Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Tổ hợp "tổng quát"

08/05/201111:55(Xem: 10825)
4. Tổ hợp "tổng quát"

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương VII

SAMUCCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Những phân loại theo Abhidhamma

Sabbasaṅgaho
Tổ hợp "tổng quát"(36)

5.

(i) Sabbasaṅgahe -- Pañcakkhandho; rūpak- khandho, vedanākkhandho, saññākkhando, saṅkhārakkhandho, viññāṇakkhandho.

(ii) Pañcupādānakkhandhā -- rūpupadānākkhan- dho, vedanūpādānakkhandho, saññūpādānak- khandho, saṅkhārūpādānakkhandho, viññāṇu- pādānakkhandho. (īi)

(iii) Dvādasāyatanāni -- cakkhāyatanaṁ, sotā- yatanaṁ, ghāṇāyatanaṁ, jivhāyatanaṁ, kāyayata- naṁ, manāyatanaṁ, rūpāyatanaṁ, saddāyatanaṁ, gandhāyatanaṁ, rasāyatanaṁ, phoṭṭhabbāyatanaṁ, dhammāyatanaṁ.

(iv) Aṭṭhārasadhātuyo -- cakkhudhātu, sotadhātu, ghāṇadhātu, jivhādhātu, kāyadhātu, rūpadhātu, saddadhātu, gandhadhātu, rasadhātu, phoṭṭhabba- dhātu, cakkhuviññāṇadhātu, sotaviññāṇadhātu, ghāṇaviññāṇadhātu, jivhāviññāṇadhātu, kāya- viññāṇadhātu, manodhātu, dhammadhātu, mano- viññāṇadhātu.

(v) Cattāri ariyasaccāni -- dukkhaṁ ariya-saccaṁ, dukkhasamudayo ariyasaccaṁ, dukkha- nirodho ariyasaccaṁ, dukkhanirodhagāminīpaṭi- padā ariyasaccaṁ.

Ettha pana cetasikā-sukhumarūpa-nibbānavasena ekūnasattati dhammā dhammāyatanadhammadhātū'ti saṅkhaṁ gacchanti. Manāyatanam' eva sattaviññāṇadhātu vasena bhijjati.

1) Rupañ ca vedanā saññāsesā cetasikā tathā
Viñ
ñāṇam iti pañc'ete pañcakkhandhā'ti bhāsitā.

2) Pañc'upādānakkhandhā'ti tathā tebhūmakā matā
Bhedābhāvena nibbānaṁ khandhasaṅgaha-nissaṭaṁ.

3) Dvārālambanabhedena bhavantāyatanāni ca
Dvārālambanataduppannapariyāyena dhātuyo.

4) Dukkhaṁ tebhūmakaṁ vaṭṭaṁ taṇhāsamudayo bhave
Nirodho nāma nibbānaṁ maggo lokuttaro ma
to.

5) Maggayuttā phalā c'eva catusaccavinissaṭā
Iti pañ
cappabhedena pavutto sabbasaṅgaho.

Iti Abhidhammatthasaṅgahe samuccayasaṅgaha- vibhāgo nāma sattamaparicchedo.

§5

Trong phần toát yếu các "tổ hợp tổng quát" có:

(i) Năm Uẩn (37):

1. sắc uẩn,
2. thọ uẩn,
3. tưởng uẩn,
4. hành uẩn (38),
5 thức uẩn.

(ii) Năm Uẩn Thủ (39):

1. sắc uẩn thủ,
2. thọ uẩn thủ,
3. tưởng uẩn thủ,
4. hành uẩn thủ,
5. thức uẩn thủ.

(iii) Mười Hai Xứ:

a. Căn (40):

1. nhãn (41) căn,
2. nhĩ căn,
3. tỷ căn,
4. thiệt căn,
5. thân căn,
6. ý căn (42).

b. Trần:

7. sắc trần,
8. thinh trần,
9. hương trần,
10. vị trần,
11. xúc trần,
12. pháp trần.

(iv) Mười Tám Giới (43):

1. nhãn giới,
2. nhĩ giới,
3. tỷ giới,
4. thiệt giới,
5. thân giới,

6. sắc giới,
7. thinh giới,
8. hương giới,
9. vị giới,
10. xúc giới,

11. nhãn thức giới,
12. nhĩ thức giới,
13. tỷ thức giới,
14. thiệt thức giới,
15. thân thức giới,

16. ý giới,
17. pháp giới (44),
18. ý thức giới (45).

(v) Bốn Chân Lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Đế):

1. Chân Lý Thâm Diệu về sự Khổ (Khổ Đế),
2. Chân Lý Thâm Diệu về nguyên nhân của sự Khổ (Tập Đế),
3. Chân Lý Thâm Diệu về sự Chấm Dứt Đau Khổ (Diệt Đế),
4. Chân Lý Thâm Diệu về Con Đường dẫn đến sự Chấm Dứt Đau Khổ (Đạo Đế).

Nơi đây sáu mươi chín thực thể bao gồm 52 tâm sở, 16 loại sắc vi tế, và Niết Bàn, được xem là pháp xứ và pháp giới. Chỉ có ý xứ được chia làm bảy ý thức giới.

Tóm lược

Sắc, thọ, tưởng, những tâm sở còn lại, và thức được gọi là Ngũ Uẩn. Cùng thế ấy, những gì thuộc về tam giới (Dục, Sắc, Vô Sắc Giới) được xem là Ngũ Uẩn Thủ.

Vì Niết Bàn không có sự phân biệt (như quá khứ, hiện tại, vị lai) nên không nằm trong phạm vi Ngũ Uẩn.

Do sự khác biệt giữa căn môn và đối tượng nên có mười hai xứ. Tùy hợp nơi căn môn, đối tượng và thức liên hệ nên có giới phát sanh.

Cuộc sống trong tam giới là đau khổ. ái dục là nguyên nhân sanh khổ. Chấm Dứt đau khổ là Niết Bàn. Con Đường được xem là siêu thế.

Các tâm sở liên hợp với Đạo và Quả không nằm trong Tứ Đế.

Như vậy, Tổ Hợp Tổng Quát được giải thích là có năm phương cách.

Đây là chương thứ Bảy của Vi Diệu Pháp Toát Yếu đề cập đến các Phân Loại của Abhidhamma.

Chú Giải

36. Phân hạng cho tất cả như Ngũ Uẩn v.v...

37. Khandha, Uẩn.

Danh từ Khandha có nghĩa là nhóm, khối, hay uẩn. Đức Phật phân tách cái gọi là chúng sanh thành năm nhóm, hay Ngũ Uẩn. Tất cả những sắc pháp ở quá khứ, hiện tại, và vị lai đều được gọi chung là rūpakkhandha, sắc uẩn. Bốn uẩn kia -- thọ, tưởng, hành, thức -- phải được hiểu cùng một thế ấy.

38. Saṅkhāra, Hành.

Nơi đây danh từ Saṅkhāra được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Trong 52 tâm sở, thọ là một, và tưởng là một tâm sở khác. 50 tâm sở còn lại được gọi chung là Saṅkhāra, Hành. Các danh từ như những sự cấu hợp tinh thần, những khuynh hướng, những chiều hướng, những tổ hợp, không diễn đạt chính xác ý nghĩa của Phạn ngữ saṅkhāra. Chí đến "những sinh hoạt tinh thần có tác ý" cũng không thích nghi lắm.

Những "trạng thái tinh thần" thì quá tổng quát, nhưng không làm cho người ta sai lầm.

39. Upādānakkhandha, Ngũ Uẩn Thủ.

Được gọi như vậy vì nó hợp thành những đối tượng của sự bám níu, hay chấp thủ. Tám trạng thái tâm Siêu Thế cùng những tâm sở trong đó, và mười sắc pháp không do Nghiệp tạo không được xem là upādānakkhandha, ngũ uẩn thủ, vì không thể trở thành những đối tượng của sự chấp thủ.

40. Āyatana, Căn.

Được dùng trong nghĩa nền tảng, phạm vi, căn cứ. Đây là sáu cửa vào, lục nhập, làm nền tảng cho các giác quan.

41. Cakkhāyatana, Nhãn Căn.

Là phần nhạy của mắt. Chính phần nầy cảm nhận sắc tướng của trần cảnh. Phần nhạy của bốn giác quan kia -- thinh, hương, vị, xúc -- cũng phải được hiểu cùng một thế ấy.

42. Manāyatana, Ý Căn.

Không có một bộ phận riêng biệt làm nền tảng cho tâm giống như các căn môn khác. Ý căn có nghĩa là "sự hay biết của thức" (manodvārāvajjana) cùng với chặp "Bhavaṅga dứt dòng" trước đó (Bhavaṅgupaccheda). Xem chương I.

43. Dhātu, Giới.

Dhātu có nghĩa là cái gì mang theo đặc tánh của chính nó.

44. Dhammadhātu, Pháp Giới.

Dhammadhātu đồng nghĩa với dhammāyatana (pháp căn) nhưng khác dhammārammaṇa vì không bao gồm citta (thức), paññatti (khái niệm) và pasādarūpa (phần nhạy của sắc pháp).

45. Manoviññāṇadhātu, Ý Thức Giới.

Trong 89 loại tâm, 76 loại được xem là ý-thức, ngoại trừ mười loại "năm cặp ngũ quan thức" (dvipañcaviññaṇa) và ba ý giới (= 2 loại tiếp thọ và 1 ngũ môn hướng tâm).

46. Ariyasacca, Thánh Đế.

Danh từ Pāli gọi chân lý là sacca, có nghĩa cái gì thật sự là vậy. Tiếng Saṁskrt tương đương là satya, hàm xúc ý nghĩa là một sự kiện chắc như vậy, không thể nghĩ bàn. Đức Phật tuyên ngôn là có bốn chân lý như vậy liên hợp với cái được gọi là chúng sanh. Bốn chân lý ấy được gọi là ariyasaccāni, Tứ Thánh Đế, bởi vì đã được khám phá do vị Thánh Nhân Tối Thượng, là Đức Phật, đã tận diệt mọi hình thức ô nhiễm.

Chân lý đầu tiên đề cập đến dukkha, một danh từ khó có thể chính xác chuyển sang một ngôn ngữ nào khác. Ta thường gọi là đau khổ, hay buồn phiền, sầu não. Về phương diện cảm thọ, dukkha có nghĩa là cái gì khó chịu đựng. Nếu xem là một chân lý trừu tượng, dukkha hàm xúc ý nghĩa khinh miệt (du) và trống rỗng (kha). Thế gian nằm trong đau khổ, và như vậy là đáng khinh miệt, không đáng cho ta bám níu. Thế gian là một ảo ảnh, không có chi là thực tế. Do đó thế gian là trống rỗng, hư vô. Vậy thế gian là sự hư vô đáng khinh miệt.

Nguyên nhân của sự đau khổ ấy là ái dục, hay luyến ái (taṇhā), dắt dẫn ta sanh tử triền miên. Chân lý thứ ba là Niết Bàn, có thể được thành tựu trong chính kiếp sống nầy bằng cách hoàn toàn tận diệt tất cả mọi hình thức ái dục. Chân Lý thứ tư là Bát Chánh Đạo hay con đường "Trung Đạo".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]