Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Cảnh Giới

20/11/201105:19(Xem: 11635)
Chương 2: Cảnh Giới

CHƯƠNG 2: CẢNH GIỚI

1- Nhân
2- Thập nhị xứ
3- Thập bát giới
4- Tam giới
5- Cửu phẩm
6- Niết-Bàn
7- Cực-Lạc
8- Địa-ngục
9- Ngạ-quỷ
10- Súc-sanh
11- Thiên
12- A-tu-la
13- Tứ sanh
14- Thai sanh
15- Thấp sanh
16- Noãn sanh
17- Hóa sanh
18- Tam thừa tứ quả
19- Tu-Đà-Hoàn
20- Tu chứng quả
21- Tư-Đà-Hàm
22- A-Na-Hàm
23- A-La-Hán
24- Chúng sanh
25- Ngũ ấm
26- Thập-phương
27- Đại-hồng-chung
28- Thất tình lục dục
29- Tội ngũ nghịch
30- Ngũ thừa
31- Thập địa
32- Kiếp
33- A-tăng-kỳ
34- Cữu địa
35- Tứ đại
36- Thập trụ
37- Thập hạnh
38- Thập hồi-hướng
39- Thất Phật
40- Thế giới theo quan niệm Phật giáo

1.- CON NGƯỜI THEO QUANNIỆM PHẬT GIÁO NHƯ THẾ NÀO ?

Con người làmột trong những loài động vật có lý trí ở trên thế gian. Chungquanh thế giới chúng ta đang sống còn có nhiều loài khác nữa. Vậythì theo quan niệm của Phật giáo, con người chiếm một địa vị ra sao?

Ở trong sáuđường (thiên, nhân, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỷ, súc- sanh), conngười đứng hàng thứ hai sau chư thiên thần, như thế hẳn nó phảimang một tính chất gì đặc biệc ! Chư Thiên do tu 10 điều thiện màthành, còn con người nhờ biết giữ gìn giới (không trộmcắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) mà đượcbáo thân trong đời nầy. Trong trường hợp người không tin theoPhật giáo thì sao ? Đây là luật tự nhiên hình thành, dù tin haykhông, cái nhân làm người vẫn đều do các yếu tố kia kết nạplại, không ai chối cải được cả.

Có thể nói conngười có lý trí, tư tưởng để cân nhắc việc lợi hại, đúngsai, trong khi đó loài động vật cũng có trí hiểu biết nhưng lạithiếu phần tư tưởng. Sự khác nhau là ở điểm nầy. Con vật nhiềulúc cũng biết mừng giận ghét thương như người và chúng cũngquý đời sống hơn là phải đi vào chỗ chết, như con heo, con chó,gà, vịt ta nuôi trong nhà lâu ngày là một điều dễ hiểu.

Mặt khác, conngười rất khôn ngoan nhưng lại là con vật yếu đuối không thểtưởng tượng được, nhất là lúc mới sanh.

Con người khôngbiết tu nhân tích đức, sau khi chết cũng phải bị đọa lạc như cácgiống vật khác.

2.-THẬP NHỊ XỨ LÀ GÌ ?

Thập nhị xứ làmười hai xứ hay nơi chốn tùy thuộc vào các yếu tố như : sáu yếutố thuộc về cơ thể và sáu phần còn lại thuộc về hoàn cảnh bênngoài (sáu nội xứ và sáu ngoại xứ) hợp thành con người vàcuộc sống hiện tại.

Sự phân biệtcủa ta do 5 yếu tố như màu sắc, lãnh thọ, tư tưởng (nghĩ), hành vivà phần quan trọng là nhận thức, gọi là năm uẩn (chỗ chứanhóm), hợp lực với 6 căn (1) hay là 6 nội xứ là mắt, tai, mũi,lưỡi, thân và ý cùng với 6 trần (2) là màu sắc, âm thanh, mùivị, tiếp xúc hay đụng chạm và các pháp hay còn gọi là 6 ngoạixứ hình thành mười hai xứ.

Mắt để nhìn vàphân biệt màu sắc, tai để nghe các âm thanh động tịnh, mũi đểhửi mùi hôi, tanh, thơm, thối, lưỡi nếm qua các vị ngọt, lạt, chua,cay, thân thể phải đụng chạm với hoàn cảnh trong hàng ngày, ýhợp với các pháp bên ngoài tức là cảnh trần và được gọimột cách nôm na là thập nhị xứ.

Có thể tómlược 6 nội xứ và 6 ngoại xứ trong bản sau :

12 xứ

6 nội xứ 6ngoại xứ

mắt tai mũilưỡi thân ý sắc thanh hương vị xúc pháp

Xứ còn cónghĩa là nơi hay điểm phát xuất, tức là điểm tựa để cho tâmphân biệt được thế giới vạn vật bên ngoài.

(1) Căn là gốc,căn cứ, điểm phát sinh.

(2) Trần là cảnhtrần, bụi bặm.

3.-THẬP BÁT GIỚI LÀ GÌ ?

Như trên đãtrình bày, 12 xứ gồm 6 nội xứ và 6 ngoại xứ cộng thêm với 6thức hợp thành 18 giới.

Chữ Giới cónghĩa là giới hạn hay phạm vi nào đó mà mỗi phần của tâm, cảnh,thức hay thân nương gá vào nơi mỗi cơ quan hoạt động để hoànthành được việc nhận thức.

Mười tám giớiđược chia ra làm 3 phần như dưới đây :

Sáu thức : Nhãnthức, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý thức tức là cái biết hay điềuphân biệt của mỗi cơ quan.

Sáu nội xứ :Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Sáu ngoại xứ :màu sắc, âm thanh, mùi, vị, tiếp xúc và các pháp.

Như vậy, 6 thứcvà 6 nội xứ giống hay khác nhau ? Về hình thức giữa 6 thức và 6nội xứ tuy giống nhau, nhưng về sự phân biệt nhận thức thì hoàntoàn khác biệt. Trong mỗi cơ quan : Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ýcòn có chữ thức kèm theo, tức là hàm ý nói do sự nhận thứcbên trong. Còn 6 nội xứ là phần tự nhiên, mặc dù không ý thứctới ngoại cảnh chúng ta cũng có thể biết được mọi vật mộtcách tổng quát.

Hiểu biết vàphân biệt là 2 khía cạnh khác nhau, nếu rõ được điều đó tứclà ta phân biệt được dễ dàng 18 giới.

4.-THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO TAM GIỚI LÀ GÌ ?

Hầu hết chúng tasống ở cõi nầy và chỉ biết được những gì trong phạm vi hữuhạn mà thôi. Theo như khoa học cho biết thì ngoài thế giới nầy, còncó những thế giới khác mà Phật giáo gọi là tam giới.

Tam giới gồm cóDục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Giới hay cõi đều có nghĩanhư nhau. Con người ở cõi Dục luôn luôn nghĩ tới những thỏa mãnvật chất, danh vọng hay địa vị cao sang và chính chúng ta đang sống trongcõi dục nầy. Sắc-giới cao hơn một bậc, ở đó không còn cónhững ham muốn thô như cõi dục mà chỉ có những hình sắc, âm thinhlàm cho con người say đắm, nhưng vẫn còn bị sa đọa một khi hếtphước như các tiên nhân chẳng hạn. Vô-sắc-giới là cảnh giớikhông còn có hình sắc, tướng mạo và là cõi trời nhưphi-tưởng, phi-phi-tưởng-xứ. Con người nhờ tu hành 10 điều thiệnmà đạt được phước báo ở cõi nầy và vẫn còn bị vướngmắc vào sự chấp có, chấp không nên chưa hoàn toàn thoát ra khỏingoài vòng sanh tử luân hồi. Nói một cách khác, tất cả cácchúng sanh trong 3 cõi đều còn phải bị kiếp luân hồi, tức là khihưởng hết phước vẫn phải bị sa đọa. Tuy nhiên con người sốngở cõi Sắc và cõi Vô-sắc nhờ đã dày công tu luyện mà thành,nhưng còn bị một phần của nghiệp lực chi phối, do đó chưa giácngộ hoàn toàn được.

Ở mỗi cảnhgiới đều có sự sinh hoạt khác nhau. Chúng ta ăn uống bằng thứcăn, người ở cõi Sắc thọ thực bằng nhạc trời và muôn ngànchất hoa thơm thiên nhiên khác và cõi Vô-sắc thưởng thức mónăn qua giác quan là đủ. Con người ở đó bay đi tự tại qua lạitrong các cõi khác.

Hưởng đượcphúc đức như các cõi trời gọi là sung sướng nhưng vẫn còn bịluân hồi, người Phật tử chân chánh không cầu mong như thế.

5.-CỬU PHẨM LÀ GÌ ?

Cửu phẩm làchín bậc sắp xếp theo thứ tự 9 bậc cao thấp khác nhau cho việc tugiải thoát và dùng cánh hoa sen để tượng trưng. Cửu phẩm hay chínphẩm hoa sen phân ra như sau :

Thượng phẩm :Thượng sanh, trung sanh, hạ sanh.

Trung phẩm :Thượng sanh, trung sanh, hạ sanh.

Hạ phẩm :Thượng sanh, trung sanh, hạ sanh.

Trên hoa sen có 9cánh, xen kẻ vào nhau, gồm có 3 tầng : Tầng trên cùng, tầng giữavà tầng dưới.

Người nào khichết thoát sanh vào được phần trên hết gọi là Thượng-phẩmthượng-sanh, cho đến cánh hoa sau chót là Hạ-phẩm hạ-sanh. Dù cóphân ra Hạ, Trung, Thượng nhưng đều trong cùng một cánh hoa sen. Tuhành được lên cửu phẩm sen, sau khi lìa cõi đời nầy là ngườiđã dày công thực hành Phật giáo lúc sống. Chín phẩm hoa sen chỉcó ở thế giới Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà. Trong các lễcầu siêu, chúng ta thường nghe chư Tăng phục nguyện "thoát hóaliên đài" (thoát sanh vào cánh hoa sen) hay trong bài Hồi-Hướngcó câu "Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộvô sanh, Bất-thối Bồ-Tát vi bạn lữ" (chín phẩm hoa sen là chamẹ, Hoa nở ta gặp được Phật và ngộ đạo mầu chứng lý vô sanh,vì tất cả các bậc Bất-thối Bồ-Tát là bạn hữu). Ở đờichúng ta chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà vàtụng kinh, trì chú, đến lúc quá vãng sẽ được Ngài tiếp rướcthần hồn đưa về thế giới Cực-Lạc, tùy theo công tích củangười để được định lượng vị trí nơi chín phẩm hoa sen.

Phật tử chúngta nên cố gắng tu phước huệ thế nào để sau khi trả báo thân nầycó thể lên được đài hoa sen báu nơi cõi An-Lạc Tây- phương.

6.-NIẾT BÀN LÀ CẢNH GIỚI NHƯ THẾ NÀO ?

Niết-Bàn (Nirvana)là trạng thái vắng lặng an vui mà chỉ có các bậc tu chứng mớiđạt ngộ được.

Chỗ cứu cánhcủa Phật giáo là tu để đạt đến Niết-bàn. Cảnh giới Niết-bànkhông phải là thế giới Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà, lạicũng không phải là cảnh sung sướng tuyệt đỉnh như một số ngườinghĩ mà là nơi tịch tịnh vượt ra ngoài ngôn ngữ nghĩ bàn củachúng ta. Chư Phật và các vị Bồ-Tát đã chứng đắc mới biết rõđược trạng thái của cảnh ấy mà thôi. Muốn diễn đạt theo ngônngữ thường của chúng ta để chỉ rõ Niết-bàn thì cảnh giới ấyra sao ?

Căn cứ theo tưtưởng Đại-thừa Phật giáo, Niết-bàn không ở đâu xa lạ mà ngaytrong đời sống hiện tại cũng có thể chứng minh được. Chẳnghạn, nơi mỗi hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của ta làm việc lành,tự nhiên tâm hồn được thoải mái an vui, đó chính là trạng tháikhông ràng buộc, là cảnh giới Niết-bàn, giải thoát rồi vậy.

Thật vậy,Niết-bàn đồng nghĩa với giải thoát, chỉ khi nào tâm tư chúng takhông bị câu thúc bởi phiền não, tham đắm và vọng chấp mê lầmthì đó là Niết-bàn. Nói như thế không có nghĩa là chủ trươngxóa bỏ cảnh Niết-bàn thật sự mà để chứng minh cho dễ hiểu cáilý thú của trạng thái giải thoát thôi. Đối với người đãnghiên cứu nhiều về Phật giáo có thể hiểu tinh thần củaNiết-bàn không câu chấp, nhưng người chưa có cơ duyên với PhậtPháp phải có một cảnh giới thực thể ở ngay trước mắt và bênkia nhãn giới, vì có được như vậy thì những kẻ thực hànhđúng mức tinh thần lợi tha, vô ngã của Phật giáo mới cóđược điểm tựa nhắm tới sau khi bỏ Báo thân nầy.

Phật giáo khôngchủ trương ru ngủ con người, bằng cách đưa ra một cảnh giới hoàntoàn an vui giải thoát để mê hoặc sự dễ tin của quần chúng màchính chúng ta phải đích thân thực hành rồi tùy theo trình độ hiểubiết của mình mà cảnh Niết-bàn sẽ là đáp số cho việc tìm hiểucủa mỗi người.

Niết-bàn đượcquan niệm như là một thực thể chỉ có khi nào chúng ta đã diệttrừ được mọi phiền não vi tế mới có thể chứng biết đượctrọn vẹn.

7.-HÃY NÓI VỀ CẢNH GIỚI CỰC LẠC CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ ?

Người tu theopháp môn "Tịnh-độ" chuyên việc tụng kinh và niệm danh hiệuđức Phật A-Di-Đà luôn luôn nghĩ tới cảnh giới Cực-Lạc vàcầu mong được sanh về đó sau khi chết.

Nơi đó, theo nhưkinh A-Di-Đà diễn tả, thì có ao bảy báu, nước tám công đức,trong nước có cát vàng trải làm đất, bốn bên có mành lưới baobọc, cây cối xanh tươi suốt quanh năm. Ngoài ra còn có cả ngọcxa-cừ, lưu-ly, pha-lê lót dưới lối đi để trang sức cho cảnh trínữa. Mặt khác, con người cảnh Cực-Lạc đẹp đẽ, tướng mạotrang nghiêm, thường được trẻ mãi không già. Chính đức PhậtA-Di-Đà có phát lời thệ nguyện là cứu độ hết tất cả chúngsanh để đưa về cảnh giới Cực-Lạc rồi Ngài mới thành đạochứng quả. Ở Việt-Nam pháp môn Tịnh-độ thịnh hành nhất từđời Lý Trần. Thời kỳ nầy Phật giáo phái Thiền pha lẫn lộnvới Tịnh-độ và Mật-giáo. Pháp môn tu Tịnh-độ rất đơn giảnbằng phương pháp niệm Phật. Đức Phật A-Di-Đà thường được xưngniệm danh hiệu trong lúc niệm Phật. Người thực hành miệng niệm,tâm nhớ nghĩ tới Phật, gạt bỏ mọi ý niệm xấu ác khác xen tạpvào trong tâm tưởng, tức là phải có sự chí thành thì mới cósự cảm ứng để gần gũi được thế giới Cực-Lạc và niệm chotới khi thuần thục mới đạt được điều lợi ích.

Việc niệm Phậtrất dễ thực hành, ai cũng có thể làm được, không luận giàtrẻ lớn bé. Nhất là những vị lớn tuổi thường để ra hằnggiờ mỗi ngày để niệm Phật. Nhờ công đức niệm Phật mà cóngười biết trước được giờ chết và dặn dò con cháu nhữngđiều tâm phúc hay tắm rửa sạch sẽ trước khi nhắm mắt lìa đời.Đối với kẻ làm ác thì khó mà hưởng được phút vui hiếm cónầy, như những người lúc sống làm việc mổ thịt trâu bò, cắttiết heo, dê đến khi chết như có ai tới đòi đền mạng nên họkhông thể nào nhắm được mắt, lại còn phải chịu vậy vùng đauđớn, có khi còn la rống lên lớn tiếng rồi mới tắt hơi thở.Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà chúng ta không tu để được vềthế giới giải thoát an vui của cảnh Cực-Lạc. Ở đó có nhạctrời tấu khúc, chim hót líu lo suốt bốn mùa và mọi phiền lo nhưđều được lắng sạch, cho đến món ăn đều hoàn toàn bằng phápthiền định vui vẻ.

Tu mau kẻo trễlà một cách khuyến khích mọi người cố gắng thực hành theo phápmôn niệm Phật cầu vảng sanh sau khi chết đã được nhiều người tintưởng, áp dụng.

8.-THEO PHẬT GIÁO ĐỊA NGỤC LÀ CẢNH NHƯ THẾ NÀO ?

Cảnh địa ngụccó phải là một cái cớ để dọa nạt mà đạo Phật cố tình đưanhân sinh vào con đường cùng không lối thoát hoặc lợi dụng lòngtin của người đời để ru ngủ như đã có người nghĩ không ?

Địa ngục làcảnh có thật với đủ các hình phạt để xử trị kẻ nào ở thếgian làm việc ác, khi chết oan hồn đi vào đó nhận lấy quả báo.Các hình phạt được ghi nhận là : Ngục thiết-hoàn (vòng sắtnóng), cưa xẻ, đập (đánh, tra tấn, xiềng, kẹp v.v..). Do đó, nhiềungười khi nghĩ tới cảnh địa ngục liền phát rợn tóc gáy lên.Có nhiều sự tích còn chứng minh đầy đủ có cảnh giới tối tămbẩn thỉu nầy. Ngay cả những người ngồi đồng thiếp hồn cũng đivào chốn địa ngục và chứng kiến được cảnh tra tấn rùng rợnở đó về thuật lại. Sư Từ-Đạo-Hạnh tìm cách báo thù cho cha,ông Từ-Vinh bị chết oan do tay Pháp-sư Đại-Điên trù yếm, sau đómón nợ máu đã trả xong mới được yên chuyện. Bà Thanh-Đề bịhành hạ trong kiếp đói khát ở cảnh địa ngục ... là những chứngminh cho thấy được hình tướng của cảnh giới địa ngục như thếnào. Nói về sự tướng thì luận như thế, còn đứng về mặt lý,nhất là căn cứ theo hành vi thiện ác trong đời hiện tại, thìchính những việc đau đớn, đọa đày, ức hiếp, bị tù hảm giữaxã hội loài người bây giờ, chúng ta cũng có quyền kết luậnđược đó là thế giới của đọa lạc, đau thương. Đối vớingười nào chưa hiểu về lý, chúng ta phải chỉ ra được địa ngụccó hình tướng dài ngắn, lớn nhỏ ra sao để hướng dẫn họ cáchtu và tìm ra con đường thoát khỏi sự ràng buộc u tối kia.

Chỉ có tưtưởng của Đại-thừa Phật giáo mới chứng tỏ được cái viêndung vô ngại mà người bình dân cũng như giới trí thức đều họchỏi tu tập để mong thoát khỏi địa ngục.

Tùy theo trìnhđộ của người cao thấp mà đạo Phật hướng dẫn cho kẻ tu hànhđạt đến giải thoát khỏi vòng sanh tử để chứng nhập Niết-bàntịch tịnh, tức là không còn bị đọa lạc vào cảnh giới khốn khổlầm than ...

9.-CẢNH GIỚI CỦA NGẠ QUỈ Ở ĐÂU ?

Cảnh ngạ quỉtức là cảnh giới mà nơi đó chúng sanh phải chịu đói khát, bịhành phạt đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.

Những ai sốngở đời có tính tham lam, keo kiệt như có tâm bòn rút của ngườiđể thu lợi về cho mình, lúc chết phải chịu cảnh đọa đày, lạnhlẽo đói khát. Hành động bẩn thỉu của con người nơi trần thếkéo theo cho tới lúc chết phải bị đọa vào kiếp đói khát trongloài quỉ để trả cho xong món nợ truyền kiếp ở đời. Loài quỉđói được kể rằng có nhiều hình tướng khác nhau như quỉ mộtgiò, quỉ sứ, quỉ hóa đá, quỉ đoạt mệnh, quỉ đói, quỉ ưa pháphách v.v... Con quỉ có thể không giống với hình người. Chúng cóhình lông lá dễ sợ và thường sinh sống cạnh thế giới loàingười, vì nghiệp nặng, những hồn oan của người khi chết không điđầu thai được nên hóa thành quỉ và ở lơ lững giữa từngkhông như một thế giới vô hình mà mắt thường của ta khó hìnhdung ra được.

Không luận Phậtgiáo mới nói tới cảnh ngạ quỉ, nhiều người cũng kể lại rằngchính họ đã thấy được loài quỉ dữ. Có một điều lạ lùng làtrong thời buổi chiến tranh, có nhiều tiếng vũ khí nên loài quỉcũng ít thấy xuất hiện nơi thế giới loài người, có lẽ chúngsợ binh khí chăng ?

Quỉ là một vấnđề lớn mà các nhà khoa học không thể nào giải thích nổi, theoPhật giáo, những người chết oan ức linh hồn không đi đầu thaiđược và còn vất vưởng nơi đình miếu, gốc cây để khuấy phángười đời. Do đó, Phật giáo có những cuộc lễ như chẩn tế côhồn vào dịp lễ Vu-Lan rằm tháng bảy để nhờ lời kinh kệ và hơihương khói mà các hồn oan được ấm lòng đi đầu thai ở kiếpkhác.

Muốn biết sau khichết chúng ta thành kiếp gì, chỉ cần nhìn vào hành vi của việc làmhiện tại để có thể đoan chắc đúng được 90% theo luật nhân quảluân hồi, không hề sai lệch.

10.-SÚC SANH LÀ LOÀI GÌ VÀ CHÚNG SINH HOẠT Ở ĐÂU ?

Súc sanh làgiống thú hay còn gọi là loài lục súc như : Trâu, dê, heo, ngựa,chó, gà là sáu loài vật được người ta nuôi dưỡng trong nhàđể chúng phục vụ cho người.

Mỗi khi giậnngười nào ta thường nghe kẻ ấy dùng câu chửi rủa là : "Đồsúc sanh", tức có ý ám chỉ cho kẻ đối diện là thứ trâu bòngu ngốc không ra gì cả. Con trâu và con ngựa được coi là loàiđộng vật nặng nghiệp nhất phải mang kiếp kéo cày, kéo xe để trảnợ, vì kiếp trước chúng vốn đã tạo ra nhiều ác nghiệp. Do đó,để thỏa mãn cơn giận của mình, người ta ưa dùng lời độc địanặng nề đối với kẻ khác. Nhưng tất cả loài người đều ghét aigắn cho mình điều xấu xa, sỉ nhục ấy, vì đó là một sự xúc phạmđến danh dự kẻ khác một cách trầm trọng và như thế cũng cónghĩa rằng chính mình không muốn bị gán ghép cho những lời bất hãohạ cấp ấy, thì đừng mở lời độc ác xấu xa để làm cho ngườiphải buồn khổ. Mặc dầu những giống vật nầy được chúng ta nuôidưỡng, bảo hộ. Người Nhật cấm ăn thịt chó, nếu ai phạm sẽ bịphạt nặng. Người Ấn-Độ cấm ăn thịt bò, vì bò được xem nhưvật tổ, nên tuyệt đối cấm giết hại chúng. Người Việt-Nam theođạo "Ông" không ăn thịt trâu v.v.. là những hình thức tôntrọng loài vật.

Lục đạo,theo Phật giáo, thì loài súc sanh được liệt vào hàng thức sáu(Nhơn, Thiên, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh) vì được xem nhưgiống dơ dáy, xấu xí nhất vậy. Chúng ta phải biết tôn trọng loàivật, đừng đánh đập hành hạ chúng cách tàn nhẫn mà phải bảovệ tất cả mọi loài.

Kiếp của loàisúc sanh rất khổ sở, vì chúng phải chịu đủ mọi cực hình do loàingười và các loài vật mạnh khác lấn hiếp.

11.-CÁC CÕI THIÊN CÓ LỐI SINH HOẠT NHƯ THẾ NÀO ?

Thiên là trời,tiếng dùng để gọi chung cho tất cả các cảnh giới trên thế giớicủa loài người. Các cõi trời được ghi nhận gồm có 33 cảnhgiới khác nhau.

Nhờ tu theo phápThập thiện (10 điều lành), sau khi mãn báo thân nầy ở đời, conngười được sanh lên các cõi trời Sắc-giới và Vô-sắc-giới.Cõi trời Vô-sắc-giới có các trụ xứ như : Phi-tưởng,phi-phi-tưởng-xứ, thức-vô-biên-xứ, vô-sở-hữu-xứ ...

Con người sốngnơi các cõi trời được hưởng mọi sự sung sướng, nhưng vẫncòn phải bị đọa lạc như con người ở thế gian nầy, nếu hếtphước báo mà không lo tu thiện. Do đó, việc lấy 10 điều lành làmnhân trong việc tu tập là điều cần thiết để hưởng được quảnơi các cõi trời. Ngoài ra, thì giờ ở các cõi trời cũng dàihơn ở thế giới chúng ta. Cõi phi tưởng, con người nơi đó khôngcòn tưởng nghĩ như chúng sanh cõi dục nữa. Vượt cao hơn thêm mộtbậc, người ở cõi phi-phi-tưởng xa lìa tất cả mọi việc nói năngnghĩ bàn. Cho đến món ăn của họ đều bằng thiền định, thức mặccũng do thiên y tạo thành. Cõi thức-vô-biên-xứ, con người khôngcòn trụ tâm vào nơi ý thức nữa mà đã vượt ra ngoài ngônngữ luận bàn của chúng ta. Xa hơn một từng nữa, cõivô-sở-hữu-xứ, con người ở đó lìa tất cả mọi ý nghĩ, sốngbằng trực giác, cũng như việc giao thiệp với nhau đều do trựcgiác cả.

Người nơi cáccõi trời có thể bay đi tự tại từ thế giới nầy qua thế giớikhác trong khoảnh khắc thời gian chừng một bửa ăn mà không cầnthủ tục thông hành rắc rối lôi thôi. Mỗi sáng, mọi người tụtập hội lại một nơi do hiệu lệnh báo giờ ăn. Thức ăn toànbằng hương hoa, mỹ nhạc trổi lên để mọi người tới đó hưởngcái hương vị cũng đủ no, không cần phải ăn uống thô tục nhưchúng ta. Sau khi thọ thực xong, mỗi người ai về cõi nấy và hẹnngày hôm sau lại gặp nhau ở một nơi đã định.

Dù đượchưởng phước báo sung sướng trên các cõi trời, nhưng chưa phảinơi đã được giải thoát hoàn toàn, cho nên người Phật tử chânchánh cần nên có thái độ dứt khoát để chọn nghiệp saunầy.

12.-HÃY NÓI RÕ CẢNH GIỚI CỦA LOÀI A-TU-LA NHƯ THẾ NÀO ?

Trong ba đườngác là địa-ngục, ngạ-quỷ và súc-sanh được coi là những nơi xấuxa, bẩn thỉu nhất, và trên đó một bậc có cảnh giới của loàiA-tu-la, cũng còn nằm trong vòng trầm luân của sáu đường dữ.

A-tu-la là loàiquỷ thần ở giữa thế giới của loài người. Thần có khi làthiện thần và có khi là ác thần. Thiện thần thường hay gần gũi,ủng hộ người, nhưng ác thần lại tìm cách khuấy phá cuộc sốngcủa dân gian. Con người phần nhiều đều không hiểu nổi loài thần,nên phải cúng cấp, cầu khẩn để mong được gia hộ, chở che.Những anh hùng, chí sĩ khi chết trên tên đạn một cách oan ứcthường hiện thành thần và được dân chúng cúng bái đầy đủ,cũng có những ý niệm về loài quỷ thần, không còn xa lạ đốivới chúng ta.

Cảnh của A-tu-lakhông có hình tướng nhất định và loài quỷ thần cũng biến dạngthay hình rất nhanh chóng. Ngoài ra, thần cũng có thể bay đi tự tạiđược trong thế giới như chỗ không người mà ít có ai thấyđược hình dung.

A-tu-la nhiều khiđược người ta kính nể, có lẫn sự căm thù do nhiều nguyên nhânkhác nhau, cho nên dù được coi trọng, chúng cũng phải ở dướiloài người một bậc.

13.-TỨ SANH LÀ GÌ ?

Tứ sanh là bốnloài động vật có sanh mạng và hình thành trong một thân xác khôngđồng nhau.

Bốn loài độngvật là :

- Thai sanh

- Thấp sanh

- Noản sanh

- Hóa sanh

Thai sanh là loàiđộng vật thọ hình bằng bào thai như người, trâu, bò, heo, chó ...Con người từ khi thọ thai cho tới lúc sanh ra phải ở trong bụng mẹhơn 9 tháng, trong khi đó loài trâu, bò, ngựa có khoảng thời gianthọ thai lâu hơn lên tới một năm từ lúc bắt đầu tượng hìnhcho đến khi ra đời.

Thấp sanh làloài vật sanh nơi ẩm thấp như trùn, dế, sâu, bọ, rắn, rết ...Những loài nầy có thân hình lớn nhỏ không đồng nhau, hoặc có 4chân hoặc không chân hay nhiều chân ...

Noản sanh làloài đẻ trứng như gà, vịt, chim, cá ... Sau khi đẻ trứng, con mẹphải ấp trứng một thời gian 20 ngày như gà, chim hoặc 30 ngày nhưvịt để sau đó trứng nở thành con. Có một điều đặc biệt hơncả là loài đẻ trứng khi vừa nở ra con là có thể chạy nhảy,ăn uống được tự nhiên rất mạnh khỏe. Trong khi đó loài mang thaicũng có một hoàn cảnh tương tự, trừ loài người. Người làloài động vật yếu đuối nhất trong muôn vật. Con người từ lúcsanh ra cho tới khi biết đi đứng, nói năng phải trải qua từ 8 đến12 tháng mới thành được. Lúc đầu con người không tự ăn uốngđược mà phải do người mẹ săn sóc sú mớm sữa, cơm hay cháocho độ 6 tháng sau, em bé mới tập ăn uống dần dần được.

Hóa sanh là loàibiến hóa như loài ấu trùng, loài bướm, nhộng, muỗi, ve ... Chúngphải thay hình đổi xác như lột da hay vỏ để thành một giống vậtkhác như con ngài hóa nhộng, tằm hóa bướm, lăng quăng hóa muỗiv.v...

Trong bốn loàiđộng vật đó, loài người được ghi nhận là khôn lanh hơn cả,biết biến chế đồ vật để sử dụng và có trí khôn tuyệt vời.Nhưng nếu không tu, con người cũng sẽ bị đọa làm thú sau khi chết.Đó là luật nhân quả tất định.

14.-THAI SANH LÀ LOÀI SINH SỐNG Ở ĐÂU ?

Chúng sanh córất nhiều loài như sanh bằng cách biến hóa thay hình đổi xác, hoặcdo trứng nở thành, con ở trong bào thai sanh ra gọi là thai sanh.

Cùng loại vớithai sanh, con người được coi như là giống vật tinh vi nhất, biếtbiến chế đồ vật thành đồ sử dụng, đồ trang sức và biết sốngnương tựa lẫn nhau. Con người thời cổ cũng đã biết sử dụnglửa để nung chín các thức ăn. Trí khôn của loài người đãđạt được đến chỗ tuyệt đỉnh, biết khám phá ra màn bí mật củavũ trụ và những hiện tượng thiên nhiên như sấm, chớp, gió,mưa, động đất ... để dự phòng những tai họa xảy đến. Ngày naykhoa học tiến bộ, con người đã lên được cung trăng mà năm,mười thế kỷ trước được xem như là việc quá xa vời và khókhăn. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận rằng loài người yếu đuốinhất trong các loài động vật sinh trưởng trong lốt thai bào. Thậtvậy, lúc em bé vừa cất tiếng khóc chào đời, đã phải do sựsăn sóc của người mẹ và trải qua trong vòng 8 tháng, 12 tháng hoặchơn nữa, trẻ mới tập đi và học nói cũng như tự ăn uốngđược một vài thức mềm nhẹ, dễ tiêu hóa. Chính nhà bác họcPascal (1623-1662) cũng đã nhận xét về con người qua câu nói bất hủnhư sau :

"L'homme est unroseau faible dans l'universe, mais un roseau en pensant".

(Con người làmột cây sậy yếu đuối trong vũ trụ, nhưng là một cây sậy biết suynghĩ).

Thế nhưng cácloài động vật khác có cùng lối sinh nở giống loài người nhưtrâu, bò, heo, ngựa v.v... khi vừa mới sinh ra là đã biết chạy vàăn uống mạnh khỏe như thường.

Loài người chỉkhôn hơn muôn vật về khía cạnh tư tưởng, nhưng chưa chắc đã giỏibằng loài đồng vật về bản năng sinh tồn, làm tổ, di động ...

15.-THẤP SANH LÀ LOÀI VẬT NHƯ THẾ NÀO ?

Muôn loài, vạnvật đều ở trong 4 loài sanh sản khác nhau, nhưng cùng là giốngđộng vật. Phật giáo gọi những loài nầy trong một danh từ tổngquát là chúng sanh.

Thấp sanh làgiống vật sanh ra dưới những nơi ẩm thấp, dơ dáy như trong bùn,trong đất cát có loài trùng, giun (trùn), rắn, rết ... Chúng cóthân hình nhỏ, thường là loài bò sát có chân hoặc không chân.Khoảng thời gian sanh ra và tồn tại của loài động vật ở nhữngnơi ẩm ướt thường ngắn ngủi. Chúng thường bị đe dọa, khủngbố, sát hại bởi các loài vật lớn hơn như là thứ mồi dinhdưỡng. Khi Thái-tử Tất-Đạt-Đa chưa xuất gia, Ngài có lần đingoạn cảnh và chứng kiến cảnh một người nông dân đang càyruộng, những loại côn trùng vừa từ luống đất cày mới lậtlên, liền bị loài chim mổ bắt, đàng sau bầy chim, người thợ sănđang rình bắt chúng.. Cứ như thế mà sự tranh nhau để sống giữacác loài vật tiếp tục diễn ra thành một trường tranh đấu chémgiết không ngừng. Đây là một trong nhiều động cơ khiến Thái-tửlìa bỏ ngôi báu để xuất gia tầm đạo.

Chúng ta vì nhândanh trí khôn của loài người để sát hại các loài khác khôngcùng giống loại. Chư Phật, các vị Bồ-Tát vì lòng bi nguyện, xemmuôn loài, vạn vật đều bình đẳng như nhau. Từ loài bò, bay, cựa,động thấp nhất như giống côn trùng nhỏ nhoi cho đến các loài caođẳng động vật như người đều có thể tiến hóa được nếu biếttu sửa theo thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo để đượcthoát kiếp đi đầu thai ở kiếp sau. Còn như con người nếu khôngbiết tu thiện vẫn bị đọa làm giống vật như thường.

Muôn loài vạnvật nếu biết nhìn nhau bằng con mắt tương ái, không cạnh tranh chémgiết nhau, thì thế giới sẽ bớt cảnh nồi da xáo thịt và các cuộcchiến tranh đẩm máu không còn xảy ra nữa.

16.-LOÀI NOÃN SANH SANH SỐNG Ở ĐÂU ?

Như trong bài TứSanh đã trình bày, noãn sanh là một trong bốn loài động vật có sanhmạng và sống ở trên không, trong đất, dưới nước ...

Noãn-sanh làloài đẻ trứng. Từ trứng nở ra thành con như gà, vịt, chim, cá ...là những loài động vật lớn ta có thể nhìn thấy dễ dàng, nhưngcòn có những loài vật nhỏ hơn cũng sinh nở theo lối để trứngnhư chí rận, dán, nhện, kiến, tuy chúng vẫn sống lẫn lộn chung quanhloài người, lại ít có ai để ý hay lưu tâm tới. Nếu chịu khótìm tòi, chúng ta sẽ thấy rằng loài đẻ trứng đông hơn loàingười, chúng sống rải rác thành đoàn thể có tổ chức như kiến,nhện, cá ... hay sinh hoạt rời rạc như dán, chí ... Loài đẻ trứngthường có mạng sống ngắn ngủi như loài gà, vịt chỉ sống lâunhất được 5 năm là cùng. Dù cho sanh mạng ngắn hay dài, đẹp hayxấu, đạo Phật vẫn tôn trọng mọi loài đều có một giá trị nhưnhau. Vì câu nói "Tứ sanh chi từ phụ" (cha lành của bốnloài) có một giá trị từ bi và bình đẳng mà chỉ có người Phậttử mới quan niệm được như thế mà thôi.

Tại sao đạoPhật lại chủ trương bình đẳng để hạ thấp giá trị con người ngangxuống với hàng hạ đẳng động vật như thế ?

Thật ra cái giátrị không được căn cứ nơi một thân hình to lớn, cũng khôngphải do quyền lực và trí khôn để tự nhận mình có giá trị hơnmọi loài mà là do nơi sức mạnh của tinh thần mới thực tiển,đáng kể. Con người có giá trị đáng quý thật, nhưng lúc sống tachỉ biết làm những việc ác, tới khi chết còn thua kiếp của convật, thì cái giá trị nào hơn ?

Chúng ta đừngvì cậy thế, ỷ quyền mà coi rẻ sinh mạng của các giống vật khác,nếu không khéo tu con người cũng sẽ đọa làm loài động vậtkhông khác.

17.-LOÀI HÓA SANH CÓ SỰ SANH SỐNG RA SAO ?

Các loài độngvật do sự xếp loại mà thành bộ loại khác nhau. Theo Phật giáo,chúng sanh là chỉ chung cho 4 loài động vật từ nhỏ đến lớn. Hóa-sanh được xếp và hàng thứ tư trong 4 loài.

Hóa-sanh là loàivật có lối sinh nở bằng cách biến, tức không do từ bao thai màra, cũng không do trứng nở, lại cũng không phải từ nơi ẩm thấpđể thành hình. Chúng từ một giống vật nầy mà hóa ra giống vậtkhác như con tằm hòa thành bướm, con lăng quăng hóa muỗi, con vehóa hình từ con sùng trong lòng đất mà ra. Loài động vật tronglớp hóa sanh thường có thân hình nhỏ và mạng sống rất ngắnngủi như con lăng quăng chỉ sống được một ngày một đêm, con vesanh tồn trong vòng một tuần lễ, mặc dù chúng phải ở trong kiếptrùng dưới đất suốt từ 5 đến 6 tháng mới hiện được nguyênhình.

Dù là một sinhvật nhỏ đến đâu, Phật giáo vẫn quan niệm rằng giữa chúng cómột giá trị ngang nhau. Con người vì không biết hay do khinh thườngcác giống vật khác mà không tôn trọng mạng sống của nhau. Cáiđiểm cao cả nhất, theo Phật giáo, không phải căn cứ vào sứcmạnh hay mưu mẹo để hơn được các loài động vật khác mà do nơigiá trị tinh thần mới là điều đáng quý. Loài hóa sanh khôngnhiều như các loài đẻ trứng, loài sanh nơi ẩm thấp bẩn thỉu, nhưngkhông phải ít đối với chúng ta. Con vật nào có sanh mạng cũngđều biết tham sống và sợ chết như người cả. Tại sao chúng takhông chịu tìm hiểu ở điểm nầy giữa các loài vật khác mà chỉnhìn thấy riêng thế giới của con người là tối linh, quan trọng?

Các loài đềuđược coi như có sự bình đẳng trong việc cấu tạo nên thân mạng,dù chúng mang lớp gì đi nữa, chỉ có đạo Phật mới chủ trươngđược như thế mà thôi.

18.-TAM THỪA, TỨ QUẢ LÀ GÌ ?

Quả vị tu chứngcủa hàng Tiểu-thừa và Đại-thừa có 3 bậc là Thanh-văn,Duyên-giác và Bồ-Tát thừa.

Cả 3 thừa,Thanh-văn, Duyên-giác, và Bồ-Tát tu theo pháp môn gì để chứngđắc ?

Hàng Thanh-văn haycòn gọi là Độc-giác nhờ quan sát âm thanh của vạn vật mà thànhtựu, như quan sát chiếc lá rơi, cành cây gãy, sấm chớp v.v... nóichung, các hiện tượng vũ trụ ... để tìm ra chỗ rốt ráo của lýduyên sinh trong muôn loài vạn vật. Việc quan sát đến khi đượcthành tựu viên mãn, tức là tự giác ngộ hoàn toàn (độcgiác).

Duyên-giác tuquán pháp 12 nhân duyên để tìm ra chân lý của sự vật. Pháp 12nhân duyên là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ,ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Con người và muôn vật ở trong vònglẩn quẩn của pháp 12 nhân duyên. Do từ vô minh, con người đi đầuthai làm thân xác, rồi do hoàn cảnh chung quanh kéo lôi phải lăn lộntrong cuộc đời để thọ nhận các nghiệp báo từ nhiều đời, mãicho tới khi già và chết. Khi chết rồi lại tái sanh và cứ như thếtiếp tục không lúc nào ngừng nghỉ như bánh xe quay trong vòng tròn,hễ giáp chu kỳ lại quay tiếp. Người tu quán các pháp ấy đểthành đạo tức hàng Duyên-giác.

Bồ-Tát nhờ tucác pháp Lục-độ : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiềnđịnh, trí tuệ và vạn hạnh mà thành Chánh-giác. Bồ-Tát luôn xảthân vì người để thực hành hạnh lợi tha. Nơi nào cần tới bàntay cứu giúp, vị Bồ-Tát xả thân, ngay trong hiểm nạn cũng vẫn xongxáo thi hành hạnh nguyện của mình. Hàng Bồ-Tát thế không tiếcthân mạng. Chúng sanh nào cần tai, mắt, mũi, lưỡi, chân tay đểcứu mạng nguy cấp, Bồ-Tát cho không tiếc, đúng theo hạnh bố thíkhông sợ sệt, không so đo, tính toán như ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tátđã hiện đủ mọi thân hình để cứu độ chúng sanh.

Tứ quả là 4quả vị tu chứng của riêng hàng Tiểu-thừa gồm có : Tu-đà-hoàn,Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Cách tu tập và dư báo của 4 quảthánh nầy sẽ nói riêng ở mỗi bài sau.

Người tu muốnđạt được quả vị cao phải do cái nhân tu tập cũng như người bỏvốn đầu tư nhiều hay ít để được kết quả lớn hoặc nhỏ.

19.-TU-ĐÀ-HOÀN LÀ QUẢ VỊ NÀO TRONG HÀNG THÁNH ?

Trong hàng Thánh,tức là bậc đã chứng đắc được đạo quả giác ngộ của Phậtgiáo có 4 quả vị thuộc hàng Tiểu-thừa mà Tu-đà-hoàn là quả vịtu chứng đầu tiên.

Tu-đà-hoàn haycòn gọi là Dự-lưu, tức là chỉ cho người mới tu đắc và bắtđầu nhập vào quả Thánh, nhưng vì còn các trần sa nghiệp (nghiệpquả vi tế của nhiều đời) nên chưa giải thoát trọn vẹn được.Ngoài ra, còn có các tên gọi khác cũng để chỉ quả vịTu-đà-hoàn như Nhập-lưu hay Nghịch-lưu, tức từ chỗ phàm phu chứngvào được bậc Thánh, vì đi ngược lại với dòng lưu chuyền củasanh tử để chứng Thánh. Mới nhập vào dòng Thánh cho nên hànhgiả còn phải gia công tu tập các pháp lành để được tiến xa hơnlên ở các quả vị khác trong hàng Thánh.

Bậc Tu-đà-hoànthực hành pháp môn gì mà đạt được, cũng như phải trải quathời gian tu tập bao lâu để thành ?

Tu-đà-hoàn tutheo pháp Tứ-đế và quán pháp Nhân-duyên, đã đoạn sạch đượckiến-hoặc (cái thấy biết do cố chấp) mà thành. Theo kinh Đại-ThừaNghĩa-Chương nói rằng Tu-đà-hoàn là tiếng ngoại quốc, dịch ra thành3 nghĩa :

Thứ nhất, dịchtheo nguyên nghĩa, gọi là Vô-Lậu, tức tu pháp môn vô lậu màthành.

Thứ hai, theonghĩa phóng dịch là Nghịch-Lưu, tức là vĩnh viễn không còn chịu sanhtử trong 3 đường dữ nữa.

Nghĩa thứ ba, làXúc-Trái, tức do cái nhân đã xa lìa 3 đường mà không còn thọquả báo trong ấy nữa.

Trí-Độ-Luậngọi quả Tu-đà-hoàn là "LƯU", tức là nhập vào một phầntrong Bát-thánh-đạo, cũng có nghĩa là lưu nhập vào cõi Niết-bànan lạc vĩnh viễn.

Từ phàm phu,muốn chứng nhập vào dòng Thánh, quả Dự-lưu, phải trải qua 3a-tăng-kỳ-kiếp hay còn gọi là vô-số-kiếp mới thành tựu viênmãn. Vì phàm phu cho nên chúng ta nghĩ số kiếp như thế là lâu, nhưngcác bậc đã chứng quả Thánh nghĩa đó chỉ là khoảng cách như lúckhảy móng tay mà thôi.

Các quả vị tuđạt được, ta cần phải thực hành mới chứng nghiệm được lờitrong kinh điển, cũng như có uống nước ta mới cảm được vị vàviệc đả khát như thế nào.

20.-LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC LÀ TU CHỨNG QUẢ ?

Sống trong mộtxã hội có nhiều xáo trộn, tranh chấp diễn ra mỗi ngày, chúng ta ítthấy có ai tu hành chứng quả ngay trong đời nầy. Trừ những vịBồ-Tát ra đời do một nguyện lực để lẫn lộn trong chúng ta, rồitu hành đắc đạo, nhưng vì con mắt phàm của người đời khó aibiết được.

Việc chứng quảchỉ có chư Phật và Bồ-Tát mới đạt tới được, còn các vị Tổcũng tu chứng, nhưng trong hiện thế chúng ta không thấy được sựnhiệm mầu mà phải đợi lúc các vị ấy viên tịch (lìa đời) mớihiện ra những điềm lành. Ví dụ, khi sắp tịch, các vị Tổ thường dichúc lại cho các đệ tử một ngón tay hay chừa lại cả cánh tay, saukhi đốt xong mà vẫn không cháy. Gần đây nhất, vào năm 1963,Hòa-Thượng Quảng-Đức ngồi trong lửa hồng tự thiêu để cúngdường Phật Pháp mà không hề nao núng trước sức nóng của lửa,điều đó đủ chứng tỏ Ngài chính là vị Bồ-Tát do một nguyệnlực kim cương mới đạt được. Có những trường hợp, người tuhành thấy mình đi trên hoa sen và thấy trước mắt hiện ra nhữngthế giới muôn hình đẹp đẻ, đó không phải là chứng quả mà doma lực hiện ra để thử thách, cũng như để đo trình độ tu tậpcủa người ấy đạt tới chỗ thuần thục hay chưa. Cũng có ngườiphát điên hoặc tâm trí tán loạn do bị ác ma cám dỗ trong lúc quáchú tâm vào cảnh huyễn tướng để bị lạc mất chánh niệm. Ngườinào tu hành đến một trình độ cao như kêu mưa, hú gió và sai sửđược người khác làm theo mệnh lệnh vẫn chưa có thể gọi làngười chứng quả mà phải gọi rằng kẻ đó nhờ tập trung tinhthần nhất quán mới đạt được thành công như thế trong việc tuniệm.

Do đó, ta cầnphân biệt giữa chứng quả với những cảnh giới huyễn do mã hiệnđể thử thách người tu hành, bằng cách thực hành pháp môn tuquán để khỏi bị nhận lầm chân và giả.

21.-TƯ-ĐÀ-HÀM LÀ GÌ ?

Tư-đà-hàm làquả vị tu chứng thứ hai trong 4 bậc Thánh của hàng Tiểu-thừa, vàdo tu nhân gì mà đạt thành ?

Tư-đà-hàm,người Tàu dịch nghĩa là Nhất-Lai, tức là còn thọ sanh lại làmngười một lần nữa để tu hành, những nghiệp lực của "tưhoặc" trong cõi dục còn lại một phần nên chưa hoàn toàn rakhỏi cảnh giới trần ai được (chín phẩm tư-hoặc : Dục giới, sơthiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ, thức vôbiên xứ, vô sỡ hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ). Dovướng mắc 3 phẩm tư-hoặc sau cùng chưa đoạn sạch nên quả tu chưatrọn vẹn, hành giả phải tấn tu thêm một lần nữa. Chín phẩmtư-hoặc ở trong 3 cõi gồm có 3 bậc thượng, trung và hạ đượcnhân lên thành 81 món tư-hoặc cả thảy. Quả vị của Tiểu-thừa hay 4quả Thánh của Thanh-văn mà Tư-đà-hàm là bước thứ nhì trênđoạn đường tu giải thoát vậy. Cũng như người học viên học cấpbậc Cao-học, còn phải trải qua 2 năm lao lực nữa mới tiến lênTiến-sĩ được. Ví dụ như thế có lẽ dễ hiểu cho tất cả nhữngngười quan tâm tới việc nghiên cứu, để biết lý do tại saongười sinh viên phải vất vả lắm trong việc học hỏi mới thànhcông. Tu hành cũng phải trải qua nhiều giai đoạn luyện tập công phunhư việc học mới đạt được kết quả tốt.

22.-A-NA-HÀM LÀ GÌ ?

Quả vị thứ batrên đường tu thuộc hàng Thanh-văn là A-na-hàm. Vậy A-na-hàm là gì?

A-na-hàm, Tàudịch là Bất-Lai, tức là không thọ sanh trở lại nơi đời nầynữa, vì đã dứt sạch tất cả tư-hoặc ở cõi dục. Quả vị nầycũng ví như một người học sinh, bắt đầu từ vở lòng đi nốtđoạn đường dài suốt 22 năm để lấy được mãnh bằng Tiến-sĩ.Người đổ xong Tiến-sĩ còn có thể lấy thêm Thạc-sĩ, cũng nhưthế, hành giả muốn đi nốt đoạn đường tu niệm phải đạt tớiquả A-la-hán sau cùng mới thành công viên mãn. Người tu đãchứng tới quả A-na-hàm thuộc hàng Tiểu-thừa Phật giáo, cũng cónghĩa là không còn bị chi phối bởi dòng sanh tử luân hồi của cõidục nữa. Cũng cần nói rõ về nghĩa của chữ tư-hoặc là cái mêlầm về sự, do mê muội nơi sự vật mà ra. Ví dụ : 3 nhu cầu tốithiểu trong đời sống là sự ăn, mặc và ở khiến cho ta thamtrước. Ý niệm nẩy sinh cùng trong một thân nầy cho nên nó còn cótên là mê lầm về câu sanh. Muốn tận diệt sự mê lầm đó, cầnphải gắng chí tu trì để từ từ dứt bỏ những điều mê lầm cănbản đó gọi là tư hoặc.

A-na-hàm đãtrừ bỏ hẳn những mê lầm căn bản ấy từ thô đến tế đểdũng mãnh đứng vào hàng Thánh mà không sợ bị chi phối bởinghiệp lực nữa.

Muốn tu hànhchứng quả, chúng ta phải tinh tấn không ngừng trải quả nhiều đờinhiều kiếp mới đạt được.

23.-A-LA-HÁN LÀ GÌ ?

Giai đoạn saucùng để đạt được mục đích của quả Thanh-văn thuộc Tiểu-thừaPhật giáo là A-la-hán. A-la-hán là gì, và tu pháp môn gì mà thànhtựu ?

A-la-hán Tàu dịchlà vô sanh hay Ứng-Cúng, tức là không còn thọ sanh làm ngườitrong cõi dục nữa mà là bậc đã giác ngộ sáng suốt xứng đángthọ nhận của trời và người cúng dường. A-la-hán cũng như cấpbậc Thạc-sĩ, tức là người đã đạt được quả tu rốt ráo củaviệc tu tập. Thế thì quả vị của hàng Thanh-văn đâu có khác vớiBồ-Tát ? Chỗ cứu cánh của bậc Thanh-văn là tu giải thoát lấymình, trong khi đó Bồ-Tát không những tự độ cho chính bản thânmà còn cứu độ cho nhiều người khác đồng tu và đồng chứngquả. Khi đạt đến quả A-la-hán, hành giả không trở lại trần giannữa nhưng Bồ-Tát mang hạnh nguyện từ bi và lăn xã trong đời gầngũi chúng sanh để cứu giúp cho họ.

Ví dụ : HaiBác-sĩ cùng học tốt nghiệp ra từ một Đại-học Y-khoa. Sau 10 nămmột người giàu có dư dã, còn một người làm việc chỉ vừa đủtiêu nhưng thân chủ của ông ta lại là những người rất có nhiệttình và thường hay lui tới. Vì tư cách của ông một phần và giácả phải chăng cũng là một khía cạnh tâm lý quan trọng.

Quả tu của bậcThánh thuộc Tiểu-thừa cũng như vậy mà A-la-hán là một chứngminh.

24.-CHÚNG SANH CHỈ CHO NHỮNG LOÀI NÀO ?

Chúng sanh chỉchung cho các loài động vật sống trên mặt đất, trên không, kể cảnhững loài côn trùng nhỏ nhất như loài bò bay, cựa động ...

Chúng sanh hiểutheo Phật giáo có 4 loài : Thai-sanh (loài sanh sản bằng bào thai) nhưngười, trâu bò, chó, ngựa, heo ...,

Noãn-sanh (loàiđẻ trứng) như gà, vịt, chim muông ...,

Thấp-sanh (loàisanh nới ẩm thấp) như trùng, dế, rắn rết ...,

Hóa-sanh (loàisanh bằng cách thay hình đổi lớp) như các loại côn trùng, bướm,tằm, ngài (nhộng)...

Như thế, danh từchúng sanh dùng để chỉ chung số đông các loài động vật có thânxác ở trong thai bào sanh ra hoặc do từ trong trứng mà thành hình haydo nơi ẩm thấp để phát triển. ngoài ra, có loài còn do sự biếnhình đổi xác mà thành được mạng sống.

Tất cả cácloài chúng sanh đều phải trải qua 4 thời kỳ : Sanh, trụ, dị, diệt(sanh ra, tồn tại trong một giai đoạn hữu hạn, thay đổi, và cuốicùng mất đi) hay nói cách khác theo danh từ thông thường cho dễhiểu là sanh, già, bịnh và chết, để chỉ cho một giai đoạn từ khimột động vật có ra cho tới khi tan hoại vào trong lòng đất.

Loài ngườinhân danh có trí khôn hơn các giống khác và có một đời sốnglâu hơn mọi vật khác, phải biết lợi dụng ở điểm nầy để xâydựng xã hội ngày thêm tốt đẹp theo như tinh thần từ bi của Phậtgiáo biết tôn trọng mạng sống của tất cả mọi loài, như bốn đạinguyện của người hành Bồ-Tát hạnh.

- Chúng sanh khôngsố lượng, thệ nguyện đều độ khắp.

- Phiền nãokhông cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch.

- Pháp môn khôngkể xiết, thệ nguyện đều tu học.

- Phật đạokhông gì hơn, thệ nguyện được viên thành.

25.-NGŨ ẤM GỔM CÓ NHỮNG GÌ ?

Ngũ-ấm hayNgũ-uẩn là sự chứa nhóm và kết hợp lại của 5 yếu tố cănbản để hoàn thành con người nơi trần thế.

Ngũ-ấm gồm cósắc (mầu sắc), thọ (nhận lãnh), tưởng (tưởng nghĩ), hành (hànhđộng) và thức (nhận thức hay sự hiểu biết). Nói một cách khác5 ấm chia ra thành :

- Vật chất :Đất, nước, gió, lửa (tứ đại) tức phần cấu tạo nên thânxác.

- Cảm giác : Nhưcác việc vui, buồn, mừng, giận, ghét, thương, việc nhận lãnh, từchối ... đều thuộc về phần cảm giác của một người.

- Tư tưởng : Tưtưởng là phần quan trọng nhất trong đời người. Tư tưởng còncó tư tưởng hướng thượng, tư tưởng thấp hèn, tư tưởng bi quanv.v... đều nhắm tới phần quyết định sự thành bại nên hư trongcuộc đời hiện tại và cho tương lai hay nói rộng hơn cho cả kiếp saunữa. Vì thế, người có tư tưởng đúng sẽ làm việc theo conđường chính nghĩa và đem lại nhiều lợi ích thực tiển. Cònngười có tư tưởng bạc nhược luôn luôn gieo rắc sự ủy mịchán nản đến cho mọi người và ngay chính họ cũng đã sóng mộtcuộc đời bê tha, lây lất.

- Hành nghiệp :Tức là hành động và nghiệp lực song hành với nhau. Ta biết làmđiều lành và tâm luôn hướng tới việc thiện thì tự nhiênđời sống nội tâm sẽ được thư thái dễ chịu. Một khi lỡ làmmột việc trái với lương tâm, ta cảm thấy đau nhói, cắn rứt.Điều đó chứng tỏ rằng người biết hối lỗi và có thể sốnghòa mình với cộng đồng xã hội để cùng nhau xây dựng một đờisống lành mạnh và tin yêu.

- Nhận thức: Phần quan trọng số một đối với người biết thăng tiến cuộcđời mình. Việc nhận thức lệch lạc sẽ dẫn ta đến bờ vực thẳmcủa thất bại, đau khổ. Nhận thức chính là đội quân tiền đạo,thành trì giữ vững được mọi giá trị tinh thần cho đờisống.

Năm ấm là đầudây mối nhợ dẫn dắt con người vào mọi nẽo đường đời. Muốncho khỏi rơi vào một thế giới đen tối sau khi chết, ta phải phátkhởi lòng từ bi rộng lớn đối với mọi loài.

26.-THẬP PHƯƠNG LÀ GÌ ? CHÚNG TA ĐANG Ở PHƯƠNG NÀO ?

Thập phương nóicho đủ là thập phương pháp giới chúng sanh, danh từ thường dùngtrong phạm vi Phật giáo để chỉ cho khoảng không gian rộng lớn bao la,tức là cái vô giới hạn của vũ trụ, vạn vật.

Thập phương là10 phương hay 10 hướng là đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam,đông bắc, tây bắc, trên và dưới. Có người còn gọi là 9phương trời và 10 phương Phật cũng để chỉ cho cái vô hạn củavạn loại hữu tình. Sở dĩ gọi 9 phương trời là vị hạ phươngtức hướng phía dưới ta không có ánh sáng mặt trời chói rọichăng ? Tất cả mọi loài chúng sanh đều ở khắp trong 10 phương. Từloài động vật hạ đẳng cho đến loài Người, Trời, Thần, Tiên,Phật v.v... đều hiện hữu ở trong các hướng nầy. Chúng ta đang ởphương nào ? Thật khó ai có thể xác định đúng được vị tríchúng ta ở phương nào. Nhưng căn cứ vào các cõi thể giới cấutạo thì thế gian nầy tức là thế giới Ta-bà mà ta đang sanh sốngnằm trong hướng Nam của 4 châu lớn (Bắc-cu-lô-châu,Tây-ngưu-hóa-châu, Nam-thiệm-bộ-châu, Đông-thắng-thần-châu). Ngoàira, trong 10 phương ấy, chư Phật ở phương nào ? Phật là do Ứng-thânvà Hóa-thân mà thành cho nên có thể hiện thân ở khắp trong 10phương được tự tại, không có sự ngăn ngại nào cả, nghĩa làchư Phật qua lại trong 10 phương do sức hiện thần thông để cứu độchúng sanh. Chỗ nào cần các Ngài liền thị hiện ngay đến đó đểthuyết pháp và giáo hóa chúng sanh ngay trong khoảnh khắc. Trong kinhPháp-Hoa, Phẩm Phổ-Môn thứ 25 có đoạn nói rằng người đángdùng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la,Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhân để được độ thoátthì ngài Quán-Thế-Âm liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp. ĐứcBồ-Tát Quán-Thế-Âm do thành tựu các công đức như thế, dùngcác thân hình dạo đi trong 10 phương các cõi nước để độ thoátchúng sanh, cho nên người nào một lòng chuyên niệm đến danh hiệuNgài sẽ được như nguyện.

Tóm lại, khimuốn diễn tả một việc rộng lớn ta thường dùng chữ thập phương,như người ấy ưa làm việc thập phương, vị Tỳ-kheo đi khất thựccủa thập phương v.v...

27.-ĐẠI-HỔNG-CHUNG CÓ Ý NGHĨA RA SAO ?

Đại-Hồng-Chunglà cái chuông lớn hay còn gọi là chuông U-minh. Chuông U-minh mangmột ý nghĩa tinh thần rất lớn lao.

Tiếng vang củachuông có thể nghe thấu suốt được đến cõi tối tăm u ám nơiđịa ngục, nhờ đó, chúng sanh nào bị đọa vào đó, khi nghe liềnđược giải thoát. Ở các ngôi chùa cổ thường có quả chuônglớn để gióng mỗi ngày hai buổi sáng và tối cho việc cầu nguyện.Giờ gióng chuông buổi sáng lúc 5 giờ, trước khi tụng thời côngphu buổi sáng. Người thỉnh chông vừa đánh vừa đọc bàikệ.

Nguyện thử chungthinh siêu pháp giới,

Thiết vi u ámtất giai văn.

Văn trần thanhtịnh chứng viên thông,

Nhứt thiếtchúng sanh thành chánh giác.

Nghĩa là :

Nguyện cầu chotiếng chuông thấu suốt tới các cảnh giới, nơi tối tăm vây phủbởi sắt nóng thảy đều nghe. Khi nghe chuông thì lòng trần (phiềnnão) nhẹ, chứng được đạo giải thoát và tất cả chúng sanh cùngthành chánh giác.

Chuông thườnggióng 108 lần tượng trưng cho 108 phiền não nơi mỗi chúng sanh màcần cầu cho tất cả đều được siêu thoát.

Buổi sáng sớmlà giờ yên tỉnh, khi gióng lên, tiếng chuông ngân vang có thể nghethấu suốt được các cỏi. Buổi tối, giờ ăn của loài quỷ đói,khi nghe chuông, chúng được nhẹ bớt lòng sân hận mà giải thoátkhỏi kiếp ngạ quỷ.

Về lịch sử củaĐại-Hồng-Chung, không thấy có sách nào đề cập tới. Theo truyềnthuyết cho rằng chuông do Lương-Võ-Đế (thế kỷ thứ 6) khởi xướngđầu tiên để cầu nguyện cho các oan hồn bị đọa trong chốn U-minh dođạo nhãn của ông Chí-Công nhìn thấu suốt được và báo cho vuabiết điềm ấy.

Việc gần nhấtcủa công dụng tiếng chuông là đánh thức dân chúng trong làng dậyđể chuẩn bị ra đồng làm việc và giờ tan việc, ở thời buổi màchiếc đồng hồ chưa được thông dụng ngày xưa trong các xã hộinông nghiệp.

28.-THẤT TÌNH LỤC DỤC LÀ GÌ ?

Bảy thứ tìnhcảm biểu lộ ra bên ngoài và sáu việc ham muốn của con người gồmchung trong câu nói ngắn gọn là "thất tình lục dục". Vậy 7thứ tình cảm và 6 điều ham muốn đó là những gì ?

Bảy thứ tìnhcảm mà mỗi chúng ta đều có như : Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vuivẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai,lạc, ái, ố và dục vậy.

Bảy trạng tháitâm lý nầy luôn luôn tiềm ẩn ở nơi tâm thức chúng ta, hễ khinào gặp một cơ hội thuận tiện, tự nhiên cái tình cảm ấy sẽhiện nguyên ra bên ngoài như bộc lộ ra nơi nét mặt hay nơi cử chỉ,trong lời nói v.v... Như khi vui, người ta có bộ mặt tươi tắn, lúcbuồn mặt ủ dột, lạnh nhạt. Còn giận thì mặt tái mét, xanh xao ;yêu thương mặt đỏ, nóng bừng v.v... Một trong 7 thứ tình cảm trênthái quá cũng khiến cho tâm sinh lý con người xáo trộn mất quânbình và gây ra những hành động thiếu ý thức và tai hại. Đểđối trị lại với thất tình, Phật giáo đưa ra Thất-giác-chi tứclà 7 điều hiểu biết đúng đắn là : Chọn lựa phương pháp, chuyêncần, mừng vui, nhẹ nhàng, suy nghĩ, định tĩnh tâm thức và xã bỏnhững ý tưởng thấp hèn.

Còn lục dục làgì ? Lục dục là 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửađổi :

- Sắc dục : Hammuốn sắc đẹp.

- Dung mạo dục :Ưa thích diện mạo đẹp đẽ.

- Tư thái dục :Mong có dáng chững chạc, dịu dàng.

- Muốn đụngchạm vào thân xác giữa nam nữ.

- Say đắm lờingọt ngào êm dịu.

- Thích người caolớn đẫy đà, phương phi, gọn gàng.

Ngoài ra, cònmột định nghĩa khác là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cũng nằmtrong khía cạnh xấu của lục dục, nhưng theo thiển ý của bút giả,định nghĩa nầy không thể chấp nhận được. Đối với người tu,không phải dứt 7 thứ tình cảm, lìa 6 dục mà đạt được đạo,nhưng nương vào đó mà chuyển hướng tình cảm, ý muốn bất chánhtrở lại với con đường thiện, tức là tự làm một cuộc cáchmạng ngay chính bản thân.

Cá nhân tốt,xã hội sẽ được cải thiện mà Phật giáo chủ trương phải hướngthiện ngay nơi mỗi ý nghĩ, lời nói.

29.-TỘI NGŨ NGHỊCH TRONG PHẬT GIÁO LÀ TỘI GÌ ?

Trong Phật giáo,tội ngũ nghịch là một tội nặng như ngoài đời là tội bị tửhình vậy. Tội ngũ nghịch còn gọi là tội vô gián bị đọa vào địangục, vì trái với luân thường đạo lý nên gọi là nghịch.

Năm tội cựcác ấy như là : Giết cha, giết mẹ, giết bậc A-la-hán, hủy phá thânPhật ra máu, phá hoại hòa hợp Tăng.

Căn cứ vào kinhngũ nghịch tội do vua A-Xà-Thế hỏi Phật, thì có năm tội thật nặngnề mà người tu hành phải tránh để khỏi gây ra hậu quả xấu, bịđọa vào địa ngục. Trong năm tội nghịch nầy, tội nào cũng nặngtầy trời cả. Theo truyền thuyết cho rằng khi đức Phật Thích-Ca còntại thế, Đề-Bà-Đạt-Đa cố tâm hại Phật như cho lăn đá đè, chovoi dữ cán lên mình Phật, nhưng nhờ sức thần thông, đức Phậtđã thoát ra được các nạn dữ đó. Những tội như thế đượcliệt vào tội thứ tư trong năm tội nghịch nầy. Cũng trong cùng mộtý nghĩa đó, việc hủy phá hình tượng Phật như bắn phá, đâmđục đều có tội rất nặng. Cả năm tội nghịch nầy đều có chunghình tướng cho cả ba thừa (Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát), tức baogồm cả Đại-thừa và Tiểu-thừa.

Người não đãlỡ phạm vào một trong năm tội trên, còn cách nào cứu thoátđược không ?

Những kẻ phạmphải tội nghịch ác như thế, tâm sinh lý họ đã có sự mất quânbình nên gây ra sự lầm lỗi quá nặng. Muốn giải cứu, phạm nhânphải tự mình phát nguyện sám hối trước Tam-Bảo, hứa chừa bỏnhững hành vi, ý nghĩ xấu ác thô bỉ kia và quyết tâm thực hànhđiều thiện thì mới có thể xóa bỏ được lỗi phạm trước, đểbắt đầu làm lại mọi việc đổi mới hoàn toàn và phải cảnhgiác việc ác trong mỗi ý niệm, trong hành vi, tư tưởng ...

Người Phật tửkhi đã biết lý nhân quả và tội phước báo ứng rồi thì đừngnên gây ra cho kẻ khác bất cứ một tội nhỏ nào, huống chi trongnăm tội nghịch ác lại cần phải tìm cách lánh xa.

30.-NGŨ THỪA TRONG PHẬT GIÁO LÀ NHỮNG GÌ ?

Thừa có nghĩalà cái xe chuyên chở đưa người đi tới nơi chốn. Trong Phật giáo,thừa dùng chỉ cho giáo pháp để người tu đạt đến quả vị giảithoát. Ngũ thừa là 5 cổ xe vận chuyển người vào bến bờ địnhhướng.

Ngũ thừa là :Nhơn thừa, Thiên thừa, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát thừa.

1- Nhơn thừa : Dotu hành theo năm giới mà được làm người ở trong cõi nhângian.

2- Thiên thừa :Do tu theo 10 điều thiện để được sanh lên các cõi trời.

3- Thanh-văn : Tutheo pháp tứ đế cầu đạt đến quả A-la-hán.

4- Duyên-giác : Tutheo pháp 12 nhân duyên hoàn thành quả Bích-chi-Phật.

5- Bồ-Tát thừa: Tu theo pháp Lục-độ mà chứng được đạo mầu giải thoát.

Trong năm thừagồm chung cả hàng Đại-thừa và Tiểu-thừa. Nói một cách khác,năm thừa còn phân loại theo cách thứ hai như :

- Bồ-Tát

- Duyên-giác

- Thanh-văn

- Các loài hữutình tánh căn chậm, lẹ khác nhau.

- Nhơn Thiênthừa.

Như trong kinhĐại-Thừa Trang-Nghiêm Công-Đức và kinh Lăng-Già thì phân 5 thừanhư cách trình bày thứ nhất ở trên. Giữa Bồ-Tát và Phật do tunhân hành theo nhân quả "quyền", trong khi đó Phật tu hành theonhân quả "Thật" và do đó có sự tu chứng đạt ngộ cũngkhác nhau. Ngoài ra, các thừa khác chỉ biết áp dụng giáo lý củaPhật một cách triệt để theo mẫu mực sẳn có, còn Bồ-Tát biếtquyền do sức sáng tạo trong việc tu hành, nên quả vị tu chứng khôngđồng nhau.

Theo trình độ vàcăn cơ của mỗi chúng sanh tu tập mà quả vị có cao thấp cũng đềudo sức cố gắng là nhân đưa đến quả hiển nhiên.

31.-THẬP ĐỊA LÀ GÌ ? HÃY PHÂN BIỆT CHỖ KHÁC NHAU GIỮA QUAN NIỆM CỦA BATHỪA ?

Thập-địa hay còngọi là Thập-trụ là 10 giai đoạn tu đạt được của 3 thừa :Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tát. Thập-địa có nhiều cách phânchia.

Bồ-Tát thừaquan niệm về Thập-địa như sau :

1/. Hoan-hỉ-địa.2/. Ly-cấu -ịa. 3/. Phát-quang-địa. 4/. Diệm-huệ-địa. 5/.Cực-ly-thắng-địa. 6/. Hiện-tiền-địa. 7/. Viễn-hành-địa. 8/.Bất-động-địa. 9/. Thiện-huệ-địa và 10/. Pháp-vân-địa.

Ngoài ra, cònmột cách phân chia khác :

1/.Càng-huệ-địa, càng là khô khan. Dùng phép quán ngũ đình tâm (bấttịnh quán, từ bi quán, nhân duyên quán, giới phân biệt quán, sổtức quán, tức quán hơi thở).

2/. Tánh-địa,từ nơi phàm phu mà thành.

3/. Nhẫn-địa, donhẫn nhục mà đạt được chân lý.

4/. Kiến-địa,đoạn được kiến hoặc của 3 cõi và ngộ được chân lý củapháp Tứ-đế.

5/. Bất-địa,đoạn lìa các dục vọng của Dục-giới, chứng được Nhất-lai tứclà quả Tư-đà-hàm và còn phải sanh trở lại nơi đời một lầnnữa.

6/. Ly-dục-địa :Chứng quả A-na-hàm hay Bất-hoàn và không còn sanh vào thế gian nầynữa.

7/. Dĩ-biện-địa :Đã trừ được kiến-hoặc và tư-hoặc trong 3 cõi, chứng thànhA-la-hán.

8/ Chi Phật-địa :Tức quả Bích-chi-Phật của hàng Tiểu-thừa.

9/ Bồ-tát-địa :Do tụ lục độ, vạn hạnh trải qua vô số kiếp đã tròn đủ vàchứng được quả vị Bồ-tát.

10/ Phật-địa :Thân rốt sau của Bồ-Tát được hoàn toàn giác ngộ. Còn nếu phânchia theo Thanh-văn-thừa Thập-địa lại là quy y Tam- Bảo, Tấn,Tín-pháp, Nội-phàm-phu, Học-tín-giới, Bác-nhân-địa, Tu-đà-hoàn,Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.

Nhưng đối vớihàng Duyên-giác lại quan niệm Thập-địa có khác :

1.- Khổ hạnhđầy đủ

2.- Ngộ pháp 12nhân duyên

3.- Ngộ đượcpháp Tứ-đế

4.- Trí tuệ thậmthâm

5.- Chứng đượccửu thánh

6.- Quan sáttường tận cỏi hư không pháp giới và cõi chúng sanh

7.- Nhập vào chỗtịch tĩnh an vui

8.- Đạt được 6phép thần thông

9.- Thấu triệtđược chân lý bí yếu của vạn pháp

10.- Tập khí vàtưởng nghĩ của kiếp hiện tại còn lại một ít nơi tâm niệm.

Tóm lại, 10 cấpbậc tu chứng nầy chung cho cả hàng Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-Tátđã dày công tu tập trong nhiều đời mà thành tựu Phật đạo.

32.- KIẾP LÀ GÌ ? CÓ KHÁC VỚI ĐỜI KHÔNG ?

Chữ kiếpthường dùng để chỉ kiếp sống con người, tức khoảng thời gianlâu dài mà chúng ta không biết được đích xác là bao nhiêu năm.Nhưng theo sự đo lường của khoa học hiện đại đã cho một con sốrõ ràng về kiếp như sau :

Thế giới thànhhình và hoại diệt luôn luôn xoay chuyển không ngừng. Mỗi một thếgiới đều trải qua bốn thời kỳ là thành, trụ, hoại, không haythành hình, tồn tại trong một thời gian, thay đổi và tiêu diệt. Mỗithời kỳ đều có 20 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp độ khoảng 16,000,000năm. Chữ kiếp nói đủ, theo tiếng Phạn là Kiếp-ba (Kalpa) nghĩa làthời phận, tức việc phân chia ranh giới của thời gian có haitrường hợp : Đại thời và Trường thời.

Kiếp-thành làthời kỳ thế giới thành lập. Kiếp-trụ là sau khi thế giới đãthành hình và có các loài hữu tình chung sống lẫn lộn ở đó.Kiếp-hoại là giai đoạn phá hủy và kiếp không là thời kỳ bịtiêu diệt hoàn toàn không còn lại gì cả. Do đó, khi nói tới mộtkiếp là chỉ cho khoảng thời gian lâu xa thăm thẳm ! Các vị Bồ-Táttu hành từ lúc phát tâm cho tới khi chứng quả phải trải qua 3a-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật. Một kiếp khoảng thời gian đãlâu, lại còn phải qua 3 lần nhiều hơn như thế để hành giả thựchành đạo giải thoát, đủ cho thấy rằng công phu tu tập lâu xa đếnchừng nào !

Tóm lại, mộtđại kiếp gồm có 4 thời kỳ tức là 4 trung kiếp. Mỗi thời kỳcó 20 tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp là 16,000,000 năm. Như vậy, số nămcủa một đại kiếp là :

Đ = tk x Tk = (20 x4) = 80 x 16,000,000 = 1,280,000,000 năm.

(một ngàn haitrăm tám mươi triệu năm)

33.-A TĂNG LÀ GÌ, SỐ LƯỢNG CÓ THỂ TÍNH ĐẾM ĐƯỢC KHÔNG ?

Chữ A-tăng-kỳcó nghĩa là vô số, dùng để chỉ cho số nhiều như số cát sôngHằng không thể nào tính đếm hết được. A-tăng-kỳ kiếp là kiếpsống hay sự tồn tại của thế giới qua hàng ngàn triệu năm.

Theo như sựước tính của khoa học thì một đại kiếp gồm có 4 trung kiếp, mộttrung kiếp có 20 tiểu kiếp và một tiểu kiếp là 16,000,000 năm. Nhưvậy, câu nói 3 a-tăng-kỳ kiếp gồm một tiểu kiếp, một trung kiếpvà một đại kiếp mà thành. Số năm giữa một kiếp vớia-tăng-kỳ kiếp khác nhau hàng triệu triệu năm vậy.

Đức Phật mỗikhi thuyết pháp gặp con số nhiều thường ví với số các của sôngHằng hay là a-tăng-kỳ kiếp. A-tăng-kỳ kiếp là khoảng thời gianđể cho các hàng Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-Tát tu tập đạt đếnđạo giải thoát, và như thế số năm trong thời gian thực hành Phậtgiáo phải dài lâu biết bao nhiêu !

Chúng sanh vìkhông thấy được hết sự cấu tạo nên thế giới vũ trụ và dođó cũng lại càng mù mịt hơn khi nói tới niên số để hình thànhcác cõi. Con người chỉ biết hạn hẹp trong phạm vi nơi thế giớiđang tồn tại, ngoài ra chung quanh chúng ta còn có biết bao nhiêu thếgiới khác cũng hoạt động và người ta phải đợi đến một giaiđoạn mà khoa học tiến bộ như ngày nay mới khám phá ra được mànbí mật của vũ trụ ! Nhưng khoa học cũng chưa đạt được tới chỗsau cùng của những công cuộc thăm dò, thám hiểm, tìm tòi ... màhiện còn có vô lượng vô số thế giới đang trãi qua các thờikỳ thành hình, tồn tại, hoại diệt và không. Chư Phật và các vịBồ-Tát nhờ dày công tu luyện đã chứng minh được sự hiệnhữu của muôn ngàn cõi khác nhau và số lượng niên đại trong mỗithời kỳ mà con mắt thường của chúng sanh không thể hình dung haytính đếm được.

Con người chỉbiết được khoảng thời gian qua các thế hệ (một thế hệ 30 năm),đời, thế kỷ chứ không thể nào xác định rõ được số nămnhiều hơn ở mỗi thời kỳ thành hình của các thế giới khácnhau.

34.-CỬU-ĐỊA LÀ GÌ ? CÓ KHÁC NHAU VỚI THẬP-ĐỊA ?

Trong 3 cõi : Dục,sắc và vô-sắc lại chia thành Cửu-địa. Vậy Cửu-địa là gì ?

1- Ngũ-thútạp-cư-địa : 5 loài hữu tình chung nhau ở cõi dục.

2- Ly-sanhhỷ-lạc-địa : Các bậc tu hành đã chứng được sơ quả và cáckhổ ở cõi dục đã dứt nên sanh tâm vui mừng.

3- Định-sanhhỷ-lạc-địa : Bậc nhị thiền ở cõi sắc do sức thiền định màđược an vui.

4- Ly-hỷdiệu-lạc-địa : Người tu chứng được quả tam thiền ở cõi trờisắc giới, vì đã xa lìa sự vui ở cõi dục và cõi sắc để cóđược cảnh vui mầu nhiệm hơn.

5- Xả-niệmthanh-tịnh-địa : Chứng được quả tứ thiền và ở cõi sắc đãdứt trừ được tâm niệm xấu ác, hành giả chỉ còn lại thuầntự tánh thanh tịnh, bình đẳng và an trú được trong chánh niệm,không còn nhiễm trước các tạp niệm, vọng tâm nữa.

6-Không-vô-biên-xứ : Thuộc về cõi trời thứ nhất của cõivô-sắc, không còn các hình sắc nữa, người tu an trú trong thiềnđịnh.

7-Thức-vô-biên-xứ : Cõi trời thứ hai thuộc về vô-sắc-giới vàchúng sanh ở đó thường an trú trong cảnh định thức an ổn.

8-Vô-sở-hữu-xứ : Cõi trời thứ 3 thuộc về vô-sắc-giới, chúngsanh nơi đó an định trong phép thiền quán sát, không còn có chỗsở hữu.

9- Phi-tưởngphi-phi-tưởng-xứ : Cõi trời thứ 4 thuộc vô-sắc-giới chúng sanhphần nhiều đều an trú với cảnh định phi-tưởng vàphi-phi-tưởng.

Nói một cáchdễ hiểu hơn, cõi dục gọi là tán địa tức là nơi gây ra nhiềuxáo trộn, loạn động do tâm thức vẫn đục của chúng sanh tạo ra.Cõi sắc và vô sắc gọi là định địa, nhờ tu tập thiền định màcảm thọ được quả báo an vui. Như vậy, cữu địa đây có khácvới thập địa không ?

Trong thập địacó cả hàng Bồ-tát, Thanh-văn, Duyên-giác và Phật địa và dungthông cho tất cả các bậc Thánh. Trong khi đó cữu địa chỉ lànhững bước tu tập từ thấp đến cao của hàng Tiểu thừa màthôi. Đó là sự khác biệt nhau giữa hai trường hợp, mặc dù cả2 đều có dùng chữ "Địa", nhưng ta không thể lầm lẫnđược.

Muốn đạt đếnđơn vị rốt sau trên bước đường tu tập, hành giả phải tinh tấn tutập để mới có thể thành tựu viên mãn.

35 TỨ ĐẠI LÀ NHỮNG GÌ ?

Mỗi một cánhân có được thân nầy một phần do tinh huyết của cha mẹ tạothành, một phần do các yếu tố vật chất bên ngoài nuôidưỡng.

Nếu phân tíchkỹ ta sẽ thấy rõ thân xác nầy gồm có 4 phần hợp lại như đất,nước, gió, lửa cấu thành. Các phần : Xương, thịt, da, tóc, răng,móng trong cơ thể thuộc về chất đất. Trong khi đó các chất lỏngnhư đờm, nước mũi, nước miếng, nước tiểu, nước mắt, máuhuyết ... thuộc về chất nước. Còn gió chỉ cho hơi thở, cơ quan hôhấp, các lỗ bài tiết ... Phần còn lại là chất nóng trong người,tức là nhiệt lượng tỏa khắp toàn thân thể để bảo tồn đượcxác thịt đứng vững, đó gọi là hỏa.

Thân xác tathành hình do 4 yếu tố kia gắn chặc vào nhau để tồn tại. Nếu mộttrong bốn yếu tố của tứ đại nầy thay đổi hoặc mất sự quânbình, tự nhiên cơ thể không thể giữ được thăng bằng, trái lạicòn gây ra những triệu chứng bất bình thường, như khi thân thể bịthương thì toàn thân phải chịu ảnh hưởng. Người bị tăng huyếtáp có những triệu chứng đau nhói khó chịu, hơi thở không điềuhòa là dấu hiệu của người bịnh hoạn. Khi nào cả 4 yếu tố đềungưng hoạt động thì cuộc đời của một người coi như đã mãnphần ở thế gian nầy.

Lúc thân xác tanrã, các phần đất, nước, gió, lửa đều hoàn nguyên trở vềtrạng thái cũ, rốt cuộc con người không còn lưu lại được gì chochính mình cả.

Những ngườilúc sống biết tu phước làm thiện, khi chết được an lành. Với ýniệm đó, theo Phật giáo mỗi khi có người nhà sắp tắt hơi thởlìa đời thì mọi người thân thuộc nên hợp nhau lại cầu nguyệnbằng lời kinh, để cho thần thức của người sắp chết được nhẹnhàng đi đầu thai kiếp khác.

Với thân tứđại nầy không có gì đáng quí trọng cả, mà chúng ta chỉ lưu ýhướng thượng tinh thần mới là điều quyết định trong kiếp lai sinh!

36.-THẬP TRỤ TRONG PHẬT GIÁO LÀ GÌ ?

Thập-trụ làchỗ của các bậc tu hành nương vào để an trụ. Chỗ an trụ ấy từthấp đến cao có chia ra làm 10 thứ bậc như dưới đây :

1- Phát-tâm-trụ: Lúc đầu mới phát tâm tu tập.

2- Trị-địa-trụ :Chọn điểm tựa để nương náu.

3- Tu-hành-trụ :Gia công thực hành việc tu tập.

4- Sanh-quy-trụ :Phát tâm quy hướng.

5-Phương-tiện-trụ : Do nơi pháp phương tiện mà hành đạo.

6- Chánh-tâm-trụ: Tâm an định trong chánh niệm.

7- Bất-thối-trụ: Lòng không thối chuyển.

8- Đồng-chơn-trụ: Thiết thạch trong lành, tâm như gương sáng không bị vẫn đục.

9-Pháp-vương-tử-trụ : Dũng mãnh phi thường như vua của cácpháp.

10-Quán-đảnh-trụ : Quán chiếu nơi đảnh đầu phát ra điện quang.

Các bậc Bồ-Tátra đời để trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh(thượng hoằng Phật đạo, hạ hóa chúng sanh) mà an trụ tâm. Đâylà giai đoạn thứ nhất trong 3 a-tăng-kỳ kiếp của hành giả trênđường tu. Ngoài ra, để thành tựu được 10 nơi trụ tâm vữngchắc, người phát tâm tu hành cần phải có thêm lòng tin tưởngnữa. Đó là :

1- Tín tâm, 2- Tinhtấn, 3- Niệm tâm, 4- Định tâm, 5- Huệ tâm, 6- Thí tâm, 7- Giới tâm,8- Hộ tâm, 9- Nguyện tâm, 10- Hồi hướng tâm.

Trước hếtngười hành trì Phật giáo phải tin rồi phát tâm tu tập thì mớiđạt được kết quả như điều mong muốn. Khi định và huệ đã đủ,bèn khởi lòng từ bi bố thí và răn nhắc, ngăn ngừa tâm loạnđộng để giữ cho điều hòa từ nội thân đến ngoại cảnh. Nguyệncho mình được tròn đầy phước trí để hồi hướng về cho tất cảchúng sanh đồng thành Phật quả.

Phát lòng tintưởng để an trụ tâm trong chánh pháp mà tu tập cho tới khi đạtđược đạo, và việc tu hành vì chưa được thành tựu tới chỗrốt ráo nên hành giả phải cần nương trụ.

37.-THẬP HẠNH LÀ GÌ ?

Người phát tâmtu tập đã trải qua được giai đoạn đầu và tiến lên xa hơn nữatrong pháp sáu độ (bố-thí, trì-giới, nhẫn-nhục, tinh-tấn,thiền-định, trí-tuệ) và vạn hạnh tức là tu các hạnh khác nhau,trong đó có 10 hạnh như dưới đây :

1- Hoan-hỷ-hạnh :Vui vẽ tự nhiên không có gì vướng bận tâm.

2- Nhiêu-ích-hạnh: Làm cho nhiều người được lợi ích.

3- Vô-nhuế-hạnh: Không để cho tâm vẩn đục, não loạn.

4- Vô-tận-hạnh :Không cùng tận, tức không ranh giới, chướng ngại.

5- Ly-si-loạn-hạnh: Lìa xa sự si mê ám chướng.

6-Thiện-hiện-hạnh : Nghĩ và làm các việc thiện.

7-Vô-trước-hạnh : Không tham trước mọi vật hay không đắmnhiễm.

8-Tôn-trọng-hạnh : Tự tôn trọng mình và kính nhường ngườikhác.

9-Thiện-pháp-hạnh : Các pháp lành đều đầy đủ để trợ lực chohành giả.

10-Chơn-thật-hạnh : Lòng ngay thẳng, tánh cương trực.

Bậc Bồ-Tát tutheo phép vạn hạnh để hoàn thành đạo nghiệp và đặc biệt chútrọng tới 10 hạnh căn bản trên đây mà đạt đến chân lý. Trong10 hạnh có thể chia ra thành 2 bậc : Thấp và cao. Từ hạnh hoan hỷtới hạnh thiện hiện, do nơi tự tâm hành giả phát sanh và chỉ cầnsự gia công tu tập là có thể đạt được ; trong khi đó các hạnhkhông tham đắm trước mọi vật, lòng tôn kính, thực hiện các pháplành và tánh ngay thật cần đòi hỏi cả một trời công phu ! Đâylà một bước quan trọng trong suốt hành trình tiến và đường đạorất khó khăn trở ngại, nếu không thật thận trọng rất dễ bịthối chí nản lòng nên nó đòi hỏi phải có sự cương quyết vàdũng mãnh để chiến thắng được những cạm bẩy từ bên trong tâmthức cho tới bên ngoài cảnh vật.

Khi thực hànhtrọn đủ 10 hạnh như vậy, bậc Bồ-Tát đã có một tâm niệm khôngthối chuyển để tiến lên được xa hơn trong các bậc thang kế tiếpcủa đạo giải thoát.

38.-THẬP-HỔI-HƯỚNG LÀ GÌ ?

Thập-hồi-hướnglà 10 việc lợi lành hướng về tất cả muôn loài để chia sớtbớt phước báo và cùng nhau hướng tới Phật quả.

Mười côngđức để hồi hướng là :

1- Cứu hộ chúngsanh ly chúng sanh tướng hồi hướng : Ra ân giúp đỡ cho chúng sanh,nhưng không vì đó mà chấp trước việc cứu giúp.

2- Bất hoại hồihướng : Không có một thế lực hay sức mạnh nào phá nổi đểthoát lui việc giúp đỡ chúng sanh của hành giả.

3- Đẳng chư Phậthồi hướng : Do lòng từ bi rộng lớn như chư Phật xin nguyện cứugiúp tất cả chúng sanh.

4- Chí nhứtthiết xứ hồi hướng : Hoàn tất trong việc cứu giúp muônloài.

5- Vô tận côngđức tạng hồi hướng : Có ngần nào công đức xin đem san sẽ ra chotất cả chúng sanh.

6- Tùy thuậnnhất thiết kiên cố thiện căn hồi hướng : Tất cả những cănlành vững bền có được, tùy theo đó mà cứu giúp chúngsanh.

7- Đẳng tâm tùythuận chúng sanh nhứt thiết hồi hướng : Đem tâm bình đẳng đểhòa nhập vào trong tất cả chúng sanh.

8- Như tướnghồi hướng : Quay về với tánh thật của mình.

9- Vô trước vôphược giải thoát tâm hồi hướng : Không chấp trước, không ràngbuộc, tâm được giải thoát tự tại.

10- Pháp giớivô lượng hồi hướng : Hướng về pháp giới chúng sanh để cầucho trọn thành Phật đạo.

Trong 10 chỗ trụtâm, 10 hạnh an lạc và 10 việc lợi lành hồi hướng gọi là tamhiền. Trong 3 bậc nầy hành giả đều nhất tâm hướng về đạoVô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Do tu tập các công đức lợilành mầu nhiệm ấy như là rường cột của việc tu nên gọi là tưlương vị hay là món ăn tinh thần cao khiết.

Từ chỗ sơ tâmtiến lên tới cấp bậc nầy hành giả đã trải qua bao nhiêu việcthực hành khó khăn trong suốt một đại a-tăng-kỳ kiếp.

39.-THẤT PHẬT LÀ NHỮNG VỊ PHẬT NÀO ?

Thất Phật làbảy đức Phật trong quá khứ tính cho đến Phật Thích-Ca, giáo chủcõi Ta-Bà, Đản-sanh năm 624, Tịch-diệt năm 544 trước kỷ nguyênTây-lịch.

Quá-khứTrang-Nghiêm kiếp có ba đức Phật :

- PhậtTỳ-Bà-Thi, Phật Thi-Khí, Phật Tỳ-Xá-Phù

Hiền-kiếpquá-khứ có bốn đức Phật :

- PhậtCâu-Lưu-Tôn, Phật Câu-Na-Hàm Mâu-Ni, Phật Ca-Diếp, PhậtThích-Ca-Văn.

- Phật Tỳ-Bà-Thihay Phật Di-Vệ.

- Phật Thi-Khícũng đọc là Thức-Khí

- PhậtTỳ-Xá-Phù dịch là Biến-Nhất-Thiết Tự-Tại. Ba vị Phật này ởvào kiếp chót của kiếp Trang-Nghiêm đời quá-khứ.

- PhậtCâu-Lưu-Tôn dịch là Sở-Ưng-Đoạn, ra đời đầu tiên trong 1000đức Phật.

Lúc đó thọmạng con người là 6 vạn tuổi, trong tiểu kiếp thứ chín thuộc HiềnKiếp hiện tại.

- PhậtCâu-Na-Hàm Mâu-Ni dịch là Kim-Tịch, ra đời lúc con người sống bốnvạn tuổi.

- Phật Ca-Diếpdịch là Ẩm-Quang, ra đời lúc con người sống hai vạn tuổi.

- Phật Thích-CaMâu-Ni dịch là Năng-Nhân Tịch-Mặc, ra đời lúc con người sống 100tuổi.

Phật Thích-Ca rađời thuyết giáo chia thành ba thời kỳ : Chánh-pháp ; khoảng 500 nămsau đức Phật nhập diệt, Tượng-pháp từ khoảng sau 500 năm đến2000 năm, và cuối cùng là thời kỳ Mạt-pháp, sau Phật nhập diệtkhoảng 2000 năm. Chúng ta đang ở trong đời Mạt-pháp, tuổi thọ mạnggiảm dần từ 100 xuống 80 như hiện tại.

Bảy đức Phậtra đời cứu độ chúng sanh, và kế tiếp đức Phật Di-Lặc xuấtthế đem an vui cho nhân loại chúng sanh trong pháp giới.

40.- THẾ GIỚI THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO RA SAO ?

Thế giới lànơi có loài người và muôn vật sinh tồn nên còn gọi là Thế-gian.Do đó chữ thế gian được chia ra làm 2 loại : Hữu tình thế gian vàmôi sinh của các loài chúng sanh.

Thế nào làhữu tình và môi sinh thế gian ?

Loài hữu tìnhcó thân hình, có cảm giác, còn môi sinh như sông ngòi, núi rừng,biển, cơm ăn, áo mặc và những tiện nghi vật chất cống hiến choloài động vật sanh tồn. Do chánh-báo, tức tạo nhân gì chúng sanhsẽ cảm thọ nên nghiệp ấy mà thành hình hài và phải nương vàoy-báo (các tiện ích) để hiện hữu.

Theo quan niệm củaPhật giáo, trong vũ trụ có những thế giới khác nhau, hợp nhau 1000thế giới thành một Tiểu-thiên thế-giới, gồm chung 1000 Tiểu-thiênthế-giới lại là một Trung-thiên thế-giới, gồm chung 1000 Trung-thiênthế-giới lại thành Đại-thiên thế-giới. Đó là Tam-thiênĐại-thiên thế-giới, tức là bao dung cả Tiểu, Trung và Đại màthành hình 3 ngàn cõi khác nhau.

Theo các nhà khoahọc ngày nay, ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có vô số thếgiới nhỏ li ti như hạt bụi ở khắp các cõi trong mườiphương.

Thế giới ngàynay nơi mà chúng ta đang tồn tại đây gọi là thế giới Ta-Bà. ChữTa-Bà vốn nghĩa là kham nhẫn, tức có ý nói rằng loài chúng sanhở đó phải chịu đựng tất cả những điều thống khổ.

Muốn thoátđược sự thống khổ ở thế gian, chúng ta phải biết tu nhân lànhvà tạo điều phước đức mới cảm thọ được chánh báo anlạc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]