Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sanh

08/05/201111:55(Xem: 10734)
1. Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sanh

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương VIII

PACCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Toát yếu về những duyên hệ

Nhập Đề

1.

Yesaṁ saṅkhatadhammānaṁ ye dhammā paccayā yathā
Taṁ vibhāgam' ih'edāni pavakkhāmi yathārahaṁ.

2.

Paṭiccasamuppādanayo, Paṭṭhānanayo ca'ti paccayasaṅgaho duvidho veditabbo.

Tattha tabbhāvabhāvibhāvākāramattopalakkhito paṭiccasamuppādanayo.

Paṭṭhānanayo pana āhaccapaccayaṭṭhitim' ārabbha pavuccati. Ubhayaṁ pana vomissetvā papañcenti ācariyā.

Tattha avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṁ, viññāṇa-paccayā nāmarūpam, nāmarūpa-paccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatana-paccayā phasso, phassa-paccayā vedanā, vedanā-paccayā taṇhā, taṇhā-paccayā upādānam, upādāna-paccayā bhavo, bhava-paccayā jāti, jāti-paccayā jarā-maraṇa-soka-parideva-dukkha-doma- nass' upāyāsā sambhavanti. Evam'etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotī' ti ayam'ettha paṭiccasamuppādanayo.

Tattha tayo addhā; dvādasaṅgāni; vīsatākārā; tisandhi; catusaṅkhepo; tīṇi vaṭṭāni; dve mūlāni ca veditabbāni.

Katham?

Avijjā, saṅkhārā atīto addhā; jāti, jarā, maraṇaṁ anāgato addhā; majjhe aṭṭha paccuppanne addhā'ti tayo addhā.

Avijjā, saṅkhārā, viññāṇaṁ, nāmarūpaṁ, saḷāyata- naṁ, phasso, vedanā, taṇhā, upādānaṁ, bhavo, jāti, jarāmaraṇan'ti dvādasaṅgāni. Sokādivacanaṁ pan'ettha nissandaphalanidassanaṁ.

Avijjāsaṅkhārāggahaṇena pan'ettha taṇhūpādāna-bhavā pi gahitā bhavanti. Tathā taṇh'ūpādānabhavagga- haṇena ca avijjāsaṅkhārā, jātijarāmaraṇaggahaṇena ca viññāṇādiphalapañcakam'eva gahitanti katvā.

Atīte hetavo pañca idāni phalapañcakaṁ
Idāni hetavo pañca āyatiṁ phalapañcakanti
Vīsatākārā, tisandhi, catusaṅkhepā ca bhavanti.

Avijjā taṇhūpādāna ca kilesavaṭṭaṁ; kammabhava- saṅkhāto bhav'ekadeso; saṅkhārā ca kammavaṭṭaṁ; upapattibhavasaṅkhāto bhav' ekadeso; avasesā ca vipāka- vaṭṭanti tīni vaṭṭāni.

Avijjātaṇhāvasena dve mūlāni ca veditabbāni.

1. Tesameva ca mūlānaṁ nirodhena nirujjhati
Jārāmaraṇamucchāya pīḷitānam' abhiṇhaso
Āsavānaṁ samuppādā avijjā ca pavattati.

2. Vaṭṭamābandham' iccevaṁ tebhūmakam' anādikaṁ
Paṭiccasamuppādo'ti paṭṭhapesi mahāmuni.

§1.

Nơi đây, theo đường lối thích nghi, tôi sẽ tỉ mỉ phân tách bằng cách nào những pháp tạo duyên tác hành liên hệ với các pháp được cấu tạo (1) tùy duyên.

§2.

Đại cương những tương quan có hai phần;

A) Định Luật Phát Sanh Tùy Thuộc (2), và
B) Định Luật Duyên Hệ Tương Quan (3).

Trong hai phần nầy, Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Duyên Khởi, được đánh dấu bằng sự phát sanh suông của một trạng thái, tùy thuộc nơi một trạng thái khác trước đó (4). Khi có trạng thái nầy thì trạng thái kia khởi phát.

Định Luật Duyên Hệ Tương Quan đề cập đến sự hiện hữu của những điều kiện liên hệ với một điều kiện khác.

Các vị Pháp Sư pha trộn lẫn lộn hai pháp nầy để giải thích.

Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh

Nơi đây:

Tùy thuộc nơi Vô Minh (5), Hành (6). phát sanh.
Tùy thuộc nơi Hành, Thức (tái sanh) (7). phát sanh.
Tùy thuộc nơi Thức (tái sanh), Danh và Sắc (8) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Danh và Sắc, Lục Căn (9) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Lục Căn, Xúc (10) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Xúc, Thọ (11) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Thọ, Ái (12) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Ái, Thủ (13) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Thủ, Hữu (14) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Hữu, Sanh (15) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Sanh, phát sanh Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu và Thất Vọng.

Như vậy phát sanh trọn vẹn toàn khối đau khổ.

Nơi đây, đó là Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh. Nên hiểu rằng có ba thời kỳ, mười hai chi (yếu tố), hai mươi phương cách, chia làm bốn nhóm, ba sự liên hệ, bốn phân hạng, ba vòng quanh, và hai nhân.

Như thế nào? Vô Minh và Hành thuộc về quá khứ; Sanh, Lão, Tử thuộc về vị lai; tám chi ở khoảng giữa thuộc về hiện tại. Như vậy có ba thời kỳ.

Vô Minh, Hành (thiện và bất thiện), Thức (tái sanh), Danh-Sắc, Lục Căn, Xúc, Thọ. ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão, và Tử là mười hai chi (yếu tố). Những danh từ Sầu Muộn, Ta Thán v.v... là hậu quả của Sanh.

Nơi đây, khi đề cập đến Vô Minh và Hành, thì ái, Thủ và Hữu cũng được bao hàm trong đó. Cùng thế ấy, khi đề cập đến ái, Thủ, và Hữu thì Vô Minh và Hành cũng được bao hàm trong đó. Khi đề cập đến Sanh, Lão và Tử thì năm hậu quả cùng với những loại tâm của nó cũng được bao hàm trong đó.

Như vậy có:

1. năm nhân thuộc về quá khứ, và 2. năm quả trong hiện tại;
3. năm nhân trong hiện tại và 4. năm quả thuộc vị lai.

Có hai mươi phương cách, ba mối liên hệ, và bốn phân hạng.

Ba Vòng Quanh luân chuyển là:

1. Vô Minh, ái, và Thủ thuộc về Vòng Quanh của những ô nhiễm.
2. Một phần của sự trở thành (bhava, hữu) được biết là những hành động và những sinh hoạt tâm linh (thiện và bất thiện) trong hiện tại (bhava), là Vòng Quanh của Nghiệp.
3. Một phần của sự trở thành (hữu) được biết là kiếp sống mới (upapattibhava), và phần còn lại thuộc về Vòng Quanh của Quả.

Vô minh và ái dục phải được hiểu là hai nhân (16).

Tóm lược

Bằng cách tận diệt những nhân nầy Vòng Quanh luân chuyển chấm dứt.

Vô minh, xuất phát từ những nhiễm ô (17), tăng trưởng trong sự áp bức càng lúc càng gia tăng của trạng thái già và chết.

Bậc Đại Hiền Trí đã giải thích tình trạng rối răm của những kiếp sống vô cùng tận trong tam giới như thế ấy, bằng "Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh".

Chú Giải

1. Saṅkhatadhammānaṁ, Các Pháp Được Cấu Tạo.

Cũng được gọi "Pháp Hữu Vi", là những pháp không tự mình hiện hữu mà phát sanh tùy thuộc điều kiện. Đó là tất cả tâm vương, tâm sở và sắc pháp, được mô tả trong những chương trước.

2. Paṭiccasamuppāda [*], Pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Duyên Khởi.

Paṭicca = bởi vì, vì lẽ; samuppāda = phát sanh, xuất phát. Theo nghĩa đen thì danh từ nầy hàm ý "phát sanh bởi vì", hoặc "tùy thuộc phát sanh", hay "duyên khởi tùy thuộc", và ý nghĩa nầy áp dụng cho toàn thể công thức, vốn bao gồm mười hai nhân và quả liên quan với nhau, gọi là paccaya và paccayuppanna.

S.Z. Aung phiên dịch danh từ Paṭiccasamuppādanaya là "Định Luật khởi phát do nguyên nhân".

Trong chương nầy Định Luật Phát Sanh Tùy Thuộc không pha trộn với Paṭṭhānanaya như trong sách Thanh Tịnh Đạo, Visuddhimagga.

[*] Để có thêm chi tiết xem "The Buddha and His Teachings", bản dịch ra Việt ngữ là "Đức Phật và Phật Pháp", chương 25.

3. Paṭṭhānanaya

Theo các Bản Chú Giải Tích Lan, nơi đây tiếp đầu ngữ "pa" có nghĩa "khác nhau" (nānappakāra). Ngài Ledi Sayadaw nói là "chánh yếu" (padhāna). Thāna (theo nghĩa đen là trạm) có nghĩa là "duyên" (paccaya) như trong chữ upakāradhamma -- là những điều kiện hỗ trợ hay giúp đỡ. Những điều kiện khác nhau hay những duyên chánh yếu ấy được mô tả với nhiều chi tiết trong bộ Paṭṭhānapakaraṇa (Phát Thú), quyển thứ bảy của Abhidhamma-Pitaka (Tạng Luận). Hệ thống giảng giải trong bản khái luận nầy được gọi là Paṭṭhānanaya.

Sự khác biệt giữa hai định lý (naya) nầy phải được hiểu như sau:

1. Bởi vì có A nên B phát sanh. Bởi vì có B nên C phát sanh. Khi không có A thì không có B. Khi không có B thì không có C.

2. Nói cách khác, "cái nầy như vầy, ắt có cái kia hiện hữu", "cái nầy không như vầy, ắt cái kia không hiện hữu" (imasmiṁ sati, idaṁ hoti; imasmiṁ asati, idaṁ na hoti). Đó là Paṭiccasamuppādanaya, định lý của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Duyên Khởi, cũng gọi là pháp Thập Nhị Nhân Duyên.

3. Khi nói rằng A duyên hệ với B bằng cách "cùng tồn tại chung", "tương quan tùy thuộc lẫn nhau", là ta có một thí dụ của Paṭṭhānanaya, định lý "Duyên Hệ Tương Quan".

(Journal of the Pāli Text Society, 1915, 1916. Trang 21-53).

4. Tabbhāvabhāvībhāvākāramatta

Bhāvākāramatta = sự phát sanh suông của một trạng thái; tabbhāvabhāvi = tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó.

5. Avijjā, Vô Minh.

Theo nghĩa đen là sự "không-biết", tức không biết Tứ Diệu Đế. Danh từ avijjā cũng được giải thích là "cái gì làm nguyên nhân cho chúng sanh mãi mãi lăn trôi theo vòng luân hồi vô tận" (anṭavirahite saṁsāre satte javāpeti). "Cái gì do đó quả trổ sanh" được gọi là paccaya. Khi vô minh được tận diệt và trở thành minh, sự hiểu biết sáng suốt, thì tất cả những nguyên nhân đều tan biến, như trường hợp chư Phật và chư vị A La Hán.

6. Saṅkhāra, Hành.

Saṅkhārā là một danh từ có nhiều ý nghĩa phải được hiểu biết tùy theo đoạn văn. Nơi đây Saṅkhārā, Hành, là tác ý (cetanā) bất thiện (akusala), thiện (kusala), và bất động (āneñjā, không lay chuyển), vốn tạo Nghiệp (Kamma) đưa đến tái sanh.

Tác ý bất thiện gồm tất cả những tác ý trong 12 loại tâm bất thiện; tác ý thiện gồm những tác ý trong 8 loại tâm Đẹp (kusala, thiện) thuộc Dục Giới (kāmāvacara kusala citttāni) và 5 loại tâm Thiền thiện thuộc Sắc Giới (kusala Rūpajhāna); tác ý bất động gồm tất cả những tác ý trong 4 loại tâm Thiền thiện thuộc Vô Sắc Giới (kusala Arūpajhāna). Trong tiếng Anh không có một danh từ nào chính xác tương đương với Phạn ngữ nầy. Saṅkhāra (Hành), một trong năm uẩn, là danh từ gọi chung 50 tâm sở, ngoại trừ hai tâm sở thọ và tưởng.

Tác ý của bốn lokuttaramaggacitta, tâm Đạo Siêu Thế, không được xem là saṅkhārā, hành, vì có chiều hướng loại trừ vô minh. Trí tuệ (paññā) là yếu tố nổi bật trong những loại tâm siêu thế, trong khi tác ý (cetanā) là yếu tố nổi bật trong các loại tâm tại thế.

Vô minh là yếu tố nổi bật trong những loại tâm bất thiện trong khi đó cũng ngủ ngầm trong các loại tâm thiện. Do đó cả hai -- hành động thiện và hành động bất thiện -- đều được xem là bắt nguồn từ vô minh.

7. Viññāṇa, Thức.

Một cách chính xác, thức ở đây là 19 loại tâm của thức-tái-sanh (paṭisandhi viññāṇa) được mô tả trong chuơng V. Tất cả 32 loại tâm quả (vipākacitta) được chứng nghiệm trong đời sống cũng được bao gồm trong đó.

Bào thai trong bụng mẹ được cấu thành do sự phối hợp của thức-tái-sanh, cùng với tinh trùng và minh châu của cha mẹ. Trong thức nầy ngủ ngầm tất cả những cảm thọ, những đặc tính, và những chiều hướng tâm tánh của một cá nhân, huân tập từ quá khứ xa xôi trong luồng nghiệp.

Thức-tái-sanh nầy được xem là 'sáng tỏ" (pabhassara) vì không liên hợp với những căn bất thiện tham, sân, si (như trong trường hợp những tâm quả vô nhân, ahetukavipāka), hoặc đồng phát sanh cùng những căn thiện (như trường hợp các loại tâm quả hữu nhân).

8. Nāmarūpa, Danh-Sắc.

Danh từ kép nầy phải được hiểu riêng rẽ, nāma riêng, rūpa riêng, và nāmarūpa cùng chung một chữ. Trường hợp ở cảnh Vô Sắc Giới (arūpa) thì chỉ có danh; trường hợp cảnh Vô Tưởng (asañña), chỉ có sắc; trong trường hợp ở Dục Giới (kāma) và Sắc Giới (rūpa), thì có cả hai, danh và sắc.

Danh (nāma) ở đây có nghĩa là ba uẩn -- thọ (vedanā), tưởng (saññā), và hành (saṅkhāra) -- phát sanh cùng một lúc với thức-tái-sanh. Rūpa, sắc, có nghĩa là ba thành-phần [1] thân, bhāvavatthu -- cũng khởi phát cùng lúc với thức-tái-sanh, do nghiệp quá khứ tạo duyên. Yếu tố thứ nhì và thứ ba thuộc về quá khứ và hiện tại. Yếu tố thứ ba và thứ tư trái lại, đồng thời trong hiện tại.

9. Salāyatana, Lục Căn.

Trong thời kỳ thai nghén của bà mẹ, lục căn tuần tự tiến triển từ những hiện tượng tâm lý trong đó có ngủ ngầm tiềm năng vô cùng tận. Đốm nhỏ không quan trọng vô cùng vi tế ấy giờ đây phát triển dần và trở thành guồng máy sáu giác quan phức tạp tác hành gần như tự động, không cần bộ phận nào khác, như một linh hồn, điều khiển. Sáu giác quan, hay lục căn, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Năm giác quan đầu là năm phần nhạy -- nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân -- dần dần mở mang theo thời gian. Ý căn đã được đề cập đến trong một phần trước.

10. Phassa, Xúc

Xem chương I và chương II

11. Vedanā, Thọ.

Cũng xem chương I và chương II

12. Taṇhā, ái.

ái có ba là: ái duyên theo nhục dục ngũ trần (kāmataṇhā); ái duyên theo dục lạc liên hợp với thường kiến (bhavataṇhā), tức trong khi thỏa thích, có ý nghĩ rằng những dục lạc nầy là thường còn, tồn tại mãi mãi không hư hoại; và ái duyên theo dục lạc liên hợp với đoạn kiến (vibhavataṇhā), tức trong lúc thỏa mãn dục vọng nghĩ rằng tất cả đều chấm dứt sau khi chết. Đây là quan điểm của người sống theo thuyết duy vật.

Bhavataṇhā và Vibhavataṇhā cũng đuợc chú giải là luyến ái duyên theo cảnh Sắc Giới và luyến ái theo cảnh Vô Sắc Giới. Thông thường hai danh từ nầy được hiểu là ái dục trong trạng thái sinh tồn và ái dục trong sự không-sinh-tồn.

Có sáu loại ái dục duyên theo 6 trần cảnh như sắc, thinh v.v... Sáu loại nầy trở thành 12 nếu cộng với sáu căn môn như nhãn, nhĩ v.v... và 36 nếu tính luôn quá khứ, hiện tại và vị lai. Nếu nhân luôn cho ba loại ái dục kể trên thì có tất cả là 108.

13. Upādāna, Thủ

Danh từ nầy xuất nguyên từ "upa" + "ā" + căn "da", có nghĩa cho ra. Upādāna, Thủ, là ái dục ở mức cao độ, mãnh liệt tham ái và chặt chẽ nắm giữ lại. Taṇhā, ái dục, giống như tên trộm rình mò trong đêm tối để lấy trộm một vật. Upādāna, Thủ, là chính hành động lấy trộm. Thủ là hậu quả của luyến ái và lầm lạc. Thủ đưa đến quan kiến sai lầm về "Ta" và "Của Ta".

14. Bhava, Hữu.

Theo nghĩa đen, bhava là trở thành, và được giải thích là cả hai, hành động tạo Nghiệp, Kamma (kamma-bhava), thiện và bất thiện -- tiến trình tích cực của sự trở thành -- và những cảnh giới sinh tồn khác nhau (upapatti- bhava) -- tiến trình tiêu cực của sự trở thành.

Giữa hai danh từ Saṅkhārā, Hành, và Kammabhava, Hữu, chỉ có sự khác biệt là "hành" được dùng theo nghĩa "nghiệp được tạo nên trong quá khứ" và "hữu" là "nghiệp tạo trong hiện tại". Chỉ có bhava, hữu, tức nghiệp hiện tại tạo duyên cho sự tái sanh tương lai.

15. Jāti, Sanh

Một cách chính xác jāti, là sự khởi sanh của năm uẩn (khandhānaṁ pātubhāvo).

16.

Vô Minh là nhân quá khứ tạo duyên cho hiện tại, và ái Dục là nhân trong hiện tại tạo duyên cho tương lai.

17. Āsava, Hoặc Lậu.

Hoặc Lậu hay những ô nhiễm tiềm tàng ngủ ngầm trong tất cả mọi chúng sanh còn trong tam giới, được xem là nguyên nhân đưa đến vô minh.

Ghi chú:

[1] Mười thành-phần-thân (kāyadasaka) gồm bốn nguyên tố: i. nguyên tố duỗi ra (paṭhavi), ii. nguyên tố làm dính liền (āpo), iii. nguyên tố nóng (tejo), iv. nguyên tố di chuyển (vayo), cùng với bốn chuyển hóa của nó (upādārūpa) là: v. màu (vaṇṇa), vi. mùi (gandha), vii. vị (rasa), viii. tinh chất dinh dưỡng (oja), và cùng với ix. mạng căn (jīvitindriya), x. thân (kāya).

Mười thành-phần-tánh nam hay nữ (bhāvadasaka) và mười thành-phần căn môn (vatthudasaka) cũng bao gồm theo thứ tự, chín yếu tố đầu rồi yếu tố thứ mười là tánh (nam hay nữ) và căn môn.

Như vậy ta thấy hiển nhiên rằng tánh nam hay nữ của một người đã được nghiệp quá khứ quyết định ngay vào lúc bà mẹ thọ thai.

Nơi đây kāya, thân, có nghĩa là phần nhạy của thân. Tánh nam hay nữ không phát triển vào lúc được thọ thai nhưng tiềm tàng ngủ ngầm. Không phải trái tim hay cân não -- được giả tưởng là ý căn, căn môn của tâm -- phát triển, mà tiềm năng phát triển của căn vẫn ngủ ngầm.

-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]