Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08

09/10/201116:04(Xem: 7106)
08

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

VIII

N

hư bạn biết, chúng ta đã và đang nói nhiều về sợ hãi, bởi vì nó là một nhân tố rất mãnh liệt trong những sống của chúng ta. Lúc này chúng ta hãy nói một chút xíu về tình yêu; chúng ta hãy tìm ra liệu phía sau từ ngữ này và cảm thấy này – mà có quá nhiều ý nghĩa đối với tất cả chúng ta – và cũng cả những yếu tố đặc biệt của sợ hãi, của lo âu, cái sự việc mà những người trưởng thành biết đến như sự cô độc.

Liệu bạn biết tình yêu là gì? Liệu bạn thương yêu người cha của bạn, người mẹ của bạn, người anh của bạn, người bạn của bạn, giáo viên của bạn? Bạn biết tình yêu có nghĩa gì? Khi bạn nói rằng bạn thương yêu cha mẹ của bạn, nó có nghĩa gì? Bạn cảm thấy an toàn với họ, bạn cảm thấy yên tâm cùng họ. Cha mẹ của bạn đang bảo vệ bạn, họ đang cho bạn tiền bạc, chỗ ở, lương thực và quần áo, và cùng họ bạn cảm thấy một ý thức của sự liên hệ mật thiết, đúng chứ? Bạn cũng cảm thấy rằng bạn có thể tin cậy họ – hay bạn có lẽ không. Có thể bạn không nói chuyện với họ dễ dàng và vui vẻ như với bạn bè riêng của bạn. Nhưng bạn kính trọng họ, bạn được hướng dẫn bởi họ, bạn vâng lời họ, bạn có một ý thức nào đó của trách nhiệm đối với họ, cảm thấy rằng bạn phải cấp dưỡng họ khi họ già nua. Luân phiên họ thương yêu bạn, họ muốn bảo vệ bạn, hướng dẫn bạn, giúp đỡ bạn – ít ra họ nói như thế. Họ muốn tìm một người chồng hay một người vợ cho bạn để cho bạn sẽ theo một sống tạm gọi là có luân lý và không gặp bất kỳ phiền muộn nào, để cho bạn sẽ có một người chồng chăm sóc bạn, hay một người vợ nấu nướng cho bạn và sinh ra những đứa con cho bạn. Tất cả điều này được gọi là tình yêu, đúng chứ?

Chúng ta không thể ngay tức khắc nói tình yêu là gì, bởi vì tình yêu không được giải thích bằng những từ ngữ lưu loát. Nó không đến với chúng ta một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu không có tình yêu, sự sống rất trơ trụi; nếu không có tình yêu, cây cối, chim chóc, nụ cười của những người đàn ông hay những người đàn bà, cây cầu vắt ngang dòng sông, người chèo thuyền và thú vật chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu không có tình yêu, sự sống giống như cái ao nông. Trong con sông sâu có sự trù phú và nhiều con cá có thể sống; nhưng cái ao nông chẳng mấy chốc sẽ bị khô cạn bởi mặt trời hừng hực, và không có gì sót lại ngoại trừ bùn lầy và sự dơ bẩn.

Đối với hầu hết chúng ta, hiểu rõ tình yêu là một khó khăn lạ thường bởi vì những sống của chúng ta rất nông cạn. Chúng ta muốn được thương yêu, và chúng ta cũng muốn thương yêu, và đằng sau từ ngữ đó có sự sợ hãi rình rập. Vì vậy, liệu không quan trọng cho mỗi người chúng ta phải tìm ra cái sự việc lạ thường này thực sự là gì? Và chúng ta có thể tìm được chỉ khi nào chúng ta nhận biết được chúng ta lưu tâm đến những người khác như thế nào, chúng ta nhìn ngắm cây cối, thú vật, một người lạ, một người đói khát như thế nào. Chúng ta phải nhận biết được chúng ta giao du với bạn bè của chúng ta như thế nào, chúng ta tiếp cận với đạo sư của chúng ta như thế nào, nếu chúng ta có một đạo sư, chúng ta phải nhận biết được chúng ta liên quan với cha mẹ của chúng ta như thế nào.

Khi bạn nói, ‘Tôi thương yêu người cha của tôi hay người mẹ của tôi, tôi thương yêu người bảo mẫu của tôi, giáo viên của tôi’, điều đó có nghĩa gì? Khi bạn vô cùng khâm phục người nào đó và kính trọng họ, khi bạn cảm thấy đó là bổn phận của bạn phải vâng lời họ và luân phiên họ chờ đợi sự vâng lời của bạn, liệu đó là tình yêu? Tình yêu là sợ hãi? Chắc chắn, khi bạn tôn kính người nào đó, bạn cũng khinh miệt người nào khác, đúng chứ? Và đó là tình yêu? Trong tình yêu, liệu có bất kỳ ý thức nào của kính trọng hay khinh miệt, bất kỳ ép buộc phải vâng lời một người khác?

Khi bạn nói bạn thương yêu người nào đó, phía bên trong liệu bạn không phụ thuộc vào người đó, hay sao? Khi bạn còn là một đứa trẻ, tự nhiên bạn phải phụ thuộc vào người cha của bạn, người mẹ của bạn, người giáo viên của bạn, người bảo mẫu của bạn. Bạn cần được chăm sóc, được cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở. Bạn cần một ý thức của an toàn, cảm thấy rằng người nào đó đang chăm sóc bạn.

Nhưng thông thường việc gì xảy ra? Khi chúng ta lớn lên, cảm thấy của sự phụ thuộc này vẫn tiếp tục, đúng chứ? Bạn không nhận thấy nó nơi những người lớn tuổi, cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn, hay sao? Liệu bạn đã không quan sát mức độ họ phụ thuộc một cách cảm xúc vào những người chồng hay những người vợ của họ, vào con cái của họ, vào cha mẹ riêng của họ, hay sao? Khi họ lớn lên, hầu hết mọi người vẫn còn bám vào người nào đó; họ tiếp tục sống phụ thuộc. Nếu không có người nào đó để dựa vào, để trao tặng họ một ý thức của thanh thản và an toàn, họ cảm thấy cô độc, đúng chứ? Họ cảm thấy hụt hẫng. Sự phụ thuộc vào một người khác này được gọi là tình yêu; nhưng nếu bạn thâm nhập nó rất sâu thẳm, bạn sẽ phát giác rằng sự phụ thuộc là sợ hãi, nó không là tình yêu.

Hầu hết mọi người đều sợ hãi đứng một mình; họ sợ hãi tự hiểu rõ mọi việc cho chính họ, sợ hãi cảm thấy một cách sâu thẳm, thâm nhập và khám phá toàn ý nghĩa của sống. Thế là, họ nói họ thương yêu Thượng đế, và họ phụ thuộc vào điều gì họ gọi là Thượng đế; nhưng nó không là Thượng đế, cái không biết được, nó là một sự việc được sáng chế bởi cái trí.

Chúng ta làm cùng sự việc với một lý tưởng hay một niềm tin. Tôi tin tưởng điều gì đó, hay tôi bám vào một lý tưởng, và việc đó cho tôi sự thanh thản vô cùng; nhưng lột bỏ lý tưởng, lột bỏ niềm tin và tôi bị hụt hẫng. Nó cũng là cùng sự việc với một đạo sư. Tôi phụ thuộc bởi vì tôi muốn nhận được, thế là có sự giày vò của sợ hãi. Lại nữa nó cũng giống hệt khi bạn phụ thuộc vào cha mẹ hay những giáo viên của bạn. Rất tự nhiên và đúng đắn rằng bạn phải làm như thế khi bạn còn trẻ; nhưng nếu bạn tiếp tục phụ thuộc khi bạn lớn lên đến tuổi trưởng thành, điều đó sẽ khiến cho bạn không có khả năng để suy nghĩ một cách độc lập, để được tự do. Nơi nào có sự phụ thuộc nơi đó có sợ hãi, và nơi nào có sợ hãi có uy quyền; không có tình yêu. Khi cha mẹ của bạn nói rằng bạn phải vâng lời, rằng bạn phải tuân theo những truyền thống nào đó, rằng bạn phải chấp nhận một việc làm nào đó hay làm một loại công việc đặc biệt nào đó – trong tất cả điều này không có tình yêu. Và không có tình yêu trong quả tim của bạn khi bạn phụ thuộc vào xã hội trong ý nghĩa rằng bạn chấp nhận cấu trúc của xã hội như nó là, mà không nghi ngờ.

Những người đàn ông và phụ nữ tham vọng không biết tình yêu là gì – và chúng ta bị thống trị bởi những người tham vọng. Đó là lý do tại sao không có hạnh phúc trong thế giới, và tại sao rất quan trọng rằng bạn, khi bạn lớn lên, phải thấy và hiểu rõ tất cả điều này, và tìm ra cho chính bạn liệu có thể khám phá tình yêu là gì. Bạn có lẽ có một địa vị tốt, một ngôi nhà rất đẹp, một cái vườn tuyệt vời, quần áo hợp thời trang; bạn có lẽ trở thành thủ tướng; nhưng nếu không có tình yêu; không điều nào có ý nghĩa cả.

Vì vậy, ngay lúc này bạn phải tìm ra – không phải chờ đợi cho đến khi bạn già nua, bởi vì lúc đó bạn sẽ không bao giờ có thể tìm ra – bạn thực sự cảm thấy như thế nào trong sự liên hệ của bạn với cha mẹ của bạn, với những giáo viên của bạn, với vị đạo sư. Bạn không thể chỉ chấp nhận từ ngữ ‘tình yêu’ hay bất kỳ từ ngữ nào khác, nhưng phải thâm nhập đằng sau ý nghĩa của những từ ngữ để thấy sự thật là gì – sự thật là điều mà bạn thực sự cảm thấy, không phải điều mà bạn nghĩ rằng bạn cảm thấy. Nếu bạn thực sự cảm thấy ghen tuông, hay tức giận, khi nói, ‘Tôi không được ghen tuông, tôi không được tức giận’ chỉ là một ao ước, nó không có sự thật. Điều gì quan trọng là thấy rất chân thật và rất rõ ràng chính xác cáimà bạn đang cảm thấy tại ngay khoảnh khắc đó, mà không giới thiệu lý tưởng của bạn nêncảm thấy hay sẽcảm thấy tại ngày tháng tương lai nào đó như thế nào, bởi vì nếu như thế bạn có thể làm điều gì đó về nó. Nhưng để nói, ‘Tôi phải thương yêu cha mẹ của tôi, tôi phải thương yêu những giáo viên của tôi’, không có ý nghĩa gì cả, đúng chứ? Bởi vì cảm thấy thực sự của bạn hoàn toàn khác hẳn, và những từ ngữ đó trở thành một bức màn mà bạn ẩn núp đằng sau nó.

Vì vậy, liệu không phải phương cách của thông minh khi nhìn vượt khỏi ý nghĩa được chấp nhận của những từ ngữ, hay sao? Những từ ngữ giống như ‘bổn phận’, ‘trách nhiệm’, ‘Thượng đế’, ‘tình yêu’, đã kiếm được một ý nghĩa thuộc truyền thống; nhưng một con người thông minh, một con người được giáo dục một cách đúng đắn nhìn vượt khỏi ý nghĩa thuộc truyền thống của những từ ngữ như thế. Ví dụ, nếu người nào đó nói cho bạn rằng anh ấy không tin tưởng Thượng đế, bạn sẽ bị choáng váng, đúng chứ? Bạn sẽ nói, ‘Chúa ơi, Kinh hãi quá!’ bởi vì bạn tin tưởng Thượng đế – ít ra bạn nghĩ rằng bạn có tin tưởng. Nhưng tin tưởng và không-tin tưởng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Đối với bạn, điều gì quan trọng là thâm nhập đằng sau từ ngữ ‘tình yêu’ để thấy liệu bạn thực sự có thương yêu cha mẹ của bạn, và liệu cha mẹ của bạn thực sự có thương yêu bạn. Chắc chắn, nếu bạn và cha mẹ của bạn thực sự có thương yêu lẫn nhau, thế giới sẽ hoàn toàn khác hẳn. Sẽ không có những chiến tranh, không đói khát, không những khác biệt giai cấp. Sẽ không có giàu có cũng như nghèo khổ. Bạn thấy, nếu không có tình yêu chúng ta cố gắng đổi mới xã hội theo kinh tế, chúng ta cố gắng xếp đặt mọi thứ một cách đúng đắn; nhưng nếu chúng ta không có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, chúng ta không thể sáng tạo một cấu trúc xã hội được tự do khỏi xung đột và đau khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thâm nhập những vấn đề này rất sâu thẳm; và có lẽ lúc đó chúng ta sẽ tìm được tình yêu là gì.

Người hỏi: Tại sao có phiền muộn và đau khổ trong thế giới?

Krishnamurti: Tôi không hiểu liệu cậu trai đó biết những từ ngữ đó có ý nghĩa gì? Cậu ấy có lẽ đã thấy một con lừa bị chất nặng và hai chân của nó hầu như bị khụy xuống, hay một cậu bé khác đang khóc lóc, hay một người mẹ đang đánh đập đứa con của bà ấy. Có lẽ, cậu ấy đã thấy những người lớn tuổi đang cãi cọ nhau. Và có chết, thân thể đang được khiêng đi để hỏa thiêu; có người ăn xin; có nghèo khổ, bệnh tật, lão suy; có đau khổ, không chỉ phía bên ngoài mà còn cả phía bên trong chúng ta. Thế là cậu ấy hỏi, ‘Tại sao có đau khổ?’ Bạn cũng không muốn biết, hay sao? Bạn có khi nào thắc mắc về nguyên nhân của đau khổ riêng của bạn? Đau khổ là gì, và tại sao nó tồn tại? Nếu tôi ao ước cái gì đó và không thể có được nó, tôi cảm thấy đau khổ; nếu tôi muốn quần áo nhiều hơn, tiền bạc nhiều hơn, hay nếu tôi muốn đẹp đẽ nhiều hơn, và không thể có được cái gì tôi muốn, tôi cảm thấy đau khổ. Nếu tôi muốn thương yêu một người nào đó và người đó không thương yêu tôi, lại nữa tôi đau khổ. Người cha của tôi chết, và tôi đau khổ. Tại sao?

Tại sao tôi cảm thấy đau khổ khi tôi không thể có được cái gì tôi muốn? Tại sao chúng ta cần phải có cái gì chúng ta muốn? Chúng ta nghĩ nó là quyền lợi của chúng ta, đúng chứ? Nhưng liệu chúng ta có khi nào tự hỏi mình tại sao chúng ta phải có cái gì chúng ta mongmuốntrong khi hàng triệu người thậm chí không có cái gì họ cần thiết? Và, vả lại, tại sao chúng ta muốn nó? Có sự cần thiết của chúng ta về lương thực, quần áo, và chỗ ở; nhưng chúng ta không thỏa mãn với từng đó. Chúng ta muốn nhiều hơn nữa. Chúng ta muốn thành công, chúng ta muốn được kính trọng, được thương yêu, được khâm phục, chúng ta muốn có quyền hành, chúng ta muốn là những thi sĩ, những vị thánh, những diễn giả nổi tiếng, chúng ta muốn là những thủ tướng, những tổng thống. Tại sao? Bạn có khi nào thâm nhập vào nó? Tại sao chúng ta muốn tất cả điều này? Không phải rằng chúng ta bắt buộc thỏa mãn với cái gì chúng ta là. Tôi không có ý điều đó. Điều đó sẽ là xấu xa, dốt nát. Nhưng tại sao có sự thèm khát liên tục này cho nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn? Thèm khát này chỉ rõ rằng chúng ta không thỏa mãn, không hài lòng; nhưng với cái gì? Với cái gì chúng ta là? Tôi là cái này, tôi không thích nó, và tôi muốn là cái kia. Tôi nghĩ tôi sẽ trông đẹp đẽ hơn trong một cái áo khoác mới hay một bộ quần áo mới, vì vậy tôi muốn nó. Điều này có nghĩa tôi không thỏa mãn với cái gì tôi là, và tôi nghĩ tôi có thể tẩu thoát khỏi sự không thỏa mãn của tôi bằng cách kiếm được quần áo nhiều hơn, quyền hành nhiều hơn, và vân vân. Nhưng sự không thỏa mãn vẫn còn hiện diện ở đó, đúng chứ? Tôi chỉ che đậy nó với quần áo, với quyền hành, với chiếc xe hơi.

Vì vậy, chúng ta phải tìm ra làm thế nào để hiểu rõ chúng ta là gì. Chỉ che đậy mình bằng những của cải, bằng quyền hành và địa vị, không có ý nghĩa gì cả, bởi vì chúng ta sẽ vẫn còn cảm thấy không hạnh phúc. Khi thấy điều này, con người không hạnh phúc, con người đang đau khổ, không chạy trốn đến những đạo sư, anh ấy không ẩn náu trong những của cải, trong quyền hành; ngược lại, anh ấy muốn hiểu rõ cái gì ở đằng sau sự đau khổ của anh ấy. Nếu bạn thâm nhập đằng sau sự đau khổ riêng của bạn, bạn sẽ phát giác rằng bạn rất nhỏ nhen, trống rỗng, bị giới hạn, và rằng bạn đang đấu tranh để thành tựu, để trở thành. Chính đấu tranh để thành tựu, để trở thành cái gì đó này, là nguyên nhân của đau khổ. Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu rõ bạn thực sự là gì, thâm nhập sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn vào nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng cái gì đó hoàn toàn khác hẳn xảy ra.

Người hỏi: Nếu một người đang chết đói và tôi cảm thấy rằng tôi có thể hữu ích cho anh ấy, đây là tham vọng hay tình yêu?

Krishnamurti: Tất cả phụ thuộc vào động cơ mà bạn giúp đỡ anh ấy. Bằng cách nói ông ấy được dành riêng cho sự giúp đỡ người nghèo khổ, những người chính trị đến New Delhi, sống trong một ngôi nhà to lớn và phô trương. Đó là tình yêu? Bạn hiểu rõ? Đó là tình yêu?

Người hỏi: Nếu tôi làm khuây khỏa anh ấy bằng sự giúp đỡ của tôi, đó không là tình yêu, hay sao?

Krishnamurti: Anh ấy đang chết đói và bạn giúp đỡ anh ấy lương thực. Đó là tình yêu? Tại sao bạn muốn giúp đỡ anh ấy? Liệu bạn không có động cơ, không thôi thúc nào khác hơn là sự ham muốn để giúp đỡ anh ấy, hay sao? Bạn không kiếm được bất kỳ lợi lộc nào từ anh ấy, hay sao? Hãy hiểu rõ điều này, đừng nói ‘có’ hay ‘không’. Nếu bạn đang tìm kiếm lợi lộc nào đó từ nó, thuộc chính trị hay cách nào đó, lợi lộc phía bên ngoài hay phía bên trong nào đó, vậy thì bạn không thương yêu anh ấy. Nếu bạn nuôi ăn anh ấy với mục đích để trở nên nổi tiếng, hay trong hy vọng rằng bạn bè của bạn sẽ giúp đỡ bạn đi đến New Delhi, vậy thì đó không là tình yêu, đúng chứ? Nhưng nếu bạn thương yêu anh ấy, bạn sẽ nuôi ăn anh ấy mà không có bất kỳ động cơ lén lút nào, mà không muốn bất kỳ thứ gì bồi hoàn lại. Nếu bạn nuôi ăn anh ấy và anh ấy không biết ơn, liệu bạn cảm thấy bị tổn thương? Nếu như thế, bạn không thương yêu anh ấy. Nếu anh ấy nói cho bạn và những dân làng rằng bạn là một người tuyệt vời, và bạn cảm thấy rất hãnh diện, nó có nghĩa bạn đang suy nghĩ về chính bạn; và chắc chắn đó không là tình yêu. Vì vậy, người ta phải rất tỉnh táo để phát giác liệu người ta đang kiếm được bất kỳ loại lợi lộc nào từ sự giúp đỡ của người ta, và động cơ gì mà dẫn đến việc nuôi ăn những người chết đói.

Người hỏi: Giả sử tôi muốn về nhà và hiệu trưởng nói ‘không’. Nếu tôi không vâng lời ông ấy, tôi sẽ phải đối diện với một hình phạt. Nếu tôi vâng lời hiệu trưởng, nó sẽ làm tôi buồn bực. Tôi phải làm gì?

Krishnamurti: Bạn có ý rằng bạn không thể nói chuyện về vấn đề đó với hiệu trưởng, rằng bạn không thể thổ lộ chuyện riêng với ông ấy và thưa rõ vấn đề của bạn? Nếu ông ấy là loại hiệu trưởng đúng đắn, bạn có thể tin cậy ông ấy, nói chuyện về vấn đề của bạn với ông ấy. Nếu ông ấy vẫn còn quả quyết bạn không được đi, có thể rằng ông ấy chỉ đang cố chấp, mà có nghĩa có gì đó sai lầm với hiệu trưởng; nhưng ông ấy có lẽ có những lý luận đúng đắn khi nói ‘không’, và bạn phải tìm ra. Vì vậy nó cần đến sự tin cậy lẫn nhau. Bạn phải có sự tin cậy nơi hiệu trưởng, và hiệu trưởng phải có sự tin cậy nơi bạn. Sống không chỉ là một liên hệ một phía. Bạn là một con người; hiệu trưởng cũng là một con người, và ông ấy cũng có lẽ tạo ra những sai lầm. Vì vậy cả hai người phải sẵn lòng nói chuyện về nó. Bạn có lẽ muốn đi về nhà rất nhiều, nhưng từng đó vẫn chưa đủ; cha mẹ của bạn có lẽ đã viết thư cho hiệu trưởng để không cho phép bạn về nhà. Nó phải là một tìm hiểu cùng nhau, đúng chứ? Để cho bạn không bị tổn thương, để cho bạn không cảm thấy bị đối xử hà khắc hay xua đuổi tàn nhẫn; và việc đó xảy ra chỉ khi nào bạn có sự tin cậy nơi hiệu trưởng và hiệu trưởng có sự tin cậy nơi bạn. Nói cách khác, phải có tình yêu thực sự; và môi trường sống như thế là điều gì một ngôi trường phải tạo ra.

Người hỏi: Tại sao chúng ta không nên thực hiện nghi thức thờ cúng?

Krishnamurti: Bạn không phát giác tại sao những người lớn tuổi thực hiện nghi thức thờ cúng, hay sao? Họ đang bắt chước, đúng chứ? Chúng ta càng không chín chắn nhiều bao nhiêu, chúng ta càng muốn bắt chước nhiều bấy nhiêu. Bạn không nhận thấy con người yêu quý những bộ đồng phục như thế nào, hay sao? Vì vậy, trước khi bạn hỏi tại sao bạn không nên thực hiện nghi thức thờ cúng, hãy hỏi những người lớn tuổi tại sao họ thực hiện nó. Trước hết, họ thực hiện nó bởi vì nó là một truyền thống; ông bà của họ đã thực hiện nó. Tiếp theo, sự lặp lại những từ ngữ trao tặng họ một ý thức nào đó của hòa bình. Bạn hiểu rõ điều này? Những từ ngữ được lặp lại liên tục khiến cho cái trí đờ đẫn, và điều đó trao tặng bạn một ý thức của yên lặng. Những từ ngữ bằng tiếng Phạn đặc biệt có những rung động nào đó mà khiến cho bạn cảm thấy rất yên lặng. Những người lớn tuổi cũng thực hiện nghi thức bởi vì mọi người khác đều đang thực hiện nó; và bạn, vì còn trẻ, muốn bắt chước họ. Bạn muốn thực hiện nghi thức bởi vì người nào đó chỉ bảo cho bạn thực hiện nó là việc làm đúng đắn? Bạn muốn thực hiện nó bởi vì bạn phát giác một ảnh hưởng thôi miên dễ chịu trong lặp lại những từ ngữ nào đó? Trước khi bạn làm bất kỳ việc gì, bạn không nên tìm ra tại sao bạn muốn làm nó, hay sao? Thậm chí nếu hàng triệu người tin tưởng trong việc thực hiện nghi thức, bạn không nên vận dụng cái trí riêng của bạn để khám phá ý nghĩa thực sự của nó, hay sao?

Bạn thấy, sự lặp lại đơn thuần của những từ ngữ tiếng Phạn, hay của những cử chỉ nào đó, thực sự sẽ không giúp đỡ bạn tìm được sự thật là gì, Thượng đế là gì. Muốn tìm được điều đó, bạn phải biết làm thế nào để thiền định. Nhưng việc này đòi hỏi một vấn đề hoàn toàn khác hẳn – hoàn toàn khác hẳn với thực hiện nghi thức. Hàng triệu người thực hiện nghi thức; và nó đã tạo ra một thế giới hạnh phúc? Những người như thế có tánh sáng tạo? Để sáng tạo là dư thừa sáng kiến khởi đầu, dư thừa tình yêu, dư thừa rộng lượng, đồng cảm và ân cần. Nếu khi còn là một đứa trẻ bạn bắt đầu thực hiện nghi thức và tiếp tục lặp lại nó, bạn sẽ trở thành giống như một cái máy. Nhưng nếu bạn bắt đầu nghi ngờ, chất vấn, thâm nhập, vậy thì có lẽ bạn sẽ tìm được làm thế nào để thiền định. Và thiền định, nếu bạn biết làm nó đúng cách, là một trong những hạnh phúc vô hạn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]