Lời nói đầu
Việc dịch tác phẩm viết về Phật Giáo bảng ngoại ngữ sang tiếng Việt cho đến nay vẫn còn cần thiết và hữu ích, vì ba tạng kinh điển của Phật Giáo hầu như còn nằm trong nhiều loại văn tự khác như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Sanskrit, tiếng Pali v.v...
Nhận thấy sự cần thiết ấy trong việc tìm hiểu các tông phái Phật Giáo Nhật Bản, sau khi đọc xong tác phẩm, chúng tôi nghĩ cần phải dịch sao cho dễ hiểu - nhất là phần giáo lý mang tính chất triết - cống hiến quý vị món ăn tinh thần bổ ích trong việc nghiên cứu giáo điển Phật Đà. Những đặc điểm của sảch này gồm có:
- Ngắn gọn rõ ràng
- Nhận xét riêng từng tông phái ở mỗi thời kỳ khác nhau: và ở phần cuối cuốn sảch còn ghi rõ:
- Niên biểu lược sử Phật Giáo Nhật Bản
- Bảng tóm lược tổng số các tông phái, số tín đồ PG, v.v...
- Phần câu hỏi gợi ý, do dịch giả tự đưa thêm vào giúp người đọc cần phải lưu ý và nhớ tới những điểm nào thật quan trọng đã đọc.
- Cung ứng cho việc sưu tầm, nhất là đối với những vị nào muốn nghiên cứu sâu vào lãnh vực chuyên môn dễ dàng trong việc tra cứu.
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này.
Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước tác, dịch thuật... mới mong lưu lại được cho hậu thế những tài liệu tham khảo chính xác về thực tế Phật Giáo trong quá trình phát triển.
Xin đa tạ Thầy Tổ, song thân, bằng hữu, chư Thiện Hữu Tri Thức và Giáo
Hội đã cho tôi cơ hội ra học được ở nước ngoài mới làm quen với ngôn ngữ Nhật và công hiến quý vị dịch phẩm khiêm tốn này.
SYDNEY, mùa Báo Hiếu 1984
THÍCH BẢO LẠC
Lời dịch giả
Cũng như Phật Giáo các nước thuộc vùng Đông Á, Nhật Bản sớm chịu ảnh hưởng từ Phật Giáo Trung Quốc ở vào thế kỷ thứ 6 Tây lich. Trải qua trường kỳ lịch sử hơn 1400 năm, các tông phái Phật Giáo Trung Quốc đã được truyền sang Nhật Bản và biến thái dần để phù hợp với dân tộc tính. Đó cũng là tính chất đặc biệt theo như tinh thần khế lý và khế cơ (hợp với chân lý và trình độ căn cơ của mỗi người) nơi giáo lý đạo Phật.
Nihon no Bukkyo Shuha là một tác phẩm viết bằng tiếng Nhật của hai tác giả là S.Hanayama và K.Tamura, đã được hội truyền đạo Phật Giáo Nhật Bản xuất bản vào tháng 1 năm 1981.
Dịch giả hy vọng sẽ giúp quý vị tìm hiểu thêm các tông phái Phật Giáo Nhật Bản qua những dữ kiện: thành lập, niên đại, Tổ khai sáng, số tín đồ, tự viện, những ngôi Tổ đình, cũng như sự phát triển của mỗi tông phái ra sao. Còn một điều nữa cũng cần thưa trước là trong khi dịch, chúng tôi không chú trọng sát đúng với chánh văn miễn sao lột tả được mạch ý câu cho dễ hiểu hầu giúp quý độc giả nắm được trọn vẹn các yếu tố cần thiết mà thôi.
Nguyện đem công đức pháp thí này hối hướng đến khắp pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
CẨN CHÍ THÍCH BẢO LẠC
MỤC LỤC |
|
|
Lời nói đầu |
trang |
5 |
Lời dịch giả |
|
7 |
Mục lục |
|
8 |
Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản |
|
10 |
Buổi bình minh của lịch sử Phật Giáo Nhật Bản |
|
11 |
Thời kỳ Heian – Lý do của việc phân chia tông phái |
|
12 |
Việc duy trì |
|
14 |
* TÔNG THIÊN THAI |
|
17 |
- Tổ khai sáng – Danh hiệu |
|
17 |
- Đức Phật tôn thờ - kinh điển |
|
18 |
- Lịch sử - Giáo pháp |
|
19 |
- Việc duy trì |
|
21 |
* TÔNG CHÂN NGÔN |
|
23 |
- Tổ khai sáng – Đức Phật tôn thờ |
|
23 |
- Kinh điển |
|
24 |
- Lịch sử và việc phân phái |
|
25 |
- Giáo thuyết |
|
26 |
* TÔNG TỊNH ĐỘ |
|
30 |
- Tổ khai sáng |
|
30 |
- Đức Phật chính và kinh điển |
|
31 |
- Lịch sử - Giáo thuyết |
|
32 |
- Việc duy trì – việc phân phái |
|
34 |
* THỜI TÔNG |
|
35 |
* TÔNG DUNG THÔNG NIỆM PHẬT |
|
37 |
* TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG 40
- Đức Phật tôn thờ - Giáo lý – Phật giáo tại gia 42
- Nguyện nhờ tha lực 43
- Lòng tin là yếu tố chính 44
- Hiện tại không lui sụt – Bài trừ mê tín 45
- Việc duy trì 46
* TÔNG LÂM TẾ 47
- Lịch sử 48
- Danh hiệu – Đức Phật – Kinh điển 49
- Giáo pháp 50
- Việc tu hành 53
- Việc duy trì 54
* TÔNG TÀO ĐỘNG 55
- Tổ khai sáng 55
- Danh xưng 56
- Đức Phật tôn thờ - Kinh điển – Lịch sử 57
- Giáo thuyết 58
- Việc phân phái – Việc duy trì 60
* TÔNG NHỰT LIÊN 62
- Tổ khai sáng 62
- Kinh điển – Giáo thuyết 63
* NIÊN BIỂU LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN 69
* CÁC HỆ PHÁI 74
* TỔNG SỐ CÁC TÔNG PHÁI VÀ TÍN ĐỒ PGNB 88
* Các hệ phái tại Nara 97
* Những hệ phái khác 98
* Câu hỏi gợi ý 99
* Hai bài khảo luận:
- VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ THỜI GIAN 101
- TÂM LÝ HỌC & CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PG 113
CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
Nihon no Bukkyo Shuha
Danh từ tông phái là tiếng rất phổ thông đã được nhiều người biết tới; còn về ý nghĩa giữa “Tông” và “Phái” cũng hoàn toàn khác biệt nhau.
Trước thời đệ nhị thế chiến, Phật Giáo Nhật Bản chia thành 13 tông với 56 phái khác nhau. Ví dụ: Tịnh Độ Chân Tông, phái chùa Bổn Nguyện (Hongan
-ji) hay tông Lâm Tế, phái Diệu Tâm tự (Myoshin-ji) v.v… Chữ Tông dùng để chỉ cho sự phát triển về chiều sâu, còn việc phân phái là những trường hợp thông thường chỉ chiều rộng mà trong mỗi tông đều có chia ra thành nhiều phái khác nhau. Tuy nhiên, tông Tào Động và tông Hoàng Bá lại không có phân phái. Sáu tông ở thời kỳ Nara (thế kỷ thứ 8) và nhất là sau thế chiến thứ II việc phân phái lại càng rõ rệt hơn như: Thánh Đức tông (tổ đình là chùa Pháp Long (Honryu-ji, Kyoto), Hòa tông (tổ đình là chùa Tứ Thiên Vương (Shiten O-ji) và Thánh Quan Âm tông (tổ đình là chùa Thiển Thảo (Asakusa
-ji, Tokyo). Như vậy giữa tông và phái hoàn toàn khác nhau như đã nói trên.
Trước thế chiến (đệ II) PGNB chia ra thành 13 tông, theo như sử liệu và thời kỳ thành lập, các tông phát triển theo thứ tự sau đây:
Pháp Tướng – Hoa Nghiêm – Luật tông: thời kỳ Nara (710-794)
Thiên Thai – Chân Ngôn – Dung Thông Niệm Phật (thời kỳ Heian (794-1192)
Tịnh Độ – Lâm Tế – Tịnh Độ Chân Tông – Tào Động – Nhật Liên – Thời Tông: Thời kỳ Kamakura (1192-1333)
Hoàng Bá: thời kỳ Eido (thế kỷ thứ 17)
BUỔI BINH MINH CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
Thời kỳ Nara (Nai Lương: 710-794)
Phật Giáo lần đầu tiên được truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 6 Tây lịch, tức vảo năm 538, nhưng mãi cho tới thời kỳ Nara (gần 2 thế kỷ), các tông phái Phật Giáo vẫn chưa thành hình rõ rệt.
Thánh Đức Thái Tử (574-622) đã đem tinh thần Phật Giáo vào guồng máy hành chánh bằng cách ban chiếu phục hưng Tam Bảo (594) và thành lập bản Hiến pháp gồm 17 điều (604) thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo cho việc trị quốc an dân.
Mặt khác, chính Thánh Đức Thái Tử cũng đã chú thích ba bộ kinh căn bản như: Pháp Hoa, Duy Ma và kinh Thắng Man; tuy nhiên, Thái Tử không phải là nhà tu hành nên không thể lập ra được một tông phái Phật Giáo nào cả.
Mãi cho đến thời kỳ Nara mới có 6 tông phát Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang. Đó là Pháp Tướng, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Luật Tông, Thành Thật và Câu Xá Tông. Song các tông này mãi về sau lại đứng biệt lập và khác nhau ở chỗ sự tồn tại của tông là một học phái riêng hoặc phần lớn các tăng sĩ của mỗi tông đều giữ một lề lối sinh hoạt trong phạm vi tông môn. Tuy vậy, phần tinh túy của các tông đều đã cống hiến cho sự nghiên cứu và tìm hiểu mới là điều đáng lưu tâm hơn cả.
Trong 6 tông vẫn còn duy trì liên tục cho tới nay mà chủ yếu là những ngôi chùa tổ đình như: Pháp Tướng tông với chùa Dược Sư, chùa Vạn Phước, chùa Thanh Thủy gọi là Bắc Pháp Tướng (vì phát triển mạnh ở mạn phía Bắc kinh đô) và chùa Pháp Long (lập năm 621) gọi là Thánh Đức tông thuộc hệ phái của Thánh Đức Thái Tử). Tông Hoa Nghiêm với chùa Đông Đại tự (lập năm 740), Luật Tông với chùa Đường Chiêu Đề (lập năm 759).
Tưởng cũng cần nói rõ thêm là PGNB thuộc Đại Thừa hay còn gọi là Bắc phương Phật Giáo, nhưng ở vào thời kỳ này trong số 6 tông lại có 3 tông là Luật, Thành Thật và Câu Xá thuộc về tiểu thừa Phật Giáo vẫn được lưu hành và mãi cho tới nay Luật tông là một tông duy nhất vẫn tồn tại.