Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Hạ thứ 3 tại Venuvana (năm -587)

01/03/201420:38(Xem: 18567)
11. Hạ thứ 3 tại Venuvana (năm -587)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)

3 - Hạ thứ 3 tại Venuvana (năm -587)

Em bé cúng bánh bằng đất vào bát Phật[1]

Khi Đức Phật về đến Venuvana (Trúc Lâm). Các đại đức Uruvelà Kassapa, Moggallàna, Kondanna và gần sáu trăm vị Tỳ kheo đều vui mừng tiếp rước. Vua Bimbisàra lập tức tới thăm Phật. Không khí Trúc Lâm rất vui tươi và sống động. Mùa mưa gần tới, đại đức Kondanna và Uruvelà Kassapa đã chuẩn bị đầy đủ để đại chúng có thể an cư tu học. Đây là mùa an cư thứ ba từ ngày Phật thành đạo tại Bodhgayà. Mùa an cư thứ nhất tại Isipatana (Sarnath, Lộc Uyển). Mùa an cư thứ hai và thứ ba, Phật ở tại Venuvana.

Trước mùa an cư, một hôm Phật đang đi khất thực trong thành Ràjagaha, có một em bé đang chơi lấy đất làm bánh bên vệ đường, em vui vẻ trịnh trọng cầm một cái bánh bằng đất cúng dường vào bát của Phật. Đức Phật mỉm cười khen ngợi em bé và thọ ký cho em khoảng 300 năm sau sẽ tái sanh làm vua Asoka.

Bà la môn Akkosaka phỉ báng Phật[2]

Một hôm, trong lúc Phật đang ở tại Venuvana (Trúc Lâm), ông Bà la môn Akkosaka Bhàradvàja nghe có nhiều Bà la môn đã xin xuất gia theo Phật, ông ta tức giận tìm đến Thế Tôn phỉ báng và mắng nhiếc thậm tệ. Đức Phật bình tỉnh lắng nghe, rồi nói:

Này Bà la môn, có khi nào các thân hữu bà con đến nhà thăm viếng ông không?

Tại sao ông lại hỏi tôi như vậy? Nhà tôi lúc nào cũng có bà con thân hữu đến viếng tôi.

Này Bà la môn, khi có bà con thân hữu đến viếng, ông có mang thức ăn thức uống ra mời họ không?

Dĩ nhiên rồi, mỗi khi có khách đến nhà tôi đều tiếp đón đàng hoàng.

Nhưng nếu khách không thâu nhận, không chia sẽ, không dùng đến những thức ăn thức uống ấy thì những thứ ấy thuộc về ai?

Dĩ nhiên là những thứ ấy vẫn thuộc về của tôi. Ông hỏi gì lạ vậy?

Cũng vậy, này Bà la môn, ông phỉ báng chúng tôi nhưng chúng tôi không phỉ báng lại ông; ông mắng nhiếc chúng tôi nhưng chúng tôi không mắng nhiếc lại ông; ông mang sự nóng giận đến chúng tôi nhưng chúng tôi không nhận, không chia sẽ sự nóng giận đó của ông; vậy những thứ đó vẫn thuộc về ông, ông hãy giữ lấy mang về mà dùng.

Ngoại đạo đào hầm lửa hại Phật[3]

Ngoại đạo sư Pùrana Kassapa (Phú Lan Na Ca Diếp) lập mưu với một tín đồ ở Ràjagaha, đào một hầm bẩy trước cửa nhà, dưới hầm để than cháy đỏ, trên miệng hầm dùng cây cỏ ngụy trang, rồi thỉnh Phật đến nhà thọ trai. Đức Phật nhận lời. Khi Phật và thánh chúng đến nơi thì hầm lửa biến thành một hồ sen vô cùng đẹp đẻ thơm tho, những hoa sen to lớn nhô lên thành một cái cầu cho Phật và thánh chúng đi qua.

Mahà Kassapa (Ma ha Ca Diếp) xuất gia[4]

Trong mùa an cư năm ấy có nhiều vị xin xuất gia. Trong số đó có một nhân tài lỗi lạc là Mahà Kassapa.

Mahà Kassapa khoảng cùng một tuổi với Phật, tên thật là Pippalayana (Tất Bát La Da Na), còn gọi là Pippalimànava, vì mẹ ngài sanh ngài dưới cội cây Pippala (Tất-bát-la), quê ở làng Mahàtittha, ngoại ô thành Vương Xá (Ràjagaha), thuộc gia đình trưởng giả giàu có lớn, dòng Bà-la-môn. Cha tên Kapila (Ẩm Trạch, Ni Câu Lư Đà Kiệt Ba), mẹ tên Hương Chí. Thuở bé, ngài đã rất thông minh, dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, tỏa ánh sáng rất xa. Có thầy xem tướng nói : “Đứa bé này đời trước có phước đức lớn, chắc sau này sẽ xuất gia.” Cha mẹ ngài nghe nói lo sợ, cùng bàn với nhau sẽ cưới vợ cho ngài sớm.

Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất, nhưng ngài một mực từ chối. Sau cùng, bất đắc dĩ ngài nói : "Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng". Đến năm 607 trước tây lịch, ngài phải vâng lời cha mẹ, lập gia đình với bà Bhadda (Diệu Hiền), quê ở làng Sàgala gần Vesàlì, cũng có thân hình màu vàng tỏa sáng như ngài. Nhưng cả hai người đều không thích việc ân ái vợ chồng, chỉ thích sống đời phạm hạnh, thanh tịnh. Tuy là vợ chồng nhưng suốt 18 năm hai người vẫn ngủ giường riêng, không hề chung chăn gối.

Năm -589, một buổi sáng nọ, khi thức giấc, Mahà Kassapa thấy bà Bhadda đang ngủ say, một cánh tay buông thỏng từ trên giường xuống gần tới mặt đất. Một con rắn độc đen xì đang trườn qua dưới gầm giường, gần cánh tay. Mahà Kassapa nín thở nhè nhẹ bước đến cầm tay bà kéo lên giường. Bà giật mình thức dậy trách ông có ý không tốt. Ông liền chỉ con rắn đang bò ra khỏi nhà. Cả hai người cùng ngồi chiêm nghiệm về tính cách vô thường của cuộc đời. Bà khuyên ông nên tức tốc đi tìm thầy học đạo. Ông rời nhà đi tìm thầy đúng vào ngày đức Phật vừa thành đạo.

Một hôm, vào năm -587, vừa trông thấy Phật đang ngồi tại ngôi đền Bahaputta[5]ở giữa đường từ Ràjagaha đến Nàlandà, ngài liền bước đến trước Phật đảnh lễ, xin xuất gia. Hai người vừa gặp nhau liền nhận ra duyên thầy trò. Chỉ 8 ngày sau khi xuất gia, ngài chứng quả A-la-hán. Trong hàng đệ tử Phật, ngài nổi tiếng tu hạnh đầu-đà[6]đệ nhất, và được xếp vào hàng thứ ba trong mười đệ tử lớn của Phật, sau ngài Sàriputta (Xá Lợi Phất) và ngài Moggallàna (Mục Kiền Liên). Đến năm -585, sau khi đức Phật cho phép hoàng hậu Pajàpati Gotamì xuất gia và thành lập Ni bộ, bà Bhadda cũng xin xuất gia, về sau cũng đắc quả A-la-hán.

Phật độ ông Sudattà Anàthapindika (Cấp Cô Độc)[7]

Mùa an cư thứ ba vừa chấm dứt được ba hôm thì có một thương gia trẻ rất giàu có, tên Sudattà (Tu Đạt Đa), từ thủ đô Sàvatthi xứ Kosala đến thủ đô Ràjagaha xứ Magadha buôn bán. Như mọi lần trước, ông tới tạm trú tại nhà người anh vợ là trưởng giả Santàna (San Đà Na). Thay vì được tiếp đón niềm nở như mọi khi, lần này ông Santàna mãi lo chỉ huy gia nhân dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng các thứ rất bận rộn, để chuẩn bị một bữa tiệc lớn. Sudattà hỏi ra mới biết ngày hôm sau trong nhà có thỉnh Phật và chư tăng đến thọ trai, hiện Phật đang ngụ trong cụm rừng Sìtavana (Rừng Mát) gần đó. Ông Santàna nói sơ cho ông biết là nhờ thường đến tinh xá Venuvana nghe pháp nên ông hiểu rằng Phật là đấng Giác ngộ, đạo Phật là đạo Từ Bi nhằm giải thoát chúng sanh khỏi cảnh đau khổ luân hồi nhờ các phép thiền quán và nhờ tu tập giới, định, tuệ.

Ông Sudattà là người đã sẵn có thiện tâm rất lớn, thường đem tiền của ra giúp đỡ vô số những người nghèo khổ nên được mệnh danh là Anàthapindika (Cấp Cô Độc). Do đó vừa nghe nói qua về đấng Giác ngộ là trong lòng ông đã chớm nở một hứng thú lạ thường, ông hết lòng mong mỏi được gặp Phật. Vì trong lòng quá nôn nao mong gặp Phật nên đêm đó ông không ngủ được yên giấc. Ông đã giựt mình thức dậy hai lần, tưởng trời đã sáng. Đến lần thứ ba ông quyết định thức dậy thay y phục, đi lần đến rừng Sìtavana để gặp Phật. Nửa đường bỗng nhiên ông nhận thấy thân ông phát ra ánh sáng. Ông đâm ra sợ hãi, muốn quay trở về, tức thì ánh sáng biến mất. Rồi có tiếng của dạ xoa Sìvaka khuyến khích ông như sau :

Hàng trăm thớt tượng hay, cả trăm ngựa giỏi, hàng trăm cỗ xe, cả trăm ngàn thị nữ đeo đầy vòng vàng cũng không bằng một phần nhỏ của một bước đi trong lúc này. Hãy tiến bước ! Hãy mạnh dạn đi tới ! Tiếp tục đi có lợi hơn trở về.

Được khích lệ, trưởng giả Sudattà hết sợ, can đảm bước tới, đức tin trở lại trong sạch. Ánh sáng từ thân ông lại phát sanh. Ông sợ. Ánh sáng mất. Dạ xoa Sìvaka lại khuyến khích. Ánh sáng lại hiện ra. Sau lần thứ ba, ông đến rừng Sìtavana, nhằm lúc Phật đang đi kinh hành. Bỗng Sudattà nghe gọi tên mình, ông nhìn thấy dạng một người đang đi tới. Ông tin chắc đó là đức Phật. Ông chắp tay đảnh lễ và hỏi :

Thế Tôn thức dậy sớm quá. Thế Tôn có yên vui không ?

Chắc chắn lúc nào cũng yên vui, đức Phật đáp. Vì trong lòng một vị A-la-hán, mọi thứ lửa đều được dập tắt. Không còn vướng víu dục vọng. Hoàn toàn mát mẻ. Đã dứt trừ mọi mầm giống sanh tử. Cắt đứt mọi ràng buộc phiền toái. Chế ngự mọi đau khổ và phiền não. Một vị A-la-hán tâm luôn luôn được an lạc và thoải mái trong cảnh giới Niết bàn tịch tịnh.

Sau đó Đức Phật thuyết pháp theo thứ lớp về bố thí, giữ giới thanh tịnh, các cõi trời, sự tai hại của các dục, sự ích lợi của việc xuất ly. Khi thấy tâm ông Sudattà đã sẵn sàng tiếp nhận Giáo pháp, Phật tiếp tục giảng về Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Sau khi nghe bài pháp trên, ông Sudattà đắc quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti) và biết rõ rằng tất cả những gì đã sanh ra đều sẽ phải hoại diệt. Ông sụp xuống lễ dưới chân Phật và thỉnh nguyện :

Bạch đức Thế Tôn, dân chúng nước Kosala chúng con chưa có cơ duyên được gặp Phật và giáo đoàn để được nghe Giáo Pháp giác ngộ giải thoát. Con cầu xin Thế Tôn chấp nhận lời mời của con về cư trú tại quê con là thủ đô Sàvatthi[8]trong một thời gian. Con sẽ cố gắng thu xếp để Thế Tôn và giáo đoàn có nơi an trú hành đạo thuận lợi theo sự chỉ dạy của ngài. Kính xin Thế Tôn rủ lòng thương xót dân chúng xứ Kosala.

Như Lai thương xót tất cả chúng sinh. Ông hãy tùy nghi tìm nơi yên tĩnh, rộng rãi, ở ngoài thành phố nhưng không xa lắm để các khất sĩ dễ dàng vào thành khất thực và dân chúng dễ đến nơi nghe pháp.

Ông Sudattà vâng dạ và đảnh lễ tạ ơn.

Trưa hôm đó, sau lễ trai tăng và sau thời pháp của đức Phật, ông Sudattà xin Phật cử một đại đức có nhiều kinh nghiệm, theo ông về Sàvatthi để chỉ dẫn cách kiến lập tinh xá. Đức Phật chỉ định đại đức Sàriputta.

Sudattà và Sàriputta đi Sàvatthi[9]

Một tuần lễ sau, ông Sudattà đến tinh xá Venuvana từ giã Phật và tăng đoàn, đồng thời rước đại đức Sàriputta cùng lên đường về thủ đô Sàvatthi.

Hai người đi về phương bắc, đến thị trấn Pàtaligàma (hiện nay là Patna), vượt sông Hằng (Gangà), đến thành phố Vesàlì. Tại đây hai người được bà Ambapàli rước về nghỉ ngơi tại vườn xoài trong hai hôm. Đại đức Sàriputta cho bà biết , theo dự trù thì khoảng sáu tháng nữa Phật và giáo đoàn sẽ đi hoằng pháp tại xứ Kosala, trên đường đi chắc chắn sẽ ghé qua Vesàlì. Ambapàli rất vui mừng, bà thỉnh Phật và giáo đoàn khi đi ngang qua Vesàlì ghé nghỉ nơi vườn xoài của bà vài hôm.

Từ giã bà Ambapàli, hai người đi về phía tây bắc. Từ Ràjagaha đến Sàvatthi phải đi trên 435 km. Đây là lần đầu tiên ông Sudattà đi bộ trên một quãng đường dài như thế, vì ông phải cùng đi bộ với đại đức Sàriputta. Đi đến đâu ông cũng loan báo trong vòng sáu tháng nữa Phật và giáo đoàn sẽ đi qua, mọi người nên chuẩn bị đón tiếp đấng Giác ngộ trọn lành, ngài sẽ giảng dạy giáo lý giải thoát khỏi mọi khổ đau sinh tử, để về cõi niết bàn an lạc thanh tịnh. Ông Sudattà (Tu Đạt Đa) là trưởng giả Cấp Cô Độc (Anàthapindika), là người phú hộ giàu lòng từ ái, đã cứu giúp vô số kẻ nghèo khó nên ai cũng biết tiếng, và ông nói gì người ta cũng tin. Ai nghe nói cũng ao ước được trông thấy Phật và nghe Giáo Pháp của ngài. Mỗi buổi sáng, khi đại đức Sàriputta vào thôn xóm khất thực thì ông Sudattà đi theo để nói cho dân chúng nghe về đức Phật và giáo đoàn khất sĩ.

Đi như thế được non một tháng thì hai người về tới Sàvatthi. Đại đức Sàriputta được Sudattà mời về nhà riêng để cúng dường. Ông ân cần giới thiệu đại đức với mọi người trong gia đình và xin đại đức thuyết pháp cho mọi người nghe. Thân phụ, thân mẫu và vợ ông là Punnalakkhana đều phát tâm xin thọ tam quy ngũ giới. Vợ chồng ông có bốn người con, ba gái và một trai út, tên là Subhadha chị, Subhadha em, Sumagadha và Kala.

Mỗi buổi sáng đại đức Sàriputta đi khất thực trong thủ đô Sàvatthi. Chiều và tối thầy về cư trú trong một khu rừng thưa gần bờ sông Aciravatì, hiện nay là sông Rapti (Rapati). Trong khi đó Sudattà đi tìm nơi có thể làm tinh xá cho Phật và giáo đoàn cư trú, thuận tiện cho việc hoằng pháp. Đồng thời hai người cũng báo cho dân chúng biết đức Phật và giáo đoàn sắp đến Sàvatthi trong vài tháng nữa.

Sudattà mua vườn của thái tử Jeta[10]

Ông Sudattà đã đi xem nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào đẹp đẽ và thanh tịnh bằng khu lâm viên của thái tử Jeta (Kỳ Đà), rộng độ 50 mẫu tây, nằm sát phía nam thủ đô Sàvatthi. Sudattà tìm đến dinh thái tử Jeta xin gặp. Lúc ấy trong dinh thái tử đang có một vị quan văn quen biết với Sudattà. Sau khi chào hỏi, vị quan văn giới thiệu Sudattà với thái tử. Sudattà trình bày ước vọng của mình xin thái tử nhường lại cho ông khu vườn của thái tử để làm cơ sở tu học và hoằng pháp cho đức Phật và tăng đoàn. Thái tử Jeta vừa được hai mươi tuổi và vừa được vua cha Pasenadi (Ba Tư Nặc) ban khu vườn ấy cho chàng năm ngoái. Thái tử nhìn vị quan văn rồi nhìn Sudattà nói :

Khu vườn này của Phụ vương vừa ban cho tôi. Nó quý như vàng. Nếu ông trải vàng đầy khắp vườn thì tôi sẽ nhường lại cho ông.

Thái tử Jeta nói nửa đùa nửa thật, tin rằng không ai có thể mua như vậy. Ông Sudattà cũng biết ý thái tử không muốn bán. Nhưng ông đã đến đây với quyết tâm mua cho được khu vườn rộng rãi mát mẻ với địa thế hiếm có này để cúng dường Tam Bảo và để dân chúng xứ ông có phương tiện học đạo lý cao thượng hiếm có. Ông liền đáp :

Thưa thái tử, tôi đồng ý mua theo điều kiện của thái tử vừa nêu ra. Bắt đầu ngày mai tôi sẽ cho chở vàng tới.

Thái tử giật mình, nói :

Tôi nói đùa thôi mà. Tôi không bán khu vườn đó đâu. Ông đừng chở vàng tới.

Thưa thái tử, tôi đến đây với ý định xin mua khu vườn kia để cúng dường đức Phật Sàkyamuni (Thích Ca Mâu Ni) là bậc Đại Giác ngộ, là một thánh nhơn hiếm có trên đời. Khu vườn sẽ được tu bổ lại để làm nơi hoằng pháp của đức Phật, làm nơi tu học cho hằng ngàn tăng sĩ, và sẽ là nơi tất cả mọi người ở Sàvatthi có thể đến học hỏi giáo lý cao thượng giải thoát khỏi cảnh đau khổ luân hồi ở cõi đời này. Tôi đã từng được nghe đức Phật thuyết pháp tại Sìtavana gần thủ đô Ràjagaha. Tôi tin rằng sự ích lợi mà đức Phật và tăng đoàn sẽ mang đến cho dân chúng nơi đây còn quý hơn số vàng mà tôi phải bỏ ra gấp bội. Vì đại sự nhân duyên vừa nêu ra, tôi xin thái tử hãy giữ lời hứa do chính tự ý ngài đưa ra.

Thưa thái tử, vị quan văn nói nhỏ vào tai thái tử, ngài đã lỡ đưa ra giá cả rồi. Bây giờ người mua đã đồng ý thì ngài không thể không bán. Hơn nữa với giá đó chắc hoàng thượng cũng không thể trách thái tử được.

Khi ông Sudattà đã trải vàng khắp cả vườn, chỉ còn lại nơi các gốc cây, không biết làm sao. Ông hỏi ý thái tử. Thái tử đáp:

Ông đã vì đức Phật, vì tăng đoàn, vì dân chúng, vì giáo lý cao thượng mà bỏ ra từng ấy vàng, thật đáng phục. Vậy phần còn lại là phần của tôi đóng góp vào, ông khỏi phải lo nữa. Cứ xem như ông cúng đất, còn tôi cúng tất cả các cây trong vườn để lập tinh xá cho đức Phật.

Từ đó khu vườn này được gọi là ''Kỳ Đà thọ Cấp Cô Độc viên '', hay gọi tắt là Jetavana (vườn Kỳ Đà, Kỳ viên). Ngày nay khu vườn này có tên là Saheth.

Ông Sudattà rất vui mừng, tán thán công đức của thái tử, và mời thái tử qua hôm sau cùng đưa đại đức Sàriputta đến viếng Jetavana. Thái tử dắt đại đức Sàriputta và ông Sudattà đi xem khắp nơi trong lâm viên. Ba người hoạch định sơ lược cách kiến lập am thất, giảng đường, giếng nước, nhà tắm, lối đi, cổng vào, vân vân ... Nhân dịp này thái tử cũng được biết qua về sinh hoạt của giáo đoàn và đạo lý giác ngộ giải thoát của đức Phật. Ông Sudattà yêu cầu đại đức Sàriputta cư trú ngay tại Jetavana để tiện việc hướng dẫn và điều động việc xây dựng tinh xá. Tin ông Sudattà trải vàng mua đất và thái từ Jeta cúng dường tất cả cây trong lâm viên để làm tinh xá cho Phật lần hồi loan rộng khắp thủ đô Sàvatthi. Dân chúng hiếu kỳ đến xem được đại đức Sàriputta thuyết pháp cho nghe. Nhiều người tình nguyện đến làm công quả, góp phần kiến lập tinh xá.

Bốn tháng sau, công cuộc xây cất đã gần hoàn thành. Đại đức Sàriputta bắt đầu lên đường trở về Ràjagaha đón Phật.

Phật thọ trai tại vườn xoài của bà Ambapàli tại Vesàlì[11]

Khi đại đức Sàriputta về đến Vesàlì (Tỳ Xá Ly), thầy thấy rất nhiều bóng dáng áo vàng trong thành phố. Hỏi ra thầy biết Phật và trên năm trăm vị khất sĩ đã tới đó mấy hôm và hiện đang tạm trú tại Mahàvana (Đại Lâm, Rừng Lớn). Đại đức lập tức đến Mahàvana tìm Phật. Thầy tường trình việc ông Sudattà trải vàng mua đất và thái tử Jeta cúng dường cây để lập tinh xá; công tác tu bổ đến nay đã gần hoàn tất, và thầy về đây để rước Phật đến Sàvatthi (Xá Vệ). Phật cho thầy biết bà Ambapàli vừa đến đây thỉnh Phật và tăng đoàn ngày mai đến thọ trai tại vườn xoài của bà; đại đức Kondanna và Uruvelà Kassapa đã lớn tuổi, không thể đi xa, nên tình nguyện ở lại Venuvana để hướng dẫn đại chúng tu học và hành đạo tại Magadha; ngày mai dự lễ trai tăng tại vườn xoài của bà Ambapàli; ngày mốt hai trăm vị Tỳ kheo sẽ ở lại Mahàvana hành đạo, còn ba trăm vị sẽ theo Phật và thầy Sàriputta đi Kosala.

Hôm qua, sau khi tới Mahàvana thỉnh Phật, trên đường về, bà Ambapàli gặp các vương tử Licchavi (Lê Xa Tử) ở giữa đường. Vesàlì là thủ đô xứ Vajji (Bạt Kỳ). Các vương tử hỏi bà đi đâu. Bà trả lời là vừa đến Mahàvana (Đại Lâm) thỉnh Phật và tăng đoàn ngày mai đến dùng cơm trưa tại vườn xoài của bà. Các vương tử bảo bà nên hủy bỏ việc mời Phật để mời họ:

Nếu nàng chịu mời chúng tôi, chúng tôi sẽ trả giá bữa cơm ngày mai là một trăm ngàn đồng tiền vàng.

Quý vị chưa biết đức Phật nên mới nói thế, Ambapàli đáp. Đức Phật là bậc Giác ngộ, là một thánh nhân hiếm có trên đời. Tôi đã mời Phật và giáo đoàn ngày mai rồi thì dù quý vị có cho tôi cả thành Vesàlì này tôi cũng không thể thay đổi ý kiến. Tuy nhiên, tiện đây tôi xin mời quý vị đến dự lễ và nghe Phật thuyết pháp. Thôi, xin quý vị hãy tránh đường cho tôi về nhà sớm để lo cuộc đón tiếp ngày mai.

Các vương tử Licchavi tránh đường cho bà đi; rồi họ rủ nhau đến Mahàvana để xem đức Phật là người thế nào mà bà Ambapàli kính trọng đến thế. Đến nơi, họ đậu xe ở ven rừng rồi đi bộ vào. Đức Phật biết các vương tử Licchavi là những thanh niên có nhiều hạt giống từ bi và trí tuệ. Ngài mời họ ngồi, rồi kể cho họ nghe chuyện ngài phát tâm xuất gia tu học và thành đạo như thế nào, và giáo lý diệt khổ mà ngài đã phát minh ra sao. Các vương tử Licchavi được biết đức Phật cũng thuộc giai cấp ksatriya (chiến sĩ, vua chúa) như họ, ngài là một thái tử đã vì đại nguyện cứu khổ cho chúng sanh nên xuất gia tu học, nay đã thành đạo, ngài đang đi khắp nơi truyền bá giáo lý cao thượng của ngài, chẳng những có khả năng cứu khổ cho con người hiện đời này mà còn có thể giúp họ thoát ra khỏi vòng luân hồi để vào cõi niết bàn an lạc tịch tịnh. Các vương tử sụp xuống đảnh lễ Phật, xin ngài nhận họ làm đệ tử tại gia, rồi thỉnh Phật ngày mốt đến thọ trai tại nhà họ. Đức Phật mỉm cười nhận lời.

Tại lễ cúng dường trai tăng tổ chức tại vườn xoài, bà Ambapàli đã mời các thân hữu của bà và một số các vương tử Licchavi đến nghe Phật thuyết pháp về Tứ Diệu Đế và Tứ Niệm Xứ.

Phật thọ trai tại cung điện các Vương tử Licchavi[12]

Qua ngày hôm sau, đức Phật với trên một trăm vị khất sĩ tới dự lễ trai tăng tại cung điện của các vương tử Licchavi (Lê Xa Tử). Buổi lễ được tổ chức thật long trọng. Các thức ăn chay được chuẩn bị rất chu đáo và đặc biệt. Thọ trai xong, Phật giảng cho mọi người nghe giáo lý duyên sinh, hạnh không phóng dật (trụy lạc) và Bát Chánh Đạo. Do vô minh mà muôn vật nương nhau sinh khởi theo bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, không, tạo ra biết bao nghiệp báo thiện ác dắt dẫn chúng sinh vào vòng luân hồi sinh tử đầy đau khổ. Muốn thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy đau khổ đó trước hết phải tu hạnh không phóng dật, tức không sống buông thả theo dục vọng, kế đến phải thực hành Bát Chánh Đạo (Bát Thánh Đạo), tức là đi theo con đường của tám sự hành trì chân chánh của thánh nhân :

1- Chánh kiến: Thấy biết sự vật đều vô thường và vô ngã.

2- Chánh tư duy: Suy nghĩ cặn kẻ để hiểu rõ chân lý, nhân duyên, nhân quả, để biết cách hành động lợi mình, lợi người.

3- Chánh ngữ: Nói lời nhu hòa đúng sự thật, có lợi ích cho người nghe.

4- Chánh nghiệp: Làm việc gì cũng chính đáng, lợi mình, lợi người.

5- Chánh mạng: Hành nghề sinh sống vừa phải, không cầu lợi nhiều, không làm hại sinh mạng, tài sản kẻ khác.

6- Chánh tinh tấn: Siêng năng làm điều thiện, tránh điều ác.

7- Chánh niệm: Luôn luôn nhớ các điều lành phải làm, nhớ Chánh pháp và các pháp môn tu tập, nhớ tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

8- Chánh định: Thực hành thiền định để giữ tâm luôn luôn vắng lặng thanh tịnh, không loạn động trước ngoại cảnh.

Sau khi nghe Phật thuyết pháp, mười hai vị vương tử xin xuất gia theo Phật. Trong số đó có Otthaddha và Sunakkhattà[13]là hai vị vương tử có ảnh hưởng lớn trong bộ tộc Licchavi. Các vương tử thỉnh Phật và giáo đoàn hai năm nữa về an cư tại Vesàlì. Họ hứa sẽ xây cất giảng đường, am thất vân vân để biến Mahàvana thành một tinh xá đầy đủ tiện nghi cho giáo đoàn tu học và hành đạo. Phật hoan hỉ chấp thuận.

Sàriputta rước Phật đi Sàvatthi[14]

Sáng hôm sau, đức Phật, đại đức Sàriputta và giáo đoàn lên đường đi về thủ đô Sàvatthi của xứ Kosala. Đường về Sàvatthi đối với đại đức Sàriputta đã trở nên quen thuộc. Trên con đường này thầy và cư sĩ Sudattà Anàthapindika đã gây được niềm tin nơi dân chúng đối với Phật và giáo đoàn. Lần này Phật và giáo đoàn đi tới đâu đều được dân chúng tiếp đón niềm nở. Trên tả ngạn sông Aciravatì có nhiều khu rừng mát mẻ cho Phật và giáo đoàn nghỉ ngơi mỗi tối. Đoàn người chia làm ba nhóm. Nhóm của Phật đi đầu có thầy Sàriputta hướng dẫn. Nhóm thứ hai do đại đức Assaji cầm đầu. Nhóm thứ ba có đại đức Moggallàna trông nom. Các đoàn khất sĩ đi rất trang nghiêm, khi khất thực cũng như lúc đi trên đường dài. Dân chúng các thôn xóm ven sông thỉnh thoảng được nghe pháp thoại của Phật hoặc của các thầy cả nói sau giờ cơm trưa tại một khu rừng hay trên một bờ sông mát mẻ.

Từ Vesàlì đến Sàvatthi độ 340 km. Giáo đoàn đi độ một tháng thì đến nơi. Cư sĩ Anàthapindika và thái tử Jeta ra tận ngoài thành đón Phật và tăng đoàn đến ngay tinh xá Jetavana (Kỳ Viên). Thấy tinh xá là một khu vườn rộng rãi, mát mẻ, yên tĩnh, được tu bổ khéo léo, đức Phật rất hoan hỉ ngỏ lời khen ngợi. Sudattà rất sung sướng bạch Phật là nhờ ý kiến và sự trông nom xây cất của đại đức Sàriputta và thái tử Jeta mới được như thế. Nhờ địa thế rộng rãi, mát mẻ, yên tĩnh nhưng không quá xa đô thị, nhờ ông Sudattà và thái tử Jeta hết lòng giúp đỡ về tài chánh và nhân công, và nhờ rút kinh nghiệm tại tinh xá Venuvana (Trúc Lâm) nên Đại đức Sàriputta đã kiến tạo Jetavana thành một tinh xá vô cùng lý tưởng cho giáo đoàn từ một đến hai ngàn khất sĩ. Có am riêng của Phật (Gandha kuti), 80 am dành cho các khất sĩ lớn tuổi, nhiều dãy phòng trống trải cho các khất sĩ trẻ, ba bốn giếng nước lớn và một giảng đường rộng lớn có nhiều tầng. Jetavana được xem là cơ sở quan trọng nhứt của đức Phật, và ngài đã nhập hạ tại đây khoảng 25 lần trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp.

Chú tiểu Ràhula năm nay được chín tuổi. Theo nguyên tắc chú phải thân cận với đại đức Sàriputta để học hỏi với thầy. Nhưng sáu tháng nay vì thầy Sàriputta vắng mặt nên chú đã được giao lại cho đại đức Moggallàna. Tới tinh xá Jetavana, chú lại được theo hầu thầy Sàriputta như cũ.

Thái tử Jeta và cư sĩ Sudattà thiết lễ cúng dường tại tinh xá, ngay sau ngày Phật và giáo đoàn tới Sàvatthi. Dân chúng quanh vùng được mời tới để nghe Phật thuyết pháp. Đã nghe nói tới Phật từ nhiều tháng rồi, nên hôm ấy dân chúng thủ đô đến tinh xá rất đông. Sau bữa ngọ trai, Phật giảng về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo: Trước hết phải nhận thức rõ ràng những nỗi khổ trong đời sống hằng ngày; kế đến phải tìm hiểu các nguyên nhân gần và xa của những nỗi khổ đó; rồi đức Phật chỉ cách diệt khổ bằng tám hành động chơn chánh để đạt đến hạnh phúc chân thật và trường cửu của cảnh giới niết bàn vô lậu[15], thanh tịnh. Trong số người nghe hôm ấy có hoàng hậu Mallikà (Mạt Lợi), phu nhân của vua Pasenadi xứ Kosala, và công chúa Vajiri, do thái tử Jeta mời đến. Công chúa Vajiri mới lên mười tuổi.

Nghe thuyết pháp xong, thái tử muốn xin quy y Tam Bảo; nhưng hoàng hậu bảo nên chờ có sự đồng ý của vua trước đã. Hoàng hậu Mallikà biết là trong tương lai thế nào vua Pasenadi (Prasenajit, Ba Tư Nặc) cũng có cảm tình với Phật. Em gái của vua là hoàng hậu Videhi của vua Bimbisàra (Tần Bà Ta La hay Bình Sa Vương) xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) đã quy y với Phật từ ba năm nay.

Trong số những người đến nghe Phật thuyết pháp hôm ấy có nhiều nhân vật quan trọng thuộc các giáo phái đang thịnh hành tại Sàvatthi. Họ đến vì tò mò hơn là học hỏi. Có người nghe Phật xong chợt thấy tâm hồn cởi mở. Có người nghe xong thì thấy Phật là một thế lực chống đối đáng ngại. Nhưng ai nấy đều công nhận rằng sự xuất hiện của Phật tại thành Sàvatthi là một biến cố rất trọng đại trong lịch sử tư tưởng và tôn giáo tại vương quốc Kosala (Kiều Tát La).

Sau khi lễ cúng dường và thuyết pháp đã hoàn mãn, cư sĩ Sudattà cung kính đảnh lễ Phật và bạch rằng :

Bạch Thế Tôn, thái tử Jeta, con và gia đình con cùng với tất cả bạn hữu kính thỉnh Phật và giáo đoàn sử dụng[16]lâm viên này làm tinh xá. Kính mong Thế Tôn hoan hỉ chấp nhận.

Này Sudattà, công đức của quý vị thật là to lớn. Tinh xá Jetavana này rất thuận lợi cho việc tu học và hoằng pháp. Quý vị đã hết lòng hộ trì Chánh Pháp thì từ nay quý vị cũng nên cố gắng tinh tấn trên đường tu tập giải thoát.

Sáng hôm sau, Phật và giáo đoàn ôm bát vào thành khất thực. Đại đức Sàriputta chia các vị khất sĩ thành hai mươi nhóm, mỗi nhóm mười lăm người, chia nhau đi vào các khu phố theo đúng phép khất thực. Sau đó tập họp về tinh xá trước giờ ngọ để chia nhau thức ăn và thọ trai.

Cứ bảy hôm lại có một buổi thuyết pháp của Phật tại Jetavana. Dân chúng đến nghe rất đông. Trong vòng mười hôm, vua Pasenadi, tuy chưa hề nghe Phật thuyết pháp, nhưng cũng đã nhiều lần nghe hoàng hậu và triều thần tán dương giáo lý cao thượng của Phật. Theo lời thái tử Jeta thì Phật chỉ mới 39 tuổi, cùng một tuổi với vua Pasenadi. Nhà vua không tin một người trẻ tuổi như vậy mà có thễ có đức độ và hiểu biết hơn các đạo sư cao niên danh tiếng hiện thời như Pùrana Kassapa, Makkhali Gosaleiputta, Sanjaya Belatthiputta, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccàna, Nigantha Nàtaputta[17](các lục sư ngoại đạo). Lòng vua nửa tin nửa ngờ. Vua nghĩ thầm khi có cơ hội ta sẽ đến gặp Phật để tìm hiểu trực tiếp con người mà cả hoàng hậu Mallikà và thái tử Jeta đều tỏ lòng cảm mến và kính phục.

Con chó giữ hũ vàng[18]

Một hôm, trong lúc Phật đi khất thực trong thành Sàvatthi, đến trước một nhà khá giả, chủ nhà đi vắng, một con chó trắng chồm tới sủa vang. Đức Phật nhìn thẳng vào con chó bảo :

Thôi, im đi !

Con chó bỗng tỏ vẻ sợ sệt, cúp tai, cúi đầu, cong đuôi vào giữa hai chân sau, từ từ đi vào trước cửa nhà nằm xuống. Khi ông chủ nhà tên Suka trở về, thấy con chó buồn bã nằm co ro bèn hỏi người làm công :

Sao con chó hôm nay có vẻ buồn bã, sợ sệt vậy ?

Thưa ông, hồi nãy có sa môn Gotama đứng trước nhà khất thực, nó chồm ra sủa vang, bị sa môn Gotama quở, nó vào nằm yên đó đến bây giờ.

Suka tức giận tìm đến tinh xá Jetavana hỏi Phật đã làm gì đến đỗi con chó buồn bã bỏ ăn, nằm yên một chỗ. Phật bảo :

Con chó đó buồn là tại ông chứ không phải tại tôi: Kiếp trước nó là cha của ông. Trước khi chết không kịp chỉ cho ông chỗ dấu hũ vàng, nên cha ông tiếc của tái sanh làm con chó thường nằm chỗ dấu hũ vàng để giữ mà ông không biết. Ông hãy đến chỗ đó đào lên lấy thì nó sẽ hết buồn.

Suka nghe nói, trở về nhà đào được hũ vàng. Ông ta vô cùng mừng rỡ, thỉnh Phật và thánh chúng đến nhà cúng dường trai tăng.

Phật dạy có bảy hạng vợ trên thế gian[19]

Một hôm, ông Sudattà thỉnh Phật đến nhà thọ trai. Trong khi đức Phật và ông Sudattà đang đàm đạo ở phòng khách thì bỗng nghe có tiếng ồn ào phía nhà sau. Phật hỏi có chuyện gì. Ông Sudattà thưa :

Bạch Thế Tôn, đó là Sujàtà[20], dâu của con. Vợ chồng đứa con trai út duy nhất của con là Kala vẫn còn sống chung nhà với con. Vợ nó là con của nhà triệu phú Dhananjaya; nó quen tánh rầy la tôi tớ, mà cũng không biết kính nể người trưởng thượng, không để ý đến lời khuyên dạy của chồng và của cha mẹ chồng. Hôm nay biết có Thế Tôn đến nhà mà nó cũng không kiêng nể gì cả. Chúng con xin Thế Tôn tha lỗi cho.

Đức Phật cho gọi cô dâu ra và giảng cho nghe một bài pháp về bảy hạng vợ trong xã hội. Đức Phật nói :

Xã hội ngày nay thường không biết đến vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Thật ra một gia đình có được hạnh phúc hay không phần lớn là do tánh tình, cách cư xử khéo léo và tính đảm đang của người nội tướng. Nếu ai để ý quan sát sẽ thấy có bảy hạng người vợ như sau :

1- Người đàn bà không có lòng trắc ẩn, tâm hồn thấp hèn, không ngó ngàng chăm sóc chồng con, không ôn hòa nhã nhặn, ưa thích làm chuyện ngang bướng, hư thân trắc nết. Đó là người vợ sát nhân (Vadhakabhariya).

2- Người đàn bà hay trộm cắp của chồng. Hay dấu tiền của chồng làm ra để xài riêng. Đó là người vợ trộm cắp (Corabhariya).

3- Người đàn bà làm biếng, tham ăn, cả ngày không làm gì, thích ngồi lê đôi mách và hay la lối gắt gỏng, không để ý đến công lao khó nhọc của chồng. Đó là người vợ như bà chủ (Ayyabhariya).

4- Người đàn bà thương chồng như mẹ hiền thương con, trông nom săn sóc từng ly từng tí. Đó là người vợ như mẹ (Matubhariya).

5- Người đàn bà kính nể chồng như em gái kính nể anh, tánh ôn hòa và hết lòng phục vụ. Đó là người vợ như em gái (Bhaginibhariya).

6- Người đàn bà duyên dáng, dịu hiền, vui vẻ, hân hoan mỗi khi thấy chồng như gặp lại người bạn thân lâu ngày xa cách. Đó là người vợ như bạn thân (Sakhibhariya).

7- Người đàn bà dù bị roi vọt cũng không sợ hãi, oán trách, im lặng chịu đựng và luôn luôn vâng lời chồng. Đó là người vợ như tớ gái (Dasibhariya).

Này Sujàtà, đó là bảy hạng vợ. Vậy con hãy xét xem con thuộc về hạng nào ?

Bạch Thế Tôn, xin ngài hãy nghĩ rằng kể từ nay con thuộc về hạng vợ thứ bảy.

Này Sujàta, lành thay, vì bốn hạng người vợ sau, sau khi qua đời sẽ được sanh về cõi trời. Còn ba hạng người vợ trước sẽ phải tái sanh vào địa ngục.

Sau khi nghe lời dạy của đức Phật, Sujàta đắc quả dự lưu.

Phật dạy có thương là có khổ[21]

Một buổi chiều nọ, có một người đàn ông trẻ, mặt mũi bơ phờ hốc hác vì đứa con trai duy nhất của ông ta vừa mới chết. Suốt mấy ngày liền ông ta cứ ra bãi tha ma kêu khóc “Con ơi ! Bây giờ con ở đâu ?”. Nhiều người thấy ông ta đau khổ như vậy mới bảo ông ta hãy đến gặp Phật tại tinh xá Jetavana. Sau khi nghe ông ta kể lể, đức Phật mở lời khuyên :

Này ông bạn, đời là như thế. Hễ có thương là có khổ.

Thầy nói sai rồi, ông ta phản đối ngay. Thương chỉ đem lại cho người ta niềm vui và hạnh phúc mà thôi. Chỉ có cái chết mới đem đến sự đau khổ.

Nói xong, ông ta bất mãn đứng dậy bỏ đi, không để cho Phật có cơ hội giải thích thêm. Ông ta thất vọng, đi lang thang một hồi thì gặp một toán người đang xúm nhau đánh bạc. Ông ta ngồi xuống tham dự và nhân tiện kể lại cho họ nghe về cuộc gặp gỡ vừa rồi với Phật. Mấy người kia đều đồng ý: “Tình thương không thể mang đến sầu khổ và thất vọng. Tình thương chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc mà thôi. Anh nói đúng đấy. Ông sa môn Gotama kia nói sai rồi.”

Câu chuyện này được truyền ra, chẳng mấy chốc đã trở nên đề tài bàn tán sôi nổi của những giáo phái ở Sàvatthi. Nhiều vị lãnh tụ giáo phái cũng cho rằng Phật có quan niệm sai lầm về tình thương. Câu chuyện truyền đến tai vua Pasenadi[22].

Chiều hôm ấy, trong bữa cơm gia đình, vua nói với hoàng hậu :

Cái ông sa môn mà người ta gọi là Phật ấy có thể không phải là người giỏi.

Tại sao Hoàng thượng nói như vậy? Hoàng hậu hỏi. Ai chê sa môn Gotama?

Sáng nay ta có nghe các quan trong triều bàn tán về sa môn Gotama. Họ nói rằng theo sa môn Gotama thì càng thương nhiều càng đau khổ nhiều.

Nếu sa môn Gotama đã nói như thế thì chắc đó là sự thật.

Hoàng hậu không nên nói như thế. Mình phải biết suy xét chứ. Đừng làm như một em bé học trò, hễ thầy giáo nói gì cũng cho là đúng.

Hoàng hậu im lặng. Sáng hôm sau bà nhờ một người tâm phúc tên Nalijangha tới gặp Phật hỏi xem có phải ngài đã nói rằng “Thương là nguồn gốc của đau khổ và thất vọng” không? Nếu có thì xin Phật giải nghĩa thêm cho rõ ràng, rồi ráng ghi nhớ hết những điều Phật dạy để về thuật lại cho bà nghe.

Nalijangha đến gặp Phật, được Phật xác nhận và kể cho nghe hai câu chuyện sau đây chứng tỏ rằng thương đi liền với khổ :

Tại Sàvatthi này, gần đây có một thiếu nữ vừa mất mẹ. Cô ta đau khổ quá đến phát điên, cả ngày đi lang thang ngoài đường, gặp ai cũng hỏi "Mẹ tôi đâu? Mẹ tôi đâu?". Cũng tại Sàvatthi, cách nay không lâu, có hai thanh niên nam nữ yêu nhau, nhưng gia đình người con gái lại ép gả nàng cho một chàng trai mà cô ta không yêu. Do đó mà hai người yêu nhau phải rủ nhau tự tử, nghĩ rằng chỉ có cái chết mới kết hợp họ với nhau được. Này Nalijangha, Như Lai nói thương là khổ là vì khi thương, người ta thường bám víu vào một người hay một vật gì. Trong khi ở cõi đời này vạn vật đều vô thường, có sanh phải có tử, có hợp phải có tan, không ai tránh khỏi.

Nalijangha về thuật lại cho hoàng hậu Mallikà nghe. Một hôm, nhân lúc vua Pasenadi rảnh rỗi, hoàng hậu hỏi vua :

Bệ hạ nghĩ thế nào ? Công chúa Vajiri có phải là người mà bệ hạ thương yêu và cưng chìu nhất hay không ?

Đúng như vậy, ta thương yêu và cưng chìu con gái ta nhất.

Vậy nếu có gì không may xảy ra cho Vajiri thì bệ hạ có lo lắng, sầu khổ và thất vọng không ?

Vua pasenadi giật mình, im lặng. Vua thấy rằng trong tình thương đã có sẵn những mầm mống của lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Vua tự nhiên mất hết an lạc, lẩm bẩm :

Hôm nào có dịp ta sẽ đến viếng sa môn Gotama.

Phật độ vua Pasenadi[23]

Một hôm vua Pasenadi đi một mình đến thăm Phật, không có hoàng hậu và công chúa đi theo. Ngài để xe và thị vệ ngoài cổng tinh xá Jetavana rồi đi bộ vào một mình. Một khất sĩ đưa vua đến gặp Phật trước am lá của người. Sau khi chào hỏi và an vị, vua vào đề ngay :

Thưa sa môn Gotama, người ta thường ca ngợi ngài là Phật, là đã đạt tới quả vị giác ngộ cao nhất. Trẫm băn khoăn tự hỏi: Tuổi đời ngài còn ít, ngài mới xuất gia chỉ độ mười năm, thế mà sao ngài lại đạt tới thành quả đó được? Trẫm đã nghe nói đến những vị đạo cao đức trọng như Pùrana Kassapa, Makkhali Gosaleiputta, Nigantha Nàtaputta, Sanjaya Belatthiputta vân vân. Những vị này đều là những người tu lâu năm, tuổi tác đã cao, tại sao họ không tự nhận họ là bậc giác ngộ hoàn toàn? Lại còn những vị như Pakudha Kaccàna và Ajita Kesakambala nữa. Ngài có nghe nói đến những vị ấy không ?

Thưa Đại vương, Phật ôn tồn đáp, tôi có nghe nói tới các vị ấy và có vị tôi đã từng được gặp. Thưa Đại vương, sự giác ngộ không tùy thuộc vào tuổi tác và số năm tu học. Có những cái bé nhỏ mà ta không nên khinh thường như một vị vương tử bé, một con rắn con, một đốm lửa nhỏ và một nhà tu trẻ. Vị vương tử bé cũng có thễ có vương tính của một đức vua. Một con rắn con cũng có thể làm ta mất mạng trong chốc lát. Một đốm lửa nhỏ cũng có thể thiêu rụi một khu rừng hay một thành phố. Một nhà tu trẻ cũng có thể đạt tới quả vị giác ngộ hoàn toàn. Đại vương, người khôn ngoan không bao giờ khinh thường một vương tử bé, một con rắn con, một đốm lửa nhỏ, một nhà tu trẻ.

Vua Pasenadi nhìn Phật kinh ngạc, hiểu ngay Phật muốn nhắc khéo đến tuổi trẻ của mình. Đức Phật đã thốt những lời nói trên một cách hồn nhiên, từ tốn, không một chút mặc cảm. Vua bắt đầu có đức tin nơi Phật. Ông hỏi tiếp :

Sa môn Gotama, có người nói rằng ngài chủ trương không nên thương yêu. Vì càng thương yêu càng có nhiều lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Trẫm nghĩ rằng điều đó có thể đúng, nhưng lòng trẫm vẫn không yên. Trẫm nghĩ nếu không có thương yêu thì cuộc đời sẽ khô khan và vô vị lắm. Xin ngài giải dùm chỗ nghi này cho trẫm.

Đại vương, lành thay, câu hỏi của ngài giúp tôi có dịp khai sáng yếu nghĩa cho mọi người hiểu rõ ý tôi. Cuộc đời rất cần đến tình thương, nhưng không phải thứ tình thương dựa trên căn bản dục vọng, đam mê và vướng mắc, mà là thứ tình thương rộng lớn, bình đẳng, không phân biệt gọi là lòng từ bi. Từ (maitri) là ban vui, bi (karunà) là cứu khổ. Lòng từ bi không chấp có người ban, có người nhận, nên không bị vướng mắc vào cạm bẫy của tham, sân, si. Vì không bị vướng mắc vào ngã, nhơn, nên không mang đến lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Người có tâm từ bi sẵn sàng ban vui, cứu khổ cho tất cả loài hữu tình, không phân biệt kẻ đó có phải là cha mẹ hay anh em gì của mình không. Đại vương, ngài là bậc lãnh đạo của một quốc gia, nếu ngài phát tâm từ bi thì dân chúng cả nước đều được ân triêm công đức.

Trẫm có một gia đình để coi sóc, một vương quốc để chăm lo. Nếu trẫm không thương yêu gia đình của trẫm và thần dân trong xứ của trẫm thì làm sao trẫm có thể coi sóc và chăm lo cho họ được ?

Đại vương, tôi không có ý nói Đại vương không nên yêu thương thái tử Jeta và công chúa Vajiri, tôi chỉ khuyên Đại vương nên yêu thương tất cả mọi người như ngài đã yêu thương thái tử và công chúa. Tình thương bình đẳng, không phân biệt, chính là lòng từ bi. Tình thương bám víu và lựa chọn gây nên sự bất công và chia rẽ, oán hận và chiến tranh. Chỉ có lòng từ bi mới thật sự mang đến an vui và thanh bình cho mọi người.

Thật là kỳ diệu ! Nhưng làm sao mình có thể bày tỏ tình thương của mình đối với một người nếu mình không chứng tỏ cho họ thấy mình quan tâm lo lắng cho họ hơn những người khác ?

Đại vương, mỗi người đều có nỗi khổ và ước vọng riêng. Tìm cách thỏa mãn những ước vọng chánh đáng của họ là “Từ”, tìm cách làm vơi nỗi khổ của họ là “Bi”. Lòng ban vui, cứu khổ bình đẳng đối với tất cả mọi người. Chỉ cần gặp duyên thuận lợi là hành động. Ngài nên ban vui, cứu khổ tùy duyên chứ không nên tùy người.

Thật là kỳ diệu ! Thưa sa môn Gotama. Giáo lý về Từ Bi của ngài vừa giảng thật là kỳ diệu và thâm sâu. Trẫm cần có thì giờ suy nghĩ để chiêm nghiệm và thấm nhuần hai chữ Từ Bi. Trẫm xin cám ơn và từ giã ngài. Hôm khác trẫm sẽ đến đây để học hỏi về giáo lý giác ngộ và giải thoát của ngài.

Chiều hôm ấy, hoàng hậu Mallikà và công chúa Vajiri đột nhiên thấy vua trở nên rất ngọt ngào và thầm lặng. Hoàng hậu và công chúa biết đó là hiệu quả của cuộc gặp gỡ giữa vua và Phật.

Cuộc viếng thăm của vua Pasenadi tại tinh xá Jetavana đã được nhiều người bàn tán và đã đem lại ảnh hưởng không nhỏ cho giáo đoàn khất sĩ tại thủ đô Sàvatthi. Một số các lãnh tụ giáo phái, lâu nay đã từng được vua kính nể và bảo trợ, bắt đầu có mặc cảm là bị bỏ rơi. Họ nhìn tinh xá Jetavana với con mắt không có thiện cảm. Tuy nhiên giới trí thức và tuổi trẻ tìm đến tinh xá Jetavana càng lúc càng đông. Chỉ trong vòng hai tháng mà đã có trên 150 thanh niên xin xuất gia và đã được thầy Sàriputta cho làm lễ xuống tóc. Vua Pasenadi và hoàng hậu Mallikà đều xin quy y Tam Bảo, làm đệ tử tại gia của Phật. Thấy vua Pasenadi chuyên cần đến tinh xá cúng dường và nghe thuyết pháp, một số quan chức trong triều cũng bắt chước vua.

Phật cho người gánh phân tên Sunìta xuất gia[24]

Một hôm, trong khi đi khất thực ở một xóm ven đô, cạnh bờ sông Aciravatì, Phật gặp một người gánh phân tên Sunìta. Thấy Phật và đoàn khất sĩ đang trang nghiêm, tề chỉnh đi tới, Sunìta lúng túng. Anh ta biết mình đang ăn mặc dơ dáy, hôi hám, lại đang gánh hai thùng phân người. Anh ta vội vã lẫn tránh xuống bờ sông. Đức Phật biết đây là người có nhiều căn lành nên ngài cũng đi xuống bờ sông để đón đường Sunìta. Thấy thế, thầy Sàriputta cũng rời hàng ngũ đi theo Phật. Thầy Meghiya, thị giả của Phật, cũng vội bước theo. Các vị khất sĩ khác thấy lạ cũng dừng chân, đứng im lặng trong hàng, đưa mắt quan sát.

Sunìta luống cuống. Chàng đặt gánh phân xuống, dáo dác nhìn. Phía trên đường, các vị khất sĩ mặc áo cà-sa vàng rực đang đứng thành hàng dài. Phía bờ sông, ba vị sa môn dung nhan tươi sáng đang tiến về phía chàng. Chẳng biết tránh đi đâu, Sunìta liền lội xuống nước, định đi ra xa để tránh. Theo phong tục thời bấy giờ, Sunìta biết rằng người thuộc giai cấp hạ tiện như chàng không có quyền đến gần các tu sĩ và các quan chức. Nhưng khi chàng đi cách bờ được bốn năm thước, mực nước vừa tới đầu gối, thì đức Phật đã đến mé nước, đứng nhìn chàng như muốn hỏi điều gì. Sunìta vội chấp tay xá Phật. Phật ôn tồn bảo :

Anh lên đây cho tôi hỏi thăm chút việc.

Kính lạy ngài, con không dám. Con là giới hạ tiện, con không dám đến gần ngài, con sợ làm ô uế ngài.

Chúng tôi là người xuất gia tu hành. Chúng tôi chỉ sợ tham dục, sân hận và si mê làm ô uế tâm của chúng tôi thôi. Anh đừng ngại, hãy đến đây cho tôi hỏi thăm chút việc. Anh tên gì ?

Dạ, con tên Sunìta. Xin ngài muốn hỏi việc gì cứ nói. Con không dám đến gần ngài.

Này Sunìta, hãy chăm chú nghe đây. Nước các sông Gangà, sông Yamunà, sông Aciravatì, sông Mahì, sông Rohinì, vân vân ... một khi đã chảy ra biển rồi thì đều trở thành nước biển, cùng một vị mặn như nhau. Cũng thế, bất cứ người thuộc giai cấp nào, dù sang hay hèn, một khi đã xuất gia tu học, quyết tâm xa lìa tham dục, sân hận, si mê, quyết thực hành một lối sống trong sạch, thanh cao, giác ngộ, thì cũng đều có giá trị ngang nhau. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Người nào quyết tâm tu tập đạo lý cao thượng đều có thể trở thành thánh nhân. Này Sunìta, anh có muốn gia nhập giáo đoàn khất sĩ không ?

Kính bạch ngài, Sunìta ấp úng, con không dám ... con không dám ... Dạ, nếu ngài cho phép thì ... thì con rất sung sướng. Dạ, con rất sung sướng nếu được ngài cho phép con gia nhập giáo đoàn khất sĩ. Con xin đem hết lòng thành kính làm theo những điều ngài chỉ dạy.

Nói xong, Sunìta xá lia lịa. Đức Phật bảo Sunìta hãy tắm rửa sạch sẽ rồi lên bờ, ngài sẽ cho xuất gia. Rồi ngài dạy thầy thị giả Meghiya đến gặp thầy Ànanda xin một áo cà-sa mang xuống bờ sông. Khi thầy thị giả mang áo cà-sa đến nơi thì Sunìta cũng vừa tắm xong. Đức Phật làm lễ xuất gia cho Sunìta ngay tại bờ sông, rồi giao cho đại đức Sàriputta đưa vị khất sĩ mới về tinh xá Jetavana, trong khi Phật và giáo đoàn tiếp tục đi khất thực.

Tất cả những gì xảy ra bên bờ sông hôm ấy đã được dân chúng địa phương chứng kiến. Tin Phật thâu nhận Sunìta vào giáo đoàn khất sĩ bắt đầu được loan truyền trong thủ đô, gây xúc động mạnh. Các nhân sĩ và giáo sĩ đều tỏ ý không tán thành việc làm táo bạo đó. Các vị đại đức lớn báo cáo với Phật về những dư luận không tốt để xin có biện pháp đối phó. Phật dạy :

Như Lai đã từng nói với các thầy "Nếu các thầy tinh tấn tu tập theo Giáo Pháp của Như Lai thì chắc chắn các thầy cũng sẽ thành tựu đạo quả như Như Lai vậy." Các thầy nghĩ sao ? Nếu Sunìta tinh tấn tu tập theo Giáo Pháp của Như Lai thì Sunìta có thể thành tựu đạo quả chăng ?

Bạch Thế Tôn, nếu Sunìta tinh tấn tu tập theo Giáo Pháp của Thế Tôn thì chắc chắn sớm muộn gì cũng sẽ thành đạo quả.

Đúng vậy. Này các thầy, việc quan trọng là cứu giúp một chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ triền miên trong sanh tử luân hồi. Các thầy hãy cố gắng chỉ dẫn cho Sunìta tinh tấn tu tập đúng theo Chánh Pháp. Một khi Sunìta đã thu hoạch được kết quả tốt thì tự nhiên dư luận kia sẽ ngừng bặt. Lại nữa, này các thầy, Như Lai đã từng khuyên các thầy nên thực hành tâm bình đẳng trong lúc đi khất thực, thì việc thu nhận tu sĩ mới vào giáo đoàn cũng phải được thực hiện với tâm bình đẳng. Lại nữa, này các thầy, việc thu nhận Sunìta vào giáo đoàn còn là một tiếng chuông cảnh tỉnh các giới thượng lưu về bất công xã hội gây ra do tâm cố chấp phân biệt giai cấp hiện nay. Nếu chúng ta không làm thì còn ai có thể làm. Các thầy cứ nhẫn nhục và tinh tiến thì mọi việc sẽ ổn thỏa.

Các vị đại đệ tử Phật đều hoan hỉ tín thọ phụng hành.

Vua Pasenadi và Tỳ kheo Sunìta[25]

Chừng một tháng sau, tin đồn về người gánh phân tên Sunìta được Phật thu nhận vào giáo đoàn, đến tai vua Pasenadi. Một số các vị lãnh đạo các giáo phái tại thủ đô đã đến xin yết kiến vua để phản đối việc này, vì trái với phong tục tập quán cổ truyền xưa nay trong xứ. Hơn nữa, theo thông lệ tôn kính các tu sĩ, thì vua Pasenadi sẽ phải đối xử như thế nào cho hợp lẽ khi đứng trước Tỳ kheo Sunìta ? Nhà vua cũng cảm thấy hoang mang không ít.

Một hôm vua bảo xa giá đưa ngài tới tinh xá Jetavana. Xe ngừng trước cổng, vua một mình đi bộ vào. Vua Pasenadi đã quen đường lối trong tinh xá nên ngài cứ đi thẳng tới am của Phật, không cần hỏi thăm. Thỉnh thoảng gặp vài vị tỳ kheo đi tới, vua đều đứng lại chấp tay xá chào. Các vị khất sĩ cũng đứng lại chấp tay đáp lễ. Vua nhận thấy vị nào cũng có dáng điệu trầm lặng, thong dong, nhàn nhã, đáng tôn kính. Nửa đường vào tịnh thất của Phật, vua gặp một vị khất sĩ đang ngồi thuyết pháp dưới một gốc cây, xung quanh có vài vị khất sĩ trẻ và độ mười người cư sĩ áo trắng đang ngồi chăm chỉ lắng nghe. Vị khất sĩ đang ngồi thuyết pháp, tuổi chưa tới bốn mươi nhưng phong thái trang nghiêm, sáng rỡ. Vua đứng ngắm nhìn cảnh tượng đẹp đẽ này, lắng nghe trong giây lát, rồi lại tiếp tục đi về phía am Phật.

Đến trước am, vua đã thấy Phật đứng sẵn trước cửa tự bao giờ. Sau khi chào hỏi, vua mở lời :

Thưa Thế Tôn, vị khất sĩ đang thuyết pháp dưới cội cây đàng kia là ai mà có phong thái trang nghiêm đáng kính như vậy ?

Thưa Đại vương, đó là tỳ kheo Sunìta. Thầy mới xuất gia cách nay trên một tháng nhưng thầy tu học rất tinh tấn. Thầy rất chất phác, thành thật, lại thông minh và có chí lớn. Với đà này thì chỉ cần vài năm nữa thầy có thể đi hoằng hóa bất cứ nơi nào.

Thưa Thế Tôn, người ấy có phải là ... có phải là tên Sunìta gánh phân mướn?

Thưa Đại vương, đúng vậy. Vì nghiệp ác đời trước nên Sunìta phải sanh vào dòng hạ tiện, làm nghề gánh phân. Nhưng Sunìta cũng đã trồng nhiều căn lành nên kiếp này học đạo lý rất nhanh. Thưa Đại vương, chúng sanh nào cũng có Phật tánh, có khả năng giác ngộ thành Phật. Người mê lầm chỉ thấy đời hiện tại, sanh tâm phân biệt, khen chê, kỳ thị, làm cho tâm mê lầm càng thêm dầy đặc. Người giác ngộ biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chỉ do nghiệp thiện ác mà tạm thời có sai biệt, nên phát tâm bình đẳng và đại bi, tạo nhân duyên thuận lợi cho chúng sanh sớm được thức tỉnh, thoát khỏi cảnh đau khổ luân hồi.

Thật là tuyệt diệu, thưa Thế Tôn. Với tâm bình đẳng, đại bi, với giáo lý cao thượng, ngài đã độ cho Sunìta thoát khỏi dòng hạ tiện, không còn bị khinh khi, kỳ thị. Hôm nay ngài lại độ trẫm thoát khỏi tri kiến mê lầm của người thế tục, phát tâm bình đẳng, đại bi để theo giáo lý cao thượng. Trẫm như người ngủ mê vừa mới tỉnh, như người đi lạc trong rừng vừa tìm được lối ra. Trẫm nguyện từ nay cho đến trọn đời sẽ hết lòng yểm trợ Chánh Pháp.

Kể từ hôm đó tin đồn về người gánh phân tên Sunìta xuất gia được kèm theo tin vua Pasenadi trở thành đệ tử trung kiên của Phật. Các cuộc bàn tán phản đối dịu dần khi mọi người nhận thấy hạnh nhẫn nhục và tinh tấn của vị tỳ kheo mới.

Phật đưa Tỳ kheo Nandà lên cung trời Đao Lợi[26]

Một hôm, tại tinh xá Jetavana, Phật được thầy thị giả Meghiya cho biết là đại đức Nandà, em cùng cha khác mẹ với Phật, không được thoải mái trong đời sống xuất gia. Thầy Nandà cảm thấy ân hận đã rời xa người vợ mỹ miều mới cưới là công nương Janapada Kalyani, thầy tâm sự :

Sư huynh biết không, tôi còn nhớ hôm tôi cầm bình bát theo Phật từ đền vua về tinh xá Nigrodha, công nương Janapada Kalyani đã bước đến nói thật nhỏ nhẹ vào tai tôi "Điện hạ đi mau về nhé, em chờ điện hạ. Đừng đi lâu, em buồn, em nhớ !" Thế mà bây giờ đã hơn một năm tôi xa nàng. Tôi cảm thấy ân hận đã bỏ lại người vợ mới cưới trẻ đẹp, dịu hiền, để nàng phải sầu muộn trông chờ, tuyệt vọng. Tôi nay tuy đã thọ lễ xuất gia để sống đời đạo hạnh cao thượng, nhưng mỗi khi nghĩ đến nàng thì tôi cảm thấy rất ân hận, không còn chịu nỗi nữa. Tôi có ý định từ bỏ những giới luật thanh cao này, xin Thế Tôn cho tôi trở về đời sống của người cư sĩ tại gia để được gần nàng.

Chiều hôm sau, Phật gọi Nandà cùng đi thiền hành. Ngài hỏi đại đức Nandà có quả thật đã nói như thế không. Đại đức Nandà nhìn nhận tinh thần của mình suy nhược vì lo ngại cho vị tân nương đang đau khổ mong chờ mình. Phật bảo :

Này Nandà, cuộc đời là đau khổ, nào ai tránh khỏi. Nếu có em ở bên cạnh thì Kalyani cũng lại đau khổ vì nguyên nhân khác thôi, như ghen tương, lo lắng, bệnh hoạn, già yếu, vân vân ... Chỉ có người giác ngộ, biết sống đời tỉnh thức trong thiền định và thanh tịnh mới có được sự an lạc nội tâm, không tùy thuộc ngoại cảnh. Sau khi trút bỏ thân này, ít ra cũng được sanh về cõi trời Đao Lợi (Tàvatimsa) để hưởng đầy đủ lạc thú. Em có muốn đi xem cảnh trời Đao Lợi để thấy chúng sanh nơi đó sinh sống như thế nào không ?

Thưa Thế Tôn, em muốn lắm. Nhưng đi bằng cách nào ?

Em cứ ngồi thiền định bên cạnh ta, ta sẽ đưa em đi.

Đức Phật tìm nơi thanh vắng, chỉ cho Nandà cách thực hành định tâm trên thân, nhập vàan trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân[27], rồi hai người cùng ngồi thiền định dưới một cội cây cổ thụ. Rồi Đức Phật cầm tay Nandà, dùng thần lực đưa Nandà lên cung trời Tàvatimsa. Trên đường đi, ngang qua một khu rừng vừa bị hỏa hoạn, Nandà thấy một con khỉ cái, bị cháy tai, cháy mũi, cháy đuôi, đang cố bám lấy thân cây trụi lá. Khi đến cảnh trời, Nandà bỗng cảm thấy hân hoan sung sướng lạ lùng. Mọi vật nơi đây đều tươi đẹp, sáng rỡ: các tiên nữ xinh đẹp đang múa hát trong những cung điện nguy nga tráng lệ, cảnh vật đều mang sắc thái an lạc, thanh tịnh, gợi trong tâm Nandà một niềm vui khó tả. Nandà quên mất cảnh hạ giới, quên luôn người vợ mới cưới, chàng như bị thôi miên trước khung cảnh lộng lẫy trang nghiêm cõi trời. Đức Phật lên tiếng :

Này Nandà, em thấy các tiên nữ nơi đây và công nương Janapada Kalyani ai đẹp hơn ?

Bạch Thế Tôn, nếu so với các tiên nữ nơi đây thì Kalyani chẳng khác nào con khỉ cái bị cháy đang cố bám lấy thân cây khi nãy.

Này Nandà, vậy em hãy hăng hái, cố gắng lên. Như Lai bảo đảm rằng nếu em tinh tấn thực hành Giáo Pháp của Như Lai thì sau khi mạng chung, em sẽ được tái sanh đến đây sống chung với các tiên nữ này.

Như một đứa trẻ được khuyến khích, đại đức Nandà bạch :

Thưa Thế Tôn, đệ tử nguyện sẽ cố gắng tu tập giáo lý cao thượng để được sanh về cõi trời Tàvatimsa này.

Khi các vị tỳ kheo biết đại đức Nandà cố gắng sống đời đạo hạnh thanh cao, và siêng năng tu tập thiền định chỉ vì mong được sanh về cõi trời Tàvatimsa để sống chung với các tiên nữ thì chế nhạo đại đức là người "làm thuê" để mong được Phật thưởng công theo lời cam kết. Đại đức Nandà tỉnh ngộ mục tiêu thấp hèn của mình, lấy làm hổ thẹn, gạt bỏ tư tưởng xấu, tận lực cố gắng tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-la-hán. Đại đức đến bạch với Phật :

Bạch đức Thế Tôn, xin đức Thế Tôn hãy hủy bỏ lời hứa là nếu đệ tử cố gắng tu tập sẽ được sanh về cõi trời Tàvatimsa sống chung với các tiên nữ.

Này Nandà, vì tâm thầy nay đã hoàn toàn thanh tịnh, không còn vướng chút lậu hoặc và chấp thủ, nên Như Lai cũng không còn bị ràng buộc vào lời hứa đó nữa.

Khi có vài vị tỳ kheo tỏ vẻ hoài nghi về thành quả tu tập của đại đức Nandà, đức Phật nói :

Trước kia Nandà như một mái nhà dột nát, nhưng ngày nay thầy ấy như một mái tranh dày. Nước mưa không thể lọt qua được lớp tranh dày của một mái nhà lợp kín. Cũng thế, dục vọng không thể thấm vào tâm thuần thục đã được phát triển đầy đủ[28].

Trong hàng đệ tử của Phật, đại đức Nandà nổi tiếng là người tự kiểm soát chặt chẽ nhất.

Theo kinh Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), chính đại đức Nandà đã thốt ra những lời sau đây :

Có một thuở, tôi vừa nhẹ dạ vừa nông cạn. Tâm trí tôi chỉ chăm chú vào lòng can đảm bộc lộ ra ngoài. Quả tôi thật nhẹ dạ và nông nổi. Tất cả ngày tháng của tôi bị phung phí tiêu hao trong nhục dục, phóng đãng, si tình.

“Nhưng nhờ sự khéo léo và lòng từ bi quảng đại của đức Thế Tôn, nguyên là dòng dõi hoàng tộc, tôi có diễm phúc được đưa vào đời sống thanh cao với những tư tưởng sâu xa thâm diệu. Và từ ao tù vô tận của đời sống, tâm tôi được vớt lên và cứu thoát[29].



[1]Xem The Life of The Buddha của A. Foucher, trang 186.

[2]Xem Tương Ưng Bộ, chương 7, kinh 2: Phỉ báng.

[3]Xem The Life of The Buddha của A. Foucher, trang 188.

[4]Theo kinh Buddhacarita của Tổ Asvaghosa; xem The Life of The Buddha của A. Foucher, trang 170-171; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 261: Mahà Kassapa (Pippalimànava, Pippalayana).

[5]Xem Tương Ưng Bộ, chương 16, kinh 11: Y Áo.

[6]Đầu-đà(dhuta) : khổ hạnh vừa phải, thiểu dục tri túc.

[7]Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 104; Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 43; Đường Xưa Mây Trắng, trang 245-250; Tương Ưng Bộ, chương 10, kinh 8; Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 241-255.

[8]Sàvatthihay Sràvastìhiện nay là thành phố Saheth-Maheth thuộc tiểu bang Uttar-Pradesh.

[9]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 248-249.

[10]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 251-253; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh 1428: Tứ Phần Luật; Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 256.

[11]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 253-255; Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 77.

[12]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 255-256.

[13]Không nên lầm với Sunakkhattà (Thiện Tinh) là con của thái tử Siddhattha với một thứ phi.

[14]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 257.

[15]Vô lậu(anàsava) = hết sạch phiền não, 6 căn thanh tịnh, không còn nghiệp lực dẫn đi thọ sanh.

Hữu lậu(àsava) = còn phiền não, 6 căn chưa thanh tịnh, nên còn nghiệp lực dẫn đi thọ sanh.

[16]Khác với tinh xá Venuvana thuộc chủ quyền đức Phật và Giáo đoàn, tinh xá Jetavana vẫn thuộc chủ quyền của ông Anàthapindika và thái tử Jeta. Hai vị này vẫn tiếp tục lo chăm sóc và bảo trì Jetavana, nhưng đức Phật và Giáo đoàn có quyền sử dụng vĩnh viễn.

[17]Nigantha Nàtaputtacòn có tên khác là Jainahay Mahàvira, là vị tổ sáng lập Kỳ Na giáo.

[18]Xem The Life of The Buddha của A. Foucher, trang 186-187.

[19]Xem Tăng Chi Bộ, chương 7 pháp, kinh 59: Bảy hạng vợ; Tiểu Bộ, Jàtaka 269: Sujàta.

[20]Sujàta này là em út của bà Visàkhà người cúng dường tinh xá Đông Viên cho Phật.

[21]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 260-262; Trung Bộ 87: kinh Piyajatika; Trung A Hàm 216: kinh Ái Sinh.

[22]Vua Pasenadi Kosalalà con của vua Mahà Kosala(Buddhist Legends, quyển III, trang 63).

[23]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 263-270; Tiểu Bộ (Khuddaka nikàya): kinh Từ Bi (Mettà sutta); Tuong Ưng Bộ, chương 3, kinh 1: Tuổi Trẻ.

[24]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 272-275; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh: 190 Phật Bổn Hạnh Tập Kinh, 187 Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh; Lalitavistara; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 242: Sunìta.

[25]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 275-277.

[26]Xem Tiểu Bộ, Jàtaka 182: Sangàmàvacara; Tiểu Bộ, Udàna III.2; Đường Xưa Mây Trắng, trang 278-280; The Buddha and his Teachings, trang 140-143; Buddhist Legends, quyển I, trang 220-223.

[27]Phỏng theo Tương Ưng Bộ, chương 51, kinh 2: Hòn Sắt.

[28]Kinh Pháp Cú (Dhammapada), bài 13, 14.

[29]Tiểu Bộ, Trưởng Lão Kệ (Theragatha), bài 127.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]