Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tóm lược về Căn

08/05/201111:55(Xem: 11229)
6. Tóm lược về Căn

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương III

PAKI.N.NAKA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
PHẦN LINH TINH

VI. Vatthu Saṅgaho
Tóm lược về Căn

12.

Vatthusaṅgahe vatthūni nāma cakkhu sota ghāṇa jivhā kāya hadayavatthu c'āti chabbidhāni bhavanti.

Tāni kāmaloke sabbāni' pi labbhanti Rūpaloke pana ghāṇādittayaṁ natthi. Arūpaloke pana sabbāni' pi na saṁvijjanti.

Tattha pañcaviññāṇadhātuyo yathākkamaṁ ekantena pañcappasādavatthūni nissāy'eva pavattanti. Pañcadvārāvajjanasampaṭicchana- saṅkhāta pana manodhātu ca hadayaṁ nissāy'eva pavattanti. Tathā avasesā pana manoviññāṇa-dhātu-saṅkhāta ca santīraṇa-mahā-vipākapaṭigha-dvayapaṭhamamaggahasana rūpāvacaravasena hadayaṁ nissāy' eva pavattanti.

Avasesā kusalākusalakriyānuttaravasena pana nissāya vā anissāya. Āruppavipākavasena hadayaṁ anissāy' evā ti.

13.

Chavatthū nissitā kāme satta rūpe catubbidhā
Ti vatthū nissitāruppe dhātvekā nissitā matā.
Tecattāḷīsa nissāya dve cattāḷīsa jāvare
Nissāya ca anissāya pākā' ruppā anissitā'ti
Iti Abhidhammatthasaṅgahe Pakiṇṇakasaṅgaha-vibhāgo nāma Tatiyo Paric
chedo.

§12

Trong tóm lược về những căn trú (93), có sáu loại là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và ý.

Tất cả những loại nầy cũng vậy (94), đều nằm trong Dục Giới. Nhưng trong Sắc Giới không có ba căn -- tỷ, thiệt, và thân (95). Trong cảnh Vô Sắc Giới không có căn nào (96).

Nơi đây năm thành phần của ngũ quan thức hoàn toàn tùy thuộc nơi năm phần nhạy (97) của bộ phận tương ứng, làm căn trú cho năm thức ấy. Nhưng thành phần tâm -- tức ngũ môn hướng tâm và (hai loại) tiếp thọ tâm -- tùy thuộc nơi tâm (98) . Cùng thế ấy, những thành phần tâm còn lại (99) bao gồm (100) tâm suy đạc, tâm đại Quả, hai loại tâm (101) đồng phát sanh với sân, tâm Đạo đầu tiên (102), tiếu sanh tâm (103), và những loại tâm thuộc Sắc Giới, tùy thuộc nơi tâm (105).
(10 + 3 + 3 + 8 + 2 + 1 + 1 + 15 = 43)

Những loại tâm còn lại (106), dầu Thiện, Bất Thiện, Hành, hoặc Siêu thế đều hoặc tùy thuộc, hoặc không tùy thuộc nơi ý căn. Những tâm Quả thuộc Vô Sắc Giới không tùy thuộc nơi ý căn.

§13

Phải nên hiểu rằng trong Dục Giới bảy thành phần (107) tùy thuộc nơi sáu căn. Trong Sắc Giới, bốn (108) tùy thuộc nơi ba (109) căn. Trong Vô Sắc Giới chỉ đơn giản có một thành phần tâm (110), không tùy thuộc nơi căn nào.

Bốn mươi ba loại tâm phát sanh tùy thuộc nơi một căn. Bốn mươi hai phát sanh không tùy thuộc, hoặc tùy thuộc nơi một căn. Những tâm Quả Vô Sắc phát sanh mà không tùy thuộc căn nào cả.

Như vậy chấm dứt chương thứ Ba của bản Vi Diệu Pháp Toát Yếu, dưới tựa đề Linh Tinh.

Chú Giải

93. Vatthu, Căn

Xuất nguyên từ căn "vas", trú ngụ.

Trong ý nghĩa đầu tiên vatthu là một khu vườn, một thửa đất, hay một lối đi. Theo nghĩa phụ thuộc, vatthu là nguyên nhân, hay điều kiện.

Danh từ vatthu cũng áp dụng cho vật gì hiện hữu, tức một thể chất, một vật, một món đồ. Khi đề cập đến ba bảo vật để tôn thờ, Đức Phật nói: "uddesikaṁ ti avatthukaṁ". Nơi đây avatthuka có nghĩa là không có vật thể, không có một vật hay một cái gì cụ thể.

Vatthu là căn trú của giác quan.

Có sáu căn trú vật chất, hay lục căn, tương ứng với sáu giác quan.

Những căn trú nầy sẽ được mô tả với đầy đủ chi tiết trong một chương riêng biệt đề cập đến Rūpa, Sắc.

94.

Trong chữ nầy có một phần "pi" có nghĩa là "cũng". Đoạn nầy chỉ rằng ở đây có một ngoại lệ là trường hợp của những người sanh ra bị tật nguyền như câm, điếc, mù v.v...

95.

Chúng sanh ở trong cảnh giới nầy cũng có đủ mũi, lưỡi và thân, nhưng các căn nầy không có khả năng nhạy, vì trong cảnh giới cao thượng nầy chúng sanh đã tạm thời dứt bỏ dục vọng kāmaraga, tâm đeo níu theo dục lạc. Những chúng sanh nầy có mắt và tai để dùng cho những mục tiêu cao cả, tốt đẹp. Cũng có ý căn, vì đó là căn trú của tâm.

96.

Bởi vì cảnh giới nầy không có sắc tức không có hình thức vật chất nào. Chỉ có tâm, nhưng do năng lực của Thiền cũng không cần đến ý căn.

97.

Thí dụ như nhãn thức tùy thuộc nơi phần nhạy (tức khả năng thấy) của mắt chớ không tùy thuộc nơi "con mắt bằng thịt". Các thức khác trong ngũ thức cũng tùy thuộc nơi mặt nhạy tương ứng như vậy. Mặt nhạy của năm giác quan phải được hiểu biết như sau:

Cakkhu, Nhãn, hay Nhãn Căn, có nghĩa là sự thấy, giác quan của sự thấy, con mắt. Tuy nhiên trong quyển sách nầy, "mắt" hay "nhãn" luôn luôn được xem là khả năng thấy, nhãn quan, chớ không phải "con mắt bằng thịt" (maṁsa cakkhu). Về điểm nầy Đức Sāriputta (Xá Lợi Phất) có nói rằng phần nhạy của nhãn quan mà do đó ta thấy hình sắc, nhỏ và tế nhị, có thể ví như đầu con chí.

Sotappasāda, Nhĩ, hay Nhĩ Căn. Phần nhạy của tai, hay khả năng nghe. "Cái nầy nằm trong lỗ hõm của bộ phận cấu thành tai và có nhiều lông màu đỏ có hình thù như một cái bao ngón tay nhỏ (anguliveṭhana)" (Asl. 310).

Ghānappasāda, Tỷ, hay Tỷ Căn. Phần nhạy của mũi. "Cái nầy nằm bên trong lỗ hõm của mũi, có hình thù như cái móng con dê. (Asl. 310).

Jivhāppasāda, Thiệt, hay Thiệt Căn.Phần nhạy của lưỡi. "Cái nầy nằm giữa và bên trên bộ phận nếm, có hình thù như mặt trên của lá sen. (Asl. 310)

Kāyappasāda, Thân, hay Thân Căn. Phần nhạy của thân. "Trong phạm vi của thân -- bản chú giải nói như vậy (Asl. 311) -- được trải ra cùng khắp châu thân như dầu loang khắp mặt vải". -- (Buddhist Psychology, trang 173-181)

Hadayavatthu, Ý Căn. Theo các nhà chú giải, hadayavatthu (ý căn), là căn trú của tâm. Tập tục cổ truyền cho rằng bên trong lỗ hõm của trái tim có một ít máu, và ý căn tùy thuộc nơi máu nầy. Thuyết chủ trương rằng ý căn nằm trong trái tim được phổ biến mạnh mẽ vào thời Đức Phật, và chắc chắn được sự hỗ trợ của kinh Upanishads. Đức Phật có thể cũng theo thuyết ấy, nhưng Ngài không có lời dạy nào về điểm nầy.

Ông Aung, trong bản khái luận của ông, lý luận rằng Đức Phật không có nói gì về điểm nầy. Ngài không quả quyết rằng ý căn là trái tim hay cân não.

Trong sách Dhammasaṅgani, danh từ hadayavatthu được gác hẳn qua một bên. Trong bộ Paṭṭhāna, thay vì dùng chữ hadaya như ý căn, Đức Phật chỉ giản dị dạy "yam rūpaṁ nissāya" -- "tùy thuộc nơi phần sắc đó".

Theo ý kiến của Ông Aung, Đức Phật không muốn loại bỏ một chủ thuyết được phổ biến rộng rãi thời bấy giờ. Ngài cũng không nêu lên một thuyết mới nói rằng ý căn là cân não như các nhà khoa học hiện đại. (Xem Buddhist Psychology -- Introduction I xxviii, và Compendium of Philosophy, trang 277-279)

99. Dhātu, Giới

Xuất nguyên từ căn "dhar", nắm giữ lại, mang theo.

"Cái gì mang theo dấu hiệu của chính mình là dhātu". Được gọi như vậy bởi vì tự nó không có hiện hữu, hay không có sự sống (nissatta nijjīva).

Để tiện việc phân biệt, có ba danh từ được dùng ở đây. Đó là pañcaviññāṇadhātu, manodhātu, và mano-viññāṇa-dhātu.

- Pañca-viññāṇa-dhātu, ngũ thức giới, áp dụng cho cặp ngũ quan thức hay ngũ song thức.

- Mano-dhātu, ý giới, áp dụng cho hai loại, tiếp thọ tâm và ngũ môn hướng tâm (sampaṭicchana và pañcadvārāvajjana).

- Mano-viññāṇa-dhātu, ý thức giới, được áp dụng cho tất cả những loại tâm còn lại.

100.

Ba loại tâm suy đạc và tám loại tâm Đại Quả không phát sanh trong cảnh Vô Sắc Giới vì ở cảnh nầy không có căn môn để phát sanh xuyên qua đó, cũng không có tác dụng.

101.

Bởi vì trong cảnh Sắc Giới và Vô Sắc Giới chúng sanh đã chế ngự tâm sân nên hai loại tâm đồng phát sanh với sân không có ở cảnh nói trên.

102.

Muốn chứng đắc tầng Thánh đầu tiên phải có nghe người khác dạy (paratoghosappaccaya).

103.

Tiếu sanh tâm (tâm làm mĩm cười) không thể phát sanh khi không có cơ thể vật chất. Chỉ ở cảnh người chư Phật Toàn Giác và chư Phật Độc Giác mới có loại tâm nầy.

104.

Không có tâm Thiền Sắc Giới phát sanh trong cảnh Vô Sắc Giới vì những vị tái sanh vào cảnh nầy đã chế ngự mọi ham muốn vật chất (rūpa).

105.

Tất cả 43 loại tâm kể trên đều tùy thuộc nơi hadayavatthu (ý căn).
(10 + 3 + 3 + 8 + 2 + 1 + 1 + 15= 43)

106.

Đó là 8 tâm đẹp (tịnh hảo) thiện, 4 tâm thiện Sắc Giới, 10 tâm bất thiện, 1 ý môn hướng tâm, 8 tâm đẹp hành, 4 tâm hành Vô Sắc Giới, 7 tâm Siêu Thế = 42.

Các loại tâm nầy có thể phát sanh trong những cảnh giới mà chúng sanh có đủ năm uẩn, hoặc trong những cảnh giới mà chúng sanh chỉ có bốn uẩn (Vô Sắc Giới).

107.

Đó là 5 pañcaviññāṇadhātu (ngũ thức giới) + 1 manodhātu (ý giới) + 1 manoviññāṇadhātu (ý thức giới) = 7

108.

Đó là 1 nhãn thức, 1 nhĩ thức, 1 ý giới (manodhātu), 1 ý thức giới (manoviññāṇadhātu) = 4.

109.

Đó là nhãn, nhĩ, và ý căn.

110.

Dhātu + eka = Dhātv'eka. Danh từ nầy hàm xúc ý nghĩa manoviññāṇadhātu (ý thức giới).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]