Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. “Cái trí tự thâm nhập thăm thẳm vào chính nó tiến hành một hành hương không trở lại.”

19/07/201114:19(Xem: 6184)
21. “Cái trí tự thâm nhập thăm thẳm vào chính nó tiến hành một hành hương không trở lại.”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 4

NHỮNG CON SÔNG CỦA SỰ THẤU TRIỆT

1960-1962

CHƯƠNG 21

“Cái trí tự thâm nhập thăm thẳm vào chính nó tiến hành một hành hương không trở lại.”

K

rishnaji từ phương Tây quay lại vào mùa thu năm 1960, đã nhận biết được những năng lượng mãnh liệt đang được giải phóng trong cái trí khoa học và công nghệ mới. Bằng đôi mắt tiên tri, Krishnaji nhìn về những năm phía trước. Anh nhận biết được tốc độ thay đổi chóng mặt sẽ xảy ra bởi sự khám phá những bí mật của thiên nhiên, và sự phát minh những dụng cụ cùng những hệ thống sẽ biến đổi xã hội và môi trường đồng thời tạo ra vô vàn áp lực cho nhân loại. Anh cũng có vẻ nhận biết được xu hướng mau lẹ hướng về hỗn loạn và bạo lực.

Madhavachari đã đến gặp anh ở New Delhi và đang ở với tôi. Trong những chiều tối chúng tôi đưa Krishnaji đến Buddha Jayanti Park, mà anh thích lắm, và chúng tôi dạo bộ giữa những tảng đá, cây cối, và những bụi cây nhỏ. Một buổi chiều anh bắt đầu nói về bản chất của sáng tạo, về sự phủ nhận là nguồn của sáng tạo.

“Sáng tạo chỉ có thể hiện diện khi cái trí hoàn toàn trống không; bất kỳ thứ gì được sinh ra từ trống không đó là suy nghĩ phủ nhận. Nó không gốc rễ, không cội nguồn.” Anh sẽ thâm nhập vào một trạng thái trong đó những biên giới của cái trí bị phá vỡ. Để cho trong một trạng thái như thế không có cái tôi, không trung tâm, và không vùng ngoại biên. “Hầu hết chúng ta chưa bao giờ lang thang vào chính chúng ta.” Anh nói, “Không bao giờ quan sát mà không có những tính toán,” và nói về thông minh như công cụ của sự tìm hiểu. “Sự thâm nhập theo cùng không-gì-cả vào trong hiện diện vô tận.”

Tháng giêng năm 1961 Krishnaji ở Bombay, nơi anh có mười nói chuyện và thực hiện những đối thoại nhóm nhỏ. Giống như đại dương đang nổi sóng của cái trí trong thần thoại cổ xưa của sự sáng tạo, châu báu của thấu triệt đang bộc lộ. Bằng đam mê vô cùng, Krishnaji nói, “Thế giới đang trở thành cái gì đó hoàn toàn mới mẻ. Không gian đang được chinh phục, những máy móc đang đảm trách, chuyên chế đang lan tràn.” Nhận biết được những giới hạn của những cái trí đang lắng nghe những từ ngữ của anh và sự bất lực để nắm bắt được những cơn gió vũ bão của sự thay đổi, sự vô nhân đạo và sự dửng dưng đang gia tăng, Krishnaji dò dẫm để chuyển tải sự cấp bách mà anh cảm thấy.

“Cái gì đó mới mẻ đang xảy ra mà chúng ta không ý thức được… Bạn không nhận biết được sự chuyển động, sự quan trọng, dòng chảy, chất lượng bùng nổ của sự thay đổi này. Chúng ta nghĩ chúng ta có thời gian…Không còn thời gian,… ngôi nhà đang cháy.”

“Lang thang khắp mảnh đất [ở Ấn độ],” anh quan sát một nghèo khó khủng khiếp của sự hòa hợp giữa những con người. Đầy đam mê, anh nói về sự cấp bách phải có một cái trí mới mẻ, “một cái trí tốt lành chứa đựng trắc ẩn, thương yêu, từ bi. Cái trí cũ kỹ không còn đủ sức để tiếp xúc những thách thức quá phức tạp, quá tinh tế, quá lộn xộn.” Một thâm nhập mới mẻ được yêu cầu. “Liệu người ta có thể xóa sạch mọi thứ? Và bắt đầu mới mẻ lại?”

“Bạn thâm nhập như thế nào?” Krishnaji hỏi. Đối với anh, có ba cách; “Nó có thể, nó không thể, nó có lẽ có thể.” Hai cách đầu tiên là một kết thúc của thâm nhập, bởi vì chúng bị giới hạn bởi những cố định của chúng và thế là bị nhốt chặt trong thời gian. Chỉ trong một đang khoét sâu vào “có lẽ có thể” thì sự thâm nhập thực sự mới có thể phơi bày. Tại những nói chuyện, trong những bàn luận của anh, nơi bàn ăn sáng và ăn trưa, lặp đi lặp lại anh nói về sự cấp bách phải có một cái trí mới mẻ; một cái trí mà chỉ có thể nảy sinh “từ trống không, từ phủ nhận tuyệt đối, trong một trạng thái của cách mạng, khi cái trí hoàn toàn một mình.”

Anh nói về sự thâm nhập như một tỉnh thức phủ nhận mà trong đó có nhận biết không-ghi lại; một trạng thái của đang thấy thuần khiết không-quan điểm, không-nhận xét, và không-kết luận. Chuyển động khỏi sự quan sát và thâm nhập từng bước một của những năm 1950, anh tìm hiểu cái trí mới mẻ cùng khả năng nắm bắt tổng thể của nó; điều này chỉ có thể “khi cái trí không-quan tâm đến cái riêng biệt; sau khi hiểu rõ tổng thể, nó có thể vui đùa cùng cái riêng biệt.

“Người ta phải thấy cả bên trong lẫn bên ngoài. Đang thấy đó mang lại một năng lượng lạ thường. Trong đang thấy đó, có một nhận biết không cả bên trong lẫn bên ngoài, chúng thực sự là một chuyển động liên tục. Nó là cả thủy triều đang đi ra lẫn thủy triều đang đi vào.” Thấy rằng những người lắng nghe của anh bị lúng túng, anh nói, “Thời gian ngăn cản sự nhận biết. Một cái trí suy nghĩ về khoảng cách như không gian từ đây đến đó, như trở thành, như đạt được, một cái trí như thế không thể thấy một sự việc sự vật một cách tổng thể.”

Anh đang thâm nhập vào “cái trí”, đang khám phá những thấu triệt về “cái mới mẻ” khi anh quan sát. “Chất lượng của tự vượt khỏi chính nó phụ thuộc vào cái trí mới mẻ, mà tự do khỏi thời gian; thời gian như một qui trình thuộc tâm lý phía bên trong. Thời gian của tinh thần tạo ra sự sợ hãi và thế là giới hạn dòng chảy. Muốn hiểu rõ bản chất lan tỏa vô hạn của sự sợ hãi, muốn thấy những phức tạp mà cái trí bị rối rắm trong chúng, bạn phải hiểu rõ thời gian. Sợ hãi và thời gian theo cùng nhau.” Nhận biết được những tối tăm trên những khuôn mặt của những người lắng nghe anh, Krishnaji nói, “Sự sợ hãi là năng lượng hủy hoại trong con người, nó làm tàn tạ cái trí.”

Nói chuyện cùng những nhóm nhỏ, anh đã thâm nhập thăm thẳm vào những thách thức đang đối diện con người. Anh nói rằng sự khủng hoảng thuộc về một kích thước khác hẳn sự khủng hoảng mà con người đã đối diện trước kia. Trong những nói chuyện ở Bombay này, Krishnaji đang thâm nhập thăm thẳm vào bản chất của cái trí khoa học và cái trí tôn giáo; chỉ còn lại hai cái trí đó mà có thể sống sót trong tương lai. Anh tự hỏi chính mình, “Liệu cái trí khoa học cùng lý luận của nó, sự tìm hiểu vào vật chất, năng lượng của nó, có thể hội nhập vào cái trí tôn giáo?” và trả lời, “Khi cái trí khoa học phá vỡ những giới hạn của cái đã được biết – vậy thì có lẽ nó tiếp cận cái trí tôn giáo.”

Anh thâm nhập sâu thêm nữa. “Cái trí khoa học cùng sự lý luận của nó, sự chính xác của nó, sự tìm hiểu của nó, khám phá thế giới thiên nhiên phía bên ngoài, nhưng việc này không dẫn đến một hiểu rõ phía bên trong về những sự việc sự vật; nhưng một hiểu rõ phía bên trong sáng tạo một hiểu rõ về phía bên ngoài. Chúng ta là kết quả của những ảnh hưởng của phía bên ngoài. Cái trí khoa học là chính xác và rõ ràng trong sự tìm hiểu của nó. Nó không là một cái trí từ bi, bởi vì nó đã không tự hiểu rõ về chính nó.

“Tinh thần tôn giáo thực sự là gì?” anh hỏi. “Chắc chắn, không phải là cái người tin tưởng – cái người đi đến đền chùa hay nhà thờ. Phản ứng đến tinh thần tôn giáo đó cũng không phải. Chỉ khi nào người ta phủ nhận tất cả niềm tin hay không-niềm tin, chỉ khi nào có một đang thấy sự kiện và sự giả dối của phụ thuộc và phản ứng, thì cái trí mới có thể ở trong một trạng thái của phủ nhận, mà có nghĩa cái trí một mình, nó không có uy quyền, không có mục đích; thế là, nó không ở trong một trạng thái của sợ hãi, mà là sự phản ứng.

“Cái trí tôn giáo không theo nghi thức. Nó có thể suy nghĩ chính xác, không dựa vào tiêu cực hay tích cực; vì vậy, cái trí đó có bên trong chính nó cái trí khoa học. Nhưng cái trí khoa học không chứa đựng cái trí tôn giáo, bởi vì nó được đặt nền tảng trên thời gian, hiểu biết; nó bị bám rễ trong thành công và thành tựu.

“Làm thế nào cái trí tôn giáo thâm nhập cái không biết được?” Anh đang lớn tiếng tự-chất vấn chính mình. Nó không thể đi vào cái không biết được ngoại trừ bằng cách “nhảy vọt.” Nó không thể tính toán và đi vào cái không biết được.

“Cái trí tôn giáo là cái trí cách mạng thực sự. Nó không là một phản ứng đến cái gì đã là. Cái trí tôn giáo là nổ tung – sáng tạo…Nó ở trong một trạng thái của sáng tạo.

“Cái trí tôn giáo là cái trí duy nhất mà có thể đáp lại một cách tổng thể đến sự thách thức hiện tại và đến tất cả những thách thức, tại tất cả mọi thời gian.” Anh ngừng lại thật lâu để thả cho những từ ngữ ngấm thật sâu. “Liệu cái trí có thể cô đơn, vững chắc trong một mình của nó, giống như lửa?”

Lại nữa anh tự-chất vấn chính mình. “Làm thế nào sự thay đổi cơ bản khỏi những gốc rễ của thân tâm một người có thể xảy ra? Làm thế nào người ta có thể nhận ra một cái trí tôn giáo? Làm thế nào người ta nhận ra một vị thánh? Từ ngữ “nhận ra” có nghĩa gì? Thấy lại? Liệu chúng ta có thể đập tan khuôn mẫu mà chúng ta có về một vị thánh? Bạn phải đập tan khuôn mẫu để tìm ra cái trí tôn giáo. Vậy là không có vị thánh. Anh ấy có thể quanh quẩn ở góc đường, không nhận ra được.”

Chất vấn của anh tiếp tục. “Liệu người ta có thể quan sát không-phản ứng? Quan sát không-trung tâm là sự tiến hành phủ nhận. Cái trí là một nô lệ của những từ ngữ. Liệu nó có thể được tự do khỏi chúng?” Đang thấy vẻ căng thẳng trên những khuôn mặt của những người lắng nghe, đang nỗ lực đến được điều cốt lõi của những chất vấn của anh, anh mỉm cười, kéo khán giả gần gũi anh. “Liệu bạn có thể đùa giỡn một chút xíu cùng điều này?”

“Muốn tìm ra liệu có Thượng đế hay không-Thượng đế, hay liệu có cái gì đó còn thâm sâu hơn sự suy nghĩ, bạn phải đập tan toàn bộ nền quá khứ, đúng chứ? Bởi vì thấy sự thật rằng bất kỳ quy định nào đều gây hủy hoại cho nhận biết, liệu cái trí có thể đột phá mà không có phản ứng? Đột phá đó mở toang toàn lãnh vực của hiểu rõ về chính mình.”

Trong một gặp gỡ trước công chúng anh được hỏi, “Làm thế nào cái trí đầu tiên hiện diện?” Trả lời của anh phủ nhận mọi phỏng đoán thuộc lý thuyết. “Sự kiện là chúng ta hiện diện ở đây. Muốn tìm hiểu những khởi nguồn, bạn phải tìm hiểu bạn là gì ngay lúc này. Liệu có một khởi đầu và một kết thúc? Đừng hỏi khởi đầu là gì? Chúng ta bắt đầu bàn luận về thời gian và cái không thời gian, điều đó mang chúng ta đến sự tồn tại, đến đang sống, đến chúng ta là gì. Liệu chúng ta có thể liên tục trong thâm nhập của chúng ta về chúng ta là gì? Liệu chúng ta có thể hiểu rõ hiện tại là gì? Vậy thì, chúng ta có thể chạm đến khởi đầu lẫn kết thúc của tất cả những sự việc sự vật. Tìm hiểu đúng đắn là thấy rằng không có khởi đầu, không có kết thúc. Muốn hiểu rõ ý nghĩa lạ thường của trạng thái không thời gian, bạn phải hiểu rõ cái trí trong hiện tại. Cái trí con người, như nó là bây giờ, là kết quả của môi trường sống. Cái trí phải tự-giải thoát chính nó khỏi tất cả những ảnh hưởng để tìm ra “cái không-thời gian.”

“Muốn hiểu rõ thời gian, không gạt nó đi, không sáng chế một lý thuyết về nó, bạn phải tìm hiểu cái trí riêng của bạn, phát triển nhận biết về tác động lạ thường của ảnh hưởng. Thời gian là ảnh hưởng của một ngàn ngày hôm qua. Không chỉ có thời gian tuần tự, thời gian theo đồng hồ, nhưng còn có thời gian như ký ức, đang kéo lùi lại và đang vươn tới trước. Ký ức này không nhận biết được, bị chôn sâu, bị giấu giếm kín đáo trong những ngõ ngách rộng lớn của cái trí người ta. Có thời gian, từ nơi này đến nơi kia, từ đây đến đó, và có thời gian như trở thành. Tôi là cái này và tôi sẽ là cái kia. Đang vươn tới này vào tương lai để trở thành, giới thiệu cái vĩnh cửu và cái tạm thời.

“Có thời gian khi bạn gieo – thời gian khi bạn gặt.” Anh thâm nhập thời gian phía bên trong như ký ức, cùng sự phức tạp và tinh tế lạ thường của nó. “Liệu chúng ta có thể tìm hiểu cái tôi giống như người khoa học?” anh hỏi.

Một buổi chiều khác, anh thâm nhập bản chất của người quan sát và vật được quan sát. Khoảng cách giữa người quan sát và vật được quan sát tạo ra sự phân hai. Chỉ khi nào cái trí tự-quan sát về chính nó như đang bị quy định thì mới không có người quan sát. Liệu cái trí có thể tự-quan sát về chính nó như người quan sát? Nó không là một việc lạ thường. Khi bạn tức giận, đam mê – trong trạng thái đó không có người quan sát, cũng không có vật được quan sát như suy nghĩ.”

Nói về cái không biết được, cái trống không, từ đó một mình cái trí mới mẻ có thể trỗi dậy, anh nói, “Cái trí không thể đến với ‘cái đó’; cái trí mà tự-đo lường về chính nó trong thời gian, phải tự-xóa sạch chính nó và vào cái đó, mà không biết cái đó. Bạn không thể biết cái đó. Nó không-màu sắc, không-không gian, không-hình thể. Bạn không thể đưa ra một phát biểu về nó. Tất cả mọi việc mà bạn phải thực hiện là nhảy vọt khỏi cái cũ kỹ, vậy là thậm chí bạn sẽ không biết, bởi vì bạn là bộ phận của trạng thái lạ thường đó.”

Anh đang ôm ấp nghi vấn của cái trí khoa học và cái trí tôn giáo trong ý thức, cái trí của anh tỉnh táo, đang lắng nghe những gợi ý của “cái trí mới mẻ.”

Anh sẽ bàn luận lặp đi lặp lại nghi vấn này. “Điều gì được yêu cầu là một cái trí mới mẻ mà vận hành một cách tổng thể. Cái trí khoa học dựa theo phương hướng; cái trí tôn giáo bùng nổ mà không có phương hướng. Hiểu rõ về chính mình là cốt lõi; bởi vì chỉ có một cái trí trong hiểu rõ về chính mình, bởi vì nó đang hiểu rõ về chính nó, thì nó mới tiêu tan đi, cho cái trí mới mẻ hiện diện.

“Điều gì được yêu cầu là một cái trí phì nhiêu. Phì nhiêu trong ý nghĩa của màu mỡ, trong đó một hạt giống có thể tăng trưởng, được cho chất dinh dưỡng, được chăm sóc cẩn thận, một cái trí mà đang tìm kiếm, đang thâm nhập, đang lắng nghe, đang nhìn ngắm thật thăm thẳm. Chỉ cái trí đó, linh động cực kỳ, không bị trói buộc vào bất kỳ thứ gì, mới nhạy cảm. Cái trí phì nhiêu là trống không, giống như tử cung trước khi nó thụ thai. Liệu bạn có thể sử dụng tạm một vấn đề. Ví dụ như ganh tị – hiểu rõ nó và thẩm thấu nó không thương tiếc. Hãy tập trung vào ganh tị và xóa sạch nó khỏi cái trí. Nhận xét về chính bạn, ngày sang ngày, phút giây kế tiếp phút giây, để không thương xót xuyên thủng cái việc kinh hoàng này – ganh tị.”

Giống như một cột lửa, đang thiêu rụi, những từ ngữ của anh xua tan những tối tăm bên trong. “Cái trí là một mênh mang. Nó không là một điểm trong vũ trụ. Nó là vũ trụ. Muốn tìm hiểu vũ trụ cần đến một năng lượng kinh ngạc. Nó là năng lượng to tát hơn tất cả những hỏa tiễn gộp lại, bởi vì nó tự-xuyên thủng, bởi vì nó không có trung tâm. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có một thâm nhập vào chuyển động cả bên trong lẫn bên ngoài của cái trí. Phía bên trong, tầng ý thức thuộc chủng tộc, trong đó là những thôi thúc, những ép buộc, những sợ hãi kín đáo được giấu giếm, là câu chuyện của nhân loại. Làm thế nào bạn quan sát? Làm thế nào bạn lắng nghe? Nếu quan sát, lắng nghe là hiệp thông, vậy thì bạn đang quan sát một cách phủ nhận. Vậy thì cái trí không có những kết luận, không có những đối nghịch, không có những hướng dẫn. Trong nhìn ngắm đó, nó có thể thấy cái gì gần gũi cùng cái gì xa xôi. Trong đó có một kết thúc. Một cái trí như thế là cái trí mới mẻ. Nó đã nổ tung mà không có phương hướng. Một cái trí như thế là cái trí tôn giáo.”

Tiếp theo anh mở toang bản chất của một cái trí như thế, một cái trí mà phải có sự làm việc gian nan, cực nhọc vì nó. “Nhưng,” anh nói, “bạn không thể nhìn ngắm từ sáng đến khuya. Bạn không thể lúc nào cũng cảnh giác, lúc nào cũng chú ý trong nguyên một ngày. Vì vậy hãy đùa giỡn cùng nó. Hãy thong dong đùa giỡn cùng nó. Khi hỏi “làm thế nào tôi tỉnh táo được” là tạo ra sự xung đột. Nhưng bởi vì bạn đang đùa giỡn, bạn học hành.

“Cái trí nổ tung không-phương hướng là từ bi, và điều gì thế giới cần là từ bi, không phải những hệ thống.

“Cái trí mới mẻ không ở trong lãnh vực của hiểu biết. Nó là trạng thái đó của sáng tạo đang nổ tung. Muốn có nó, tất cả hiểu biết phải kết thúc.

“Cái trí mới mẻ không thể hiện diện cùng uy quyền, cùng những người thầy, cùng những đạo sư. Bằng một cái trí kiệt sức, bạn không thể tiếp cận cái trí mới mẻ. Bạn cần một cái trí đang sống, háo hức, trong sáng.” Tiếp theo anh trao tặng chìa khóa. “Cái gì giải phóng năng lượng là sự nhận biết hiệp thông. Phần quan trọng hơn của bộ não là tánh thú vật còn sót lại và phần trinh nguyên không biết được. Chúng ta sống cuộc sống của chúng ta trong phần rất hời hợt. Chúng ta không bao giờ thâm nhập. Nhạy cảm nảy sinh khi bạn nhìn ngắm một cái cây, con chim, con thú, con kiến. Hãy nhìn ngắm cách bạn đi đứng, tắm rửa, mặc quần áo như thế nào; nhìn ngắm về chính bạn là quan trọng. Nếu bạn nhìn ngắm như thế, nếu bạn quan sát sự suy nghĩ và mọi cảm xúc như thế, đang nở hoa, vậy thì bộ não rất nhạy cảm; từ đó, nở hoa của cái trí bắt đầu. Đó là sự thay đổi.

“Nhìn ngắm, quan sát mọi thứ, là nhận biết được tổng thể, không bao giờ giới hạn bất kỳ suy nghĩ nào, thả cho mọi thứ nở hoa. Một cái trí yên lặng tuyệt đối, không có bất kỳ phản ứng nào, chỉ là một công cụ của sự quan sát. Nó đang sống, nhạy cảm.

“Thay đổi chỉ có thể được khi bạn đã sáng tạo cái trí này qua sự nhận biết, mà không có nỗ lực. Sự thách thức của thời gian hiện tại và của mọi tích tắc, nếu bạn tỉnh táo, là để đáp lại một cách tổng thể đến cái gì đó mới mẻ.

“Sáng tạo không là sáng chế. Vũ trụ không được tạo thành từ sự sáng chế.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]