer la certitude d’une naissance de l’univers. Même si « l’hypothèse d’un grand horloger » n’est pas nécessaire comme le disait Laplace, il nous faut bien admettre notre incompréhension scientifique du tout.

 

Conclusion                                                                   

A l’issue de ce petit tour d’horizon non exhaustif des rapports entre la physique quantique et le bouddhisme on peut dire que science et spiritualité sont complémentaires et non opposées. Les deux aspects sont absolument nécessaires et indispensables à l’homme pour son évolution future. La philosophie bouddhiste offre à l’être humain par son pragmatisme et sa simplicité le cadre spirituel naturel pour l’épanouissement de la science moderne. Celle-ci découvre chaque jour que la puissance de réflexion et les enseignements empiriques d’hommes ayant vécu il y a 25 siècles sont d’une actualité stupéfiante et qu’ils permettront peut-être à l’humanité de se libérer de ses conditionnements et de ses illusions et d’évoluer enfin vers la sérénité le bonheur et la paix.

 

 

***

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]