Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 03: Trải nghiệm Tuệ trí tịch tĩnh

21/12/201102:30(Xem: 6911)
Chương 03: Trải nghiệm Tuệ trí tịch tĩnh

TÂM AN TỊNH HÒA BÌNH

Nguyên tác: The Peaceful Stillness of the Silent Mind
Tác giả: Lama Thubten Yeshe, Sydney Australia 1975
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 26/12/2010

CHƯƠNG BA:

TRẢI NGHIỆM TUỆ TRÍ TỊCH TĨNH

Khi nhận thức cảm giác của quý vị tiếp xúc những đối tượng cảm giác và quý vị kinh nghiệm những vui sướng vật lý, thụ hưởng cảm giác ấy tối đa mà quý vị có thể. Nhưng nếu kinh nghiệm nhận thức cảm giác của quý vị tiếp xúc với thế giới cảm giác trói chặc quý vị, nếu càng nhìn vào thế giới giác quan càng khó khăn hơn, thay vì lo lắng – “tôi không thể kiểm soát điều này” – tốt hơn là hãy đóng các cánh cửa giác quan lại và quán chiếu một cách im lặng nhận thức giác quan của chính nó.

--

Tương tự thế, nếu quý vị bị trói buộc bởi những rắc rối mà những ý tưởng tạo nên, thay vì cố gắng để dừng chúng lại bằng việc bám víu với một ý tưởng nào khác, mà nó không khả dĩ, thì hãy khảo sát một cách yên lặng xem những ý tưởng ấy làm cho quý vị rắc rối như thế nào.

--

Vào những lúc nào đấy, một tâm thức tĩnh lặng là rất quan trọng, nhưng “tĩnh lặng” không có nghĩa là đóng lại. Tâm thức tĩnh lặng là một tâm tỉnh giác, tỉnh thức; một tâm thức tìm kiếm tính bản nhiên của thực tại. Khi những rắc rối trong thế giới cảm giác làm quý vị phiền toái, những khó khăn đến từ nhận thức cảm giác, không phải từ những đối tượng bên ngoài mà quý vị nhận thức. Và khi những khái niệm làm quý vị phiền não, những điều ấy cũng không đến từ bên ngoài mà từ sự bám víu của tâm thức quý vị với những nhận thức. Do thế, thay vì cố gắng để làm chúng dừng lại một cách tình lý bằng việc nắm bắt những đối tượng vật chất hay những ý tưởng khác, thì hãy kiểm soát một cách tĩnh lặng để thấy những gì đang xảy ra trong tâm thức quý vị.

Bất chấp rắc rối tinh thần lại nào mà quý vị trải nghiệm, thay vì lo âu và sợ hãi, thì hãy ngồi lại, thư giãn, và tịnh lặng tối đa mà quý vị có thể. Trong cách này quý vị sẽ tự động có thể thấy thực tế và thấu hiểu cội rễ của vấn đề.

--

Khi chúng ta trải nghiệm những rắc rối, cho dù là nội tại hay ngoại tại, tâm thức hạn hẹp, rối rắm của chúng ta chỉ làm chúng tệ hại hơn. Khi người nào đấy bị ngứa và cào da, người ấy cảm thấy cảm thấy tạm thời thư thái và nghĩ rằng sự cào da làm nó đỡ hơn. Thực tế, sự cào da làm nó tệ hại hơn. Chúng ta giống như thế; chúng ta làm giống như vậy, mỗi ngay trong đời sống chúng ta. Thay vì cố gắng ngăn chặn những rắc rối như thế này, chúng ta nên thư giãn và nương vào tâm thức thiện xảo và tịch tĩnh của chúng ta. Nhưng tĩnh lặng không có nghĩa là tối tăm, không thể hiện chức năng, thụ động hay mơ ngủ.

--

Thế thì bây giờ, chỉ khép đôi mắt lại trong năm hay mười phút và hãy nhìn gần lại bất cứ điều gì mà quý vị xem như vấn đề lớn nhất của quý vị. Đóng kín nhận thức cảm giác của quý vị tối đa mà quý vị có thể làm, duy trì sự im lặng hoàn toàn và với tuệ giác tri thức nội quán, khảo sát cùng khắp tâm thức quý vị.

--

Quý vị nắm giữ ý tưởng “rắc rối của tôi” ở đâu?

--

Nó ở trong não bộ quý vị? Trong miệng quý vị? Trong trái tim quý vị? Trong bụng quý vị? Ý tưởng ấy ở đâu?

--

Nếu quý vị không thể tìm ra tư tưởng “rắc rối,” đừng nặng suy nghĩ bằng trí óc; hãy thư giản một cách bình thường. Nếu những tư tưởng khốn khổ hay ý tưởng xấu xa sinh khởi trong tâm thức quý vị, chỉ nhìn xem chúng đến như thế nào, chúng đi như thế nào?

--

Đừng phản ứng một cách tình lý.

--

Thực hành bằng cách này, quý vị có thể thấy tâm thức ốm yếu, vô trật tự không thể đối diện với những rắc rối. Nhưng tâm thức tĩnh lặng của tuệ giác thiện xảo có thể đối diện với bất cứ vấn đề nào một cách can trường, chinh phục nó và chỉ đạo tất cả mọi thể trạng tình cảm và kích động của tâm thức.

--

Đừng nghĩ rằng những gì tôi đang nói là một tư tưởng Phật Giáo, hay một ý tưởng của một lạt ma Tây Tạng nào đấy. Nó có thể trở thành kinh nghiệm thật sự của tất cả mọi chúng sinh sống khắp vũ trụ pháp giới.

Tôi có thể trao cho quý vị rất nhiều chữ nghĩa, ý kiến trong bài thuyết giảng tối nay của tôi, nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn là chia sẻ với quý vị kinh nghiệm tĩnh lặng. Điều ấy thực tế hơn bất cứ số lượng từ ngữ nào.

--

Khi quý vị khảo sát tâm thức quý vị một cách cùng khắp, quý vị có thể thấy một cách rõ ràng rằng cả những tư tưởng khốn khổ và hoan hỉ đều đến và đi. Hơn thế nữa, khi quý vị khảo sát một cách sâu sắc, chúng đều cùng sẽ biến mất cả. Khi quý vị bị ám ảnh hay bận tâm với một kinh nghiệm, quý vị nghĩ, “tôi sẽ không bao giờ quên kinh nghiệm này,” nhưng khi quý vị kiểm soát một cách nhuần nhuyễn, nó tự động biến mất. Đấy là kinh nghiệm tuệ giác tĩnh lặng. Điều này rất giản dị, nhưng đừng chỉ tin tưởng tôi – hãy kinh nghiệm nó với chính quý vị.

--

Trong kinh nghiệm của tôi, một bài thuyết giảng im lặng có giá trị hơn một bài thuyết giảng với nhiều từ ngữ mà không có kinh nghiệm. Trong tâm thức tĩnh lặng, quý vị tìm thấy hòa bình, hoan hỉ và toại nguyện.

--

Niềm hỉ lạc tĩnh lặng nội tại tồn tại lâu dài hơn niềm thích thú ăn một thỏi sô cô la hay một miếng bánh. Niềm thích thú ấy cũng chỉ là một nhận thức.

--

Khi quý vị khép nhận thức cảm giác thiển cận của quý vị lại và khảo sát tính bản nhiên nội tại, quý vi bắt đầu thức tỉnh. Tại sao? Bởi vì nhận thức cảm giác hời hợt bên ngoài ngăn chận quý vị khỏi cái thấy thực tại của tư tưởng lan man đến và đi như thế nào. Khi quý vị khép những giác quan lại, tâm thức quý vị trở nên ý thức và thể hiện chức năng tốt đẹp hơn. Khi những giác quan bên ngoài của quý vị bận rộn, tâm thức quý vị là tối tăm; nó hoàn toàn bận tâm bởi cung cách mà những giác quan đang diễn dịch mọi thứ. Do thế, quý vị không thể thấy thực tại. Vì vậy, khi quý vị bị bận rộn với những ý tưởng và thế giới cảm giác, thay vì nhấn mạnh, thì hãy ngừng nhận thức cảm giác của quý vị và hãy nhìn tâm thức quý vị một cách tĩnh lặng. Hãy cố gắng hoàn toàn tỉnh thức thay vì bị ám ảnh với chỉ một nguyên tử. Hãy cảm nhận toàn thể thay vì những cá thể.

--

Quý vị không thể quyết định cung cách mọi thứ nên như thế nào. Mọi vật hay đổi bởi bản chất tự nhiên của nó. Làm sao quý vị có thể bám chặc vào bất cứ ý tưởng nào? Quý vị có thể thấy rằng quý vị không thể.

--

Khi quý vị khảo sát cung cách mà quý vị nghĩ – “Tại sao tôi nói điều này là tốt? Tại sao tôi nói điều nọ là xấu?” -- quý vị bắt đầu có được những câu trả lời thật sự đối với việc tâm thức quý vị hoạt động một cách thực sự như thế nào. Quý vị có thể thấy làm thế nào mà hầu hết những ý tưởng của quý vị là ngu ngơ nhưng tâm thức quý vị đã làm cho chúng quan trọng như thế nào. Nếu quý vị kiểm soát lại một cách chính xác quý vị có thể thấy rằng những ý tưởng này thật sự chẳng là gì. Bằng việc kiểm tra lại như thế, quý vị kết thúc trong tâm thức quý vị với sự trống rỗng. Hãy để tâm thức quý vị an trú với thể trạng của rỗng không. Nó thật là hòa bình; thật là hỉ lạc. Nếu quý vị có thể ngồi thiền mỗi buổi sáng với một tâm thức tĩnh lặng chỉ trong vòng mười hay mười lăm phút, quý vị sẽ thích thú rất nhiều. Quý vị có thể quán sát từng thời khắc một những cảm xúc của quý vị mà không bị phiền muộn.

--

Quý vị cũng sẽ thấy thế giới bên ngoài và những người khác một cách khác biệt; quý vị sẽ không bao giờ thấy những thứ ấy như trở ngại đến đời sống của quý vị và thế giới bên ngoài cùng những người khác sẽ không bao giờ làm cho quý vị cảm thấy bất an.

--

Do thế, cái đẹp đến từ tâm thức.

--

Vì vậy, đấy là kinh nghiệm của tĩnh lặng. Nhưng nếu quý vị có một số câu hỏi, hãy để dành cho một buổi đặt câu hỏi và trả lời. Quý vị có thể thảo luận những gì tôi đang nói qua kinh nghiệm của chính quý vị. Quán chiếu và khảo sát tâm thức quý vị là rất đơn giản; rất đơn giản. Luôn luôn, bất cứ khi nào quý vị đi, vào bất cứ lúc nào, quý vị có thể trải nghiệm năng lượng này. Nó luôn luôn ở với quý vị. Nhưng sô-cô-la thì không luôn luôn bên cạnh quý vị - khi quý vị muốn nó, nó không ở đấy và khi quý vị không cảm thấy thích nó, đấy nó ở ngay trước mặt quý vị.

Niềm hoan hỉ của kinh nghiệm tĩnh lặng đến từ tâm thức của chính quý vị. Do thế, hoan hỉ là luôn luôn ở với quý vị. Bất cứ khi nào quý vị cần nó, nó luôn luôn ở đấy.

Nhưng nếu quý vị có câu hỏi, xin hãy hỏi, mặc dù một từ ngữ tâm thức tĩnh lặng luôn luôn tốt hơn là quá nhiều ngôn ngữ. Có quá nhiều quan điểm và triết lý; thay vì hỗ trợ, chúng đôi khi làm cho rối rắm hơn. Một số từ ngữ tiếng Anh có thể có trên hai mươi ý nghĩa.

HỎI: Phương pháp tốt nhất để đạt được giác ngộ là gì? Người ta tìm thấy giác ngộ từ nơi nào?

LAMA: Bằng việc đối xử với tâm thức của chính mình. Bằng việc hiểu biết tính bản nhiên của tâm thức mình. Đấy là phương thức tốt nhất. Bằng khác đi, chúng ta chỉ thu thập ý tưởng; có quá nhiều ý tưởng - "Ý tưởng này; tôn giáo này; ý tưởng của tôn giáo này." Tất cả chỉ là tích lũy tư tưởng, nhưng chúng ta không thấu hiểu chúng liên hệ với tâm thức chính mình như thế nào. Do thế, chúng ta chẳng kết thúc với gì cả. Điều tốt nhất, giải pháp thật sự cho vấn đề của chính mình, là đối diện với chúng; cố gắng để thấu hiểu bản chất của chúng. Nếu quý vị có thể làm như thế, rắc rối sẽ tự biến mất. Chúng ta có thể khám phá điều này qua kinh nghiệm của chính chúng ta Nếu chúng ta đọc sách chứa đựng những ý tưởng, tôn giáo, và triết lý kỳ ảo nhưng không biết làm thế nào đem chúng vào hành động, nếu chúng ta không có chìa khóa, ý tưởng tự nó trở thành rắc rối. Điều tốt nhất là cố gắng để thấu hiểu bản chất tự nhiên của chính chúng ta. Tốt hơn là cố gắng để tìm hiểu về tôi, thí dụ: "Ông lạt ma này là gì?" Không thể chấm dứt rắc rối bằng cách ấy. Nhưng bằng quán chiếu liên tục đời sống của chính chúng ta hằng ngày - tâm thức chúng ta hiểu gia đình chúng ta và bè bạn chúng ta như thế nào, tâm thức chúng ta hiểu những gì chúng ta cảm nhận như thế nào - bằng việc luôn luôn kiểm soát, chúng ta sẽ nhận ra những gì làm cho đời sống phức tạp là chính nhận thức sai lầm của chúng ta. Chúng ta sẽ thấu hiểu rằng những rắc rối của chúng ta đến từ chính chúng ta. Bây giờ thì chúng ta mới bắt đầu học hỏi. Chúng ta càng thông hiểu, tiến trình chúng ta hành động càng tiến triển chúng ta càng gần hơn với sự giải thoát. Không có tiến trình nào mà không có sự hiểu biết; rồi thì chúng ta sẽ tiến triển trên con đường. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết, ngay cả chúng ta học hỏi vô số ý tưởng thông tuệ, chúng chỉ là những ý tưởng; chúng ta chỉ lãng phí cuộc sống của chúng ta mà thôi.

HỎI: Dường như rằng để đạt đến kết quả mong muốn từ thiền quán, chúng ta cần một loại môi trường. Nhưng ngụ ý nào về sự kiện này đối với những ai trong chúng tôi những người sống trong một thế giới vật chất, ồn náo, năm-đến-chín với chút ít hay không có tiếp xúc với những người thích thú trong con đường tâm linh. Ngài có tin rằng những trạng thái lâng lâng như LSD[1] có thể là quan trọng hay lợi ích cho những người như vậy không?

LAMA: À, khó để nói. Tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì như thế. Nhưng giáo huấn nhà Phật thật sự nói về những thứ vật chất ảnh hưởng hệ thống thần kinh cùng mối quan hệ giữa hệ thống thần kinh và tâm thức. Chúng tôi nghiên cứu loại này trong triết lý Đạo Phật. Từ những gì tôi đã học, tôi có thể nói rằng sử dụng ma túy chống lại những gì Phật Giáo khuyên bảo. Tuy thế, quan điểm riêng của tôi là con người bị bận tâm với thế giới giác quan, những người không có ý tưởng gì về những khả năng phát triển tinh thần, có thể có lợi ích từ kinh nghiệm dùng ma túy. Như thế nào? Nếu người ta thực tế bị giới hạn trong thịt và xương của thân thể con người có kinh nghiệm này, có lẽ họ sẽ nghĩ rằng, "Ô! Tôi nghĩ thế giới vật chất này tất cả là thế, nhưng bây giờ tôi có thể thấy rằng tâm thức tôi có thể mở rộng vượt khỏi sự kềm chế của thịt và máu trong thân thể." Trong vài trường hợp kinh nghiệm với ma túy có thể mở tâm hồn con người đến khả năng phát triển tinh thần. Nhưng một khi quý vị có kinh nghiệm ấy, thì tiếp tục sử dụng chất ma túy gây ảo giác là sai lầm bởi vì kinh nghiệm của ma túy không là sự thấu hiểu chân thật; nó không là sự thực chứng thích đáng. Tâm thức vẫn bị giới hạn bởi vì vật chất tự nó là rất giới hạn; nó lên và xuống, xuống và lên. Cũng thế, nếu quý vị dùng quá nhiều ma túy quý vị có thể làm tổn thương não bộ. Thế nhưng đấy chỉ là quan điểm riêng của tôi.

HỎI: Tôi có cần gì không?

LAMA: Tôi hy vọng ông cần gì đấy. Không, quý vị rõ ràng cần gì đấy. Nhưng quý vị tự kiểm soát quý vị xem cần gì? Nhu cầu của quý vị đến từ trong quý vị, không phải từ bên ngoài. Tuy thế, nhiều lần chúng ta nói, "Tôi cần điều này, tôi cần điều nọ," và suốt cả cuộc đời chúng ta tích lũy quá nhiều thứ. Nhưng khi chúng ta thật sự kiểm điểm lại tại sao và những nhu cầu chúng ta là thế nào, chúng ta có thể chấm dứt tìm kiếm và rằng chúng ta hầu như không cần gì cả.

HỎI: Thầy đang nói rằng nền giáo dục phương Tây là một sự lãng phí thời gian chứ gì?

LAMA: Không, đấy không phải là những gì tôi đang nói. Nó tùy thuộc trên cá nhân; nó tùy thuộc trên vấn đề chúng ta học hỏi nghiên cứu thế nào, không phải tự nền giáo dục. Chúng ta học hỏi, nghiên cứu như thế nào mới là quan trọng.

HỎI: Thầy có thể giải thích lại một lần nữa việc chúng ta tìm ra những câu trả lời trong chính chúng ta như thế nào?

LAMA: Bạn hãy dừng nhận thức ám ảnh của bạn trong một lúc và cho phép tâm tịch tĩnh của bạn hiện ra. Rồi hãy hỏi câu hỏi của bạn. Bạn sẽ thấy câu trả lời đến câu hỏi của bạn sẽ hiện ra đồng thời từ trong sự hòa bình an tịnh của tâm tịch tĩnh.

HỎI: Thầy đang nói rằng chúng ta phải tự tỉnh thức giác ngộ cho chính mình?

LAMA: Vâng, đấy là chính xác những gì tôi đang nói.

HỎI: Thế thì tại sao chúng ta cần nương tựa một vị thầy?

LAMA: Chúng ta cần ai đấy dạy cho chúng ta tìm câu trả lời trong chúng ta như thế nào; đặt năng lượng của chúng ta trong những kinh mạch như thế nào và vì thế những câu trả lời đúng đắn mới xuất hiện. Trong mọi thời, câu trả lời là ở đây nhưng chúng ta đang tìm kiếm nó ở nơi nào đấy, trong một phương hướng hoàn toàn đối lập.

HỎI: Đạo Phật Tây Tạng có những gì mà các trường phái Phật Giáo khác không có?

LAMA: Đầu tiên, tôi nói rằng tất mọi trường phái Đạo Phật là giảng dạy cùng nền tảng căn bản - một phương pháp để phát triển tâm thức con người. Nhưng một cách cá nhân, chúng tôi nghĩ, "Tôi là Ki Tô hữu,tôi là người Do Thái, tôi là tôn giáo này, tôi là thế kia," nhưng chúng ta thật sự không có ý kiến về việc đem tôn giáo vào trong hành động như thế nào; chúng ta không biết phương pháp. Tuy nhiên, điều ấy tùy thuộc hoàn toàn trên mỗi cá nhân. Cũng thế, Phật Giáo Tây Tạng không mâu thuẫn với những trường phái khác - Thiền tông, Tiểu thừa, v.v... Một cách căn bản tất cả giống nhau. Dĩ nhiên, chúng ta thấy mọi thứ chỉ từ một phía, vì thể sự phán đoán của chúng ta là rất nông cạn. Chúng ta hỏi người nào đấy, "Tôn giáo là gì?" Người ấy nói, "Tôi là thế này..." Rồi chúng ta kiểm soát lại để thấy người ấy có hạnh phúc không. Nếu chúng ta nghĩ người ấy không hạnh phúc, chúng ta đi tiếp, "Ô, người ấy không hạnh phúc, tôn giáo ấy phải là dễ sợ." Những giá trị phán xét của chúng ta là rất giới hạn. Chúng ta phải cẩn thận đừng làm như thế này. Thí dụ, tối nay tôi đã nói về nhiều thứ. Nếu ngày mai ai đấy hỏi bạn, "Anh thật sự nghĩ gì về những điều vị lạt ma nói tối qua?" hãy cẩn thận đừng trả lời giống như quan điểm của bạn là toàn hảo. Mọi người ở đây có một ý kiến khác nhau. Chúng ta diễn dịch mọi thứ qua nhận thức hạn hẹp của chúng ta, vì thể có thể nguy hiểm nếu chúng ta nói một cách quả quyết quan điểm của mình, "tôn giáo này là như thế ấy; tôn giáo kia là như thế này."

HỎI: Ô, làm sao thầy biết những gì thầy nói là đúng hay sai?

LAMA: Hãy quán chiếu một cách cẩn thận. Đừng toại nguyện với nhận thức nông cạn của bạn diễn dịch mọi thứ. Đấy là những gì tôi luôn luôn nói. Bạn có một nghìn chức năng tâm thức trong bạn. Mỗi phút, mỗi ngày, chúng đang nói với bạn. "Điều này là tốt; đừng thử điều này; không, có lẽ điều này tốt..." Nhiều tâm thức khác biệt sinh khởi: "Tôi muốn điều này"; một phút sau, "Không tôi muốn điều kia." Bạn sẽ rối rắm vô cùng. Hãy quán chiếu, thay vì nắm bắt lấy nó ngay lập tức với bất cứ những gì tâm thức bạn khởi lên trong thời khắc nó xuất hiện ra nó. Tâm thần phân liệt của bạn thay đổi ý kiến của nó mỗi phút; những ý tưởng khác nhau luôn luôn náo loạn trong tâm tư bạn; mỗi thứ phát sinh thật nhiều hấp dẫn để bạn nắm bắt nó tức thời. Mà đấy là những gì bạn lún vào rắc rối. Do thế, thay vì nói, "Ô, kỳ dị," vào lúc tư tưởng khởi lên, lùi lại; quán chiếu nó. Hãy thẩm tra tại sao và ý tưởng ấy là thế nào.

HỎI: Thầy kiểm tra như thế nào?

LAMA: Một cách sâu xa; với tuệ trí. Kiểm soát tư tưởng không giống như nhân viên hải quan phi trường thẩm xét. Điều ấy rất nông cạn. Kiểm nghiệm tâm thức là tuệ trí bao trùm thấy xuyên qua ngay trung tâm của tất cả mọi hiện tượng. Tuệ trí thấy nhiều hơn là chỉ hình dạng và màu sắc.

HỎI: Thầy có nghĩ rằng chỉ kiểm tra bên trong chúng ta có thể tìm ra một giải pháp cho bất cứ rắc rối nào không?

LAMA: Chắc chắn; nếu chúng ta có đủ tuệ trí. Nhưng khi chúng ta thực hiện, chúng ta phải chắc là giải pháp chúng ta tìm ra thích ứng với vấn đề. Điều này tùy thuộc vào bản chất của vấn đề, không chỉ trên chính giải pháp mà thôi. Ngay cả nếu phương pháp là đúng đúng đắn, chúng ta phải chờ đến đúng lúc mới đem nó ra giải quyết. Thời gian là rất quan trọng. Nếu chúng ta dễ xúc động -- "Ô, có quá nhiều người, có quá nhiều vấn nạn" -- và vội vã trong xe của chúng ta để giúp đỡ mọi người, chúng ta cuối cùng sẽ tạo nên nhiều rắc rối hơn và có một sự băng hoại thần kinh.

HỎI: Đức Phật đánh mất ý thức của Ngài như thế nào?

LAMA: Đức Phật đánh mất ý thức của Ngài. Nó sẽ mất đi đâu? Ý thức của Đức Phật mất đi như thế nào? Đức Phật không đánh mất thứ gì cả.

HỎI: Nhưng có phải chúng ta ở trong tình cảnh đánh mất sự giác ngộ mà chúng ta vốn có?

LAMA: Không, đấy là một nhận thức sai lầm. Một khi chúng ta đạt được Phật Quả không tuột trở lại. Chúng ta hoàn toàn duy trì sự toại nguyện vĩnh cửu. Không như sự lên và xuống của kinh nghiệm ma túy. Khi năng lượng ma túy đã hết, chúng ta sa sút. Giác ngộ không phải như thế; nó hoàn toàn không thể bị phá hoại, niềm an lạc miên trường.

HỎI: Với việc làm và nghĩa vụ gia đình, tôi thấy khó mà duy trì sự thực tập tâm linh.

LAMA: Nhiều người như thế. Điều kiện làm cho nó khó khăn. Tâm thức non nớt của chúng ta là rất nhạy cảm với môi trường. Không khí khích động kích thích tâm thức chúng ta. Chúng ta có thể quán sát cho chính mình về những hoàn cảnh khác nhau có trong tâm thức chúng ta. Nhưng khi chúng ta đạt đến giải thoát, hay tự do nội tại, chúng ta chuyển hóa điều kiện. Khi chúng ta vượt khỏi tâm duyên sinh, cho dù chúng ta ở nơi đâu, những hoàn cảnh ngoại tại không thể tác động chúng ta. Chúng ta hoàn toàn ở trong sự kiểm soát bởi vì chúng ta thấu hiểu thực tại của tâm thức chúng ta và môi trường. Cho đến khi chúng ta được như thế, những điều kiện là mạnh mẽ hơn tâm thức chúng ta vô cùng và chúng ta bị khống chế bởi môi trường một cách dễ dàng.

HỎI: Nếu chúng ta tin tưởng rằng chúng ta đã có một giải pháp toại nguyện cho những vấn đề, những lợi ích nào chúng ta có trong thiền quán?

LAMA: Nếu người nào đấy tin tưởng rằng họ đã có một giải pháp cho vấn nạn của họ mà không thiền quán - có lẽ người ấy ảo tưởng. Tôi đang đùa. Câu hỏi ấy rất quan trọng. Chúng ta phải biết ý nghĩa của thiền quán là gì. Thiền quán không chỉ là ngồi trong một góc nào đấy và không làm gì cả. Thiền quán có nghĩa là sử dụng tuệ trí của tinh thần và không chịu thỏa mãn với những nhận thức nông cạn đơn thuần. Thiền quán có nghĩa là thấy vượt khỏi những quan điểm cạn cợt. Đấy là những gì chúng ta gọi là thiền quán. Do thế, nếu chúng ta chưa đạt đến tuệ trí thẩm thấu thông hiểu bản chất của thực tại và nhận thức toàn bộ của chúng ta là ảo giác vọng tưởng, thì thật sự không thể giải quyết bất cứ vấn đề gì. Người ấy có thể nghĩ là có một giải pháp, nhưng người ấy đang mơ.

HỎI: Có phải đời sống bắt đầu từ lúc thụ thai?

LAMA: Vâng, tại lúc thụ thai. Trước khi chúng ta ra khỏi tử cung của bà mẹ - ngay cả khi chúng ta chỉ là một vài tế bào -- tâm thức chúng ta đã ở đấy. Dĩ nhiên, thật khó cho chúng ta nhớ lại điều này bởi vì tâm thức chúng ta là quá giới hạn, nhưng đúng là tâm thức chúng ta và thân thể chúng ta đã được nối kết từ ngay lúc sự thụ thai của chúng ta.

HỎI: Phương pháp tốt nhất để kiểm soát cảm xúc?

LAMA: Như tôi đã từng nói - với tâm thức tịch tĩnh. Khi chúng ta cảm nhận những cảm xúc mạnh mẽ sinh khởi, thay vì bận rộn, bận rộn, bận rộn, thay vì hành động điều gì đấy một cách sợ hãi, hãy thư giãn; hãy cố gắng tĩnh lặng. Có nhiều phương pháp để làm điều này. Thay vì để những cảm xúc của chúng ta rong ruỗi hoang dại với tâm thức chúng ta, không hề quên lãng bất cứ điều gì chán nản chúng ta, hãy ngồi xuống, thư giãn, và tập trung tâm thức theo hơi thở -- nhìn một cách chính xác hơi thở trôi chảy như thế nào vào trong hệ thống thần kinh của chúng ta trong hơi thở ra và vào. Điều này rất giản dị. Khi chúng ta tập trung trên hơi thở của chúng ta, chúng ta tự động bình tâm lại. Điều này là kinh nghiệm sống động; không quan hệ gì với niềm tin tôn giáo. Chúng ta quán sát bản chất tự nhiên của chúng ta. Cho đến khi nào chúng ta còn sống, chúng ta thở. Do thế, chỉ tập trung toàn bộ sự chú ý của chúng ta trên sự đến và đi của hơi thở và cách mà chúng ta cảm nhận. Nếu quý vị có thể làm như thế, cảm xúc của quý vị sẽ tự động an trú và sự dính mắc của quý vị sẽ biến mất. Thật rất đơn giản và rất thực tiễn. Tôi có thể bảo đảm rằng nếu quý vị nhìn hơi thở của quý vị trong vòng hai mốt chu kỳ, cảm giác sợ hãi của quý vị sẽ biến mất. Tôi không đang thổi phồng điều này. Đấy là kinh nghiệm của con người. Và để tự thụ hưởng những lợi ích của kỹ năng này cho chính mình, chúng ta không phải xác nhận mình với một nhóm tôn giáo nào.

HỎI: Chuyện gì xảy ra trong một lễ khai tâm quán đỉnh truyền pháp?

LAMA: Một cách lý tưởng, tâm thức của đạo sư và tâm thức của học trò hòa hiệp cùng một trình độ. Cũng thế, sự tiếp nhận một lễ khai tâm không nhất thiết phải gặp gỡ vị đạo sư một cách vật lý. Nếu quý vị có thể đưa tâm thức quý vị đến một trình độ nào đấy, quý vị có thể quán đỉnh cho chính quý vị. Điều này là khả dĩ.

Và nếu không có câu hỏi nào nữa, chúng ta có thể dừng lại ở đây. Cảm ơn mọi người rất nhiều. Cảm ơn.

Prince Phillip Theatre, Melbourne University, 6 April 1975

Ẩn Tâm Lộ ngày 28/06/2011

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=139&chid=212



[1] Một chất kết tinh C20H25N3O được dùng như một loại ma túy gây ảo giác mạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]