Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phẩm Tựa Thứ Nhất

12/08/201101:08(Xem: 7334)
1. Phẩm Tựa Thứ Nhất

LụcTổ Huệ Năng
KINHPHÁP BẢO ĐÀN
Tỳ KheoThích Duy Lực Dịch và Lược Giải
Từ ÂnThiền Đường, Santa Ana Xuất Bản 1992

Phẩm Tựa Thứ Nhất

Khi Sư đến chùa Bảo Lâm, có châutrưởng Thiều Châu tên là Vi Cứ và các quan chức vào núi thỉnh Sư ra chùa ĐạiPhạn ở trong thành vì tứ chúng khai duyên thuyết pháp. Sư thăng toà, Vi Thứ Sử (châutrưởng) và các quan chức hơn ba chục người, học sĩ nhà nho hơn ba mươi người,Tăng Ni cư sĩ hơn ngàn người, đồng thời đảnh lễ xin nghe Pháp Yếu.

Sư nói: Thiện tri thức, tự tánh của Bồ Đề vốn thanhtịnh, chỉ dụng tâm này trực liễu thành Phật. Thiện tri thức, hãy ngheviệc đắc Pháp và sự việc của Huệ Năng. Huệ Năng quê quán ở Phạm Dương, cha bịgiáng chức đến Lãnh Nam, lưu lạc làm dân Tân Châu. Thân thế chẳng may cha lạimất sớm, mẹ là goá phụ, nhà ở Nam Lộ, nghèo khổ phải đi bán củi ngoài chợ. Lúcấy có vị khách mua củi nhờ mang đến nhà, Huệ Năng được tiền đi ra, gặp một vịkhách đang tụng Kinh, Huệ Năng nghe được lời Kinh tâm liền khai ngộ, bèn hỏikhách tụng Kinh gì? Khách nói là Kinh Kim Cang.

Hỏi: Ở đâu có Kinh Điển này?

Khách nói: Tôi từ Chùa Đông Thiền, huyệnHuỳnh Mai Kỳ Châu đến. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư chủ hoá, môn đồ hơnngàn người, tôi đến đó lễ bái lãnh thọ Kinh này. Ngũ Tổ thường khuyên Tăng tụctrì Kinh Kim Cang thì được kiến tánh, trực liễu thành Phật.

Huệ Năng nghe nói, lại cũng vì xưa kia có duyên, nên được một người kháchcho mười lượng bạc để cho mẹ già được sinh sống và bảo đi ngay đến Huỳnh Maitham lễ Ngũ Tổ. Huệ Năng sắp xếp cho mẹ xong, liền từ giã lên đường. Trải quahơn ba mươi ngày đường, đến huyện Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ.

Tổ hỏi: Ông là người phương nào, muốn cầuviệc gì? Huệ Năng nói: Đệ tử là dân Tân Châu Lãnh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầulàm Phật, chẳng cầu việc gì khác.

Tổ nói: Ông là người Lãnh Nam, cũng làngười kém văn hoá, làm sao có thể làm Phật được?

Huệ Năng nói: Người có Nam Bắc, Phật tánhvốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân Hoà Thượng chẳng đồng, nhưngPhật tánh đâu có sai biệt!

Ý Ngũ Tổ còn muốn nói thêm, nhưng thấy đồ chúng đứng xung quanh, nên bảotheo chúng làm việc.

Huệ Năng bạch Hoà Thượng: Tự tâm của đệ tửthường sanh trí huệ chẳng lià tự tánh, tức là phước điền, chưa rõ Hoà Thượng bảolàm việc gì?

Tổ nói: Tên kém văn hoá này căn khí lanhlợi, ngươi đừng nói nữa, hãy ra nhà sau đi!

Huệ Năng lui đến nhà sau, có một cư sĩ sai Huệ Năng bửa củi giã gạo, trảiqua hơn tám tháng. Một ngày kia Tổ thình lình đến gặp Huệ Năng nói:Ta nghĩ cáithấy của ngươi dùng được, vì sợ có kẻ ác hại ngươi, nên chẳng nói chuyện vớingươi, ngươi có biết chăng?

Huệ Năng nói: Đệ tử cũng biết ý của Thầy,nên chẳng dám đi đến nhà trước.

Một ngày kia, Ngũ Tổ triệu tập môn đồ bảo rằng: Sanh tử là việc lớn, cácngươi suốt ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu lià khỏi biển khổ sanh tử, tựtánh nếu mê, phước làm sao có thể cứu được? Các ngươi mỗi người hãy tự xem tríhuệ, dùng bổn tâm Bát Nhã của tự tánh, mỗi người làm một bài kệ trình cho ta xem,nếu ngộ được đại ý, thì ta sẽ trao truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu; hãy mau lênchẳng được chậm trễ, hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùngđược. Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy, nếu được như vậy thì khira trận giữa đao kiếm cũng phải thấy được.

Đại chúng nghe xong nói với nhau rằng: Chúng ta chẳng cần nhọc tâm mệt trílàm kệ, đâu có ích gì, vì có Thượng Tọa Thần Tú hiện làm giáo thọ sư, chắc chắnsẽ được, chúng ta làm kệ chỉ phí sức thôi, chúng ta về sau y chỉ Sư Thần Túcũng được rồi. Ngài Thần Tú suy nghĩ: Đại chúng chẳng trình kệ, vì ta là giáothọ sư của họ, ta phải làm kệ trình Hoà Thượng. Nếu chẳng trình kệ thì HoàThượng làm sao biết được kiến giải sâu cạn trong tâm ta, ý của ta trình kệ vìcầu Pháp thì tốt, vì mong làm Tổ thì không nên, chẳng khác nào dùng tâm phàm màđoạt Thánh vị. Nếu chẳng trình kệ thì làm sao đắc Pháp được, thực khó! Thựckhó!

Nơi hành lang trước Pháp đường, Ngũ Tổ định mời họa sĩ đến vẽ Biến TướngKinh Lăng Già và Ngũ Tổ Huyết Mạch Đồ, để cúng dường và lưu truyền đời sau. KhiThần Tú làm kệ xong, mấy lần muốn vào trình, nhưng khi đến trước Pháp đường thìtrong tâm bấn loạn, mồ hôi ướt đẵm mình. Như vậy trải qua bốn ngày, mười ba lầnmuốn vào trình vẫn chưa trình được, sau cùng Thần Tú suy nghĩ: Chi bằng ghitrên vách tường hành lang để Hoà Thượng thấy được; nếu Tổ nói tốt thì ta ra lễbái nói của Thần Tú làm, nếu nói là chẳng được thì uổng công ta ở núi mấy năm,lại tu Đạo gì mà được nhận lễ bái của người! Nửa đêm đó không cho ai hay, tự cầmđèn viết kệ trên vách hành lang phiá Nam, trình sở thấy của tự tâm, kệ rằng:

Thân thị Bồ Đề thụ,

Tâm như minh cảnh đài,

Thời thời cần phất thức,

Vật sử nhạ trần ai.

Dịchnghiã:

Thân là cây Bồ Đề,

Tâm như đài gương sáng,

Luôn luôn siêng lau chùi,

Chớ cho dính bụi trần.

Thần Tú viết kệ xong, liền về phòng, không ai hay. Tú lạisuy nghĩ: Ngày mai, Ngũ Tổ thấy kệ hoan hỷ thì ta có duyên với Pháp, nếu nóikhông được thì đó là tại ta còn mê, nghiệp chướng xưa nặng nề, chẳng đặng đắcPháp, Thánh ý thật khó lường! Tú ở trong phòng suy nghĩ, ngồi nằm chẳng yên chođến gần sáng.

Tổ đã biết Thần Tú chưa được vào cửa, chẳng thấy tự tánh. Trời sáng, Tổ kêuhoạ sĩ đến hành lang để vẽ, thình lình thấy kệ, bèn nói với họa sĩ: Thôi, chẳngcần vẽ nữa, làm lao nhọc cho ông từ xa đến đây.

Kinh nói: Phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Nay chỉ cần để bài kệ này chongười trì tụng, y kệ này tu, khỏi đọa ác đạo, y kệ này tu, được ích lợi lớn.Bèn kêu môn đồ đốt nhang kính lễ, bảo cả thảy đều tụng kệ này sẽ được kiếntánh. Môn đồ tụng kệ đều khen: lành thay!

Nửa đêm Tổ kêu Thần Tú vào phòng hỏi: Kệ phải do ông làm chăng? Tú nói:Thiệt là Tú làm, chẳng ham vọng cầu Tổ vị, mong Hoà Thượng từ bi, xem đệ tử cóchút ít trí huệ chăng?

Tổ nói: Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh,chỉ đến ngoài cửa, chưa vào trong, kiến giải như thế tìm vô thượng bồ đề chẳngthể được. Vô thượng bồ đề phải khi vừa nói liền nhận tựbổn tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt, với bất cứ giờ nào, niệm niệmtự thấy, chẳng kẹt vào vạn pháp, nhứt chơn nhứt thiết chơn, vạn cảnh tự nhưnhư, cái tâm như như tức là chân thật. Nếu thấy như thế tức là vô thượng bồ đề củatự tánh. Ông tạm đi ra suy nghĩ một vài ngày nữa, làm bài kệ khác cho taxem, nếu kệ ông vào được cửa, thì ta sẽ truyền trao y pháp.

Thần Tú đảnh lễ lui ra, trải qua mấy ngày sau làm kệ chẳng được, trong tâmrối loạn tâm thần chẳng yên, cũng như trong mộng, đi ngồi chẳng vui.

Qua hai ngày sau, có một đồng tử đi ngang qua phòng giã gạo, xướng tụng bàikệ, Huệ Năng nghe được liền biết kệ này chưa thấy bản tánh, dù chưa được sự dạybảo của Tổ, nhưng đã biết được đại ý, bèn hỏi đồng tử rằng: Tụng kệ gì? Đồng tửnói: Kẻ kém văn hoá này chẳng biết, Đại Sư nói: Sanh tử là việc lớn, muốntruyền trao y pháp, nên bảo môn đồ làm kệ trình xem, nếu ngộ đại ý thì sẽ đượctruyền trao y pháp làm Tổ thứ sáu. Thượng Tọa Thần Tú viết kệ Vô Tướng trênvách tường hành lang. Đại Sư bảo mọi người đều tụng, y kệ này tu khỏi đọa ácđạo, y kệ này tu sẽ được lợi ích lớn.

Huệ Năng nói: Thưa Thượng nhơn, tôi giãgạo ở đây hơn tám tháng, chưa từng đi đến nhà trước, mong Thượng nhơn dẫn tôiđến trước bài kệ lễ bái. Đồng tử liền dẫn đến trước bài kệ, lễ bái xong,

Huệ Năng nói: Huệ Năng chẳng biết chữ,xin Thượng nhơn đọc giùm. Lúc ấy có quan biệt giá Giang Châu là Trương NhựtDụng, liền lớn tiếng đọc, Huệ Năng nghe xong bènnói: Tôi cũng có một bài kệ, xin Biệt Giá viết giùm. Biệt Giá nói: Ôngcũng làm kệ à, việc này hi hữu!" Huệ Năng nói với Biệt Giá rằng: Muốn họcVô Thượng Bồ Đề, chẳng nên khinh bỉ kẻ sơ học, hạ hạ nhơn hữu thượng thượngtrí, thượng thượng nhơn hữu một (chìm mất) ý trí. Biệt Giá nói: Ông hãy tụng kệđi, ta viết giùm cho. Ông nếu đắc pháp phải độ ta trước, về sau chớ quên lờinày.

Huệ Năng kệ rằng:

Bồ đề bổn vô thụ,

Minh cảnh diệc phi đài.

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhạ trần ai?

Dịchnghiã:

Bồ đề vốn chẳng cây,

Gương sáng cũng chẳng đài,

Xưa nay không một vật,

Nơi nào dính bụi trần?

Kệ viết xong, đồ chúng đều ngạc nhiên tán thán với nhau: Lạthay, chẳng nên theo tướng mạo mà đánh giá người, không ngờ nay có nhục thân BồTát mà chẳng biết!

Tổ thấy đại chúng kinh quái, sợ người ám hại, nên lấy giày bôi bài kệ, nóirằng: Cũng chưa thấy tánh. Mọi người cho là phải. Hôm sau Tổ lén đến nhà giãgạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: Người cầu Đạo cần phải nhưthế. Lại hỏi: Gạo trắng chưa? Huệ Năng đáp: Trắng đãlâu, còn thiếu giần sàng thôi. Tổ lấygậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổdùng Ca sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: Ưngvô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳnglià tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

Đâungờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâungờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâungờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâungờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâungờ tự tánh hay sanh vạn pháp!

Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bảntánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vôích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, ThiênNhơn Sư, Phật. Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và ybát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm,độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.Nghe ta nói kệ đây:

Hữu tình lai hạ chủng,

Nhơn địa quả hườn sanh,

Vô tình diệc vô chủng,

Vô tánh diệc vô sanh.

Dịch nghiã:

Hữu tình được gieo giống,

Nhơn gieo quả ắt sanh,

Vô tình thì vô chủng,

Vô tánh cũng vô sanh.

LƯỢCGIẢI:Sinh vật có hai loại: hữu tình là độngvật, vô tình là thực vật. Hữu tình mới được gieo giống Phật, vô tình thì không;có giống là nhơn, ắt sẽ sanh quả. Nhơn địa là hữu tình, quả địa là Phật. Vôtình chẳng phải nhơn địa của Phật nên chẳng phải là giống (vô chủng). Tất cảpháp vốn chẳng có tự tánh, nên nói vô tánh. Vậy thì hữu tình và vô tình, Phậtvà chúng sanh đều chẳng có tự tánh, cũng là pháp vô sanh vậy. Nên nói: Vô tánhdiệc vô sanh. Vì đây là kệ truyền pháp, kệ truyền pháp chẳng được lọt vào tứcú.

Hỏi: Đãnói không lọt vào tứ cú, tại sao nói vô tánh diệc vô sanh? Như vậy là lọt vàocú thứ nhì rồi?

Đáp:Nói tất cả pháp vốn chẳng tự tánh thì làm sao có vô tánh và vô sanh để làm tựtánh! Hành giả đọc đến chỗ này, chớ nên dùng ý thức để lãnh hội, cho là đúnghay không đúng: Đã nói pháp vô sanh thì làm sao sanh ra pháp đúng và pháp khôngđúng? Đây là cửa ải của Thiền môn, cần phải thấu qua (tự ngộ) mới được.Kệ nàylược giải là để phá chấp, còn muốn hiểu ý Tổ, cần phải tự tham ngộ mới được.

Tổ lại nói: Khi xưa ĐạtMa Đại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát đểlàm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâmđều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bảntâm. Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền ybát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.

Huệ Năng bạch rằng: Đi xứ nào?

Tổ nói: Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thìẩn.

Canh ba lãnh y bát xong, Huệ Năng được Ngũ Tổ đưa đến bến đò Cửu Giang.Xuống thuyền, Huệ Năng giành chèo.

Tổ nói: Đúng ra ta phải độ.

Huệ Năng nói: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồitự độ." (Độ có hai nghiã: 1-Cứu độ. 2-Đưa đò.)Nói độ là một, nhưng chỗ dùng chẳng đồng. Huệ Năngsanh nơi biên địa nên giọng nói khó nghe. Được Thầy truyền pháp, nay đã đượcngộ, chỉ nên tự tánh tự độ vậy.

Tổ nói: Như thế! Như thế! Về sau PhậtPháp do ngươi được thịnh hành, ngươi cứ hướng về phiá Nam mà đi, chẳng nênthuyết pháp sớm, vì Phật Pháp phải tùy duyên.

Huệ Năng từ biệt Tổ, hướng về Nam trải qua hai tháng tới núi Đại Du Lãnh.Ngũ Tổ trở về, mấy ngày chẳng thượng đường, đại chúng nghi ngờ hỏi: Hoà Thượngcó bệnh gì chăng? Tổ nói: Bệnh thì không có, nhưng y pháp đã về Nam rồi. Hỏi:Ai được truyền thụ? Đáp: Kẻ nào Năng thì được.

Khi ấy đại chúng mới biết, nên có mấy trăm người đuổi theo để đoạt y bát,trong đó có một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày trước làm Tứ Phẩm tướngquân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: Y bát làvật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao? Liền ẩn mình trong đám cỏ. Huệ Minhđến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến. Huệ Năngliền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôithuyết Pháp. Huệ Năng nói:Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanhmột niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳngnghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? HuệMinh ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng: Ngoài lời mật ý kể trên, còn có ý nào bímật chăng? Huệ Năng nói: Đã nói với ông thìchẳng phải mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông. Minh nói: Huệ Minh dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnhngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như người uống nước, lạnh nóng tựbiết. Nay hành giả tức là Thầy của Huệ Minh vậy. HuệNăng nói: Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một Thầy Huỳnh Mai,hãy khéo tự hộ trì.

Huệ Minh lại hỏi: Huệ Minh về sau đi xứnào? Đáp: Gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thìở.

Minh đảnh lễ giã từ. (Minh trở xuống chân núi, nói với đại chúng rằng: Chẳngthấy dấu vết nào hết, phải đi hướng khác mà tìm. Chúng đều tin. Về sau Huệ Minhđổi tên thành Đạo Minh để tránh sự trùng tên với Thầy).

Huệ Năng đến Tào Khê, bị bọn ác tìm theo, nên phải lánh nạn trong đám thợsăn nơi Tứ Hội, trải qua mười lăm năm, thường vì thợ săn tùy nghi thuyết pháp.Bọn họ bảo giữ lưới, mỗi khi thấy cầm thú lọt vào đều thả ra hết. Tới bữa ăn,gởi rau trong nồi thịt, có người hỏi thì trả lời: Chỉ ăn rau luộc bên cạnh thịtmà thôi.

Một ngày kia nghĩ rằng: Đã đến lúc phải hoằng Pháp, không nên ẩn hoài",liền ra chùa Pháp Tánh Quảng Châu, gặp Ấn Tông Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn. Cóhai vị Tăng tranh luận về nghiã gió và lá phướn; kẻ nói gió động, người nóiphướn động, tranh cãi không ngừng, Huệ Năng chen vào nói: Chẳng phải gió động,chẳng phải phướn động, mà là tâm các ông động." Cả chúng đều ngạc nhiên.Ấn Tông mời Năng ra ngồi trên Cao Toà, hỏi những nghiã lý thâm sâu, thấy HuệNăng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự.

Ấn Tông nói: Hành giả ắt chẳng phải ngườithường, lâu nay đã nghe Y Pháp Huỳnh Mai về Nam, có phải là hành giả chăng?

Huệ Năng nói: Không dám."

Ấn Tông liền đảnh lễ, xin thỉnh Y Bát ra cho đại chúng xem.

Ấn Tông hỏi rằng: Sự phó chúc của HuỳnhMai truyền thọ như thế nào? Huệ Năng nói: Truyềnthọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền địnhgiải thoát?

Đáp: Vì đó là nhịpháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

Ấn Tông lại hỏi: Thế nào là Pháp Bất Nhịcủa Phật Pháp?

Đáp: Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, đã rõPhật tánh là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp! Như trong Kinh Niết Bàn nói: Cao QuýĐức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốngiới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình),làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không?Phật nói: Thiện căn cóhai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nênchẳng đoạn dứt, gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện,phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người tríliễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy. ẤnTông nghe xong hoan hỷ chắp tay rằng: Tôi giảng Kinh như gạch nát ngói bể, ônggiảng nghiã cũng như vàng ròng. Do đó, vì Huệ Năng xuống tóc, nguyện thờ làmThầy.

Huệ Năng bèn ở nơi gốc cây Bồ Đề khai giảng Pháp môn Đông Sơn (Ngũ Tổ): Huệ Năng đắcpháp nơi Đông Sơn, chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm, tánh mạng tựa nhưchỉ mành, hôm nay được cùng các quan, các Tăng Ni đạo tục đồng tụ tại hội này, làdo quá khứ nhiều kiếp cúng dường chư Phật, cùng gieo thiện căn mới được nghecái nhơn đắc pháp và Pháp Đốn Giáo kể trên. Giáo Pháp là do bậc Thánh xưatruyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng. Người muốn nghe Giáo Pháp của bậcThánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh (trongsạch), nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốcnghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt. Đại chúng nghe pháp xong hoan hỷ đảnh lễ lui ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567