Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Giấc mộng: “Liệu đó là Ngài – Chúa của con?”

19/07/201114:19(Xem: 6904)
03. Giấc mộng: “Liệu đó là Ngài – Chúa của con?”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 1

KRISHNAMURTI THỜI TRẺ TUỔI

1895 - 1946

CHƯƠNG 3

Giấc mộng: “Đó là Ngài, Chúa của con?”

C

ông việc gì đã đưa Mrs. Besant tới Varanasi tại thời điểm đó, khoảnh khắc quan trọng nhất trong sống của bà? Tại sao bà không ở lại Adyar tại thời điểm của sự khai tâm thứ nhất? Liệu dưới sự hướng dẫn của những huyền bí và những thánh nhân, chính bà cũng đang tìm kiếm một bảo đảm về Krishnamurti từ Thứ bậc Huyền bí? Liệu bà phải trải qua những khai tâm yoga để bảo vệ cậu trai mà sẽ là Thầy Thế giới?

Hơn bảy mươi năm sau, khi nói chuyện với những học giả uyên bác và những người tinh thông về Brahmin của Varanasi, tôi thu thập được sự hiểu biết rằng trong những năm đầu tiên ở Varanasi, Mrs. Besant đã tiếp xúc với Swami Vishudhanand và môn đồ của ông ấy, Gopinath Kaviraj. Swami Vishudhanand là một vị thánh nổi tiếng, với nhiều siddhishay những quyền năng huyền bí. Ông cũng khẳng định những liên kết trực tiếp đến một hệ thống thờ cúng huyền bí và học thuyết của Tây tạng; khởi nguồn ở Ấn độ, học thuyết này đã tồn tại trong hình thức ban sơ của nó trong một trung tâm có trách nhiệm nặng nề thuộc tâm linh ở mãi tận Manasarovar Lake, Tây tạng. Tại trung tâm này người ta nói nhiều bồ tát và thánh nhân vĩ đại đã tụ họp lại, không phải trong dạng vật chất của họ, nhưng có lẽ trong dạng như những trung tâm của năng lượng. Một trong những học thuyết được bảo vệ nhiều nhất của họ là một học thuyết được bí mật truyền khẩu, liên quan đến chu kỳ vĩnh viễn của thời gian – cùng những luyện tập yoga và khai huyệt và sự di chuyển của ý thức. Yoga này, vô cùng nguy hiểm, đã khởi nguồn ở Ấn độ trước Buddha và sự giảng thuyết của Ngài rất lâu. Sau đó nó biến mất ở Ấn độ, nhưng đã sống sót được trong những người thông thái nơi trung tâm bí mật đó ở Tây tạng.

Liệu có thể rằng, qua Swami Vishudhanand, Mrs. Besant đã nhận biết được học thuyết “quay lại” hay sự di chuyển của ý thức và những liên kết gần gũi của nó với yoga khai huyệt. Học giả Jagannath Upadhyaya của Varanasi, người đã tìm thấy một bản sao của nguyên bản quyển Kala Chakra Tantra, và là người đang đảm trách sự nghiên cứu về nó, giải thích cho Krishnaji rằng học giả Gopinath Kaviraj xác nhận Tổ chức Thông thái rút ra đa phần trong số những lời giảng huyền bí của nó từ học thuyết huyền bí này. Ông tiếp tục nói rằng Swami Vishudhanand và Gopinath Kaviraj, trong những năm đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi, đã nói chuyện với Mrs. Besant về sự Giáng thế sắp xảy ra của Bồ tát Maitreya và sự hóa thân của Ngài trong một thân thể con người, theo Swami, thân thể được chọn là thân thể của Krishnamurti. Trả lời của Krishnaji rất mau lẹ. “Maitreya không thể hóa thân, nó sẽ giống như bầu trời đang hóa thân. Chính là lời giảng mà hóa thân.” Một ngày khác, khi đang nói về cùng chủ đề, như thể qua một xé toang của thời gian, bỗng nhiên Krishnaji thấy một hình ảnh. Ông nói, “Amma [A. B.] đang cỡi một con ngựa viếng thăm Kaviraj.”

Khi tôi nghe điều này, tôi bị kích thích sự tò mò. Hình ảnh của Mrs. Besant đang cỡi một con ngựa chiến màu trắng trong đầu thế kỷ thứ hai mươi qua những con đường nhỏ xíu của Varanasi để viếng thăm sadhus, những người tu khổ hạnh ăn xin, hoàn toàn là ma thuật; tôi đã tìm hiểu thêm nữa và phát giác rằng Mrs. Besant rất thích cỡi ngựa và có thể rằng bà có cỡi ngựa đến những gặp gỡ của bà với những đạo sư của Varanasi. Toàn bộ sự tìm hiểu này hé lộ ánh sáng mới mẻ vào phương cách trong đó nhiều học thuyết và thấu triệt huyền bí đã thâm nhập vào Khu Bí truyền của Tổ chức Thông thái. Có lẽ sự trung thành tuyệt đối của Mrs. Besant rằng Bồ tát Maitreya sẽ hóa thân qua thân thể của Krishnamurti là do bởi những tiếp xúc đầu tiên này với những đạo sư Varanasi và những liên kết của họ với thứ bậc huyền bí. Leadbeater, cùng những tài năng tâm linh rõ ràng của ông, bị trĩu nặng bởi nghệ thuật diễn đạt bằng tượng trưng của phương Tây về những huyền bí; những cái nguồn cung cấp dòng chảy của Ấn độ vào thế giới huyền bí của Tổ chức Thông thái chỉ có thể đã đến từ những cái nguồn bị chìm ngập trong truyền thống của Tây tạng và Ấn độ.

Trong khoảng ba tuần lễ sau khi Krishna gia nhập Khu Bí truyền, Leadbeater đã điện tín cho Mrs. Besant rằng cậu trai đã được chấp nhận bởi Thầy Koot Hoomi như môn đồ của Ngài. Việc đó xảy ra chỉ sau năm tháng từ khi Krishna được phát hiện bởi Leadbeater.

Khi viết cho Mrs. Besant trong chữ viết tay thật đẹp, có lẽ do kết quả của sự luyện tập kiên nhẫn bằng cách chép sách, Krishna diễn tả nghi lễ chấp thuận vào ngày 3 tháng giêng, 1930:

Mẹ yêu quý của con,

Vui lắm mẹ ơi! Khi chúng con đến nhà của Thầy chúng con, chúng con thấy Thầy và Thầy Morya và Thầy Djwal Kul tất cả đang đứng nói chuyện, và họ nói chuyện rất hòa nhã. Tất cả chúng con đều phủ phục mình xuống, và Thầy bế con lên ngồi trên đầu gối của Thầy, và hỏi con liệu rằng con sẽ quên trọn vẹn chính bản thân con và không bao giờ có một suy nghĩ ích kỷ, nhưng chỉ suy nghĩ làm thế nào để giúp đỡ thế giới và con trả lời chắc chắn con sẽ thực hiện được, và con chỉ muốn giống như Thầy một ngày nào đó. Kế tiếp Thầy hôn con và dơ tay phủ qua đầu con, và dường như trong chừng mực nào đó con là bộ phận của Thầy, và con cảm thấy hoàn toàn khác hẳn và rất rất hạnh phúc, và con đã trải qua cảm giác đó kể từ lúc đó trở đi. Kế tiếp tất cả ba người ban phước lành cho con và chúng con đi khỏi. Nhưng sáng hôm sau trong Điện Thờ khi con cám ơn Thầy lần nữa, con lại cảm thấy bàn tay của Thầy ấn thật mạnh trên đầu con giống như vào buổi tối.

Bây giờ con đã đi 254 dặm, và con thích những chuyến đi này nhiều lắm. Mẹ sẽ trở về với chúng con mau không? Con gửi cho mẹ rất nhiều thương yêu mỗi ngày nhiều lần lắm.

Người con trai thương yêu của mẹ,

Krishna

Thời gian thử thách rất ngắn, và chẳng mấy chốc những biến cố lạ lùng theo sau. Một người chiêm tinh nổi tiếng, G. E. Sutcliff, đã nhìn thấy một vị trí rất lạ lùng của những hành tinh cho ngày 11 tháng giêng. Những điện tín được trao đổi giữa Leadbeater và Mrs. Besant, và cuối cùng bà được thông tin rằng sự khai tâm đầu tiên của Krishna sẽ xảy ra vào tối ngày 11 sang ngày 12 tháng giêng. Mrs. Besant không thể có mặt, nhưng bà đưa ra những chỉ thị rằng những cái cửa Điện thờ của Khu Bí truyền và hành lang dẫn qua phòng của bà sẽ được đóng lại, cả Krishna và Leadbeater sẽ sử dụng phòng của bà trong suốt thời gian xảy ra sự kiện quan trọng này.

Sau đó người ta kể lại rằng Krishnamurti và Leadbeater đã thoát khỏi những thân thể của họ trong suốt hai đêm và một ngày, thỉnh thoảng quay lại vào chúng để nhận thêm chất nuôi dưỡng nào đó. Krishna nằm trên giường của Mrs. Besant, Leadbeater trên nền nhà. Vào ngày 12 tháng giêng, họ ra khỏi phòng và gặp một số những người thâm niên của Tổ chức đang đợi họ.

Trong số họ là người cha của Krishna, Narianiah, và người em, Nitya. Krishna viết cho Mrs. Besant ngay sau đó, diễn tả những điều huyền bí xảy ra:

Đêm đầu tiên khi con rời thân thể của con, ngay lập tức con đến nhà của Thầy và con thấy Thầy đứng đó cùng với Thầy Morya và Thầy Djwal Kul. Thầy nói chuyện với con lâu lắm và rất tử tế, và dạy bảo cho con tất cả mọi việc về sự khai tâm, và con nên phải làm gì. Sau đó, tất cả chúng con cùng đi đến nhà của Chúa Maitreya, nơi trước kia con đã đến đó một lần, và ở đó chúng con gặp nhiều Thầy – Thầy Venetian, Thầy Jesus, Thầy Count, Thầy Serapis, Thầy Hilarion, và hai Thầy Morya và K. H. Chúa Maitreya ngồi chính giữa và những Thầy khác đứng quanh Chúa theo một hình bán nguyệt. [Ở đây Krishna vẽ một lược đồ để xếp những vị trí của Huynh đệ tập họp được rõ ràng.] Sau đó Thầy cầm bàn tay phải của con và Thầy Djwal Kul cầm bàn tay trái của con, và họ dắt con đến trước mặt Chúa Maitreya, mẹ [Mrs. Besant] và chú [Leadbeater] đang đứng gần đằng sau con. Chúa nhìn con mỉm cười, nhưng Chúa hỏi Thầy: “Đây là ai mà ngươi cho gặp ta?” Và Thầy trả lời: “Đây là một ứng viên để được xin phép vào Huynh đệ Vĩ đại Great Brotherhood.”

[Những Thầy hiện diện ở đó chấp thuận sự xin phép của Thầy để cho con gia nhập Huynh đệ vĩ đại.]

Sau đó Chúa quay về phía con và gọi về hướng Shamballa: “Làm cho Ta việc này, Ô Chúa của Sự Sống và Ánh sáng, trong Danh Ngài và vì Ngài?” Và ngay lập tức Vì Sao Bạc lóe lên trên đầu của Ngài và trên mỗi phía của nó trong không gian một hình bóng đứng ở đó – một là Chúa Gautama Buddha và người còn lại là Mahachohan. Và Chúa Maitreya quay lại và gọi con bằng tên thực sự của Cái Tôi của con, và đặt tay của Ngài trên đầu của con và nói: “Trong danh của Một Người Khởi đầu, các vì sao của người chiếu sáng trên chúng ta, Ta nhận ngươi vào Huynh đệ của Sự Sống Vĩnh Hằng.” [Đêm kế tiếp họ được dẫn đến thăm Sanat Kumar.]

… bởi vì Ngài là một cậu trai không lớn hơn con bao nhiêu, nhưng người đẹp trai nhất mà con đã từng thấy, tất cả đang chiếu sáng và rực rỡ, và khi Ngài mỉm cười nó giống như ánh mặt trời. Ngài mạnh mẽ giống như biển cả, để cho không có gì chống lại Ngài trong một khoảnh khắc, và tuy nhiên Ngài không là gì ngoại trừ tình yêu, đến độ con có thể tuyệt đối không sợ Ngài.

Thư trả lời Krishna của Mrs. Besant không có sẵn để trích dẫn, nhưng bà viết cho Leadbeater trong những từ ngữ sôi nổi, khẳng định sự kiện đó. Thư từ giữa Mrs. Besant và Krishna bộc lộ tình yêu và sự quan tâm vô hạn của bà với cậu trai. Những từ ngữ của bà bộc lộ sự quan tâm đến cậu rất nhiều:

Ngày 31 tháng ba năm 1910

Krishna yêu quý, cậu trai bé tí thiêng liêng của mẹ, mẹ không hiểu liệu con có nhìn thấy hay cảm thấy mẹ trong thiền định buổi sáng nơi mẹ đến với con, conlàm trong thế giới tâm linh của con, nhưng con có làm trong bộ não của con ở đây? Và rất thường xuyên trong ngày mẹ gửi một hình dạng-suy nghĩ để tỏa hai cánh của nó bao bọc con.

Có một gặp gỡ thật đông người ở Calcutta về chủ đề thú vật và mẹ kể cho mọi người về Con Chim cổ đỏ đã cố gắng rút cái đinh ra khỏi bàn tay của Christ trên Thánh giá. Đó không là một câu chuyện của một sự kiện nhưng của một sự thật thực tế, giống như câu chuyện của Shri Rama đang vỗ về những con sóc có những đường vằn xinh xinh [đúng nguyên văn]. Có một lần tại Sarnath nơi Buddha giảng bài pháp đầu tiên của ngài, mẹ nhìn lại để thấy nó; và một con nai nhỏ xuất hiện và cạ mũi vào bàn tay của ngài. Chúa là tất cả tình yêu, vì vậy những thú vật không sợ hãi Ngài. Bảo với Nitya yêu quý rằng mẹ hôn cậu ấy trên cái đầu bé tí dễ thương của cậu ấy mỗi sáng, và cũng gửi cho cậu ấy một hình dạng-suy nghĩ nữa. Con biết rằng mẹ thương yêu con rất nhiều Krhisna của mẹ, và mãi mãi.

Người mẹ yêu quý của con.

Krishna trả lời lại ngày 5 tháng tư, năm 1910:

Dĩ nhiên, bộ não vật chất của con nhớ mãi lúc mẹ ôm con vào lòng, bởi vì con đang cố gắng khiến cho ý thức của con luôn luôn giống hệt, nhưng vẫn vậy con luôn luôn không chắc chắn lắm về nó. Con luôn luôn đang làm việc cho điều gì được cần đến cho bước thứ hai, nhưng sẽ phải mất một thời gian. Con nghĩ, con không có nhiều ngờ vực hay mê tín, nhưng thật khó khăn lắm khi loại bỏ ảo tưởng của cái tôi, nhưng con sẽ thực hiện nó. Con vẫn hoàn toàn không biết phải làm thế nào, nhưng dẫu vậy nó sẽ được thực hiện.

Con vừa đọc xong “Những Đứa con của Đất Mẹ” và trong khoảng ba ngày kế tiếp, chúng con sẽ đọc xong “Câu chuyện về Cuộc Chiến tranh Vĩ đại.” Con đã đọc những truyện về “Chim Cổ đỏ và Con Sóc,” nhưng con vẫn chưa nhìn thấy một con chim cổ đỏ. Đã được 1250 năm kể từ lần cuối con ở tại Sanarth, nhưng con hy vọng cũng đi đến đó trong sống này. Có một cái cột to màu xám ở đó và một con sư tử trên nó và những cái cột nhỏ hơn quanh nó trong nửa vòng tròn. Mẹ sẽ quay lại với chúng con mau không? Con gửi cho mẹ rất nhiều thương yêu mỗi ngày.

Đứa con trai yêu quý của mẹ, Krishna.

Một bức ảnh được chụp ngay sau sự khai tâm đầu tiên của Krishna, năm tháng sau khi cậu đã được “phát hiện” bởi Leadbeater, phơi bày một brahmacharintrẻ, một cậu trai tinh khiết trong suy nghĩ, từ ngữ và hành vi, được choàng trong một angavastram, một miếng vải mặc trong lễ hội. Đó là một khuôn mặt mỏng manh cùng những gợi ý của sức mạnh vô biên. Trong chân dung, tóc xõa ngay trên hai vai của cậu; đôi mắt của cậu phản chiếu akash, không gian và âm thanh vô tận. Miệng hơi hé mở, không mỉm cười, cũng không nghiêm nghị; một nụ xoài non nớt không có ý muốn của cái tôi, nhưng chỉ có năng lượng của sự sống, một khuôn mặt hồn nhiên, hoàn toàn không gợn chút gian trá: “Giọt nước đầu tiên của biển cả, cũng vậy, nhựa non của cây cối trong rừng.”

Nhiều người viết tiểu sử về Krishna, diễn tả ông tại thời điểm sự phát hiện bởi Leadbeater, nói về ông như chậm hiểu, thậm chí khờ dại, nhem nhuốc, cẩu thả, chỉ có đôi mắt to nổi bật khuôn mặt của cậu. Ngạc nhiên thay, không có bình phẩm gì về vẻ đẹp lạ thường của ông.

Tháng chín năm 1910 Mrs. Besant đang ở Adyar, đưa hai anh em đến Varanasi. Chính ở đây Krishna đã yêu cầu được nhận lại những ghi lại mà người ta nói cậu đã viết ở Adyar, và chúng sẽ hình thành tư liệu cho quyển sách đầu tay của cậu, At the Feet of the Master Tại Chân Thầy.

Sự xuất hiện của quyển sách khuấy động một tranh luận quan trọng. Được đặc biệt gói lại bằng da thuộc màu xanh và được ký tên bởi Krishna, một bản sao được dành tặng cho Thầy Koot Hoomi và được đặt dưới gối của Krishna bị biến mất trước buổi sáng. Vô số những bản sao của quyển sách được bán ra. Tại thời điểm đó tiếng Anh của Krishna còn yếu, và nhiều người phê bình khẳng định rằng quyển sách đã được viết bởi Leadbeater. Quyển sách rất dễ hiểu, kết hợp lời giảng của Tổ chức Thông thái và giáo lý cơ bản rõ ràng của Ấn giáo.

Chắc chắn rằng, thậm chí nếu những ghi chú này thực sự được viết bởi Krishna dưới sự hướng dẫn của Thầy K. H., văn phong mang một dấu ấn rõ ràng của Leadbeater. Người ta kể rằng khi bị hỏi vặn bởi người cha của cậu, Krishna phủ nhận đã viết quyển sách này.

Khoảng năm mươi năm sau, người vật lý George Sudarshan hỏi Krishna về nguồn gốc tác giả của Tại Chân Thầy. Krishna trả lời, “Cái người viết quyển sách đó đã biến mất rồi.” Ông từ chối nói thêm bất kỳ điều gì về nó.

Năm 1911, Mrs. Besant đến nước Anh cùng hai đứa trẻ. Bạn bè và những người ngưỡng mộ cũ của bà ở Ấn độ đã rất chỉ trích về việc gì họ nói đến như toàn “công việc kinh doanh Đấng Cứu thế,” và bà đã bị công kích gay gắt bởi tờ The Hindu, một tờ báo hàng ngày có nhiều ảnh hưởng được xuất bản ở Madras. Chẳng mấy chốc nhiều thành viên của Tổ chức Thông thái từ khắp Ấn độ, một số người là bạn bè thân của bà, đều phản đối công khai về sự tôn sùng của bà: “một cậu trai bé tí người Ấn mà bà gọi là Alcyone.” Bất kể sự phản đối công khai, giễu cợt, và sự từ bỏ Tổ chức của một số thành viên nổi tiếng của nó, Mrs. Besant đứng vững như một tảng đá, sự trung thành của bà không bị lay chuyển, bám chặt vào những chỉ thị của những Bậc Thầy rằng Krishna sẽ là phương tiện cho Buddha Maitreya.

Trước khi rời đó để đến nước Anh, Mrs. Besant đã nhờ một người thợ may giỏi nhất Bombay may cho hai cậu trai rất nhiều quần áo đúng mốt phương Tây. Khi họ đến nhà ga Charing Cross, họ được ngênh đón bởi những người thuộc Tổ chức Thông thái, Krishna mặc một quần tây và một áo vét tông kiểu Norfolk.

Mrs. Besant đưa hai cậu đến ở tại nhà người bạn Miss Bright. Trong quyển sách của cô, Old Memories and Letters of Annie Besant Những Kỷ niệm Xa xưa và Những Lá thư của Annie Besant, Esther Bright diễn tả hai cậu trai được bảo trợ của Mrs. Besant:

Chính là ngôi nhà này mà A. B. đưa hai cậu trai bảo trợ trẻ tuổi người Ấn đến, hai anh em Krishnamurti và Nityanandam. Họ ở đây cùng chúng tôi. Thật lý thú khi nhìn ngắm những phản ứng của họ với lối sống phương Tây – rất nhút nhát và dè dặt – nhưng hăng hái hiểu rõ việc gì đang xảy ra trong thế giới phương Tây đặc biệt của chúng tôi, và thường xuyên, không nghi ngờ, rất phê bình chúng tôi! Đặc biệt về chủ đề Gạo! Có một lần Nitya đã nói rất nghiêm túc “Con không nghĩ Miss Bright hiểu lắm, chúng con thích cơm biết chừng nào.” Cậu là một người nhỏ nhắn xinh đẹp, một khuôn mặt nghiêm trang và đôi mắt tò mò, thân thiện, háo hức; một bản chất tế nhị, cao thượng trong thân thể người Ấn nhỏ nhắn. A. B. dành hết cuộc đời cho hai cậu trai này và trao cho hai cậu tất cả sự thương yêu đằm thắm và tử tế có thể được. Thật vui khi thấy ba người vui vẻ cùng nhau …

Chia tay Krishna được một lúc, Mrs. Besant viết vào ngày 29 tháng mười một:

Mẹ đang gửi cho con những cơn sóng thương yêu dồn dập, giống như những đợt sóng đang đổ xô nhào lộn qua khoảng trống của một cồn cát ngầm; chúng không xô đẩy con lung tung, nhưng chỉ bao bọc và bảo vệ thân thể quý báu mà Chúa sẽ khoác vào.

Mẹ thương Krishna yêu quý riêng của mẹ, cái tôi mà mẹ đã thương yêu quá nhiều năm; Bao nhiêu năm? Mẹ không biết. Từ khi chúng ta đã là những con thú tung tăng, và đã bảo vệ túp lều con con của Thầy chúng ta? Có lẽ vẫn còn lâu hơn; có lẽ khi chúng ta là cây cối, chúng ta sản xuất ra những cái tua mảnh khảnh quấn quít vào nhau trong ánh mặt trời và cơn bão. Và có lẽ chúng ta là những khoáng sản – Ô, cách đây lâu lắm rồi – Mẹ là chút chút tinh thể và con là chút chút vàng non trong mẹ.

Krishna và Nitya quay lại Ấn độ cùng Mrs. Besant trong thời gian ngắn vào tháng mười hai năm 1911. Những công kích chống lại Mrs. Besant đang tiếp tục. Hai anh em theo cùng Mrs. Besant đến Varanasi. Theo Mrs. Besant và Leadbeater, chính là nơi này mà sự mau lẹ đầu tiên của tinh thần sẽ xảy ra, sau đó Mrs. Besant công bố rằng không còn nghi ngờ gì cả Krishnamurti đã được chọn lựa bởi Bồ tát Maitreya như phương tiện của Ngài.

Năm 1912, Mrs. Besant và hai cậu trai quay lại Châu âu. Narianiah miễn cưỡng cho phép hai người con trai của ông rời xa, khi hiểu rõ rằng hai đứa trẻ sẽ được tách khỏi mọi liên hệ với Leadbeater. Tại thời gian đó, tin tức về những xu hướng tình dục của Leadbeater đang được nói tự do trong cộng đồng của người Anh ở Madras, và tự nhiên người cha phải không bằng lòng nếu có bất kỳ sự tiếp xúc nào của hai cậu con với ông ấy. Khi Mrs. Besant sắp sửa rời Ấn độ với hai cậu trai bảo trợ, những sợ hãi của Narianiah lại được đánh thức và ông đe dọa nộp hồ sơ kiện để đòi lại hai cậu con. Nhưng bà thuyết phục người cha cho phép hai cậu theo bà và chuẩn bị thi vào học tại Oxford. Tuy nhiên, bởi vì nghe nói rằng khi đến Châu âu Mrs. Besant đã đưa hai cậu này đến Taormina ở Ý, nơi Leadbeater đang chờ đợi để giúp đỡ Krishna trải qua sự khai trí lần thứ hai của cậu, cuối cùng Narianiah đã nộp hồ sơ đòi lại quyền trông nom hai cậu con của ông ấy. Mrs. Besant quay lại Ấn độ và đấu tranh với vụ kiện bằng sức mạnh ý chí, sự sốt sắng, và năng lượng vô hạn của bà; bà xuất hiện một mình trong những phiên tòa và bằng sự khôn khéo lạ thường đã tranh luận với vài chuyên gia về luật giỏi nhất của quốc gia. Bà thua vụ kiện cả trong tòa Sơ thẩm và tòa Tối cao của Madras; nhưng cuối cùng bà thắng vụ kiện trong sự kháng án của bà lên Privy Council Hội đồng Cố vấn Hoàng gia.

Krishna và Nitya không ở Ấn độ từ 1912 đến 1922.

Sự liên hệ giữa Mrs. Besant và Krishna chỉ có thể được duy trì qua thư từ. Krishna viết cho bà mỗi tuần trình bày sự học hành của cậu, những giấc mơ của cậu, những vấn đề của cậu. Cậu bắt đầu quyên góp tiền cho công việc của Mrs. Besant ở Ấn độ và hứa đóng góp 2s 6d một tuần từ tiền riêng của cậu. Trong suốt chuyến viếng thăm một nha sĩ vào tuần cuối cùng của tháng tám năm 1912, một chút cocain nhẹ cho vào răng khôn của cậu dẫn đến một giấc mơ lạ thường đêm đó về Chúa Maitreya. Cậu diễn tả giấc mơ trong một lá thư gởi tới Mrs. Besant – chữ viết nguệch ngoạc khắp trang giấy, những từ ngữ bị cắt bớt, những hàng chữ leo lên xuống:

Con nhớ đã ở trong một căn phòng trên một căn phòng E. S. [Esoteric Section Khu Bí truyền] cùng Clarke.[4] Có một gặp gỡ E. S. mà Mẹ tổ chức. Gặp gỡ chấm dứt và Clark và con lên lầu vào phòng của con. Cửa sổ của con nhìn vào căn phòng E. S. Tình cờ con đi đến cửa sổ và thấy một người trong phòng E. S. Thoạt đầu con hơi giật mình, bởi vì con thấy mọi người đều ra khỏi phòng sau khi gặp gỡ và chính con đã khóa cửa lại. Con cảm thấy khá lo lắng về nó và hơi sợ hãi nhưng, con tự nhủ mình “có gì ở đó mà phải sợ hãi?” Thế là, con gọi Clarke và đi xuống. Con đi xuống khá nhanh và khi con ở dưới chân cầu thang, con ngước lên nhìn Clarke, nhưng anh không hiện diện ở đó. Con nghe một loại ồn ào nào đó và con thấy như dưới đây: Một hình dáng dường như đi ra từ bức tranh của Chúa Maitreya và những hình dáng khác từ những bức tranh của những Bậc Thầy. Con thấy hai chân của một người đàn ông và chỉ thấy đến cổ của ông ấy, bởi vì con không thể thấy đó là khuôn mặt của người nào vì nó được phủ bằng một loại vải bằng vàng. Con biết người đó là ai vì Ngài có mái tóc dài và bộ râu quai nón nhọn phía dưới và con muốn chắc chắn nên con hỏi rất khiêm tốn & những từ ngữ rất rõ ràng. Con hỏi “Có phải đó là Ngài, Chúa của con?”…Ngài gỡ miếng vải che khỏi khuôn mặt của Ngài và chắc chắn con biết, đó là Chúa Maitreya. Sau đó, con phủ phục xuống và Ngài vươn bàn tay của Ngài trên con để ban phước lành. Sau đó Ngài ngồi xuống trên nền nhà hai chân bắt chéo lại và con cũng ngồi xuống trên nền nhà hai chân bắt chéo lại. Sau đó Ngài bắt đầu nói chuyện với con và bảo cho những sự việc mà con không nhớ được. Sau đó con phủ phục xuống và Ngài rời khỏi đó.

Vài tiếng đồng hồ sau, con và một bạn trai nguời Ấn độ đang dạo bộ trên một con đường và cả hai bên đều có những hòn núi và những con sông và con trông thấy một người đàn ông đang tiến về phía chúng con, ông cao ráo và vóc dáng rất đẹp. Khi hình dáng đó đến gần chúng con, con biết đó là ai và bảo người bạn của con đi khỏi đi. Người bạn của con trả lời anh ấy muốn thấy người đó là ai. Đến thời điểm đó, hình dáng đã rất gần chúng con và con sắp sửa phủ phục xuống thì Ngài dơ tay lên không cho làm như thế. Người bạn của con ở đằng sau con. Chúa quay về hướng người bạn của con và nói với anh ấy “Ngươi muốn gì ở đây?” Người bạn của con không trả lời Ngài. Sau đó Chúa lại nói với anh ấy “nếu ngươi không muốn bất kỳ điều gì, ngươi nên đi khỏi đây.” Người bạn của con vẫn còn đứng ở đó không trả lời. Sau đó Chúa nhấc bàn tay của Ngài lên và chỉ nó về hướng người bạn của con và bởi vì con gần bàn tay của Ngài, con nghe thấy một loại tiếng ồn ầm ầm như thể một chiếc xe lửa đã chạy qua. Con quay về phía người bạn của con và thấy anh ấy từ từ ngã xuống. Người bạn của con không cử động như thể anh ấy bị chết rồi. Sau đó con phủ phục xuống, và Chúa Maitreya nói “Người bạn của con đó khá tò mò” và con không thể trả lời Ngài và con rất ân hận vì con đã mang người bạn của con theo cùng.

RIÊNG TƯ

Chúa nói, con nghĩ đây là điều gì Ngài nói – “Raja [C. Jinarajadasa] sẽ đi đến Mỹ sau khi George [Arundale, thầy giáo riêng của Krishna ở nước Anh giữa 1912 và 1914] đến năm sau và Clarke sẽ ở lại.” Ngài bảo với con rằng con sẽ tiến bộ nhanh và điều gì nữa mà con không nhớ. Con nhớ Chúa rất rõ ràng. Khuôn mặt của Ngài giống như một miếng dát kính được phủ bằng một lớp vàng mỏng; nói cách khác, như Mẹ đã nói, giống như bắp chín. Khuôn mặt của Ngài rực rỡ và tỏa sáng.

Ngài rất tử tế với con. Một hay hai lần Ngài đặt bàn tay của Ngài trên vai con. Ngài nói về Mẹ và George. Chúng con nói chuyện rất lâu. Cuối cùng, con hỏi Ngài “Có bất kỳ mệnh lệnh nào không Chúa của con?” và Ngài đáp lại, “ngươi không cần quá trang trọng.” Sau đó con phủ phục xuống một lần nữa. Ngài nói, “Chúng ta sẽ gặp nhau thường xuyên.”

Con cảm thấy như thể con có thể nói chuyện cùng Ngài mãi mãi và con thấy hình dáng của Chúa Maitreya biến mất. Sau đó con thức giấc và đó là năm giờ rưỡi. Sau đó cũng vậy, con viết ra điều này…Krishna.

Qua những năm xa nhau Mrs. Besant tiếp tục viết đều đặn cho Krishna, diễn tả sống của bà, dạy cậu viết đúng chính tả, và vân vân. Những lá thư của bà phản ảnh sự quan tâm đến cậu trai của bà và những phẩm chất lạ thường của bà như một người thầy. Vào ngày 9 tháng 10 năm 1912, bà nhận thấy khả năng viết chính tả rất kém của cậu và viết:

Mẹ rất vui khi con đang học đều đặn những bài học. Làm ơn chú ý vào chúng khi con đang học, và giữ cho cái trí của con bền bỉ và suy nghĩ, như con học với mẹ. Rất quan trọng khi con phải quán triệt những sự việc thông thường này, và hãy thực hiện cho chúng ta tất cả giáo trình được tín nhiệm tại Oxford. Mẹ muốn những từ ngữ parallel bars better mà không có hai chữ R; con viết hai chữ ll đúng; từ ngữ unparalleled là một trong những từ ngữ rắc rối thường được ra khi viết chính tả. Mẹ không nghĩ có bất kỳ quy tắc nào về chữ “r” là một chữ hay hai chữ bởi vì chúng ta viết từ ngữ harass với một chữ, và từ ngữ embarras [nguyên văn] với hai chữ. Trong khi đọc sách, chúng ta học để biết một từ ngữ trông như thế nào, và nếu nó bị viết sai chính tả, nó giống như một người khập khiễng.

Mẹ rời đây để đi đến Adyar vào lúc nửa đêm ngày 20, và sẽ có một đón tiếp được dành cho mẹ bởi những người ở Madras, để thể hiện rằng họ không thông cảm với những người Ấn giáo.

Trao rất nhiều thương yêu đến con và Nitya yêu quý,

Người mẹ yêu quý riêng của con.

Một năm sau, để trả lời cho một phê bình về việc viết không đúng quy tắc của cậu, Krishna viết cho Mrs. Besant, “Con rất ân hận rằng Chúa Maitreya phải nhắc ba lần về chữ viết của con.”

Mrs. Besant, đang đấu tranh cho vụ kiện quyền bảo trợ hai cậu, và bị kẹt trong vũng xoáy của đời sống chính trị ở Ấn độ, giao Krishna và Nitya dưới sự chăm sóc của C. Jinarajadasa và sau đó George Arundale. Bị thay đổi liên tục vì họ phải đi từ nơi này sang nơi khác, thầy dạy kèm này sang thầy dạy kèm khác, có vẻ chẳng có bao nhiêu bàn luận và giáo dục về tinh thần đã xảy ra trong suốt thời gian đó. Một thời điểm hai anh em được gửi đến một trường học gần Rochester. Sống của họ bị làm cho đau khổ bởi những cậu trai khác, mà nói những chuyện đùa bẩn thỉu và gọi hai anh em là “những con quỷ đen.”

Khi Krishna ở Ấn độ, trong những năm đầu tiên, cậu có một tiếp xúc sinh động cùng những Bậc Thầy: nhưng ở nước Anh, chẳng mấy chốc cậu bắt đầu nghi ngờ và không hứng thú lắm trong bất kỳ hoạt động huyền bí nào. Cậu kể với một người bạn rằng có một lần khi Thầy K. H. đang đứng trước cậu, đang nói với cậu, cậu đã đi thẳng đến Thầy và đi xuyên qua Thầy. Những Bậc Thầy, theo Krishna, sẽ không bao giờ hiện ra lại với cậu.

Vào ngày 15 tháng tư năm 1913, quan tòa Blackwell của Tòa án cấp cao Madras ra phán quyết về vụ kiện được thưa bởi Narianiah rằng ông được nhận lại quyền bảo trợ hai người con trai, Krishna và Nitya.

Quan tòa danh giá kết luận rằng mặc dù chứng cớ của Narianiah, người cha, không được tin cậy, nguyên đơn không hiểu rõ khi ông ký tên vào giấy đồng ý quyền bảo trợ rằng con trai của ông sẽ được nuôi như một “phương tiện của những quyền năng siêu nhiên” và, vì vậy, có một quyền lợi để thay đổi quyết định của ông khi ông ấy hiểu ra như thế.

Quan tòa của ông từ chối thông qua quyền bảo trợ, bởi vì những cậu trai là cư dân của Ấn độ thuộc Anh và chỉ là cư dân tạm trú của nước Anh. Vì vậy, quan tòa công bố hai cậu dưới sự bảo trợ của tòa án và ra lệnh hai cậu phải được giao cho người cha của họ vào ngày hoặc khoảng chừng ngày 26 tháng 5 năm 1913.

Tuy nhiên, một lệnh hoãn thi hành án cho phép Mrs. Besant, người quyết định kháng án lên Hội đồng Cố vấn Anh. Bà đã điện tín cho Krishna và đã nhận được một điện tín trả lời từ Raja, Nitya, và Krishna, bày tỏ sự tin tưởng hoàn toàn nơi bà.

Bà viết cho Krishna vào ngày 17 tháng tư:

Con trai yêu quý của mẹ,

Bức điện tín thương yêu của con, được ký bởi con, Raja, Nitya, cho mẹ nhiều hài lòng. Con và Nitya được an toàn tuyệt đối. Không người nào có thể chạm đến hai con. “Mẹ bảo vệ.” Và Vì sao của Vị Vua Vĩ đại chiếu sáng trên tất cả chúng ta, và bàn tay của Chúa Maitreya bảo vệ các con. Không phải chính Ngài đã ra lệnh mẹ bảo vệ các con hay sao? Đó là niềm tự hào và đặc ân của mẹ khi làm như thế, cậu trai được ban phước của mẹ.

Mẹ đang vui lắm và đang nhớ lại bằng cách nào con, [và] mẹ phi ngựa dọc theo thung lũng của dãy núi Himalayas khi chúng ta đi xuống để vào Ấn độ.

Người mẹ thương yêu riêng của con.

Con nghĩ từ ngữ galloped hay gallopped trông đúng hơn? Người ta viết nó trong cả hai cách. Mẹ nghĩ hai chữ pp trông giống những cú nhảy của một con ngựa nhiều hơn.

Cùng sự bùng nổ của chiến tranh năm 1914, thầy giáo dạy kèm của Krishna, đã tình nguyện gia nhập Red Cross và tìm được một chức vụ cao trong bệnh viện King George. Krishna và Nitya, háo hức làm việc, cũng cống hiến sự phục vụ của họ, nhưng không có kết quả. Bất kể sự kiện rằng nhiều binh lính Ấn độ đang chiến đấu vì nước Anh, thành kiến chủng tộc vẫn còn ở đỉnh điểm. Sự hiện diện của những người Ấn độ có nước da sẫm trong một bệnh viện của người da trắng bị phản đối bởi những người có thẩm quyền. Sau áp lực to tát từ những nguồn có ảnh hưởng, Krishna tìm được công việc trong một bệnh viện gần Tổ chức Thông thái, nhưng chỉ được cho phép cọ rửa nền nhà. Cậu viết cho Mrs. Besant ngày 1 tháng 7 năm 1915:

Mẹ yêu quý nhất của con.

Cám ơn mẹ rất nhiều về lá thư của mẹ. Dĩ nhiên, con sẽ thực hiện điều gì mẹ mong muốn và con sẽ không đụng đến thịt hoặc bất kỳ loại nào như thế. Lúc này chúng con đang làm việc trong một bệnh viện gần Tổ chức Thông thái với Dr. Guest. Con thích làm việc ở đó và con bận rộn từ sáng sớm đến gần 7 giờ tối. Con nghĩ George cũng thích công việc của anh ấy và con nghĩ anh ấy hạnh phúc lắm. Dĩ nhiên chúng con đang làm việc dưới quyền của Dr. Guest và con thích nó nhiều lắm.

Con nghĩ mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp.

Con trai hết lòng riêng của mẹ.

Krishna.

Nhưng ngày 15 tháng bảy, họ đã bị yêu cầu rời bỏ công việc. Trong một lá thư khác gởi cho Mrs. Besant, được viết từ Greenwood Gate, Withyham, Sussex, Krishna nói:

…con đã làm việc cật lực cho một thay đổi tại bệnh viện bởi vì có nhiều người của Tổ chức và con là một người Ấn độ không được yêu cầu của Uỷ ban. Họ cũng không cần bất kỳ người làm việc không được trả tiền nào. Tất cả họ đều rất ganh tị và rất nhỏ nhen. Lady Williamson, người vợ của Chủ tịch, Sir Archibald Williamson, muốn làm bà chủ với tất cả mọi nguời kể cả Dr. Guest và ông ấy được bổ nhiệm như người đứng đầu của bệnh viện bởi War Office Văn phòng Chiến tranh. Lúc này Dr. Guest là Major Guest và ông ấy khá mê say tất cả việc này. Uỷ bạn yêu cầu con và những người khác rời khỏi và vì vậy con đã không làm việc ở đó từ ngày hôm qua. Con buồn lắm bởi vì con thích công việc rất nhiều và chính xác là con đang mê say nó. Bây giờ con sẽ phải tìm việc gì đó mà sẽ làm con bận rộn và nghĩ về những người khác và thoát khỏi chính con. Con sẽ làm điều gì mẹ bảo con và sẽ hữu ích …

Hai anh em cố gắng hết sức để tìm việc làm nhưng đều bị từ chối. Krishna viết vào ngày 18 tháng 8 năm 1915:

… Con đã cố gắng rất nhiều để tìm việc làm tại bất kỳ nơi nào thuộc bất kỳ loại nào nhưng rất khó khăn. Trước hết, con là một người Ấn độ và có vẻ không người nào ưa thích họ…con có muốn làm việc, trong như [nguyên văn] mẹ bảo con quên cái tôi đi, con nghĩ đó là cách duy nhất, làm việc. Con hy vọng điều đó sẽ tốt.

Sự kiện rằng cậu là một người Ấn độ và, vì thế, không thể chấp nhận được, trở thành một điệp khúc lặp đi lặp lại trong những lá thư của cậu gởi tới Mrs. Besant.

Những thư trả lời của Mrs. Besant không có sẵn để trích dẫn, nhưng những người phụ nữ già cứng đầu chung quanh Krishna cảm thấy cậu quá lông bông và chắc chắn đã phàn nàn với Mrs. Besant. Krishna viết cho Mrs. Besant vào ngày 7 tháng mười:

Con biết, từ trước đến nay con đã không coi trọng sống của con một cách nghiêm túc và con sẽ sửa đổi nó từ ngay lúc này. Từ thứ hai tới con sẽ bắt đầu công việc học hành của con. Con đã thu xếp để học hành sau lá thư mẹ đã viết cho Lady De la Warr. Con sẽ học tiếng Phạn, tiếng Anh, toán, lịch sử và tiếng Pháp. Con đang có những bài học cho mỗi môn và con có ý định vào trường Oxford ngay khi có thể được. Con sẽ học hết sức mình và sau Oxford, có công việc của con được xếp đặt cho con bởi những Bậc Thầy và chính mẹ. Rất thành thật con có ý thực hiện việc này và con hứalàm việc này bằng bất kỳ giá nào.

Bất kể những lá thư này, hai anh em cảm thấy rất cô độc, bất hạnh, và cảm thấy hoàn toàn bị bỏ đi. Mất hết ảo tưởng, có vẻ họ không còn hứng thú gì đến những giảng dạy của Tổ chức. Krishna viết cho Leadbeater về Nitya:

Em cảm thấy rất cô độc, giống như hầu hết chúng tôi, và không có ai mà em đặc biệt ưa thích hay thương yêu và gắng hết sức mình. Em rất cay đắng, khó chịu và lạnh lùng. Em chịu đựng đau khổ nhiều. Tôi nghĩ như thế. Tôi không thể giúp đỡ em nhiều lắm. Em cần người nào đó thương yêu em trước hết và nhiều nhất và người nào đó mà em có thể trút ra tất cả những phiền muộn. Em cần một người mẹ để thương yêu như tôi có với Lady Emily.

Người bạn duy nhất của Krishna ở Anh là Lady Emily Lutyens, vợ của Edwin Lutyens, kiến trúc sư giàu sức tưởng tượng đã thiết kế New Delhi. Ba mươi sáu tuổi khi lần đầu tiên cô gặp Krishna, cô có mặt, cùng với một đám đông lớn tại sân ga Charing Cross Road, để tiếp đón Mrs. Besant và cậu trai trẻ tuổi huyền bí Alcyone. Khi cô thấy cậu trai trẻ mắt to tóc dài người Ấn độ, người mà lúc đó mới mười sáu tuổi, cô cảm thấy rất xúc động. Lady Emily trở nên rất thân thiện với Krishna, bị bối rối và cô độc khi bị vây quanh bởi những lạ lẫm. Thoạt đầu người chồng của cô, Edwin Lutyens vui mừng lắm. Sau đó ông trở nên khó chịu, vì ông cảm thấy Lady Emily đang bỏ bê ông và con cái. Mrs. Besant rất buồn bực, bởi vì bà cảm thấy rằng bất kỳ bầu không khí tình cảm nào quanh Krishna đều phá hoại nhiệm vụ mà cậu được trù liệu. Tuy nhiên, trong những lá thư Krishna tiếp tục viết cho Mrs. Besant, cậu giải thích về Lady như người tốt lành hơn, nghiêm túc hơn, và cố gắng rất nhiều.

Tên của hai anh em được đăng ký cho kỳ thi nhập học Balliol College tại Oxford. Nhưng hiệu trưởng của Balliol, lo ngại về những tranh cãi đã nảy sinh quanh Krishna, từ chối cậu với lý do “nguyên tắc chung rằng trường của ông không muốn có bất kỳ điều gì liên quan đến một Đấng Cứu thế da nâu.”

Mọi nỗ lực của Mrs. Besant để thu xếp cho sự nhập học của họ vào bất kỳ trường đại học nào khác ở Oxford hay Cambridge đều cũng thất bại. Krishna cũng không thể đậu bất kỳ kỳ thi nhập học nào vào London University. Cậu thường học hàng ngày nhưng, khi đối diện với một kỳ thi, sẽ rời khỏi và để lại một tờ giấy trắng.

Hai anh em đang sống với Miss Dodge ở Wimbledon. Miss Dodge là một phụ nữ người Mỹ rất giàu có và nhân từ. Bị tàn tật bởi bệnh viêm khớp, cô đã tài trợ cho nhiều hoạt động của Tổ chức Thông thái. Cô là một người bạn của Lady Emily Lutyens, người đã giới thiệu cô với Mrs. Besant và Tổ chức. Krishna và Nitya đi lại mỗi ngày đến London, nơi họ đang học, cùng sự khó khăn cực kỳ, để đậu những kỳ thi nhập học của London University. “Chính tại thời gian này mà họ đã học mặc quần áo phù hợp, và cảm thấy thoải mái trong một gia đình quý tộc.” Họ đã bắt đầu đi đến những tiệm may đắt tiền và viếng rạp hát. Krishna đang chẳng thể hiện bao nhiêu dấu hiệu của thực hiện sự hứa hẹn được tiên đoán cho cậu bởi Leadbeater và Mrs. Besant. Khi Krishna lớn hơn Mrs. Besant sẽ hỏi cậu, “Con yêu quý của mẹ, điều gì sẽ xảy ra cho con?” Bà thấy rằng Krishna chỉ quan tâm đến quần áo và xe cộ. Nhưng sự tin tưởng của bà trong vai trò của Krishna mà những Bậc Thầy đã tiên đoán vẫn không bị lay chuyển.

Trong khi đó, tại hội nghị của Thông thái được tổ chức tại Varanasi tháng mười hai năm 1913, C. W. Leadbeater đã phát hiện một thanh niên Brahmin mười ba tuổi từ Madras có tên là D. Rajagopal. Bị cuốn hút bởi hào quang của cậu, C. W. L. tiên đoán một tương lai rực rỡ cho cậu – thậm chí đến mức độ nói rằng trong một cuộc đời tương lai cậu sẽ là Phật kế tiếp trên sao Thủy. Được nhận nuôi bởi Leadbeater, Rajagopal được gởi đến nước Anh cùng C. Jinarajadasa năm 1920. Chẳng mấy chốc cậu đã vào học ở Cambridge, nơi cậu đã học ngành luật và đậu kỳ thi hạng xuất sắc.

Khi Krishna và Rajagopal gặp nhau lần đầu tiên, có một thái độ xa cách, và bạn bè của Krishna đối xử với Rajagopal bằng sự khiếm nhã và xem thường. Rajagopal, bị tổn thương nhiều bởi thái độ của họ, gắng sức che đậy những cảm giác của cậu. Tuy nhiên, đến năm 1922, sự liên hệ giữa Krishna, Nitya, và Rajagopal đã cải thiện đáng kể.

Sau chiến tranh, khi đã thất bại trong mọi nỗ lực của vào đại học của cậu, Krishna đến Paris và ở cùng những người bạn gia đình Manziarly. Họ là một gia đình đông người, ấm cúng, và giới thiệu cậu với Paris. Krishna gặp gỡ những vũ công, những người viết văn, những họa sĩ, những nhạc sĩ. Cậu đang hiểu rõ một thế giới sáng tạo mới. Nó là sự say mê. Trong một thời gian ngắn trách nhiệm về vai trò của Đấng Cứu thế hơi bị lãng quên.

Một buổi tối, Krishna dự một tiếp tân khoản đãi cậu. Trong số nhiều cá nhân hiện diện là vài tướng lãnh trong bộ quân phục hội hè; nhiều người đã tụ họp vì tò mò để thấy cậu trai trẻ đẹp này được giao sứ mệnh là đấng cứu thế. Một số ngờ vực, những người khác lại đầy ngưỡng mộ.

“Nhiều người chờ đợi đấng cứu thế mới xuất hiện như một con người thuộc phương Đông” với “giọng nói của Elijah.” “Đấng cứu thế” tỏ ra là “một thanh niên trẻ thanh lịch trong cái quần dài vải flannel.” Cử chỉ của anh ấy thờ ơ và thậm chí hơi nhàm chán. Khi được chất vấn về gánh nặng quá sức khi được gọi là một hóa thân của một Thần thánh, anh cười lớn tiếng. “Tôi phải nói nó là một gánh nặng. Ngay lúc này điều tôi quan tâm nhất là liệu Suzanne Lenglen sẽ có thể không thua Helen Wills [tại Wimbledon].”

Tháng mười hai năm 1921, sau khi vắng mặt chín năm. Krishnamurti và người em Nitya trở lại Ấn độ. Krishnamurti đang thấy Ấn độ mới mẻ lại; suốt lần viếng thăm này cậu sẽ kết bạn, quan sát môi trường sống quanh cậu, và thiết lập lại một giao tiếp với những Bậc Thầy.

Hai anh em quyết định thăm người cha của họ, Narianiah, mà đã không tiếp xúc hay nhận tin tức của họ được mười năm. Người chị dâu của anh G. Sharada, người đã lấy anh kề của Krishna khi chị ấy mười lăm tuổi, đã bị xúc động nhiều và tràn trề nước mắt khi chị kể với tôi những năm sau đó vào năm 1984 về những bản tin đã được lưu hành của sự gặp gỡ giữa Narianiah và hai cậu con trai của ông. Không thể thăm Tổ chức Thông thái, ông đã tìm kiếm tin tức của gia đình từ phía bên ngoài Tổ chức. Qua nhiều năm không một ai trong hai cậu trai đã viết thư cho ông, và khi ông nhận được điện tín báo rằng họ sẽ viếng thăm ông, ông đã sụt sùi khóc. Theo lệnh của ông, người chị dâu đã bỏ ra hai ngày chuẩn bị những thức ăn đặc biệt mà ông biết hai cậu con trai của ông trước kia ưa thích lắm.

Đó là một chiều tối khi hai anh em đến. G. Sharada nói, chị rất nhút nhát, và chờ phía bên ngoài trên hàng hiên khi Krishnamurti và Nitya đến thăm. Khi diễn tả về Krishnamurti, chị nói, “Cậu ấy trông vượt khỏi sự diễn tả, rất rực rỡ – đầy ánh sáng. Cậu có một bước đi mau lẹ lạ lùng, và cao hơn những người khác nhiều.” Chị cúi đầu khi chị thấy cậu. Để chọc chị, cậu đặt hai bàn tay che mặt lại, như thể cậu đã không thấy chị. Nitya khiển trách cậu và nói, “Tại sao anh làm như thế? Chị ấy nhút nhát tự nhiên, giống như một cô gái Ấn độ.”

Narianiah nghẹn ngào khi ông thấy hai cậu trai, và đứng dậy chào đón họ. Krishnamurti và Nitya phủ phục mình trước ông và đặt trán của họ chạm vào bàn chân của ông. Narianiah ôm họ và bắt đầu khóc lóc. Krishnamurti ngồi xuống cùng ông và, theo lời G. Sharada, “an ủi ông.” Sau đó họ nói về Mrs. Besant. Người cha và hai cậu con của ông không nói tiếng Telugu, nhưng tiếng Anh. Kẹo và thức ăn thơm ngon được làm đặc biệt đưa ra mời hai anh em. Hai cậu e thẹn và bối rối, và hoang mang không biết phải cư xử như thế nào. Cuối cùng, họ ăn rất ít. Krishnamurti không ăn, nhưng Nitya ăn một quả cam.

Narianiah đang bị bệnh tiểu đường và có vấn đề về thận. Sự kích động tình cảm khi gặp hai cậu con của ông khiến ông phải đi vào phòng rửa mặt; và như được yêu cầu bởi nghi lễ, ông rửa hai bàn chân của ông. Sau đó việc này được giải thích có nghĩa rằng Narianiah đã rửa hai bàn chân của ông bởi vì chúng đã bị sờ vào bởi hai cậu con của ông, người mà ông coi như những người hạ đẳng.

Hai anh em chỉ ở lại nửa tiếng đồng hồ trong chuyến thăm đầu tiên của họ. Theo lời G. Sharada, họ đến thăm ba ngày liên tiếp, sau đó không còn thăm nữa.[5]Narianiah muốn đến Tổ chức Thông thái để gặp hai cậu con trước khi họ rời Ấn độ, nhưng bị ngăn cản bởi người con cả của ông. Narianiah chết năm 1924. Ông không gặp lại hai cậu con kể từ lúc đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]