Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Siêu sinh Tịnh Ðộ bằng pháp môn Nhất Quán

22/05/201112:30(Xem: 8257)
4. Siêu sinh Tịnh Ðộ bằng pháp môn Nhất Quán

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG,
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Ðộ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng

Chương 5

Quan Ðiểm của Pháp Sư Tịnh Không

Siêu sinh Tịnh Ðộ bằng pháp môn Nhất Quán

tk-11
Tổ Ấn Quang, vị Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông
( Pháp sư Tịnh Không tu theo pháp môn niệm Phật của vị Tổ này)

Thực hành hiếu kính và báo đáp công ơn:
Nền móng của pháp tu Tịnh Ðộ:

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Ðức Phật dạy chúng ta ba điều căn bản, ba điều kiện để vãng sinh về Tây Phương Tịnh Ðộ. Ðiều thứ nhất là hiếu kính với cha mẹ, các vị Thầy, các bậc trưởng thượng, có lòng từ bi không sát hại sinh linh nào, và thực hành mười điều thiện. Pháp Sư luôn luôn dạy rằng, PG là một nền giáo dục, dựa trên nền móng hiếu kính. Làm sao chúng ta có thể tin là người khác thành thực, nếu họ không hiếu kính với cha mẹ? Làm sao họ có thể tôn trọng chúng sinh nếu họ không kính trọng Thầy của mình?

Hiếu kính không phải là quan tâm tới nhu cầu vật chất của cha mẹ, mà còn thực hiện ý nguyện của song thân nữa. Hiếu kính cũng là căn bản của truyền thống Trung Hoa. Chúng ta cần phải mở rộng từ căn bản này bằng sự hiếu kính không chỉ với cha mẹ của mình mà còn với tất cả các bậc cha mẹ khác. Nếu chúng ta có thể kính trọng chúng sinh khắp pháp giới vì họ là cha mẹ quá khứ của mình, bảo vệ môi trường và quý trọng mọi liên hệ và hoàn cảnh thì như vậy là chúng ta đã thực hành hiếu kính tới chỗ thành tựu viên mãn.

Trong Khổng Giáo, hiếu kính được giới hạn trong gia đình, chủng tộc hay tổ quốc của chúng ta. Trong PG hiếu kính được mở rộng bao gồm tất cả vạn vật trong vũ trụ. Lý do mỗi Phật tử phát bốn đại nguyện hàng ngày chính là tâm quảng đại vô lượng này. Nguyện thứ nhất là “chúng sanh không số lượng, con nguyện đều độ khắp”, là mở rộng không giới hạn lòng hiếu kính. Ðiều này cho thấy rằng sự báo đáp công ơn của PG chính là phát triển sự hiếu kính của Khổng Giáo.

Trong pháp môn Tịnh Ðộ chúng ta thực hành hiếu kính với cha mẹ và các vị thầy của mình và báo đền bốn ơn cha mẹ, thầy tổ, tổ quốc, chúng sinh và chư Phật, cũng giống như tất cả những pháp môn PG khác. Ðó là lý do PG được chấp nhận một cách mau chóng và nhiệt thành ngay khi tôn giáo này vừa mới truyền vào Trung Hoa lần đầu tiên. PG hoàn hảo trong những luật tắc và giáo lý. Sự minh triết của PG dành cho hết thảy chúng sinh, kính trọng các bậc thầy và giáo lý của các Ngài, biết ơn và báo ơn của người khác, đó là những nhân tố chính yếu làm cho PG đã thịnh vượng ở Trung Hoa.

Pháp môn Nhất Quán: Con đường đơn giản và trực tiếp để thành tựu:

Khi mới nghiên cứu PG, Ðạo sư Tịnh Không đọc những cuốn sách viết về những nguyên lý và giáo lý cốt tủy của Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Duy Thức Tông, Tam Luận Tông, v.v.... Ngài đã rất may mắn được gặp những vị Thầy giỏi, uyên thâm, đạo đức và nổi tiếng, vì vậy Ngài đã mau chóng xây dựng nền móng vững chắc về giáo lý. Ngài giải thích: “dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Phương Ðông Mỹ (Dong Mei Fang), tôi được biết rằng nghiên cứu và thực hành PG là niềm vui lớn nhất cho loài người. Với Ðạo sư Trương Gia (Zhang Jia), tôi nhận ra ý nghĩa thực sự của minh triết và xả ly”.

Sau đó, Pháp Sư Tịnh Không học với ông Pháp sư Lý Bỉnh Nam (Bing Nan Lee). Khi Pháp sư Lý bảo Ngài hãy buông bỏ tất cả những gì ông đã dạy trước đây và bắt đầu làm lại từ đầu, Ngài đã nghe lời. Sau mười năm học giáo lý của Thầy Lý Bỉnh Nam. Pháp Sư Tịnh Không hiểu rằng người ta có thể đạt giác ngộ viên mãn bằng cách học bất cứ cuốn kinh nào, thực hành bất cứ pháp môn nào trong tám mươi tư ngàn pháp môn. Tuy nhiên điều quan trọng là sơ cơ nên chọn cuốn kinh nào và pháp môn nào thích hợp với mình nhất và tập trung riêng vào cuốn kinh đó liên tục trong nhiều năm. Chỉ bằng cách tập trung này mà chúng ta có thể đạt được định tâm sâu xa và chứng ngộ trí tuệ nội tại của mình. Với sự nhẫn nhục và tinh tấn như vậy, chúng ta sẽ thành tựu trong sự học ngoại điển lẫn nội điển.

Khi sáng lập Trường Giáo Dục PG thì chương trình giảng dạy được soạn theo ý nguyện của Pháp Sư Tịnh Không cũng thành hình. Pháp Sư tin chắc rằng trong xã hội hiện đại của chúng ta chỉ có phương pháp giảng dạy theo truyền thống Trung Hoa mà Pháp sư Lý Bỉnh Nam đã dùng mới thích hợp với việc giáo dục của những người kế thừa PG. Vì vậy, từ lúc bắt đầu dự án, nhà trường, nguyên tắc của trường, mục tiêu và soạn chương trình, tất cả đều theo triết lý của Pháp Sư Tịnh Không.

Phương pháp dạy theo truyền thống Trung Hoa là tập trung và nghiên cứu một đề tài. Pháp Sư cảm thấy rằng phương pháp truyền thống này có hiệu quả hơn là phương pháp mà các trường Phật học và các đại học ngày nay đang dùng. Ngài nói: “mục tiêu của một trường Phật học hoàn toàn khác với các trường đại học hiện đại. Thí dụ, mục tiêu của một trường y khoa là đào tạo bác sĩ, mục tiêu của một trường luật là đào tạo luật sư, còn mục tiêu của một trường Phật học là học thành Phật và Bồ Tát. Chế độ quản trị và chương trình giảng dạy của nền giáo dục hiện đại không thích hợp với nền giáo dục PG”.

Nếu chấp nhận chế độ giáo dục hiện đại, chúng ta sẽ không chỉ lãng phí tiền bạc và nhân lực, mà còn có điều quan trọng hơn nữa là chúng ta sẽ làm cho người ta mất cơ hội đạt đến giác ngộ, và như vậy là một sự sai lầm lớn. Vì vậy, Pháp Sư Tịnh Không cho rằng các trường Phật học nên dùng phương pháp này, như các thầy tổ đã dùng, chúng ta mới đạt được thành tựu.

Tại sao chế độ giáo dục PG ngày nay không có hiệu quả? vì chúng ta đã từ bỏ quá khứ của mình để thu nhận những gì phổ thông ngày nay. Phương pháp truyền thống dạy sinh viên cách tập trung tâm trí còn phương pháp hiện đại chỉ dạy sinh viên tích lũy thông tin mà hầu như không dạy gì về thiền. Tóm lại, chúng ta bị kẹt trong những tiểu tiết mà quên mục tiêu, thấy rừng mà không thấy cây. Làm sao chúng ta có thể hy vọng đạt thành tựu?

tk-12
Hội Phật Ðà tại Queensland, Úc Châu

Áp dụng Pháp môn Tịnh Ðộ:
pháp tu thích hợp nhất cho xã hội hiện đại

Ðức Phật nói rằng trong thời Chánh Pháp người ta thành tựu pháp thiền quán, trong thời tượng pháp, người ta thành tựu pháp thiền định và trong thời mạt pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh Ðộ. Vì vậy Pháp sư Lý Bỉnh Nam cống hiến cuộc đời của mình cho việc thực hành và giảng dạy pháp tu Tịnh Ðộ.

Ở đỉnh cao sự nghiệp dạy đạo của Pháp sư Lý Bỉnh Nam, có khoảng hai trăm ngàn hành giả Tịnh Ðộ tu theo giáo lý này. Lối dạy của ông rất mềm dẻo và sáng tạo, vì ông hướng dẫn người học theo trình độ hiểu biết của mỗi người. Ông là một người đáng kính, là khuôn mẫu cho tất cả mọi người, cuộc đời của ông phản chiếu những gì ông dạy cho người khác.

Dưới sự hướng dẫn của Ngài Lý Bỉnh Nam, Pháp Sư Tịnh Không thấu triệt rằng Tịnh Ðộ là pháp môn thích hợp nhất cho thời đại này và do đó Ngài đã dành cuộc đời của mình cho việc truyền dạy pháp môn Tịnh Ðộ này. Ngài nhận thấy rằng một học giả PG có thể đọc nhiều về giáo lý và có vẻ biết đủ thứ, nhưng lại không thể giải quyết những vấn đề căn bản sinh, lão, bệnh và tử, không thể giúp chúng sinh giải thoát luân hồi. Bây giờ chúng ta đang ở trong một Thời Mạt Pháp, vì vậy pháp môn Tịnh Ðộ là phương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]