Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Chương Thứ Bảy

18/07/201115:14(Xem: 7710)
7. Chương Thứ Bảy
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ:Vọng Nguyệt Tín Hanh

Hán dịch:Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

 

Chương thứ bảy

Tịnh độ của Phật A-di-đà – thế giới Tây phương Cực Lạc

Tiết thứ nhất

Tổng luận

Thế giới Cực Lạc là cõi Phật được kiến lập do cơ cảm đáp ứng lại bản nguyện ở nhân vị của Phật A-di-đà. Thế giới này ở Tây phương, có nhiều công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn. Phật A-di-đà ở nước này phóng ánh sáng chiếu khắp mười phương không có chướng ngại, Ngài thường thuyết pháp cho đại chúng thanh văn, có vô số bồ-tát theo hầu Ngài rất đông, giúp Ngài làm Phật sự giáo hóa chúng sanh. Tất cả mọi người ở thế giới này thân, tâm không có khổ não, ai nấy đều tinh tiến tu đạo, hưởng thụ pháp lạc. Các kinh A-di-đà, kinh Đại A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọv.v...đều tường thuật tỉ mỉ điều này.

Vì thế giới Ta-bà đời ác năm trược bất tịnh, đối lập với cõi nước Phật A-di-đà thuần thiện, thanh tịnh, nên gọi là Tịnh độ. Do ba cõi đau buồn khổ não, ở trong nhà lửa bất an đối lập với thế giới bên kia của cõi Phật A-di-đà, chỉ hưởng những điều an lạc, nên gọi là Cực Lạc, còn gọi là thế giới An Lạc.

Kinh Xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thọ ghi: “Các loài hữu tình ở thế giới kia thân tâm không có khổ não, chỉ có vô lượng thanh tịnh hỷ lạc; cho nên gọi là thế giới Cực Lạc”. Kinh Vô Lượng Thọquyển thượng ghi: “Cõi này không có danh từ ba đường khổ nạn, chỉ có sự thật an vui tự nhiên; cho nên nói nước này là An Lạc”, cũng là chỉ cho cõi nước Cực Lạc.

Trong các kinh như kinh A-di-đàv.v...tường thuật về công đức trang nghiêm ở Tịnh độ Cực Lạc, trong đó đều ghi đại khái nhất trí; nhưng trong các kinh cũng có ghi các thứ trang nghiêm hoặc tỉ mỉ, hoặc đơn giản bất đồng; y theo sự mong cầu vô cùng tận của nhân loại mà kiến lập các loại trang nghiêm. Trong đó, kinh A-di-đà là súc tích nhất, nói sự tướng trang nghiêm khá ít, tư tưởng cũng rất thuần phác. Nhưng kinh Đại A-di-đà kinh Bình Đẳng Giác thìghi chép rất tỉ mỉ, lại còn lý tưởng hóa rộng ra.

Trong kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêmkinh Vô Lượng Thọđều phủ nhận Phật A-di-đà và A-la-hán có nhập diệt. Tịnh độ của Phật A-di-đà là cõi nước thật sự có tuổi thọ vô lượng. Đến kinh Quán Vô Lượng Thọlại phát huy càng lớn về Phật thân quan, nói về y báo, chánh báo đều là không thể nghĩ bàn. Từ sự thật này, chúng ta có thể thấy các kinh được biên tập có thứ tự trước sau bất đồng.

Tiết thứ hai

Lược thuật về kinh A-di-đà

Kinh A-di-đàchỉ có 1 quyển, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch đầu tiên vào niên hiệu Hoằng Thỉ, đời Dao Tần (401-413). Sau đó, ngài Huyền Trang dịch lại vào năm đầu Vĩnh Huy, đời Đường (650), tên là kinh Xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thọ.Kinh này hiện nay có bản Phạn và bản Tây Tạng. Niên đại Hán dịch vào đầu thế kỉ thứ 5, xem từ nội dung kinh, có lẽ đã được biên tập trước kinh Đại A-di-đà. Nếu như thế thì bản kinh này nhất định là tường thuật về Tịnh độ của Phật A-di-đà sớm nhất; cho nên nay trước tiên nêu ra các điều được kinh này ghi chép.

Tịnh độ Di-đà dùng vàng ròng làm đất, cõi Phật có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới báu, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu: vàng, bạc, lưu ly và pha lê. Khi gió thổi nhẹ ngang qua các hàng cây báu và màn lưới báu thì trăm nghìn tiếng nhạc đồng thời trổi lên pháp âm vi diệu, người nghe tự nhiên sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Lại có hồ tắm bằng bảy báu, tám nước công đức đầy trong hồ, dưới đáy hồ rải bằng cát vàng. Hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, xòe nở lớn như bánh xe đều phát ra ánh sáng; bốn bên hồ đều có các bậc thang, bên trên xây lan can bằng bảy báu. Lại có các loài chim như: bạch hạc, khổng tước v.v...ngày đêm sáu thời đều cất tiếng hót vang, âm thanh hòa nhã, diễn thuyết giáo pháp năm căn, năm lực, bảy bồ đề phần, tám thánh đạo phần. Trong cõi nước này thường trổi nhạc trời, ngày đêm sáu thời, trời mưa hoa mạn-đà-la. Sáng sớm mỗi ngày, chúng sanh trong nước nhặt các hoa đẹp đựng đầy xiêm y, vận sức thần thông bay khắp mười vạn ức nước khác cúng dường chư Phật, đến giờ ăn trưa trở về nước mình, thụ thực xong, đi kinh hành. Trên đây là nêu ra tình hình đại khái của Tịnh độ được nói trong kinh này.

 

Tiết thứ ba

Lược thuật về kinh Đại A-di-đà

Kinh Đại A-di-đà trình bày các hạng mục về sự trang nghiêmtỉ mỉ hơn kinh A-di-đànhư nói hoa sen, hồ tắm, thảy đều rộng lớn hơn. Kinh này ghi Tịnh độ Di-đà dùng bảy báu làm đất, thứ báu này là tinh túy trong các loại báu, như bảy báu ở cõi trời thứ sáu. Trong nước có giảng đường, tinh xá của Phật A-di-đà dùng bảy báu làm trang nghiêm, lầu các, lan can cũng đều làm bằng bảy báu, bên trên được che phủ bằng chuỗi ngọc, màn lưới.

Lại nữa, lầu các của các vị bồ-tát và a-la-hán đều dùng bảy báu làm trang nghiêm, lan can cũng đều được làm bằng bảy báu. Chung quanh các tinh xá và nhà ở ấy có mấy trăm lớp rừng cây đều bằng bảy báu. Trong đó có nhiều loại rừng cây, cây bạc nhánh vàng, cây vàng nhánh bạc; cho đến cây bạch ngọc nhánh xà cừ v.v...Khi gió thổi nhẹ, những hàng cây này đều phát ra năm loại thanh nhạc du dương trầm bổng rất hay, không có âm nhạc nào sánh bằng, gấp trăm nghìn vạn ức lần vạn loại âm nhạc ở cõi trời thứ sáu.

Lại nữa, giảng đường, tinh xá của Phật A-di-đà và lầu các của các bồ-tát trong và ngoài đều làm bằng bảy báu; có dòng suối, hồ tắm đều bằng vàng ròng, lấy bạc trắng làm cát dưới đáy hồ; hồ bằng vàng ròng, lấy bạch ngọc làm cát trải dưới đáy hồ. Lại có hồ lấy hai thứ báu, ba thứ báu cho đến bảy thứ báu làm thành và dùng các thứ báu này làm cát dưới đáy hồ. Hồ tắm của bồ-tát và a-la-hán rộng bốn mươi dặm (tức một do tuần), cho đến hai vạn bốn trăm tám mươi dặm. Hồ tắm của Phật A-di-đà chu vi bốn vạn tám nghìn dặm (một nghìn hai trăm do tuần), trong hồ đều có trăm hoa đang nở rộ.

Khi bồ-tát muốn cúng dường vô số chư Phật trong mười phương thì được hoa to bốn mươi dặm, cho đến hoa lớn sáu trăm dặm. Các hoa lớn này đều tự nhiên hiện ra, tức thời bồ-tát mang đến cõi Phật khác cúng dường chư Phật, chưa đến giữa trưa thì bay về nước mình. Lại nữa, chúng sanh trong cõi nước này, nếu khi muốn ăn thì bát bảy báu tùy ý tự nhiên hiện ra, trong bát đựng nhiều thức ăn rất thơm ngon, thức ăn ở thế gian không thể nào sánh bằng, ngay cả thức ăn cõi trời cũng không bằng. Những điều này có lẽ trong kinh A-di-đàghi lại rất tỉ mỉ. Trong kinh A-di-đàghi Tịnh độ Cực Lạc lấy vàng ròng làm đất thì kinh Đại A-di-đà đổi thành lấy bảy báu. Thuyết vàng ròng làm đất là nguyện văn trong kinh Phóng quang Bát-nhãđã nêu ra, đây là thuyết có trước. Nhưng bản kinh này nay sửa đổi là dùng bảy báu, chứng tỏ kinh này từ kinh A-di-đàmà cải thiện thêm.

Lại nữa, trong kinh này ghi Tịnh độ của Phật Di-đà không có núi Tu-di, lại không có biển lớn, biển nhỏ, sông ngòi v.v...mặt đất đều bằng phẳng. Bởi vì, núi Tu-di là kiến lập trung tâm thế giới, trên đỉnh núi có trời Đao-lợi, giữa lưng chừng núi có Tứ Thiên vương, bốn bên núi có bốn đại châu. Thời kỳ sớm nhất, Tịnh độ của chư Phật cũng lấy phương thức này để nói về vị trí cõi nước, thế giới. Nhưng kinh này chưa có nói núi Tu-di ở cõi nước Phật Di-đà, cũng đem Tứ Thiên vương, Đao Lợi thiên đều đặt ở hư không, chứng tỏ sự kiến tạo Tịnh độ Di-đà cấu tạo hoàn toàn không giống ba cõi ở Ta-bà. Điều này không thể không nói là một sự phát triển lớn của luận điểm về Tịnh độ. Trong kinh văn có ghi ngài A-nan hỏi Phật đáp về vấn đề: “Nếu không có núi Tu-di, Tứ Thiên vương, Đao-lợi thiên thì dựa vào đâu để an lập”. Chúng ta có thể thấy đây là vấn nạn của các luận sư theo A-tì-đạt-ma.

Lại nữa, trong kinh này nói Tịnh độ Di-đà không có người nữ. Người nữ vãng sanh về Tịnh độ đều chuyển hóa thành người nam, người sanh về cõi nước này đều hóa sanh nơi hoa sen trong hồ nước bảy báu, đặc biệt không có nuôi dưỡng, thức ăn tự nhiên có đầy đủ, tự nhiên trưởng thành, thân này chẳng phải người, chẳng phải trời, tự nhiên là thân hư vô, thể vô cực. Nhưng dung nhan, hình dáng xinh đẹp không ai bằng, đẹp hơn thiên vương cõi thứ sáu gấp trăm vạn ức lần, đủ để chứng minh Tịnh độ Di-đà vượt hơn Tịnh độ A-súc có người nữ.

Trong kinh Đại A-di-đàghi có vô số bồ-tát, a-la-hán an trụ cõi nước đó lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, ai nấy đều tinh tiến tu đạo. Trong số a-la-hán có người chứng Niết-bàn, nhưng cũng có người mới đắc đạo. Đồng thời a-la-hán ở cõi nước kia vốn nhiều vô số, nếu như có chứng Niết-bàn thì số này vẫn không tăng, không giảm, tức là thừa nhận có a-la-hán nhập diệt.

Lại nữa, Phật A-di-đà ở trong vô lượng vô số kiếp trở về sau cũng chứng nhập Niết-bàn, là thừa nhận Ngài nhập diệt. Sau khi, Phật A-di-đà nhập diệt thì bồ-tát Quán Thế Âm bổ xứ thành Phật. Về sau, trải qua vô số kiếp bồ-tát Đại Thế Chí bổ xứ thành Phật, lần lượt kế thừa như thế, không có đoạn tuyệt. Có lẽ thuyết Phật A-di-đà nhập diệt, bồ-tát Quán Thế Âm thành đạo là theo kế thừa thuyết bồ-tát Di Lặc bổ xứ tiếp nối Đức Thích Tôn.

Các kinh Bình đẳng giác, kinh Bi hoa, kinh Quán Âm bồ-tát thọ ký…cũng đều ghi chép việc này. Thọ mạng của Đức Phật tuy có dài, ngắn, nhưng việc chư Phật đều nhập Niết-bàn là phải thừa nhận. Trong kinh A-súc Phật quốccũng ghi sau khi Đức Phật A-súc nhập diệt thì Như Lai Kim Sắc bổ xứ thành Phật. Vì thế đủ biết tin ở thời kỳ sớm nhất, người tu học pháp môn Tịnh Độ đã tin rằng Phật A-di-đà cũng có nhập diệt.

Tiết thứ tư

Lược thuật kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm

và kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêmkinh Vô Lượng Thọđã ghi công đức trang nghiêm của Tịnh độ về cơ bản nhất trí với kinh Đại A-di-đà, trong đó văn cú tương đồng cũng rất nhiều. Nhưng hai kinh này lược bỏ ghi chép sự việc a-la-hán nhập diệt, và lược bỏ hoàn toàn đoạn văn Phật Di-đà nhập diệt thì có thể thấy đến đây, tư tưởng Tịnh độ tiến bộ hơn trước rất nhiều. Tức là kinh Đại A-di-đànhận định trong chúng a-la-hán có người nhập diệt, nêu ra thí dụ nước biển, nếu chỉ thấm lấy một giọt nước thì biển cả vẫn không giảm. Nếu trong chúng a-la-hán có một người nhập diệt thì giống như một giọt nước chẳng có liên quan đến sự tăng giảm của con số quá lớn.

Nay nói về kinh Vô Lượng Thọ, ban đầu Phật A-di-đà ở trong hội chúng thanh văn đông vô số, mặc dù chúng thanh văn tập hợp đông như vậy, nhưng phần nhiều đều là bậc trí tuệ như Đại Mục-kiền-liên v.v... ở trong a-tăng-kì na-do-tha kiếp, những điều các ngài biết được như một giọt nước, còn những điều không biết như nước trong biển cả. Từ ví dụ này để hiểu rõ ý nghĩa trên, chứng minh chúng thanh văn vô số. Đây là phủ định a-la-hán có nhập diệt, cho nên phải lược bỏ sự nhập diệt.

Lại nữa, trong kinh Đại A-di-đànêu ra Di-đà nhập diệt, ghi lại sự việc Quán Âm thành đạo, nhưng trong kinh Vô Lượng Thọlược bỏ đoạn văn này, hoàn toàn không để lại dấu vết; đây cũng là chứng minh ý nghĩa phủ nhận Phật Di-đà nhập diệt. Như thế, phủ nhận Phật là thầy và chúng đệ tử có nhập diệt thì Tịnh độ của Phật Di-đà mới được gọi là cõi nước có tuổi có tuổi thọ vô lượng. Đây chính là nói nguyên nhân phát triển mạnh của luận điểm về Tịnh độ.

Trong kinh Đại A-di-đà cũng nói trong cõi nước kia có mặt trời, mặt trăng, các vì sao; nhưng trong kinh Vô Lượng Thọthì lược bỏ đoạn văn này; đồng thời, kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêm, hội Vô Lượng Thọ Như Lai,kinh Đại bảo tíchvà bản Phạn thì chưa nói đến có mặt trời, mặt trăng, các vì sao và tinh cầu.

Lại nữa, trong kinh A-di-đàghi: “Ngày đêm sáu thời mưa hoa mạn-đà-la”. Trong kinh Đại A-di-đàghi: “Hàng ngày, lúc chưa đến buổi trưa, trở về nước mình”. Nhìn nhận là có sự sai khác của ngày đêm, nhưng kinh Vô Lượng Thọlại lược bỏ những điều này. Kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêm kinh Đại bảo tíchghi không có sự sai khác của ngày đêm. Kinh A-di-đàghi thêm thụ trai xong, rồi đi kinh hành. Kinh Đại A-di-đàcũng ghi hiện ra trăm món ăn ngon, cho rằng trong nước Phật Di-đà có sự đoàn thực. Nhưng kinh Vô Lượng Thọnói có thức ăn vi tế. Trên thực tế là chưa từng ăn, chỉ thấy sắc, ngửi mùi hương, nếu dùng ý thực thì tự nhiên no đủ, chỉ lấy tư thực để nuôi dưỡng. Những điều này chứng minh sự cấu thành Tịnh độ không giống ba cõi ở Ta-bà. Tức là nói từ kinh Vô Lượng Thọ trang nghiêmtrở về sau quan điểm về Tịnh độ Di đà có sự phát triển hướng thượng.

Tiết thứ năm

Lược thuật kinh Quán Vô Lượng Thọ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ1 quyển. Trong Xuất tam tạng kí tậpquyển 4, ghi là mất tên người dịch. Lương cao tăng truyệnquyển 3 lại ghi: “Niên hiệu Nguyên Gia, đời Lưu Tống (424-442) ngài Cương-lương-da-xá dịch kinh này. Trong Bảo Xướng lục(được Khai Nguyên lục, quyển 5 dẫn) thì nói ngài Đàm-ma-mật-đa dịch vào đời Lưu Tống. Trong kinh này căn cứ bốn mươi tám nguyện của tì-kheo Pháp Tạng nên biết được kinh này xuất hiện sau kinh Vô Lượng Thọ. Kinh này nói mười sáu pháp quán, đối tượng để quán là cảnh trang nghiêm của Tịnh độ Di-đà, so với kinh Đại A-di-đàthì kinh này nói số cảnh trang nghiêm ít hơn, đúng hơn là gần giống kinh A-di-đà.

Pháp quán đầu tiên trong kinh này nói đất của Tịnh độ bằng lưu ly, phía dưới có kim cang, bảy báu, cờ phướn vàng dựng thẳng trên đất. Cờ phướn này đầy đủ ở tám phương, tám góc, ở mỗi phương do trăm thứ báu tạo thành. Pháp quán tiếp theo nói có bảy lớp hàng cây, mỗi cây cao tám nghìn do-tuần, hoa, lá đầy đủ bảy báu. Kế đến nói hồ có tám nước công đức, dưới đáy hồ rải kim cang nhiều màu làm cát, trong hồ nước có sáu vạn ức hoa sen bảy báu; lại có trăm loài chim quí nhiều màu thường hót ca ngợi công đức niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Pháp quán tiếp theo nói về lầu các, trên mỗi khu vực có năm trăm ức lầu báu, trong mỗi lầu các có vô lượng chư thiên trổi nhiều thứ nhạc trời.

Kinh này ghi đất bằng lưu ly, kinh A-di-đàghi đất bằng vàng ròng, kinh Đại A-di-đàđất bằng bảy báu, các kinh ấy ghi khác nhau. Có lẽ kinh nàychịu ảnh hưởng từ phẩm Thí dụthứ 2, kinh Pháp hoakinh Quán Phổ Hiền bồ-tát hành phápđều nêu ra đất bằng lưu ly. Kế đến, lại nói thân lượng và tướng hảo của Phật A-di-đà, thân Ngài cao sáu mươi vạn ức na-do-tha Hằng hà sa do-tuần, lông trắng giữa chặng mày xoay quanh như năm hòn núi Tu-di, mắt sáng trong như nước bốn biển cả, vô số lỗ chân lông trên thân Ngài phát ra ánh sáng, hào quang trên đỉnh đầu có trăm vạn ức na-do-tha Hằng hà sa hóa Phật. Đức Phật ấy đầy đủ tám vạn bốn nghìn tướng tốt, trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn nghìn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp cũng đều có tám vạn bốn nghìn tia sáng, mỗi tia sáng chiếu khắp mười phương thế giới, không ngừng thu nhiếp chúng sanh niệm Phật.

Kinh này ghi thân lượng của Phật A-di-đà cao sáu mươi vạn ức na-do-tha Hằng hà sa do-tuần; đồng thời, thân Ngài đầy đủ tám vạn bốn nghìn tướng hảo. Đại khái trong kinh Bát-chu tam-muội ghi Phật Di-đà có ba mươi hai tướng, tám mươi hảo, trong kinh Đại A-di-đàtuy chưa có nói riêng về thân lượng của Phật nhưng nói hồ tắm vuông vức mỗi bề bốn vạn tám nghìn dặm.

Trong kinh Trang nghiêmvà trong bản Phạn đều ghi cây đạo tràng của ĐứcPhật này cao một nghìn sáu trăm do-tuần, kinh Bi hoaghi một vạn do-tuần, kinh Vô Lượng Thọghi bốn trăm vạn dặm. Hồ tắm là nơi để tắm rửa, dung lượng của hồ tắm này tương ưng với thân Phật mà được tạo thành một cách trang nghiêm. Cây đạo tràng là nơi để ngồi nghỉ, cây cao tương ứng với chiều cao thân Phật mà trang nghiêm thành tựu.

Bốn vạn tám nghìn dặm, nếu lấy bốn mươi dặm là một do-tuần, thì tính ra thành một nghìn hai trăm do-tuần thì biết thân lượng của Phật so với kinhĐại A-di-đàcó lẽ xê xích dưới hai trăm do-tuần. Nếu tính đồng nhau bốn trăm vạn dặm thành mười vạn do-tuần, hợp với kinh Vô Lượng Thọthân Phật Di-đà cao đúng là mười vạn do-tuần trở xuống. Nếu thế thì thuyết trong kinhQuánLượng Thọ Phậtghi thân Phật cao sáu mươi vạn ức na-do-tha Hằng hà sa, thật sự thân Phật cao to như vậy là rất phi thường.

Chủ yếu những điều trình bày về công đức trang nghiêm và thân Phật của Tịnh độ Cực Lạc dần dần được lí tưởng hóa, là con đường phát triển phù hợp với luận điểm về bản nguyện. Nghĩa là kinh A-di-đà được coi là xuất hiện rất sớm, kế đến là kinh nói về hai mươi bốn nguyện, kinh nói về bốn mươi tám nguyện và bản nguyện cho đến cõi nước công đức trang nghiêm cũng đạt đến đầy đủ hoàn chỉnh; đồng thời, lại biết đích xác đến thời đại của kinh Quán Vô Lượng Thọ thì pháp quán Phật A-di-đà mới được thừa nhận là đạt đến chỗ hoàn chỉnh.

Tiết thứ sáu

Nguồn gốc Tịnh độ Cực Lạc và Tì-thấp-nô

Liên quan đến nguồn gốc Tịnh độ Cực Lạc, các nhà học giả có nhiều thuyết để giải thích. Các học giả am hiểu tiếng Phạn lấy thần Tì-thấp-nô (Vjsnu) ở cõi trời theo Ấn Độ giáo làm nguồn gốc, tức là lấy nguyên ngữ Cực Lạc, hiện đang sử dụng trong bản Phạn là Tu-ca-oa-cơ (Suk-havati) vốn từ Tu-ha-ma-đề mà ra, nhưng Tu-ha-ma-đề này có ý nghĩa Lạc Hữu, An Lạc; Sukha-vati (tức là Sukha-mati) có ý nghĩa Lạc Vô Lượng và Cực Lạc. Sukha-mati (tức là tục ngữ Sukha-amarti) có ý nghĩa là Cam Lộ, An Dưỡng. Sudha-mati (tức là Amrta-mati) giải thích trong ba loại ý nghĩa Tu-ha-ma-đề (Suhamati) cũng có nghĩa Cam Linh (Sudhamati) có thế giới Cam Lộ tức tức là thiên quốc Tì-thấp-nô. Vì thế, Tịnh độ Cực Lạc là chuyển hóa từ tư tưởng thiên quốc kia mà ra.

Chẳng những như thế, liên quan đến một danh từ A-di-đà (Amita); nếu nói theo tiếng Phạn tuy có nghĩa Vô Lượng, nhưng ngoài cách nói theo phong tục là Vô Lượng còn có ý nghĩa Cam Lộ. Cam Lộ tức là chuyển dịch từ A-mật-lí-đa (Amrti) lấy Amrti dịch thành Cam Lộ ví dụ rất nhiều. Như Mật giáo gọi Phật A-di-đà là Cam Lộ Vương Như Lai, đủ biết một danh từ A-di-đà vốn từ A-mật-lí-đa mà ra. Lại nữa, A-mật-lí-đa có ý nghĩa là Bất Tử, dịch ý là Vô Lượng Thọ. Như thế, Phật A-di-đà có lẽ không ngoài luận điệu là Cam Lộ chủ, tức là tự thân của Tì-thấp-nô.

Tóm lại, ở trong các kinh xưa như: kinh Bát-chu tam-muội, kinhĐại A-di-đà, kinh Tam-mạn-đà-la-bạt-đà-la bồ-tátdùng nguyên ngữ Cực Lạc, dịch âm là Tu-ha-ma-đề, hoặc Tu-ma-đề. Có lẽ thời cổ đại gọi Tịnh độ Di Đà là Tu-ha-ma-đề (Sukh-amati) cũng chưa xác định. Nhưng trong phần Hiền Hộ, kinh Đại tập là bản dịch khác của kinh Bát-chu tam-muội kinhkinh Vô Lượng Thọbản dịch khác của kinhĐại A-di-đà đều dùng danh từ là An Lạc để dịch.

Lại nữa, trong kinhVăn-thù-sư-lợi phát nguyện cùng loại bản vớikinh Tam mạn-đà-la bồ-tát đã nêu trên cũng dịch là An Lạc. Cho nên chúng ta phải biết các kinh này đối với một câu Tu-ha-ma-đề dịch là An Lạc (Suk-havati) hoặc giải nghĩa là Cực Lạc (Sukhamati).

Lại nữa, nguyên danh của Phật Di-đà chỉ có nghĩa Vô Lượng, A-di-đà giải nói là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang là nguồn gốc danh hiệu của Đức Phật Di-đà, văn trên đã nói qua. Lấy Vô Lượng Thọ làm nguyên danh của Ngài, ở đây gọi Cam Lộ tức là dịch ý A-mật-lí-đa. Do sự chuyển đổi trước sau mà thành ra tương phản với với thuyết của kinh Đại A-di-đà. Danh hiệu Cam Lộ Vương là chuyển dịch ra từ tiếng Phạn được người đời sau sử dụng. Bắt đầu từ kinh Bát-chu tam-muội, cho đến các kinh như kinh Đại A-di-đà v.v...từ trước đến nay chưa từng tiếp xúc với danh từ Cam Lộ. Do đó, bắt nguồn tư tưởng Cực Lạc hoặc A-di-đà đều bắt nguồn từ Tì-thấp-nô đáng bị bình luận là thuyết chắc chắn không đúng.

Tiết thứ bảy

Thần thoại mặt trời và tư tưởng Di-đà

Ngoài ra, các giới học giả thấy nói vị trí Tịnh độ Cực Lạc ở phương tây và danh hiệu của Phật A-di-đà là Vô Lượng Quang rồi có tư tưởng muốn qui kết về thần mặt trời ở Ấn Độ. Đại khái trong kinh Đại A-di-đà lấy ánh sáng của Phật A-di-đà là tối tôn đệ nhất, nói là vua trong các quang minh của chư Phật. Trong kinh Vô Lượng Thọnêu đầy đủ mười hai danh hiệu Quang Phật. Lại trong bản Phạn kinh Vô Lượng Thọthì nêu ra mười chín loại quang minh. Mọi người sùng bái Phật Di-đà thành Đức Như Lai là có quang minh vô lượng sự thật.

Không những như thế, trong kinh Quán Vô Lượng Thọghi nhật tưởng quán, nghĩa là dạy quán tưởng mặt trời lặn theo phương hướng thế giới Cực Lạc, nhìn từ ý nghĩa rộng thì không thể nói là không có quan hệ với sự sùng bái mặt trời, đặc biệt là thế giới Cực Lạc ở phương tây. Khi mặt trời sắp lặn ánh sáng chiếu ở phương tây, lúc nhìn quang cảnh này làm cho mọi người cảm thấy sự trang nghiêm, huyền bí cao thượng vô cùng; cho nên mới có nguồn gốc này. Nhưng theo khảo sát Phật A-di-đà không chỉ lấy Vô Lượng Quang Như Lai mà còn lấy Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thanh Tịnh Như Lai để sùng bái; đồng thời, không ngoài ý nghĩa lấy chân thân bất diệt của Thích Tôn mà nói; cho nên, nếu lấy mặt trời làm nhân cách hóa, quả thật là không thỏa đáng.

Tiết thứ tám

Tịnh độ và cảnh giới Niết-bàn

Hễ nói đến Tịnh độ thì mọi người đều muốn lấy cảnh giới Niết-bàn của Đức Phật làm cụ thể để hình dung. Trong kinh La-ma, Trung A-hàm, quyển 56 ghi: “Ta cầu Niết-bàn, không bệnh, an ổn vô thượng thì được Niết-bàn không bệnh, an ổn vô thượng. Cầu Niết-bàn không già, không chết, không buồn lo, không ô uế, an ổn vô thượng thì được Niết-bàn không già, không chết, không buồn lo, không ô uế, an ổn vô thượng”. Đây là lấy cảnh giới an ổn vô thượng không bệnh, không già, không chết, không buồn lo, không ô uế chính là Niết-bàn.

Lại nữa, trong kinh Tạp A-hàmquyển 13 ghi: “Chư thiên, loài người vì đắm nhiễm sắc, ưa thích sắc mà trụ, nếu khi sắc kia bị vô thường, thay đổi, diệt tận thì họ đau khổ”. Chư thiên và người đời tham đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nếu khi các pháp này thay đổi, vô thường, diệt tận thì họ rất đau khổ. “Như Lai biết đúng như thật về sắc, sắc tập, sắc diệt, sắc hoạn, sắc li; khi biết đúng như thật rồi thì không còn trụ sắc, không còn đắm nhiễm, không còn ưa thích, cho đến không còn bị sắc kia gây trở ngại; khi sự trở ngại không còn thì gọi là niết-bàn an ổn vô thượng”. Ở đây nói hàng phàm phu chúng ta tham đắm sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nếu khi sắc kia bị vô thường, thay đổi, diệt tận thì chúng ta đau khổ vô cùng, phiền não vô tận. Còn Như Lai lìa sự đắm nhiễm vào sắc v.v…nên Ngài được giải thoát từ trong chướng ngại, không còn khổ não, trụ trong bình yên nên gọi là Niết-bàn an ổn vô thượng.

Nhưng trong kinh A-hàmgiải nói Niết-bàn là diệt sạch phiền não và tai họa, chú trọng giải thoát tiêu cực, còn kinh điển Đại thừa thì lấy không sanh, không diệt làm Niết-bàn; điều này có ý nghĩa tích cực.

Kinh Đại bát niết-bànquyển 6 ghi: “Nếu Như Lai nhập Niết-bàn như củi hết lửa tắt thì gọi là bất liễu nghĩa; còn Như Lai nhập pháp tính gọi là liễu nghĩa”. Cũng kinh này quyển 23, ghi: “Thường, lạc, ngã, tịnh gọi là Niết-bàn”.

Trong chương Nhất thừa, kinh Thắng Man,ghi: “Người đắc Nhất thừa, chứng Vô thượng chính đẳng chính giác, tức là cảnh giới niết-bàn. Cảnh giới niết-bàn tức là pháp thân Như Lai”.

Phẩm Như Lai thọ lượngthứ 16, kinh Pháp hoaghi: “Như Lai vì phương tiện độ chúng sanh nên thị hiện nhập Niết-bàn, nhưng thật sự không có diệt độ, mà thường trụ thuyết pháp”. Các kinh đã nói Phật nhập Niết-bàn đều lấy pháp tính, cảnh giới bất diệt thường trụ làm ý nghĩa Niết-bàn.

Lại nữa, kinh Quán Phổ Hiền bồ-tát hànhphápghi: “Thích-ca-mâu-ni là Tì-lô-giá-na, Hán dịch là Biến Nhất Thiết Xứ, trụ xứ của Ngài gọi là Thường Tịch Quang, do bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh và các ba-la-mật thành lập”. Nhiếp đại thừa luận thíchthứ 15 của ngài Thế Thân ghi: “Thế giới Liên Hoa Tạng đầy đủ bốn đức, lấy pháp giới chân như làm chỗ y chỉ”.

Trong luận Thành duy thức quyển 10 ghi: “Tự tính thân nương pháp tính độ, thể của thân và độ này không có sai biệt, tức là pháp thân của Như Lai và trụ xứ của Ngài là đồng thể; đồng thời, thân và độ đều là do bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh và các ba-la-mật mà thành lập”. Căn cứ theo thuyết này thì pháp thân của Như Lai và trụ xứ của Ngài là pháp tính độ, cũng không ngoài việc khai hiển cảnh giới Đại niết-bàn.

Kinh Vô Lượng Thọnói về Tịnh độ của A-di-đà: “Cõi nước của Phật Di-đà thì thanh tịnh an lạc, hạnh phúc vi diệu, có thể nói là gần bằng với đạo vô vi Niết-bàn”. Kinh A-di-đàcũng ghi: “Chúng sanh ở cõi đó không có các nỗi khổ, chỉ được an vui; cho nên gọi là Cực Lạc”. Đây tức là biểu thị cõi Phật A-di-đà là trụ xứ an ổn vô thượng, không có buồn lo, không có ô uế”.

Lại nữa, ‘thọ mạng của Phật Di-đà và nhân dân cõi này vô lượng vô biên a-tăng-kì-kiếp’, là chứng minh cõi nước của Ngài là cõi Niết-bàn không bệnh, không già, không chết; đặc biệt là một câu ‘gần bằng với đạo vô vi Niết-bàn’. Chúng ta thấy ý nghĩa này thật là sâu sắc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567