Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Ưu-bà-cúc-đa, một chuyện cổ tích, một bài thơ và một vở kịch

07/07/201208:07(Xem: 8508)
06. Ưu-bà-cúc-đa, một chuyện cổ tích, một bài thơ và một vở kịch
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


ƯU BÀCÚC ĐA
MỘTCHUYỆN CỔ TÍCH, MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT VỞ KỊCH


Ưu-bà-cúc-đa(Upagupta) là một vị đại sư Phật giáo. Phái Bắc tông xemông là vị tổ thứ tư của Thiền tông Ấn độ, còn Nam tôngthì lại xem ông là một vị La-hán. Người ta tìm thấy nhữngtư tưởng mang tính cách thiền học rất sâu sắc của ôngtrong rất nhiều giai thoại ghi chép trong kinh sách, tuy nhiêntên của ông cũng thấy xuất hiện trong các câu chuyện dângian, kể cả những tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Trongbài viết này ta thử chọn ba «tác phẩm» điển hình nóiđến ông để trình bày dưới đây : thứ nhất là một câuchuyện cổ tích Ấn độ, thứ hai là một bài thơ của mộtđại văn hào và sau hết là một vở kịch. Những tác phẩmnày được chọn trong mục đích làm một thí dụ điển hìnhgiúp chúng ta suy tư và mở rộng một tầm nhìn về Phật giáonói chung.

1- Một câuchuyện cổ tích

Vàothời Đức Phật còn tại thế, tại thành Mathura có một vũnữ tên là Vasavadatta, sắc đẹp tuyệt vời và tài nghệ thìkhông ai bì kịp. Nói đến Vasavadatta thì cả thành phố aicũng biết. Nhan sắc và tài múa hát của nàng đã khiến baonhiêu người say mê, tuy nhiên nàng vẫn chưa tìm được mộtngười đàn ông nào tâm đầu ý hợp.

Mộtbuổi chiều nọ, khi ngồi bên cửa sổ nàng bỗng giật mìnhvà bàng hoàng khi nhìn thấy một nhà sư trẻ tuổi đi ngang.Nhà sư này tên là Ưu-bà-cúc-đa và là một đệ tử rấtnhiệt thành của Đức Phật. Vasavadatta cảm thấy mình nhưbị một tiếng sét ngang đầu. Nàng vội bảo người hầugái chạy ra đường và mời nhà sư vào nhà.

Ngườihầu chạy ra gặp nhà sư và thưa rằng «Thưa Thầy, phunhân của con là Vasavadatta mong ước được mời Thầy ghévào nhà để được hầu tiếp». Nhà sư ôn tồn trảlời : «Không thể được, bây giờ chưa phải lúc, tuynhiên tôi sẽ ghé thăm khi nào đúng lúc».

Vasavadattacho rằng nhà sư bối rối vì ghé thăm mà không có quà cápgì cả, vì thói thường giới quý phái và giàu có thay phiênnhau đến tìm nàng và mang theo rất nhiều vàng và nữ trangđể làm quà. Nghĩ thế nàng lại bảo người tớ gái chạytheo vị sư và bảo rằng nàng chỉ cần ông ghé thăm mà khôngcần phải có quà cáp gì cả. Lần này thì nhà sư vẫn trảlời thật nhã nhặn nhưng kiên quyết hơn : «Không, khôngthể nào được. Chưa phải lúc để tôi đến thăm Vasavadatta».

Vôcùng thất vọng và buồn khổ, nàng vũ nữ không còn lòngnào để nhảy múa nữa. Dân chúng xôn xao cả lên, và nhómquý tộc thì tự hỏi : «Việc gì đã xảy ra như thế? Tạisao nàng bỗng dưng có vẻ đau buồn?». Riêng chỉ có ngườitớ gái là hiểu được nguyên do của nỗi khổ đau thầmkín đó và tìm cách giúp cho Vasavadatta khuây khỏa bằng cáchkhuyên cô ta hãy đi xem các tác phẩm của một nhà điêu khắctrẻ tuổi nổi tiếng nhất của thành phố Mathura.

Vasavadattatỏ ra rất thích các bức tượng và nhà điêu khắc thì cũngkín đáo để ý đến sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Vasavadattabất chợt tìm thấy một bức tượng rất hợp ý bèn cấttiếng gọi nhà điêu khắc. Tiếng gọi của nàng làm đứtđoạn dòng tư tưởng miên man của nhà điêu khắc : «Bứctượng này quả thật là đẹp. Giá bán thế nào? Tôi rấtmuốn mua bức tượng này?». Nhà điêu khắc trẻ tuổiđáp lại rằng: «Đắt lắm đấy». Vasavadatta trả lờimột cách tự phụ: «Dù đắt mấy tôi cũng mua».«Bức tượng sẽ thuộc về cô, nếu cô đồng ý múa háttrở lại». Vasavadatta tỏ vẻ do dự. Nhà điêu khắc liềnnói : «Thế là cô muốn nuốt lời hay sao? Cô đã đồngý với bất cứ giá nào kia mà». Vasavadatta buộc lòngphải giữ lời và sau đó đã múa hát trở lại. Mỗi lầntrình diễn là khán giả nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng, tuynhiên trong lòng thì Vasavadatta vẫn ray rứt và đau buồn. Nàngvẫn thắc mắc «Tại sao Ưu-bà-cúc-đa lánh xa nàng, trongkhi hàng ngàn người chạy theo và chỉ muốn được nhìn thấydung nhan của nàng mà thôi?».
Nhàđiêu khắc ngày càng chú ý đến Vasavadatta nhiều hơn và yêucầu nàng làm người mẫu để ông tạc tượng. Khi nhìn thấynhà điêu khắc hăng say làm việc, nàng bèn cất lời : «Nghệthuật khiêu vũ của tôi rồi đây cũng sẽ chết theo tôi,nhưng tài nghệ của ông sẽ lưu lại với thời gian và vượtqua những thế kỷ lâu dài». Nhà điêu khắc đáp lời: «Tôi hết sức sung sướng thấy tài năng của tôi đãmang lại sự khuây khỏa cho cô».

Tuynhiên chỉ được vài hôm sau thì bỗng nhiên nhà điêu hắctrẻ tuổi biến mất mà không ai tìm thấy ông đâu cả. Vasavadattavà người hầu gái rất thắc mắc và lo âu, nghĩ rằng nhàđiêu khắc đã rời thành phố đi đâu đó. Thật hết sứcbất ngờ là sau đó người ta lại tìm được xác của nhàđiêu khắc không xa ngôi nhà của Vasavadatta.

Nhiềungười cho biết ba ngày trước đó họ có trông thấy nhàđiêu khắc trẻ tuổi đến nhà Vasavadatta. Thật sự ra thìnhững người từng đeo đuổi Vasadatta từ trước đã ghentức và giết nhà điêu khắc trẻ tuổi rồi vùi xác cạnhnhà Vavasadatta để vu oan.

Nhàvua cho đòi Vasavadatta đến để tra hỏi nhưng vì bịchấn động quá sức, nàng không nói được một lời bàochữa nào cho hợp lý. Nhà vua bèn ra lệnh tịch thu hết tàisản và đuổi nàng ra khỏi thành phố Mathura. Dân chúng đổxô chạy theo để ném đá vào nàng. Thương tích và máu međầy người, Vasavadatta trốn vào một nơi hỏa táng ngườichết và có người hầu gái trốn theo để lo chăm sóc chonàng. Những người đi đường khi trông thấy thì tìm đáđể ném và nguyền rủa nàng : «Đáng kiếp cho một ngườihung ác».

Mộthôm nhà sư Ưu-bà-cúc-đa đi ngang và chợt nhận ra Vasavadatta.Nàng đồng thời cũng nhận ra nhà sư ngày trước và vộibảo người hầu gái lấy quần áo quấn lên người và checả mặt mày. Ưu-bà-cúc-đa ôn tồn nói: «Này cô Vasavadatta,hôm nay tôi đã đến với cô đúng với sự mong ước củacô trước kia». Nàng đáp lại: «Thưa thầy, Trướcđây thầy xô bỏ tôi trong khi tất cả mọi người ngưỡngmộ tôi. Vậy lý do nào đã khiến Thầy lại đến với tôihôm nay khi tôi không còn gì cả, ngoài đống thịt hôi thốivà lở loét này». Ưu-bà-cúc-đa nở một nụ cười trànđầy từ bi và đáp lại rằng : «Ngày đó cô đâu cócần đến tôi như hôm nay. Cô nên theo tôi về chùa để tôichạy chữa những vết thương cho cô».

Saumột thời gian tá túc tại chùa, những vết thương trên ngườivà trên mặt của Vasavadatta đã lành nhưng sắc đẹp thì khôngcòn nữa, vì thế nàng buồn khổ vô cùng. Thấy thế Ưu-bà-cúc-đaan ủi : «Này Vasavadatta, cô buồn khổ vì sắc đẹp đã mất,tuy nhiên dù muốn hay không thì nó cũng sẽ mất khi tuổi trẻkhông còn nữa. Và chính lúc này là lúc mà cô có thể tìmthấy một sắc đẹp khác thanh cao hơn, và chính cái sắc đẹpđó đang hiện hữu trong lòng cô. Hãy theo tôi đi nghe ĐứcPhật thuyết giảng, những lời của Ngài sẽ giúp cô tìmthấy an vui và hạnh phúc».

Vasavadattacó ý tò mò và đi theo Ưu-bà-cúc-đa để nghe Đức Phật giảngxem sao. Hôm ấy Đức Phật giảng rằng : «Các conkhông thể nào bảo cái thân xác là của các con. Khi nó đãbị ném đi thì chỉ làm mồi cho đàn kên kên mà thôi. Hãythắp lên một ngọn nến trong lòng các con, các con sẽ tìmthấy an bình đích thực...». Vasavadatta nghĩ đến ý nghĩacủa câu nói ấy trong đầu và yên lặng nhẩm đi nhẩm lại: «Hãy thắp lên ngọn nến trong lòng, an vui sẽ hiện ra...».

KhiĐức Phật dứt lời, Vasavadatta chạy đến và phủ phục dướichân Đức Phật để xin được cứu độ. Đức Phật cúixuống đặt tay lên đầu Vasavadatta và nói với nàng rằng: «Ta mong con tìm thấy sự an bình».

Lờibàn :

Câuchuyện trên đây được thoát dịch từ một câu chuyện cổtích của Ấn độ, do Kanai L. Mukherjee sưu tập. Sở dĩ gọilà thoát dịch vì có một vài chữ và vài câu đã đượcthay đổi đôi chút. Chẳng hạn như trong câu chuyện do tácgiả kể thì Đức Phật giảng rằng: «Các con hãy đốtlên ngọn lửa trong các con...». Câu ấy không có nghĩa gìcả đối với Phật giáo, vì ngọn lửa là một khái niệmđặc thù của Ấn giáo dùng lửa để tẩy uế và tinh khiếthóa. Vì thế trong phần chuyển ngữ, người dịch đã mạnphép được đổi lại là thắp lên một ngọn nến, hay cũngcó thể dịch là thắp lên một nén hương, cho có vẻ Phậtgiáo hơn.

Vềđịa danh thì thành phố Mathura (còn gọi là Madhura) ở vàovị trí đông nam của thủ đô New Dheli ngày nay, nằm trêntrục lộ dẫn từ New Dheli đến Agra, và thị trấn Mathurathì cũng không cách xa Agra bao nhiêu, nơi tọa lạc của mộtkiến trúc nổi tiếng nhất Ấn độ là lăng tẩm Taj Mahal.Thành phố Mathura nằm bên bờ sông Yamuna là nơi sinh của thầnKhrisna và theo truyền thuyết thì Đức Phật cũng có đi ngangnơi này.

Vềnhân vật thì có nhiều điều cần phải minh chứng hơn. Trongcâu chuyện cổ tích thì Ưu-bà-cúc-đa là đệ tử trực tiếpcủa Đức Phật. Điều này hoàn toàn sai vì theo các tưliệu và kinh sách thì Ưu-bà-cúc-đa là tổ thứ tư của Thiềntông, sau Ma-ha-ca-diếp, A-nan và Thương-na Hòa-tu. Dù sao thìông cũng là một nhân vật lịch sử và nhiều tư liệu thìcho rằng ông là một trong những vị thầy của hoàng đếA-dục đã khuyên ông đi hành hương những thánh địa củaPhật giáo. Theo một vài tư liệu tiếng Hán thì ông sinh mộttrăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Vì thế Ưu-bà-cúc-đakhông phải là một đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Nhânvật Vasavadatta thì nhất định là một sự tạo dựng. Tómlại câu chuyện chỉ mượn tên của một nhân vật lịch sửPhật giáo để khoác lên một cái vẻ đích thực chocâu chuyện mà thôi.

Vềphần nội dung thì câu chuyện nêu lên nhiều tình tiết éole, oan trái, một tình yêu đam mê, những cảnh thương tâm...,những tình tiết ấy có thể làm cho những người nhậy cảmrơi nước mắt. Kỹ thuật và tình tiết tương tợ thườngđược khai thác trong các câu chuyện cổ tích, các vở hátchèo, cải lương v.v. Tuy nhiên câu chuyện đã đạt đượcmục đích sâu xa và chính yếu của nó, tức là trình bàymột cách cụ thể khái niệm vô thường trong Phật giáo bằngnhững tình tiết hàm chứa nhiều xúc cảm có thể đi sâuvào lòng người nghe, khơi động sự thương cảm của họ.

Câuchuyện cổ tích trên đây cũng đã gợi ý và làm đề tàicho một bài thơ của một thi hào lừng danh sau đây. Vậyta hãy xem bài thơ ấy ra sao.

2- Một bàithơ của Rabindranath Tagore

Bàithơ này được trích ra từ một tập thơ do chính RabindranathTagore tự tay tuyển chọn và chuyển ngữ ra tiếng Anh. RabindranathTagore (1861-1941), là một nhà văn, nhà soạn nhạc, soan kịchvà nhất là một thi hào có thể nói là lớn nhất của nướcẤn. Thơ của ông viết bằng tiếng mẹ đẻ là Bengali vàthuộc loại thơ mới, còn gọi là thơ tự do. Ông đoạt giảiNobel văn chương vào năm 1913. Bài thơ được lược dịch nhưsau :

Ưu-bà-cúc-đa

Ưu-bà-cúc-đa,người đệ tử của Đức Phật,
nằmngủ dưới chân tường thành Mathura.
Nhànhà đóng cửa, không một ngọn đèn đêm.
Chẳngmột vì sao,
ảmđạm mây đen che kín khung trời tháng tám.
Mộtngười đi ngang suýt dẫm lên ngực nhà tu hành khổ hạnh,
chiếcvòng kiềng ở cổ chân bật lên rộn rã tiếng leng keng.
Giậtmình người tu hành thức giấc,
ánhsáng từ chiếc đèn dầu trên tay một người thiếu nữ,
hắtvào đôi mắt sẵn sàng tha thứ của ông.
Hóara là một vũ nữ,
trangsức trên người lấp lánh như những vì sao đêm,
Khoácchiếc áo xanh màu nhạt, ngây ngất tuổi xuân thì.
Ngườithiếu nữ hạ thấp chiếc đèn, bỗng trông thấy một gươngmặt thật trẻ,
nghiêmtrang và thanh tú.
Ngườithiếu nữ cất lời: “Thưa vị tu hành trẻ tuổi, xin thứlỗi cho tôi”
“Vàxin được mời về nhà tôi nghỉ đêm. Mặt đất đầy bụibặm đâu có phải là giường”
Ngườitu hành trẻ tuổi đáp lại : “Này cô, xin cô cứ bướctheo con đường của cô,
tôisẽ đến thăm cô khi thời gian đã chín”.
Bấtchợt một tia chớp giữa đêm đen,
chiếusáng những chiếc răng trắng toát của người tu hành.
Mộtcơn dông nổi lên gầm thét một góc trời,
Ngườithiếu nữ rùng mình cảm thấy một nỗi lo sợ vu vơ.
Thếrồi chưa đầy một năm sau.
Vàomột đêm xuân, giữa những ngày tháng tư,
câycỏ hai bên đường nở hoa,
Xaxa tiếng sáo vui tươi, lướt trong gió xuân ấm áp.
Dânchúng kéo nhau vào rừng làm lễ hội mùa xuân.
Giữabầu trời cao, con trăng tròn rọi xuống,
nhữngchiếc bóng đêm trong thành phố im lìm.
Ngườitu hành trẻ tuổi bước đi trên con phố quạnh hiu,
Trênđầu, trong những cành xoài, vài con chim gáy,
cấtlên những tiếng than vãn khôn nguôi.
Bướcra khỏi cổng thành phố,
Ưu-bà-cúc-đadừng lại ở chân bờ tường thành,
Cạnhchân ông trên mặt đất,
cómột người đàn bà đang nằm,
trongbóng tối của một khóm cây xoài.
Toànthân người thiếu phụ, bịnh đậu mùa hoành hành,
lốmđốm những vết thương lở loét.
Esợ bịnh truyền nhiễm tác hại,
ngườita vội vã đem vứt người thiếu phụ ra bên ngoài thành phố.
Ngườitu hành nâng đầu thiếu phụ đặt lên đầu gối mình,
Lấynước thấm lên môi,
vàlấy dầu đàn hương xoa cho người thiếu phụ.
Ngườithiếu phụ gượng hỏi : “Vị từ bi ơi, ngài là ai thế?”
Vịtu hành đáp lại: “Thế đó, thời gian đã chín rồi đểtôi đến thăm cô,
vàtôi đang ở bên cạnh cô đây”.

Lờibàn:

Trongđêm tối, một thiếu nữ trẻ đẹp suýt dẫm lên ngực mộtngười tu hành nằm ngủ trên mặt đất bên cạnh một bờtường thành. Hai người gặp nhau trong một đêm tối trời,người thiếu nữ trang sức lấp lánh hạ thấp ngọn đèndầu và nhìn thấy một gương mặt thật đẹp và trang nghiêm.Nhà tu khổ hạnh tuy không đèn nhưng ngọn đuốc trí tuệđã giúp cho ông nhìn thấy những gì sẽ xảy ra cho ngườithiếu nữ. Giông bão bỗng vụt nổi lên ở góc trời và mộttia chớp chiếu sáng những chiếc răng của ông..., đấy lànhững hình ảnh tượng trưng cho những điều tiên đoán khôngtốt lành đối với tương lai của người thiếu nữ. Ngườithiếu nữ run sợ và cảm thấy lo âu.

Thihào Rabindranath Tagore không mượn lại bất cứ một diễn biếnnào trong câu chuyện cổ tích mà ông chỉ tạo ra cho bài thơcủa ông những hình ảnh thật mạnh và thật tương phảnđể diễn tả. Một đêm đen giông bão tượng trưng cho vôminh, tương phản với một đêm trăng sáng giữa mùa xuân tượngtrưng cho giác ngộ. Hình ảnh một vũ nữ lộng lẫy hạ thấpmột ngọn đèn, trên người thì nữ trang lấp lánh như nhữngvì sao đêm, tương phản với hình ảnh một người thiếuphụ nằm trên mặt đất toàn thân lốm đốm những mụn đenlở loét của bệnh đậu mùa... Hai cuộc gặp gỡ tượng trưngcho hai giai đoạn đổi thay trong sự sống và những biến độngcủa thời gian và đồng thời cũng đảo ngược vai trò củahai nhân vật chính trong câu chuyện. Trong lần gặp gỡ đầutiên người thiếu nữ suýt đạp lên ngực nhà sư, trong lầngặp gỡ thứ hai người thiếu nữ nằm trên đất bên cạnhchân của người tu hành.

Ngườithiếu nữ ân cần mời Ưu-bà-cúc-đa vể nhà, nhưng ông lạikhuyên người thiếu nữ hãy cứ bước theo con đường củamình. Mặc dù nhìn thấy những gì sẽ xảy ra sau này cho ngườicon gái nhưng ông không thể làm gì khác hơn, vì không thểnào khuyên một người thiếu nữ tuyệt đẹp, nổi danh vàgiàu sang hãy từ bỏ tất cả để bước theo con đường khổhạnh như ông. Phật giáo không ép buộc hay khuyến dụ ai cả« hi thời gian chưa chín» có nghĩa là khi cơ duyên chưa hộiđủ.

Giữađêm xuân rạng rỡ, một mình Ưu-bà-cúc-đa bước đi trongmột thành phố quạnh hiu, vì tất cả mọi người đang mảimê chạy theo những vui chơi phù phiếm. Trong hai bối cảnhthời gian và không gian chỉ có một nhà sư là không thay đổi,vẫn bước đi theo con đường của mình đã chọn, đơn độcvà khắc khổ. Tuy nhiên con đường đó trong sáng như mộtvầng trăng tròn và thảnh thơi như đang đi giữa một thànhphố không người.

Thếrồi «thời gian đã chín» trong một đêm trăng sáng, tươngtợ như một đêm rằm mà trước kia Đức Phật đã đạtđược Giác ngộ, và cái thời gian đó không phải chín vớiông mà với người thiếu nữ. Trong lần đầu gặp gỡ, ngườithiếu nữ hạ thấp ngọn đèn và nhìn thấy một gương mặttuyệt đẹp làm rung động lòng cô, nhưng không hề nhận racái chiều sâu phía sau gương mặt ấy. Trong lần gặpgỡ thứ hai thì lại thốt lên «Vị từ bi ơi, ông là ai?», một câu nói phảng phất sự bùng dậy của thức tỉnhvà giác ngộ. Trước đây Ưu-bà-cúc-đa ngoảnh mặt đi nhưnglần này lại ngồi xuống đất bên cạnh người thiếu nữ.

2- Một vởkịch

Nếucâu chuyện cổ tích đã mang lại cảm hứng cho RabindranathTagore thì bài thơ của ông cũng đã mang đến những cảm hứngcho nhiều người khác. Nhà dựng kịch Padma Rajasekharuni đãdựa vào bài thơ của ông để viết thành một kịch bản.Vở kịch này thường được các em học sinh trình diễn vàocác dịp lễ trong các trường học tại Ấn độ. Vở kịchđược tóm lược như sau:

MànI : Quang cảnh triều đình

Cảnhtiếp kiến của một vị vua Ấn độ.
Nhàvua và mười hai quần thần đang ngồi xem Vasavadatta và đoànvũ nữ múa hát theo một vũ điệu cổ truyền.
Nhàvua và quần thần ném những đồng tiền vàng và nữ trangcho Vasavadatta.

CảnhƯu-bà-cúc-đa, đệ tử của Đức Phật, nằm ngủ dưới chântường thành Mathura. Mọi nhà đều đóng cửa và tắt đèn.Bầu trời tháng tám tối đen và ảm đạm. (Tháng tám là mùamưa bão ở Ấn độ)

Vasavadattađi vào sân khấu với dáng điệu kiêu hãnh, vài người tớgái theo hầu xum xoe bên cạnh, thỉnh thoảng sửa lại trangphục và tô điểm thêm cho Vasavadatta.

Tiếngnhạc rộn rã ở hậu trường.

Điđến một chỗ tối, bỗng Vasavadatta suýt dẫm lên ngực củamột nhà sư. Chiếc vòng trang sức ở cổ chân nàng có nhữngchiếc chuông nhỏ phát lên những tiếng leng keng. Một trongnhững người hầu đưa cho Vasavadatta một chiếc đèn. Ánhsáng chiếu vào người Vasavadatta (ánh sánh chiếu thêm từbên ngoài sân khấu), làm lấp lánh những nữ trang đeo trênngười và làm hiện lên khuôn mặt tuyệt đẹp của nàng.Vasavadatta mặc một chiếc áo khoác màu xanh nhạt.

Nànghạ thấp ngọn đèn và nhìn thấy một gương mặt thật thanhtú và trang nghiêm của một nhà sư trẻ tuổi và thốt lên: «Xin vị tu hành trẻ tuổi, hãy thứ lỗi cho tôi, vàxin được mời về nhà tôi nghỉ đêm. Mặt đất bụi bặmvà dơ bẩn đâu có phải là giường»

Ưu-bà-cúc-đađứng lên quay mặt đi chỗ khác và ra hiệu bằng tay: «Hỡingười phụ nữ hãy bước theo con đường đã chọn. Khi nàothời gian đã chín, lúc đó tôi sẽ đến thăm».

Bấtthần giữa đêm đen sấm chớp nổi lên, gầm thét làm choVasavadatta và các người tớ gái run lên vì sợ hãi.

Tiếngkể chuyện từ hậu trường: Mùa màng tiếp nối vàthời gian trôi nhanh – Vasavadatta đâu thoát khỏi sự già nua.Sắc đẹp và tiền của cũng chỉ là những thứ phù du. Tàinghệ cũng suy giảm, không còn ai trong thành Mathura chú ý đếnnhững màn trình diễn của nàng nữa. Ngoài cái cảnh nghèokhó, nàng lại bị bệnh đậu mùa làm cho thân xác đau đớn.Chẳng qua đấy là hậu quả của một kiếp sống thiếu đạohạnh của nàng. Toàn thân nàng mang đầy những nốt đậumùa lở loét, đám đông trước kia từng quỳ dưới chân nàngthì hôm nay kéo nàng vứt ra khỏi cổng thành Mathura. Ôi chẳngqua đấy là sự mỉa mai của nghiệp chướng...

Tiếptheo những lời kể chuyện là tiếng nhạc thật êm và nhẹđể chuẩn bị cho màn II.

MànII : Cảnh vật mùa xuân

Trênsân khấu cảnh mùa xuân cây cỏ đầy hoa. Tiếng sáo thổimột điệu nhạc thật nhộn nhịp dân chúng nô đùa trong mộtlễ hội mùa xuân.

Trìnhdiễn các các vũ điệu cổ truyền Ấn độ... :
-cảnhtrai gái lấy hoa ném nhau
-cónhững cặp trai gái vũ song đôi (theo một vũ điệu dân gianẤn độ)
-haicon công hoặc hai con nai và hai con chim gáy (còn gọi là chimcu) chạy tung tăng trên sân khấu...
-traigái tiếp tục với các vũ điệu cổ truyền khác.

Vasavadattabước ra sân khấu vừa gãi đầu và gãi khắp người vì ngứa,thỉnh thoảng lấy tay đuổi ruồi bâu trên mặt. Nàng mặcmột bộ quần áo sari của phụ nữ Ấn, rách rưới và bạcmàu (màu đen hay màu xám), tóc để xõa và rối bời. Thânngười (tay chân, cổ, vai, mặt mũi đầy những đốm đen).Nàng cố gắng nhảy múa để nhập bọn với đám thanh niênthiếu nữ. Đám người trẻ tuổi đang múa hát tỏ vẻ kinhtởm, dừng lại ngắm nghía rồi lấy đá ném vào nàng (đálàm bằng giấy vo tròn). Nàng ngã quỵ xuống. Mọi ngườitản mát để nàng một mình trên sân khấu.
Ánhsáng mờ dần, đồng thời một điệu nhạc thật buồn trỗilên.

MànIII : Quang cảnh một đêm trăng sáng

Hậucảnh : trên bầu trời, con trăng tròn rọi xuống một thànhphố vắng tanh. Người tu hành khổ hạnh đi một mình trênđường phố vắng, tiếng chim gáy (chim cu) thật thảm thiết.

Tiếngtụng niệm phát ra từ hậu trường :

Conxin quy y Phật !
Conxin quy y Pháp !
Conxin quy y Tăng !

(Tiếptục tụng niệm trong hậu trường với tiếng mõ và tiếngchuông, tiếng tụng niệm nhỏ dần)

Ưu-bà-cúc-đabước ra cổng thành dựng trên sân khấu thì có thêm bốnnhà sư từ hậu trường xuất hiện và bước theo, một trongbốn nhà sư ôm bình bát và một bầu nước. Ưu-bà-cúc-đa-dừnglại ở chân tường thành. Có một người đàn bà rách rướibị bệnh đậu mùa hốt hoảng chạy từ trong thành (hậu trường)qua khỏi cổng và ngã quỵ xuống một chỗ tối dưới chântường thành, bên cạnh chân của Ưu-bà-cúc-đa. Ưu-bà-cúc-đavội vàng ngồi xuống và đỡ đầu người phụ nữ đặtlên đầu gối mình, lấy khăn thấm nước và dầu xoa lênmôi người phụ nữ. Các nhà sư tháp tùng cũng ngồi xuốngvà phụ giúp chăm sóc.

Ngườiphụ nữ cất lời : « Thưa người độ lượng, ngài là ai? »
Ưu-bà-cúc-đađáp lại : « Thời gian đã chín để tôi đến thăm cô »
Vasavadattangồi gượng dậy, quỳ gối và chắp tay cúi đầu trướcmặt Ưu-bà-cúc-đa. Ưu-bà-cúc-da trao một chiếc áo cà-sa màunghệ cho Vasavadatta, nàng đưa hai tay để đỡ lấy chiếc áo.Ưu-bà-cúc-đa cất bước ra đi. Người con gái từ từ đitheo, hai tay nâng chiếc áo cà-sa. Bốn nhà sư nối đuôi đitheo phía sau. Tất cả đi hai vòng trên sân khấu trước khitrở vào hậu trường.

Trongkhi họ đi vòng quanh sân khấu thì trong hậu trường vang lêntiếng tụng niệm :

Conxin quy y Phật !
Conxin quy y Pháp !
Conxin quy y Tăng !
..........

Màntừ từ hạ xuống. Đồng thời trong hậu trường tiếng tụngniệm cũng thay đổi :

Kínhlạy Phật hãy mang con từ ảo giác đến hiện thực
Kínhlạy Phật hãy mang con từ mê lầm đến giác ngộ
Kínhlạy Phật hãy mang con từ nơi tối tăm đến cõi niết bàn.

Trangbị cần thiết : Hóa trang các con công và hươu. Cảnh hoàngcung với vài cái ghế. Hoa, nữ trang và giấy vo tròn dùng đểném. Bầu nước, bình bát. Trang sức gồm có : y trang cho cácvũ công, áo sari cho các nữ diễn viên và quần khố (dhotiẤn độ) cho nam diễn viên trong màn vũ dân tộc. Áo cà-sacho các nhà sư và để trao cho Vasavadatta. Gươm giáo và y trangcho lính hầu trong cảnh tiếp kiến của nhà vua.

Lờibàn :

Nếubài thơ được tạo dựng bằng những hình ảnh tương phản,tinh tế và súc tích thì vở kịch lại sử dụng âm thanh,màu sắc, vũ điệu, y trang và những diễn viên sống động. Khái niệm vô thường trong vở kịch được trình bày mộtcách «rất thực» trên sân khấu và đi thẳng vào xúc cảmcủa người xem. Khán giả có thể «sống thực» và«hội nhập» với các diễn viên.

Lờikết

Bacâu chuyện trên đây được trình bày như một thí dụ cụthể để suy tư. Chúng ta thử mượn các sáng tạo «nghệthuật» đó để so sánh và tìm hiểu Phật giáo xem sao. Thậtvậy một người tu tập cần phải ý thức thật rõ ràng nhữnggì mình đang tu tập.

Chúngta thấy rằng từ các tình tiết éo le trong câu chuyện cổtích, những hình ảnh tinh tế và cầu kỳ trong bài thơ củaRabindranath Tagore cho đến những vũ điệu, âm nhạc, màu sắc,y trang và diễn viên trong vở kịch, tất cả là những phươngtiện để trình bày một khái niệm của Phật giáo gọi làvô thường. Cả ba tác phẩm đều thành công trong mục đíchđó, tuy nhiên lãnh vực thành công của mỗi tác phẩm chỉthu hẹp trong một số người có những xu hướng và trìnhđộ thích nghi. Cũng thế tất cả các tông phái, học phái,chi phái..., kể cả chuông mõ vang rền và kinh sách trùng trùngđiệp điệp... chỉ là những phương tiện, mục đích chínhcủa những thứ ấy là chuyển tải những khái niệm thâmsâu mà Đức Phật giảng dạy và hướng dẫn con đường màĐức Phật đã chỉ cho chúng ta đi.
Câuchuyện cổ tích, bài thơ và vở kịch là những sáng tạocủa con người, vô thường là một nguyên lý, một quy luật,một hiện thực có giá trị toàn cầu và vũ trụ. «Phậtgiáo» theo nghĩa thật «cụ thể» của nó là một sángtạo của con người, một đặc thù của nhân loại trên địacầu này, Đức Phật không hề nói những gì Ngài giảng gọilà «Phật giáo». Triết lý thâm sâu trong những lời giảngcủa Đức Phật có tính cách siêu nhiên và vũ trụ, vượtqua không gian và thời gian. Vô thường không chỉ xảy ra chomọi hiện tượng trên địa cầu mà còn cho tất cả mọibiến cố trong vũ trụ nữa. Ánh sáng của một ngôi sao saunhiều tỉ năm ánh sáng mới đến được địa cầu, khi cácnhà thiên văn «nhìn thấy» được ánh sáng của nó thìnó đã nổ tung và biến mất từ lâu rồi.

Câuchuyện cổ tích chỉ dùng để kể cho con người nghe, bàithơ để cho con người đọc, vở kịch để cho con ngườixem. Người tu tập phải nhìn thấy cái chân lý vô thườnghàm chứa trong những sáng tạo đó, cũng như phải nhìn thấynhững gì thâm sâu phía sau chuông mõ và kinh kệ. Đọc nhữnglời Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú hay những luận thuyếtsâu sắc của Long Thụ, Tịch Thiên, Thế Thân, Đạo Nguyên...,hay đơn giản ngồi xuống để gõ mõ và tụng một thời kinhcầu an, thì chúng ta cũng đừng quên những gì đang hiển hiệnvà diễn biến trong tâm thức của mình. Khi đã hiểu đượcnhư thế thì chúng ta cũng phải đem những hiển hiện ấycủa tâm thức để cân nhắc, suy xét và ứng dụng vào nhữngsự việc chung quanh xem sao.

Thídụ, có một người đàn bà bận cho con bú, không kịp hốtmớ chuối bày bán ở lề đường để trốn vào trong hẻm,liền bị phạt vì lấn chiếm lề đường, và người đànbả bán chuối chỉ còn đủ tiền mua một vé số và cầukhẩn chư Phật chiều nay sẽ trúng được một ít tiền. Mộtthí dụ khác, trong một vùng quê hẻo lánh có một bà cụxách một nải chuối lên chùa cầu chư Phật xin cho con bàđi làm xa năm nay có tiền về quê thăm cụ. Trước nhữngtrường hợp như thế, ta không thể gọi người đàn bà bánchuối và cụ già đến để lập lại cho họ nghe một cáchmáy móc những lời giảng trong kinh sách là chư Phật khôngthể đem tặng cho bất cứ ai những gì sẵn có mà chính mìnhphải tự giúp đỡ lấy chính mình, và phần ta thì phải tựhỏi lòng thành của ta có sánh được với họ hay chăng?Nếu đã biết tự hỏi như thế thì ta phải chắp tay cầukhẩn chư Phật giúp cho người đàn bà bán chuối trúng sốđể mua một ít gạo cho tối hôm nay và để làm vốn cho ngàymai, cầu chư Phật giúp cho con của bà cụ sẽ làm ăn khágiả để về thăm cụ tết năm nay và mua một ít bánh mứtđể đặt lên bàn thờ, và trong khi đó ta cũng sẽ không cầnbiết là trong hai học thuyết Trung đạo và Duy thức học thuyếtnào gần với lời giảng của Đức Phật hơn. Nghe một câuchuyện cổ tích, đọc một bài thơ, xem một vở kịch khôngphải để «bán đứng» xúc cảm của ta cho những thứ ấymà phải lợi dụng những gì tinh anh bên trong những thứ ấyđể nghĩ đến những lời Phật dạy, nuôi nấng những xúccảm thanh cao trong tâm thức để mở rộng lòng từ bi.


Bures-Sur-Yvette,09.08.09
HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]