Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Thế giới vật chất và phi vật chất

07/07/201208:07(Xem: 9525)
02. Thế giới vật chất và phi vật chất
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


THẾ GIỚIVẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT

Chúngta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vậtchất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệtnhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phậtgiáo gọi chung là thế giới luân hồi hayta bà. Tuy thế người ta lại thường tách rời hai thểdạng ấy và xem chúng thuộc vào hai «thế giới» riêng biệt: thế giới vật lývà thế giới tâm linh,còn gọi là thế giới vật chấtvà thế giớitinh thần. Sự phân biệt sai lầm hay thiếu chínhxác đó còn có thể trở nên tệ hai hơn khi người ta tưởngtượng ra một thế giới tâm linh phi vật chất biệt lậpbên ngoài tâm thức gồm có ma quỷ, thần linh, thiên đưòng,địa ngục..., và không ngờ rằng cái thế giới tâm linh phivật chất ấy cũng có thể đang chuyển động trong tâm thứccủa chính mình.

Bàiviết này nhắm vào chủ đích xác định hai thể dạng vậtchất và phi vật chất trong cái thế giới mà chúng ta đangsống dưới các khía cạnh triết học và khoa học để làmđề tài suy tư và để so sánh với quan điểm của Phật giáo,và sau cùng sẽ rút tỉa những gì thiết thực và hữu íchgóp thêm vào việc tu tập của một người Phật tử.

Định nghĩavề thế giới vật chất và phi vật chất

Trướchết cũng nên định nghĩa thế nào là vật chất và phi vậtchất. Đối với thế giới vật chất, có thể ta yên trínghĩ rằng khỏi cần phải định nghĩa hay tim hiểu gì cảvì cái thế giới đó đang hiện hữu sờ sờ trước mắtvà bất cứ ai cũng biết. Tuy nhiên cái thế giới ấy thậtra đã bị thu hẹp rất nhiều bởi khả năng cảm nhận củacác cơ quan giác cảm, một người cận thị sẽ không nhìnthấy được các vật thể ở xa chẳng hạn. Tuy nhiên khoahọc đã góp phần không nhỏ làm gia tăng khả năng hiểu biếtcủa con người về thế giới vật chất bằng các dụng cụnhư kính hiển vi, viễn vọng kính hoặc các máy móc đo đạtkhác, và từ đó đã mở rông thêm cái thế giới vật lýchung quanh, kể cả việc theo dõi bằng máy móc sự vận hànhcủa tâm thức dưới một một vài khía cạnh nào đó.

Nhữnggì vượt ra ngoài «thế giới vật chất» thì chúng ta gọichung là «thế giới phi vật chất» bao gồm tất cả nhữnghiện tượng không hình tướng, không màu sắc, không âm thanhvà không sờ mó được, có nghĩa là vượt khỏi khả năngcảm nhận của ngũ giác. Vậy thế giới ấy gồm có nhữnggì? Nói một cách tổng quát thì tất cả mọi hiện tượng,dù là vật chất hay phi vật chất trong thế giới này đềuđược sinh khởi hay tạo tác bằng cách lệ thuộc vào nhiềuđiều kiện. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma phân chia các hiện tượngtrong thế giới luân hồi thành ba thể loại: các hiện tượnghình tướng, các hiện tượng tri thức và các hiện tượngkhông phải hình tướng cũng không phải tri thức. Các hiệntượng hình tướng gồm các vật thể có hình dáng, màu sắc,v.v..., có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ bằng tay. Các hiệntượng tri thức thì không có hình thể, không màu sắc...,nói chung là không có đặc tính vật lý và không thể đo đạtdược bằng dụng cụ. Nhóm thứ ba gồm các hiện tượng khônghình tướng cũng không tri thức, tức là các khái niệm mangtính cách trừu tượng, chẳng hạn như nghiệp (karma),thời gian, không gian, vị thế, thứ tự, các con số, cá thể,sự sống, vô thường, sự sinh, già nua... Theo cách phân loạitrên đây thì thể loại thứ nhất thuộc vào lãnh vực vậtchất, hai thể loại thứ hai và thứ ba thuộc vào lãnh vựcphi vật chất.

Tómlại, tất cả những gì đang biến động trong tâm thức, kểcả những khái niệm của sự hiểu biết dùng để xác địnhnhững hiện tượng bên ngoài tâm thức đều thuộc vào thếgiới phi vật chất. Những xúc cảm như lo âu, sợ sệt, thươngyêu, giận dữ, khổ đau, hạnh phúc..., là những thành phầncủa thế giới phi vật chất. Đồng tiền giấy hay đồngtiền bằng vàng ta đang cầm trên tay là vật chất, nhưng giátrị của chúng có tính cách quy ước thì lại thuộc vào lãnhvực phi vật chất. Những cơn ác mộng trong giấc ngủ haynhững ám ảnh khiếp đảm trong tâm thức một người bịbệnh tâm thần hoặc những ảo giác thích thú của một ngườidùng ma túy... đều thuộc vào «thế giới phi vật chất».

Theocách phân loại của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma như được trìnhbày trên đây thì thời gian và không gian thuộc vào thế giớiphi vật chất, chúng không có hình tướng và cũng không phảitri thức. Vậy thời gian và không gian thật sự là gì? Câuhỏi có thể làm cho nhiều người sửng sốt vì số đôngtrong chúng ta vẫn yên trí rằng thời gian và không gian lànhững gì quá «đương nhiên» và bất cứ ai cũng biết.Nhưng thật ra cho đến nay chưa có một triết gia hay một khoahọc gia nào hiểu được thời gian và không gian là gì. Từthời cổ đại cho đến nay đã có không biêt bao nhiêu triếtgia và khoa học gia thay nhau đưa ra các giả thuyết và kháiniệm về không gian và thời gian. Nhà toán học Hy Lạp Euclide(~450 ~380 trước tây lịch) đề nghị không gian có ba chiều,và gần đây hơn thì nhà bác học Albert Einstein (1879-1955) gánthêm cho cái không gian toán học của Euclide một chiều nữalà thời gian. Nhà bác học Isaac Newton (1643-1727) cho rằng khônggian có tính cách tuyệt đối, nhà bác học Gottfried Liebniz(1646-1716) thì khẳng định không gian chỉ có tính cách tươngđối, và nhà toán học kiêm vật lý và triết gia Henri Pointcaré(1854-1912) lại cho rằng hình học không gian chỉ đơn giảnlà một quy ước mà thôi. Đối với thời gian thì lại cònphức tạp hơn nữa vì thời gian có tính cách «trừu tượng» hơn không gian rất nhiều. Tóm lại, những gì vừa đượctrình bày cho thấy chúng ta có xu hướng tin vào những sựkiện có vẻ như hiển nhiên được cảm nhận qua kinh nghiệmthường nhật của các giác quan, nhưng thực sự thì chúngkhông quá hiển nhiên như chúng ta tưởng.

Quan điểmcủa Phật giáo về hai thếgiới vật chất và phi vật chất

Trongphần này chúng ta sẽ lần lượt phân tích bản chất củathế giới vật chất và phi vật chất qua nhân sinh quan Phậtgiáo và từ đó sẽ sẽ nêu lên một vài nhận xét trong mụcđích rút tỉa những gì có thể giúp ích thêm cho việc tutập của một người Phật tử.

- Vậtchất và phi vật chất là hai thành phần của một thế giớiduy nhất:

Hãylấy một thí dụ, chẳng hạn ta hồi tưởng lại thời tuổinhỏ còn đi học, thì hình ảnh một cậu bé hay một cô bécắp sách đến trường trước đây là những sự thật vậtchất, nhưng bây giờ đã trở thành những hình ảnh phi vậtchất trong tri thức của ta. Trong một giấc mơ ta «thấy lại» cha mẹ ta đã qua đời, cái thấy ấy chỉ là những «kỷniệm» phi vật chất của những gì đã từng là vật chất.

Đếnđây chúng ta hãy chọn một thí dụ khác trong lãnh vực khoahọc. Nhà bác học Einstein đưa ra một công thức như sau :E=mc², (E có nghĩa là năng lượng, m là khối lượng, c làtốc độ ánh sáng). Công thức đó cho thấy vật chấtcó thể chuyển thảnh năng lượng và ngược lại.Một nhà vật lý thiên văn khi nhìn vào công thức ấy có thểhình dung ra những vụ nổ tung hay là những sự hình thànhcủa các vì tinh tú trong vũ trụ. Những người bình dị nhưchúng ta thì cũng có thể nhận thấy dễ dàng là năng lượnggiúp cho tim đập, hai chân chạy, não bộ suy nghĩ... đều phátsinh từ thực phẩm thuộc vào thế giới vật chất.

Tómlại thế giới vật chất và phi vật chấtkếtchặt như mười ngón tay đan vào nhau, tương tác vàchuyểnhồilẫn nhau. Những gì hiển hiện và chuyển độngtrong tâm thức, những đổi thay trên thân xác cho đến tấtcả các vật thể và biến cố đang chuyển động chung quanhchúng ta đều thuộc vào một thế giới duy nhất mà Phậtgiáo gọi chung là thế giới luân hồihay thếgiới ta bà. Đấy là điều thứ nhất mà người tutập có thể rút tỉa được khi nhìn vào tâm thức của mìnhvà những hiện tượng đang biến động trong môi trường chungquanh.

- Sựtương liên và tương tác của mọi hiện tượng:

Khiphóng nhìn vào thế giới vật chất bên ngoài ta có thể quansát được hiện tượng tương liên giữa mọi vật thể vàbiến cố một cách dễ dàng, chẳng hạn như muốn có mộtbát cơm thì phải có người nông dân, lúa giống, nước, ánhnắng... Đối với thế giới phi vật chất, sự tươngliên có thể khó nhận biết hơn, thí dụ muốn cho một cơnác mộng hiện ra thì cần phải có nhiều điều kiện, chẳnghạn như sự hoạt động của các cơ quan giác cảm giám xuốnghoặc hoàn toàn ngưng nghỉ, đồng thời những gì in khắctrong tiềm thức – hay a-lại-da thức – trỗi dậy. Trên mộtbình diện khác thì những ảo giác trong cơn ác mộng lạiliên đới với những xúc cảm và các hành động của ta trongquá khứ. Ác mộng cũng có thể xảy ra cho một người bịbệnh tâm thần khi «tỉnh», tuy nhiên trong lúc đó tâm thứccủa người bịnh có thể đang bị khích động bởi hận thù,lo âu, sợ sệt, bám víu... Tất cả những gì xảy ra trongtâm thức đều liên hệ đến những nguyên nhân và điềukiện vật chất bên ngoài và phi vật chất bên trong tâm thức.

Mộtngười tu tập khi nhìn thấy sự tương liên, tương kết vàtương tạo giữa mọi hiện tượng trong thế giới luân hồisẽ rút tỉa được một nguyên lý hết sức quan trọng, đólà lý duyên khởi mà Đức Phật đã nêu lên và giảng giảibằng những câu vừa đơn giản lại vừa dễ hiểu như sau:

Cáinày có, cái kia hình thành
Cáinày hiển hiện, cái kia sinh ra
Cáinày không có, cái kia không hiển hiện
Cáinày chấm dứt, cái kia không sinh ra

Tómlại sự tương liên, tương kết và tương tạo giữa mọihiện tượng là điều thứ hai mà người tu tập có thể rúttỉa được khi nhìn vào thế giới luân hồi.

- Nguyênlý vô thường:

Nhữngnhận xét trên đây cho thấy tất cả mọi hiện tượng đềuliên đới một cách chặt chẽ với nhau, tuy nhiên sự liênđới và tương kết đó không cứng nhắc mà luôn luôn biếnđộng. Sự biến động của mọi hiện tượng xảy ra bênngoài cũng như bên trong tâm thức không bao giờ ngưng nghỉ.Ta thử chọn một thí dụ trong toán học như sau, ta có mộtsố điểm trong không gian và khoảng cách giữa các điểm khôngthay đổi. Nếu một điểm trong số những điểm đó di động,tức thay đổi vị trí, thì tất cả các điểm khác cũng đồngloạt chuyển động theo và thay đổi vị trí nếu chúng muốngiữ cho khoảng cách giữa các điểm không thay đổi. Nếutất cả các điểm đều di động cùng một lúc thì sự chuyểnđộng sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Hình ảnh của sựchuyển động gồm vô số điểm lôi kéo nhau như thế có thểtượng trưng một phần nào cho sự biến động của các hiệntượng trong thế giới luân hồi. Thân xác ta là một tổnghợp của hàng tỉ tế bào, chỉ cần một tế bào bị ungthư thì nó sẽ kéo theo sự chuyển động của tất cả cáctế bào khác và cả những xúc cảm trong tâm thức của tanữa.

Sựchuyển động ấy Phật giáo gọi là nguyên lý vô thường.Nguyên lý ấy có tính cách tuyệt đối và toàn cầu, khôngcó một ngoại lệ nào cả. Đấy là điều thứ bamà người tu tập có thể rút tỉa được khi nhìn vào thếgiới ta bà.

- Bảnchất lệ thuộc của mọi hiện tượng :

Khiđã nhìn thấy mọi hiện tượng trong thế giới ta bà đềulệ thuộc vào nhau, liên kết với nhau và không ngừng chuyểnđộng thì ta sẽ thấy chúng không hàm chứa một thực thểnào cả, tức không có một hiện tượng nào mang tính cáchđộc lập. Chẳng hạn một cơn ác mộng trong giấc ngủ cũngliên đới với một quá khứ nào đó của ta và cũng cầncó một thể dạng tri thức đang hoạt động để ác mộngphát sinh. Sau đây là một thí dụ khác, thân xác ta lệ thuộcvào tinh trùng của cha và noãn của mẹ để hình thành, lệthuộc vào thức ăn để lớn lên. Sự hiểu biết thì nhờvào giáo dục và những kinh nghiệm của giác cảm, sinh hoạttri thức thì lệ thuộc vào sự hoạt động của não bộ.

Sauđây chúng ta hãy chọn một thí dụ liên quan đến lãnh vựcphi vật chất thuộc vào thế giới «bên ngoài», chẳng hạnnhư không gian và thời gian, để xét nghiệm xem chúng có độclập hay không? Như đã được trình bày trên đây, chưa cóai hiểu được bản chất của không gian và thời gian là gì.Cho đến nay người ta chỉ định nghĩa không gian và thờigian theo những nguyên lý tiên nghiệm (a priori),tức có nghĩa là trước khi thực nghiêm hay chứng nghiệm được.

Mộtcách tổng quát, ngành bản thể học (ontology) thuộc triếthọc siêu hình gồm có hai khuynh hướng đại diện bởi haichủ thuyết, đó là chủ thuyết duy thực (realism) và chủthuyết duy tâm (idealism). Chủ thuyết duy thực cho rằng thờigian và không gian hiện hữu một cách độc lập bên ngoàitâm thức của con người. Chủ thuyết duy tâm thì ngược lại,tỏ ra nghi ngờ sự hiện hữu của không gian và thời gianbên ngoài tâm thức. Vài triết gia siêu hình thuộc chủ thuyếtduy tâm còn đi xa hơn nữa khi họ phủ nhận một cách khẳngđịnh sự hiện hữu của thời gian bên ngoài tâm thức, chẳnghạn như J.E. Mc Taggart (1866-1925) trong quyển sách mang tựa đề«Tính chất không thực của Thời gian» (The Unrealityof Time, 1908) của ông, đã lập luận rằng thời gian chỉ làmột ảo giác.

Trênphương diện hoàn toàn khoa học, thì thuyết tương đối củaEinstein và nhiều công cuộc khảo cứu của các khoa học giakhác đã chứng minh một cách hùng hồn là khái niệm về mộtkhông gian mang tính cách tuyệt đối của Newton hoàn toàn khônghàm chứa một cơ sở vật lý vững chắc nào cả, bởi vìkhônggian là một thực thể «dính liền» với thời gian và khôngthể nào phân tách ra được, và các khoa học gia đãđề nghị một từ mới là «không gian-thời gian» (espace-temps)để chỉ chung vừa không gian vừa thời gian. Hơn nữa thuyếttương đối còn chứng minh cho thấy không gian có thể teo nhỏ,trương nở, cong...tùy thuộc vào môi trường trong vũ trụ.Tóm lại, không gian không hàm chứa một tính cách độclập nào cả.Dù cho ta chấp nhận khái niệm cho rằngkhông gian là một môi trường đồng thể trải rộng đếnvô cực chẳng hạn, thì nhất định cái không gian đó cũngphải hàm chứa các đặc tính như hướng bắc, hướng nam,có bên trên, bên dưới, vì thế mà cái không gian như vừađịnh nghĩa cũng phải lệ thuộc vào những «thành phần» như nam, bắc, trên dưới của nó. Tóm lại không gian cũngchỉ là một hiện tượng lệ thuộc.

Đốivới thời gian cũng vậy, các khoa học gia chứng minh cho thấylà thời gian rất tương đối. Thời gian ghi nhận trên đỉnhnúi sẽ khác với thời gian ở đồng bằng, thời gian ở xíchđạo khác với thời gian ở bắc cực, thời gian ở địacầu không giống với thời gian của một hành tinh khác. Tómlại là thời gian lệ thuộc vào môi trường vật lý củanó. Người ta vẫn thường hình dung và định nghĩa thời giannhư một dòng chảy liên tục, giống như một dòng nước.Vậy một dòng nước phải có một lòng sông để chuyển tải,nếu muốn nhận thấy sự chuyển động của dòng nước thìphải có những điểm «đứng yên» để làm chuẩn trênbờ. Cũng thế muốn hình dung thời gian là một dòng luân chuyểnthì phải cần có một cơ sở để chuyển tải thời gian vàđồng thời cũng phải có những điểm chuẩn bất động đểxác định sự luân chuyển của nó.

Tómlại tất cả mọi hiện tượng đều lệ thuộc, không cómột vật thể hay biến cố nào trong vũ trụ, một xúc cảmhay khái niệm nào trong tâm thức con người có thể tự nóhiện hữu một cách độc lập. Đó là điều thứ tưmà người tu tập có thể rút tỉa được khi nhìn vào thếgiới luân hồi trong đó có cả tâm thức của mình.

- Bảnchất ảo giác của mọi hiện tượng :

Khinhìn thấy hai thể dạng vật chất và phi vật chất chuyểnhồi và tương tác với nhau để tạo ra thế giới tabà thì ta sẽ hiểu rằng trong cái thế giới đó mọi hiệntượng đều phải lệ thuộc, tương liên, tương kết vớinhau để hiện hữu. Tóm lại là không có một hiện tượngnào có thể đứng độc lập riêng một mình. Khi đãnhìn thấy được bản chất đó của mọi hiện tượng thìchúng ta cũng có thể kết luận rằng không có một hiện tượngnào tự nó hiện hữu một cách tuyệt đối. Phật giáo xemsự hiện hữu tạm thời và lệ thuộccủa mọihiện tượng bị cuốn trôi trong cơn lốc của những biếnđộng không ngừng là bản chất đích thực của chúng, cáibản chất ấy gọi là Tánh không.

Vìbản chất của mọi hiện tượng không thật, không tựtại và bất biếncho nên Phật giáo xem chúng như nhữngảo giác. Đấy là điều thứ nămmà người tutập có thể rút tỉa khi nhìn vào thế giới luân hồi.

- Quyluật nguyên nhân và hậu quả :

Trênđây chúng ta đã thấy là mọi hiện tượng không đứng yênmà liên tục chuyển động. Sự chuyển động đó không phảido ngẫu hứng, cũng không phải tự nó chuyển động theo ýmuốn của nó. Mặc dù vô cùng phức tạp vì liên đới vớivô số những nguyên nhân và điều kiện chằng chịt, tuy nhiênmỗi chuyển động đều có một nguyên nhân rõ rệt, mang lạimột hậu quả tương quan với nguyên nhân đó một cách chắcchắn và không sai lầm, chẳng hạn như ta ăn thì hết đói,ta uống thì hết khát. Khi ta làm một điều sai trái cho ngườikhác thì sẽ làm cho người này buồn khổ, phản ứng củahọ có thể là oán hận ta và tìm cách làm hại ta. Một hạtgiống khi có đất, nước, ánh nắng thì nẩy mầm và đâmchồi... Đó là sự vận hành tự nhiên của mọi hiện tượngtrong vũ trụ, không liên hệ gì đến ý chí của con ngườihay sức mạnh siêu nhiên của một vị Phật nào cả.

Cólẽ cũng không cần phải dông dài về quy luật nguyên nhânvà hậu quả vì tương đối dễ nhận thấy. Nếu các triếtgia và các khoa học gia có thể bất đồng chính kiến vớinhau trên nhiều lãnh vực, thì gần như là tất cả đều đồngý và chấp nhận nguyên tắc một nguyên nhân nhất định sẽsinh ra một hậu quả nhất định, nếu không đúng như thếthì họ cũng sẽ không còn biết căn cứ vào đâu để suyluận và thực hiện những thí nghiệm. Khái niệm về quy luậtnguyên nhân và hậu quả của Phật giáo mang tính cách bao quátvà sâu xa hơn nhiều, vì theo Phật giáo nguyên nhân có thểthuộc vào thể dạng vật chất hay phi vật chất, có thểtiềm ẩn thật lâu và sâu kín và chỉ phát hiện ra quả khigặp được những cơ duyên thích nghi và thuận lợi. Tóm lạiquy luật nguyên nhân và hậu quả là điều thứ sáumà người tu tập có thể rút tỉa được khi quan sát nhữngchuyển động trong thế giới ta bà.

Sauphần tìm hiểu về bản chất của mọi hiện tượng vât chấtvà phi vật chất trên phương diện lý thuyết, thì sau đâylà phần ứng dụng.

Thế giớita bà và thái độ của người tu tập

Dùphải đứng trước một thế giới phức tạp đầy biến động,thì người tu tập cũng không có gì phải bấn loạn hay hoangmang mà hãy nhìn vào thế giới ấy với tất cả sự trầmtĩnh để tìm hiểu, suy xét và chọn một thái độ thích nghi,tức là ý thức được vị trí, trách nhiệm và bổn phậncủa mình để vạch ra cho mình một con đường trong cái thếgiới đó. Con đường ấy gồm có hai khía cạnh hay hai hướngđi, một theo chiều rộng và một theo chiều sâu. Tuy nhiênđấy không phải là hai hướng đối nghịch với nhau mà đúnghơn là song song với nhau, bổ khuyết cho nhau. Thật vậy muốnđi xa thì phải có một con đường thật rộng.

-Conđường tu tập theo chiều rộng :

Thôngthường một số người chỉ quan tâm đến lãnh vực vậtchất, vì thế sự hiểu biết của họ về tổng thể củathế giới này trở nên phiến diện, sự hiểu biết đó bịgiới hạn bởi khả năng cảm nhận của các cơ quan giác cảmvề những hiện tượng vật chất đang chuyển động trongmôi trường chung quanh và họ không quan tâm đúng mức đếncác hiện tượng phi vật chất phức tạp và khó nhận biếthơn. Trong khi đó thì người tu tập quan tâm một cách toàndiện và cân bằng hơn về cả hai lãnh vực, vừa vật chấtvà cả tâm linh, và họ sẽ nhận thấy các quy luật như nhânquả, vô thường, duyên khởi... đang chi phối thế giới vậtchất cũng đồng thời chi phối cả thế giới tâm linh. Tronglãnh vực vật chất, nếu một hạt giống gặp các điềukiện thuận lợi như nước và hơi nóng sẽ tự động nẩymầm thì trong lãnh vực phi vật chất cũng thế, khi tâm thứcgặp một số nguyên nhân nào đó thì sẽ cảm nhận đượchạnh phúc hay là khổ đau.

TheoĐức Đạt-lai Lạt-ma thì nguyên nhân chính của khoảnh khắctri thức trong hiện tại là hậu quả phát sinh từ khoảnhkhắc tri thức vừa xảy ra trước đó, vì thế một khoảnhkhắc tri thức xảy ra trước sẽ làm nguyên nhân cho khoảnhkhắc tri thức xảy ra sau. Những gì phát lộ trong khoảnh khắctri thức đang hiển hiện sẽ ảnh hưởng đến những gì sẽxảy ra trong khoảnh khắc tri thức tiếp theo sau. Đồng thờivới một khoảnh khắc tri thức đang hiển hiện thì cũng sẽxảy ra những cảm nhận phát sinh từ giác cảm, tức là từthân xác, chúng góp phần làm gia tăng thêm hoặc làm giảmbớt đi những gì đang xảy ra trong tâm thức. Những cảm nhậntừ giác cảm là những điều kiện phụ thuộc hay cơ duyên.Có thể đơn cử một thí dụ tương đương trong thế giớivật chất, chẳng hạn như hạt giống là nguyên nhân chính,các điều kiện như đất, nước, ánh nắng... là những điềukiện phụ thuộc giúp cho hạt giống nẩy mầm và mọc thànhcây.

Mộtcách tổng quát thì sự vận hành của tri thức có thể chialàm hai thể dạng: tích cực và tiêu cực. Một tác nhân haynguyên nhân tiêu cực phối hợp với những điều kiện phụthuộc mang tính cách tiêu cực nhất định sẽ tạo ra mộtthể dạng tâm thức tiêu cực. Chẳng hạn khi ta nghĩ đếnmột người nào đó mà ta thù ghét thì đương nhiên ta sẽrước lấy những xúc cảm bấn loạn. Những xúc cảm ấysẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức và gián tiếp trênthân xác của ta. Ngược lại thì ta cũng có thể làm phátsinh một thể dạng đối nghịch với thể dạng tiêu cựcbằng cách tạo ra những xúc cảm an bình và hân hoan, chẳnghạn như phát lộ lòng từ bi và yêu thương sẽ mang lại nhữngxúc cảm an vui và gần gũi với con người, hoặc biết tựtin nơi bản thân thì sẽ giúp chống lại bệnh trầm cảmvà những lo âu vô cớ. Cũng xin nhắc lại ở đây là Phậtgiáo xem một cá thể con người gồm có sáu giác cảm, ngũgiáchướng vào sự cảm nhận thế giới vật chấtbên ngoài và tri thứcgiác cảm thứ sáumang chức năng cảm nhận những gì xảy ra trong tâm thức,tức là thuộc vào lãnh vực phi vật chất. Bước đi trongmột khung cảnh êm đềm, cây cỏ xanh tươi, chim hót trên cành,chung quanh đầy hoa thơm và trái ngọt..., thì ta sẽ tiếp nhậnđược những giác cảm thích thú qua trung gian của ngũ giác.Đồng thời trong tâm thức nếu ta phát lộ được lòng từbi và ước vọng tất cả chúng sinh đều được hưởng cáikhung cảnh an bình ấy như ta, thì giác cảm thứ sáu sẽ tiếpnhận được những xúc cảm thanh cao và sâu xa hơn nữa. Ngượclại nếu trong lúc đó ta chợt nghĩ đến một người mà tahận thù thì giác cảm thứ sáu sẽ tiếp nhận những xúccảm bấn loạn và các điều kiện phụ thuộc bên ngoài dongũ giác tiếp nhận sẽ bị che lấp và không tạo ra đượcmột tác động tích cực nào đáng kể.

Tómlại, chú tâm thật mạnh để tìm hiểu sự vận hành củatâm thức liên đới với những thể dạng xúc cảm sẽ giúpngười tu tập nhìn thấy được những hậu quả sẽ phátsinh trong từng khoảnh khắc của tri thức. Nếu muốn làm suygiảm ảnh hưởng của những xúc cảm tiêu cực thì phảitìm hiểu, xác định và loại bỏ các nguyên nhân của chúng,đồng thời làm gia tăng những nguyên nhân tích cực để sửdụng chúng như những liều thuốc hóa giải làm tan biến nhữngthể dạng khổ đau.

Tạora những thể dạng tích cực là một trong những khía cạnhchính yếu trong việc tu tập Phật giáo nói chung và trong việchành thiền nói riêng: có nghĩa là tìm cách tạo ra nhữngnguyên nhân tốt lành và những điều kiện thuân lợi đểmang lại an bình và hạnh phúc trong tâm thức, và đó cũnglà những điều kiện tiên quyết để đưa dần đến mộtcuộc sống an vui và trong sáng, thăng bằng cả trên phươngdiện vật chất và phi vật chất.

Căncứ vào nguyên lý duyên khởita sẽ hiểu rằngcuộc sống đó chỉ có thể thực hiện được bằng cáchliênđới với tất cả các chúng sinh khác và cả môitrườngchung quanh. Dù cho ta nghĩ rằng ta có thể làmđược việc ấy một mình, không cần đến người khác đinữa thì ta cũng nên hiểu rằng nguyên lý vô thườngsẽ không cho phép ta giữ được mãi mãi một cuộc sống hạnhphúc và những xúc cảm an vui cho riêng mình. Vậy khi đã đủsức tạo được một hạt giống tốt trong tâm thức hoặcmột chút dư thừa trong hai tay, thì hãy đem chúng để gieovào mảnh đất của luân hồi.

Mộttâm thức bấn loạn, một tấm lỏng hẹp hòi, một cuộc sốnghoàn toàn bị chi phối bởi bản năng chỉ có thể mở ra chota một thế giới chật hẹp của vật chất đơn thuần. Ngượclại thì một tâm thức tích cực và tinh khiết, một tấmlòng bao la và một cuộc sống đạo hạnh sẽ mở ra cho tamột thế giới thăng bằng hơn, gồm những giá trị vật chấtlẫn tinh thần, nhất là những gì sâu xa và thanh cao trong lãnhvực phi vật chất mà những người vô tâm hay chỉ chú trọngđến những thỏa mãn vật chất sẽ không bao giờ nhìn thấy.

Ngoàira, ta còn thấy kinh sách phân chia thế giới luân hồi thànhba cõi gọi là tam giới (tridhatu), gồm dục giới, sắcgiới và vô sắc giới. Dục giới và sắc giới làmôi trường hiện hữu của những chúng sinh mang hình tướngvật chất, trong đó có ngạ quỷ, quỷ đói, súc sinh, loàingười, thiên nhân và thánh nhân. Vô sắc giới gồm các chúngsinh đã lột bỏ được phần hình tướng của các cấu hợpvật chất. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng «ba cõi» hay «tam giới» thật ra không phải là ba thếgiới khác nhau, thuộc vào ba «tầng trời» khác nhau. Sáuthể loại chúng sinh trong dục giới cũng không chia ra thànhtừng nhóm riêng biệt, có nghĩa là không phải ngạ quỷ chỉsống chung với ngạ quỷ, súc sinh với súc sinh, con ngườivới con người, các thánh nhân và thiên nhân thì sống quâyquần với nhau trên trời. Thật sự không đúng như thế, vìtất cả chúng sinh trong ba cõi đều sống chung đụng trongmột thế giới duy nhất tức là thế giới luân hồi, tuy nhiênchỉ vì tâm thức u mê, phiến diện và bị che lấp bởi bảnnăng cho nên chúng ta không phân biệt được các chúng sinhthuộc vào các cấp bậc cao hơn chẳng hạn như thánh nhân,thiên nhân hay các sinh linh trong cõi vô sắc giới đang cùnghiện hữu chung với chúng ta trong thế giới này. Chỉ cầnnhìn vào hàng súc sinh, ta cũng thấy chúng hết sức đa dạng,từ côn trùng cho đến các giống thú có trí nhớ, có xúccảm và tri thức.

Mộtngười mất trí, hung dữ đang gào thét và sẵn sàng phạmvào tội ác...thì đâu có khác gì với ngạ quỷ. Những cảnhtự sát, tù tội, tử hình, bom đạn, tai ương, khuyết tật,bệnh tâm thần...thì có khác gì với cảnh giới địa ngục,đâu cần đến quỷ sứ đứng quạt lò để đun sôi mộtvạc dầu. Một người chỉ biết sống với dục vọng, thamlam, ích kỷ, hoàn toàn bị chi phối bởi bản năng sinh tồnvà truyền giống thì có khác gì với giới súc sinh. Nếu tachỉ nghĩ đến danh vọng trên ngực áo, tiền của cất trongngân hàng và những dục vọng ấp ủ trong tâm thức, thì nhấtđịnh những thứ ấy sẽ dần dần mang ta đến gần hơn vớinhững người có cùng «chí hướng». Trong khi đó thì nhữngnhà hiền triết, những người tu hành chân chính, những ngườitràn đầy từ tâm và đạo hạnh, sẵn sàng hy sinh đời mìnhcho người khác, cũng không phải là hiếm hoi trong lịch sửnhân loại và cả trong các xã hội ngày nay. Họ đâu có khácgì với những vị thánh nhân hay thiên nhân được mô tảtrong kinh sách. Nếu biết mở rộng lòng ta để thương yêuthì ta sẽ nhìn thấy họ.

Cácsinh linh trong cõi vô sắc giới thì lúc nào cũng ở bên cạnhchúng ta và âu lo cho hạnh phúc của chúng ta, tuy nhiên vớimột tâm thức nặng nề thì ta sẽ rất khó cảm nhận đượcsự hiện diện của họ. Khi đã tạo được sự an bình, tinhkhiết và bén nhậy trong tâm thức thì lúc đó ta sẽ có thể«nhìn thấy» sự hiện hữu của những sinh linh trong cõivô sắc giới. Muốn thực hiện được điều đó thì cầnphải tu tập kiên trì và sự tu tập ấy phải đi đôi vớilòng từ bi vô biên. Dù sao thì sự cảm nhận những gì trongcõi vô sắc giới liên quan đến kinh nghiêm cá nhân và sựbén nhậy của tâm thức mỗi người, khó để trình bày mộtcách tổng quát.

-Conđường tu tập theo chiều sâu :

Nếucon đường tu tập theo chiều rộng có nhiều hướng để đithì con đường tu tập theo chiều sâu cũng phức tạp khôngkém. Sau đây là một sắc thái của con đường tu tập theochiều sâu liên quan đến lãnh vực triết học và khoa họcđược nêu lên để suy tư.

Khônggian và thời gian, như đã được trình bày sơ lược trongphần đầu của bài viết là những khái niệm từng làm đảođiên các triết gia và các khoa học gia từ ngàn xưa, tuy nhiêncho đến nay vẫn chưa có ai thành công và hiểu được bảnchất thật sự của những khái niệm ấy là gì. Từ muônthuở, tìm hiểu bản chất của thời gian và không gian làsự thách đố lớn nhất của các triết gia và khoa học giavà có lẽ của cả nhân loại nữa.

Từkhi Einstein đưa ra thuyết tương đối giới hạn và tổng quátthì người ta mới hiểu rằng không gian và thời gian dínhliền với nhau không thể phân tách ra được, đồng thờicũng không thể tách rời vật chất ra khỏi không gian. Nóimột cách dễ hiểu hơn là nếu bất thần tất cả vật chấtvà ánh sáng trong vũ trụ biến mất thì phản ứng của chúngta là nghĩ ngay đến một không gian trống không và tối đen.Tuy nhiên theo thuyết tương đối của Einstein thì không phảithế, khi vật chất biến mất thì không gian cũng biến mấttheo và không còn lại gì cả.

DmitriMendeleïv (1834-1907) một nhà hóa học người Nga, cha đẻ củabảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học, gọi tắtlà bảng Mendeleïv, cho rằng không gian gồm có nhữnghạt vi thể một triệu lần nhỏ hơn một nguyên tử hydro,và sự cấu hợp của các hạt vi thể đó sẽ tạo ra cácnguyên tử vật chất. Cũng cần giải thích thêm là theo giảthuyết của Mendeleïv thì không gian được tạo ra bởi cáchạt vi thể chứ không phải không gian là một môi trườngtrống không chứa đựng các hạt vi thể. Nhà vật lý nổidanh John Weeler (1911-2008) và một số các nhà vật lý học khácchẳng hạn như Paul Dirac (1902-1984), đã khai triển thêm giảthuyết do D. Mendeleïv đưa ra và họ đã chứng minh đượcmột số đặc tính vật lý tương đồng giữa không gian vàmột cấu hợp gồm một số giới hạn các hạt vi thể. JohnWeeler còn đi xa hơn nữa khi ông cho rằng nếu không gian bịkhích động bởi một số điều kiện môi trường nào đósẽ phản ứng như một hạt vi thể. Mặc dù đề nghị củaMendeleïv không được nhiều nhà vật lý tán đồng, tuy nhiêngiả thuyết đó cũng cho phép chúng ta nghĩ rằng không giantuy là «phi vật chất» nhưng đã «nhích lại» gần hơnvới thế giới vật chất trên một khía cạnh nào đó.

Trênđây là một vài giả thuyết về không gian trong lãnh vựckhoa học, trong lãnh vực triết học thì các triết gia đãnghĩ gì ? Triết gia Hy lạp Héraclite (cuối thế kỷ thứ VItrước Tây lịch) đề nghị đồng hóa vật chất vớichuyển động, có nghĩa là vật chất chỉ là nhữngchuyển động mà thôi và chuyển động thì lại trực tiếpliên hệ đến không gian. Quả thật đây là một khái niệmtáo bạo không kém gì với khái niệm của Einstein cho rằngthời gian là kích thước thứ tư của không gian. Theo tuyếttương đối của Einstein xuất hiện sau giả thuyết của Héraclite25 thế kỷ, thì vật chất dính liền với không gian và cảhai không thể tách rời ra được. Những ý kiến này cũngcho chúng ta thấy sự liên hệ giữa không gian và vật chất.Ngoài ra dưới nhãn quan Phật giáo thì sự đồng hóagiữa vật chất và chuyển độngcho thấy tính cáchvô thường và ảo giáccủa thế giới vật chất.

Saukhi đã phân tích sơ lược về bản chất của không gian nhưtrên đây, chúng ta thử tìm hiểu về thời gian xem sao. Theocác cách định nghĩa thông thường nhất tìm thấy trong cáctự điển bách khoa thì thời gian là một môi trường vô tậntrong đó những biến cố tiếp nối nhau xảy ra, và trên mộtkhía cạnh khác thời gian cũng có thể xem là một sức mạnhtác động lên từng sinh linh và toàn thể thế giới này.

Ngoàira thời gian cũng được định nghĩa như một chốc lát,một lúc, thời kỳ..., chúng chiếm giữ một vị trínhất định nào đó trong một chuỗi tiếp nối liên tục củacác biến cố, chẳng hạn như khi ta dùng những từ sau đâyđể chỉ định thời gian: trước đây, đúng lúc, khôngquá trễ, cùng một lúc... Các ngành vật lý học cổđiển thì xem thời gian là một kích thước của vũ trụ,gồm có những «khoảnh khắc» có thể xác địnhvà đo đạt được.

Vìtính cách thực dụng người ta lại chia thời gian thành nhiềuloại như: thời gian vật lý (một biến số củatoán học), thời gian tâm lý(mau hay chậm tùy thuộcvào xúc cảm), thời gian sinh học (sự già nua),thờigian địa chất(quá trình hình thành của vỏ địacầu), thời gian vũ trụ(sự trương nở của vũtrụ),thời gian năm tháng (mùa màng và sự xoayvần của địa cầu)...

Tómlại, từ các định nghĩa mang tính cách phiến diện trên đâyngười ta diễn đạt thành vô số khái niệm, chẳng hạn nhưthời gian là một «môi trường vô tận», một«sức mạnh tác động lên thế giới này», một«kích thước của vũ trụ», một «khoảnhkhắc có thể đo được», một «thời điểmchính xác»..., rốt lại chẳng có ai hiểu thời gianlà gì.

Khita đưa cổ tay để xem đồng hồ và gọi đó là thời gian,nhưng thật ra đấy chỉ là những chuyển động được đồnghoá với thời gian bằng quy ước. Tất cả các loại đồnghồ dù là chạy bằng dây thiều (dây cót), bằng transitor haybằng nguyên tử thì đều phải căn cứ vào một sự chuyểnđộng nào đó. Những gì ta quen gọi là một giờ, một phút,ngày hôm qua, năm ngoái, năm tới... không hẵn là thời gian,đó chỉ là những quy ước đơn thuần. Triết gia Hy lạp Aristote(-384 -322) cho rằng thời gian không bắt buộc phải hiệnhữu, cũng không hẳn là không hiện hữu, nó chỉ hiện hữukhi liên đới với sự đổi thay : «thời gian là một sốchuyển động được hướng về phía trước hoặc phía sau». Một triết gia Hy lạp khác là Platon (-428 -347) cho rằngthời gian là «hình ảnh di động của sự vĩnh cữubất động». Nhà bác học Blaise Pascal (1623-1662) vừalà một nhà khoa học, toán học và cũng là một triết giacho rằng «thời gian» thuộc vào loại những khái niệmcăn bản không thể nào định nghĩa được và định nghĩacũng vô ích, vì tất cả những định nghĩa về thời gianchỉ là những sự lặp đi lặp lại của một chuyện duy nhất(phép lặp thừa hay hằng đề = tautology), vì trước khiđược nêu lên thì các định nghĩa ấy đã hàm chứa sẵntừ bên trong ý niệm về thời gian rồi. Nhà bác họcvà triết gia Newton thì lại cho rằng thời gian « trôichảy » một cách đều đặn và có tính cách tuyệt đối,không liên quan với bất cứ một hệ quy chiếu(sựchỉ định) nào cả. Nhà bác học và triết gia Gottfried W.Leibniz (1646-1716) là đối thủ muôn thuở của Newton thì luônluôn nói ngược lại những gì Newton phát biểu, và ông chorằng chính các hiện tượng đã dự phần vào việc địnhnghĩa thời gian.

Trênđây là phần tóm lược một vài khái niệm về không gianvà thời gian được nêu lên «xuyên qua thời gian và khônggian». Vậy quan điểm của Phật giáo về những khái niệmấy như thế nào? Trước hết cũng xin minh chứng một cáchkhẳng định rằng Đức Phật không hề chen vào những tranhbiện hay những loại khái niệm và biện luận thuần lý nhưthế. Ngay trong thời Đức Phật còn tại thế cũng đã từngcó không biết bao nhiêu triết thuyết thuộc đủ mọi chủđề đã được nêu lên, tuy nhiên Đức Phật không hề khuyếnkhích các đệ tử của Ngài gia nhập vào những triết thuyếtấy mà trái lại chỉ tìm cách giúp cho họ thoát ra khỏi nhữngthứ ấy.

Trướckhi đưa ra quan điểm của Phật giáo, thiết nghĩ cũng nêntrình bày một vài nhận xét về những giả thuyết và kháiniệm của các triết gia và khoa học gia vừa được nêu lêntrên đây.

-Mendeleïvcho rằng không gian được tạo thành bởi những hạtvi thể, vậy không gian có tính cách cấu hợp.

-Einsteinthì cho rằng không gian dính liền với thời gian,vậy bản chất của không gian là lệ thuộc.

-Héracliteđồng hóa không gian với chuyển động, vậy khônggian là vô thường.

-Aristotecho rằng thời gian chỉ có thể hiện hữu khi liên đớivới sự đổi thay, như thế có nghĩa là thời gian chỉhiện hữu liên đới với vô thường.

-Platonthì cho thời gian là hình ảnh di động của sự vĩnhcữu bất động. Quả thật khái niệm này không cóý nghĩa gì nhiều vì khi hình ảnh đã di động thì nó đãbiến đổi rồi, vậy làm thế nào nó có thể giữ đượcsự trung thực của sự vĩnh cữu bất độngđểgọi nó là hình ảnh của sự vĩnh cữu ấy?

- Đốivới Pascalthì ý niệm về thời gian đã cósẵn trước khi các định nghĩa về thời gian được nêu lên,nếu như thế thì thời gian có tính cách chủ quan,vậy làm thế nào nó có thể là một căn bản tuyệtđối được.

-Newtonthì nghĩ rằng thời gian trôi chảy một cách đều đặnvà có tính cách tuyệt đối. Cách định nghĩa như thếcho thấy một sự mâu thuẫn quá lộ liễu, nếu muốn thờigian trôi chảy thì phải có cái gì bất động làm chuẩn đểchứng minh cho hình ảnh trôi chảy của thời gian, vậy làmthế nào thời gian có thể tuyệt đốiđược.Nếu trôi chảy thì phải hiểu rằng trôi chảy từ một vịtrí này đến một vị trí khác khác, có nghĩa là thời gianphải có nguồn gốccứu cánh, vậynguồn gốc và cứu cánh của thời gian là gì? Có thể Newtonkhông nghĩ đến các vấn đề này khi tưởng tượng ra sựtrôi chảy của thời gian.

- Ngượclại với Newton thì Leibnizcho là các hiệntượng đã dự phần giúp vào việc định nghĩa thời gian,câu này cũng không có ý nghĩa rõ rệt vì không trực tiếpđề cập đến bản chất của thời gian là gì mà chỉ giántiếp nêu lên sự lệ thuộc của thời gian vào các hiện tượngvà các cách định nghĩa của con người.

Phậtgiáo không chọn cùng một phương pháp tiếp cận giống nhưtriết học và khoa học. Thay vì tách rời một hiện tượngđể tìm hiểu bản chất của nó, thì Phật giáo chia cắtmột hiện tượng cho đến chỗ trống không, hoặc theo mộtchiều ngược lại là nhìn vào tổng thể của tất cả mọihiện tượng để tìm hiểu bản chất đích thực và toàncầu của chúng để xác định thế nào là thực tại củathế giới này. Vì thế mà Phật giáo đã nhận xét thấy tấtcả mọi hiện tượng đều mang tính cáchcấu hợp, tươngliên và lệ thuộc (lý duyên khởi) và tất cả nhữnghiện tượng ấy khi đã là cấu hợp và lệ thuộc thì chúngđều vô thường. Trong khi đó thì các khoa học gia và triếtgia chỉ nhìn thấy những biểu hiện bên ngoài của từnghiện tượngtức là sự chuyển động của nó mà Phậtgiáo gọi đó là ảo giác.

Mộtsố khá lớn các tư tưởng triết học đều mang tính cáchchủ quan hoặc không có gì thiết thực. Đôi khi có nhữngtư tưởng triết học sai lầm, chẳng hạn như chủ thuyếtkỳ thị chủng tộc đưa dần đến chủ nghĩa phát-xít gâyra không biết bao nhiêu đổ vỡ và đau thương trong thế chiếnthứ hai. Các khám phá khoa học thì hướng vào sự hiểu biếtvì hiểu biết, phần ứng dụng thì được thúc đẩy bởinhu cầu và bản năng của con người, thí dụ các khám phákhoa học cho thấy sự phân tách hạt nhân tạo ra năng lượnglớn lao, sự hiểu biết đó có thể áp dụng để tạo rađiện lực và cũng có thể dùng để chế tạo bom hạt nhân.

Tráilại thì sự học hỏi và hiểu biết của người tu tập Phậtgiáo được định hướng một cách rõ rệt, luôn luôn đượchướng dẫn bởi lòng từ bi và đạo đức. Tất cả nhữngứng dụng đều hướng vào một mục đích duy nhất là manglại một môi trường tinh khiết, an vui và hài hòa cho tấtcả chúng sinh. Trên phương diện lý thuyết Đức Phật đãchứng minh cho các đệ tử của Ngài thấy là tất cảnhững gì hư cấu hay giả hợp đều là khổ đau vàđồng thời trên phương diện ứng dụng thì Ngài đã chỉcho họ con đường phải chọn để bước đi trong thếgiới này.

Cáckhái niệm của Phât giáo về quy luật tương liêntức là lý duyên khởi quy luật vô thườngcó thể giải thích bản chất của tất cả mọi hiện tượngtrong vũ trụ, kể cả không gian và thời gian. Đó là nhữngquy luật tuyệt đối áp đặt cho tất cả mọi hiện tượng,từ lãnh vực vật chất cho đến phi vật chất trong thế giớita bà, không có một ngoại lệ nào cả. Vậy người tu tậpkhông cần phải điên đầu với những gì mà các triết giavà khoa học gia nêu lên qua «thời gian và không gian». Tráilại thì ngày nay nhiều triết gia và khoa học gia tây phươngquan tâm đến bản chất của thực tại đã bắt đầu sửngsốt trước những khái niệm vô cùng bao quát và chính xáccủa Phật giáo liên quan đến các hiện tượng trong vũ trụnày.

Tuynhiên và nếu muốn, thì người tu tập vẫn có thể đốiđáp lại những luận cứ của các triết gia và khoa học giađã được nêu lên trên đây. Chẳng hạn như Einstein cho rằngthời gian là kích thước thứ tư của không gian, quả đúnglà khái niệm đó có thể dùng để giải thích một số hiệntượng, tuy nhiên nếu các triết gia và khoa học gia cho rằngkhônggian là một chuyển động thời gian cũng làmột chuyển động, thì một chuyển động ghép thêmvào một chuyển động cũng không giải quyết được gì nhiềutrên phương diện thuần túy triết học và có thể kể cảtrên phương diện khoa học nữa. Đối với triết học Phậtgiáo thì sự kiện liên kết giữa không gian và thời gian làmột việc tất nhiên vì sự kiện đó chỉ đơn giản nêulên tính cách tương liên của mọi hiện tượngtrong vũ trụ, không riêng gì đối với không gian và thờigian. Sau hết người ta có thể xem sự chuyển động củakhông gian và thời gian cũng chỉ là những chuyển động củavô thường, hoặc xem chúng là động cơ trực tiếp làm chuyểnđộng mọi hiện tượng trong thế giới luân hồi.

Saucùng chúng ta cũng có thể đề nghị với các triết gia vàkhoa học gia như sau : không gianlà kích thước của thế giới vật chất và thời gian làkích thước của thế giới phi vật chất.Ý kiến này căn cứ vào những gì mà các triết gia và khoahọc gia đã từng đề nghị, chẳng hạn các khoa học gia đãchứng minh cho thấy là không gian gần với vật chất và khôngthể tách rời ra khỏi vật chất, và không gian có thể dùngthước để « đo » được, mặc dù theo Henri Pointcaré thìđấy chỉ là quy ước. Trong khi đó thì thời gian mang tínhcách trừu tượng hơn nhiều, cần phải đồng hóa và cụthể hóa với chuyển động. Ngoài ra tính cách bất khả phângiữa không gian và thời gian theo thuyết tương đối tổngquát và giới hạn của Einstein cũng có thể giải thích bằnghiện tượng tương liên giữa hai lãnh vực vật chất và phivật chất trong thế giới luân hồi.

Trênđây là những biện luận dông dài có tích cách lý thuyết,tuy nhiên triết học Phật giáo không tự trói mình trong lãnhvực biện luận mà luôn luôn tỏ ra rất thực tế. Vậy kháiniệm không gian là kích thước của vật chất và thời gianlà kích thước của phi vật chất như vừa đề nghịtrên đây sẽ mang lại những ứng dụng gì?

Đấychính là sự quan tâm và mục đích chính yếu của Thiền học: khi một thân xác im lìm và bất động thì không giankhông còn nữa, khi một tâm thức yên lặng và dừng lại thìthời gian cũng biến mất. Nói một cách khác, thì đólà sự giải thoát khỏi những trói buộc và biến động củathế giới luân hồi.

Lời kết

Thếgiới luân hồi gồm có hai thể dạng, vật chất và phi vậtchất. Một số người mở ra cho mình một môi trường sốnghạn hẹp quy định bởi những giá trị vật chất, trong khiđó thì một số người khác hội nhập với một thế giớirộng lớn hơn và thăng bằng hơn, gồm cả vật chất lẫntinh thần. Đối với những người biết tu tập thì họ cóthể tạo ra cho mình một khả năng hội nhập quan trong hơngiúp họ mở rộng thêm lãnh vực phi vật chất để có thểcảm nhận được sức mạnh thiêng liêng của những chúngsinh trong cõi vô sắc giới, giúp cho họ nhìn thấy xa hơn vàbước đi một cách vững chắc hơn trong thế giới này. Đólà con đường tu tập theo chiều rộng.

Trênmột khía cạnh khác, khi đã nhìn thấy bản chất khổ đaucủa mọi hiện tượng trong cả hai lãnh vực vật chất vàphi vật chất thì phản ứng của người tu tập sẽ tìm cáchvượt ra khỏi cả hai lãnh vực ấy. Đấy là con đường tutập theo chiều sâu. Sau đây là cách nhìn về chiều sâu củahọc phái Duy thức.

Theohọc phái Duy thức (Vijnanavada/ Cittamatra) thì tất cả mọihiện tượng hiển hiện trong tâm thức đều gồm có ba bảnchất (trilaksana hay trisvabhava), ba bản chất ấy được địnhnghĩa như sau :

-Bảnchất thứ nhất mang tính cách tưởng tượng gọi là parikalpitasvabhava:
Đạisư Thế thân (Vasubandhu) một luận sư Phật giáo thuộc thếkỷ thứ IV và cũng là vị tổ thứ 21 của Thiền tông Ấnđộ, đã định nghĩa bản chất parikalpitasvabhava như sau :parikalpitasvabhavacó nghĩa là «vật này hay vật kia được tạo dựngbằng tưởng tượng do một cá thể này hay một cá thể kia[đứng ra giữ vai trò] tưởng tượng.Phương cách mànó được tạo dựng chính là bản chất của tưởng tượng» (trích và dịch lại từ quyển Tự điển Bách khoa Phậtgiáo của Philipe Cornu). Chính vì thế mà tri thức đãtưởng tượng ra một «cái tôi» hay một «cái ngã» có tính cách cá thể và đồng thời cũng gán cho mọi hiệntượng một sự hiện hữu thật bên ngoài tâm thức. Thiênđường, địa ngục, ma quỷ v.v..., cũng có thể xếp vào cáchiện tượng mang tính cách tưởng tượng.

-Bảnchất thứ hai mang tính cách lệ thuộc gọi là paratantrasvabhava:

Bảnchất paratantrasvabhava bao gồm tất cả những gì phát sinh từmột nguyên nhân, hàm chứa một chức năng hay một hiệu năngnào đó. Một cách vắn tắt và đơn giản thì đó là tổngthể của tất cả những hiện tượng cấu hợp hiện hữutrong thế giới luân hồi.

-Bảnchất thứ ba là bản chất được thiết lập vững chắc gọilà parinispannasvabhava :

Bảnchất này được Đại sư Thế thân định nghĩa là « sựloại bỏ hoàn toàn bản chất tưởng tượng (parikalpita) rakhỏi bản chất lệ thuộc (paratantra). Vì thếmà người ta không thể nói rằng nó(tức là bản chấtđược thiết lập vững chắc) khác hay không khác vớibản chất paratantra [...]. Người ta [sẽ] khôngthấy được paratantra (tức bản chất lệ thuộc) chođến khi nào người ta [chưa] thấy được parinispanna(tức bản chất được thiết lập vững chắc), (dựa theobản dịch của La Vallée Poussin từ bản gốc bằng tiếng Háncủa ngài Huyền Trang, tức tập luận giải Duy thức tamthập tụng, gốc tiếng Phạn là Vijnaptimatratasiddhi).Ý của câu trên đây là khi nào ta đã quán thấy được bảnchất vững chắc của mọi hiện tượng (parinispanna)thì ta sẽ hiểu được thế nào là bản chất của thế giớiluân hồi (paratantra).

Nóimột cách khác, bản thể vững chắc là những hiện tượngđược cảm nhận đúng như thế, không khoác thêm cho nó nhữngđiều giả tưởng hay những diễn đạt mang tính cách tưởngtượng. Bản chất thứ nhất mang tính cách tưởng tượngvà bản chất thứ hai mang tích cách lệ thuộc của tất cảmọi hiện tượng chỉ tạo ra cái vỏ bên ngoài của thựctại, trong khi đó bản chất được thiết lập vữngchắcmới đúng là thực tại tuyệt đối.

Cáithực tại tuyệt đối đó khôngtừ đâu đến cả vì không còn vướng mắc trong không gian,nó cũng không đi về đâu cảvì đã thoát khỏi kích thước của thời gian.Vì thế mà cái thực tại tuyệt đối ấy Phật giáo gọilà Như Lai.

Bures-Sur-Yvette,16.09.09

HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]