Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tâm "Ðẹp" thuộc Dục giới

08/05/201111:55(Xem: 10849)
6. Tâm "Ðẹp" thuộc Dục giới

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch

Chương I

(CITTA - SAṄGAHA - VIBHĀGO)

NHỮNG LOẠI TÂM VƯƠNG KHÁC NHAU

SOBHANA CITTĀNI
Tâm "Đẹp" thuộc Dục giới -- 24

6.

Pāpāhetukamuttāni -- Sobhanāni'ti vuccare
Ek'ūnasaṭṭhicittāni -- ath 'ekanavutī'pi vā

Aṭṭhā Kāmāvaccara Kusala Cittāni

1. Somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
2. Somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
3. Somanassa-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
4. Somanassa-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
5. Upekkā-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
6. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
7. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
8. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ sasaṅkhārikam' ekan'ti

Imāni aṭṭha'pi sahetuka kāmāvacarakusalacittāni nāma.

Aṭṭha Kāmāvacara Vipāka Cittāni

9. Somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
10. Somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
11. Somanassa-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ asaṅkhārikam ek
aṁ,
12. Somanassa-sahagataṁ ñā
ṇavippayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
13. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
14. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ.
15. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
16. Upekkhā-sahagata
ṁ ñāṇavippayuttaṁ sasaṅkhārikam ekan'ti.

Imāni aṭṭha'pi sahetuka kāmāvacaravipākacittāni nāma.

Aṭṭha Kāmāvacara Kriyā Cittāni

17. Somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
18. Somanassa-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
19. Somanas
sa-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
20. Somanassa-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
21. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ,
22. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇasampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ,
23. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ asaṅkhārikām ekaṁ,
24. Upekkhā-sahagataṁ ñāṇavippayuttaṁ sasaṅkhārikam ekan'ti,

Imāni aṭṭha'pi sahetukakāmāvacarakriyācittāni nāma.

Icce' vaṁ sabbathā'pi sahetuka-kāmāvacara-kusala- vipāka-kriyā cittāni samattāni.

Vedanā-ñāṇa-saṅkhāra -- bhedena catuvīsati
Sahetū-kāmāvacara -- puñ
ñapākakriyā matā.
Kāme tevīsapākāni -- puñ
ña' puññāni vīsati
Ekādasa kriyā c'āti -- catupañ
ñāsa sabbathā.

§6

Ngoại trừ những loại tâm Bất Thiện và Vô Nhân, các loại còn lại được gọi là "Đẹp" (Tịnh Quang Tâm, hay Tịnh Hảo Tâm). Số tâm nầy có năm mươi chín, hoặc chín mươi mốt.

Tám Loại Tâm Thiện:

1. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
2. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
3. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, không liên hợp với tri kiến,
4. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, không liên hợp với tri kiến,
5. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả [1], liên hợp với tri kiến,
6. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, liên hợp với tri kiến,
7. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến,
8. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến

Đó là tám loại tâm Thiện, Hữu Nhân, thuộc Dục Giới.

Tám Loại Tâm Quả:

9. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
10. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
11. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, không liên hợp với tri kiến,
12. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, không liên hợp với tri kiến,
13. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, liên hợp với tri kiến,
14. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, liên hợp với tri kiến,
15. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến,
16. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến.

Đó là tám loại tâm Quả, Hữu Nhân, thuộc Dục Giới.

Tám Loại Tâm Hành:

17. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
18. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
19. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, không liên hợp với tri kiến,
20. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, liên hợp với tri kiến,
21. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến,
22. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, liên hợp với tri kiến,
23. Một tâm, không bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến,
24. Một tâm, bị xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tri kiến.

Đó là tám loại tâm Hành, Hữu Nhân, thuộc Dục Giới.

Như vậy chấm dứt tất cả, những loại tâm Thiện, tâm Quả, tâm Hành, Hữu Nhân thuộc Dục Giới.

Tóm lược:

Những loại tâm Thiện, Quả, Hành, Hữu Nhân thuộc Dục Giới, khác biệt nhau do thọ cảm, tri kiến và sự xúi giục, phải được hiểu rằng có hai mươi bốn.

Trong Dục Giới có hai mươi ba loại tâm Quả, hai mươi tâm Thiện và Bất Thiện, và mười một tâm Hành, năm mươi bốn tất cả.

Chú Giải

28. Sobhana

Gọi là "Đẹp", cũng được dịch là Tịnh Hảo, hay Tịnh Quang, vì tâm nầy liên kết với những căn thiện như bố thí, tâm từ, tri kiến và tạo nên những đức tánh tốt. (Bản Chú Giải)

29. Pāpa

Là cái gì dẫn đến trạng thái khốn khổ. Nên hiểu đây là cái gì xấu, ác, hay bất thiện, hơn là xem như "tội lỗi".

30. Hetuka

Tất cả những tâm được mô tả kể từ đoạn nầy đều được gọi là Sahetuka, Hữu Nhân, nghĩa là bắt nguồn từ một, hai, hoặc ba Nhân, đối chiếu với các tâm Vô Nhân của phần trước, không liên kết với Nhân nào.

Trong hai mươi bốn (24) tâm Đẹp thuộc Dục Giới, Kāmāvacara Sobhana Cittas, mười hai loại liên kết với hai căn thiện -- bố thí (alobha, không-tham) và tâm từ (adosa, không-sân) -- mười hai loại liên kết với ba căn: bố thí, tâm từ, và tri kiến (amoha, không si).

31. Năm mươi chín hay chín mươi mốt

Kāmāvacara (thuộc Dục Giới) 24
Rūpavacara (thuộc Sắc Giới) 15
Arūpāvacara (thuộc Vô Sắc Giới) 12
Lokuttara (Siêu Thế) 8
---------------------------------------------
Cộng chung là: 59

Khi tâm Siêu Thế (Lokuttara Citta) được phát triển xuyên qua một trong năm tầng Thiền Thiện Sắc Giới (Kusala Rūpa Jhāna) như sẽ đuợc giải thích ở cuối chương, thì có tất cả bốn mươi (8 x 5 = 40) loại tâm Siêu Thế.

Trong trường hợp nầy thì: 24+15+12+40 = 91

32. Ñāṇa, Tri Kiến

Là cái gì hiểu biết thực tại (Bản Chú Giải). Ở đây danh từ ñāṇa đồng nghĩa với trí minh mẫn sáng suốt, hợp lý, hay tri kiến. Đối nghịch lại là moha (si mê, ảo kiến hay cuồng si).

33. Asaṅkhārika, không có sự xúi giục.

Theo bản chú giải, ta làm một hành động tốt một cách hồn nhiên, không suy nghĩ hay bàn tính trước, không có sự xúi giục, xui khiến, sai bảo, từ bên trong hay bên ngoài, mà do sự thích ứng vật chất và tinh thần, do vật thực, khí hậu v.v... hậu quả của những hành động tương tợ đã có trong quá khứ (một thói quen đã có, một phản ứng tự nhiên) [2].

34. Tất cả những hành động thiện đều do một trong tám loại tâm đầu tiên.

Hậu quả tương ứng của nó là tám tâm Quả. Tám tâm Quả Vô Nhân (Ahetuka Vipāka Cittas) cũng là hậu quả phải có của những tâm Thiện (Kusala Cittas) nầy. Vậy, có mười sáu tâm Quả (Vipāka Cittas) tương ứng với tám tâm Thiện (Kusala Cittas). Trong lúc ấy chỉ có bảy tâm Quả Vô Nhân (Ahetuka Vipāka Cittas) tương ứng với mười hai tâm Bất Thiện (Akusala Cittas).

Chư Phật và chư vị A La Hán cũng có tất cả hai mươi ba loại tâm Quả (Vipāka Cittas) nầy bởi vì các Ngài còn phải gặt quả xấu hay tốt của nghiệp đã gieo trong quá khứ, cho đến ngày các Ngài nhập diệt.

Tuy nhiên, các Ngài không có tám loại tâm Thiện đầu tiên bởi vì không còn tích trử nghiệp mới, có năng lực tái tạo nữa. Các Ngài đã tận diệt mọi thằng thúc trói buộc chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi.

Trong khi không còn hành động thiện thì, thay vì có tâm Thiện (Kusala Cittas), các Ngài có tám tâm Hành (Kriyā Cittas, cũng gọi là tâm Duy Tác) là những loại tâm không có năng lực tái tạo.

Những người thường và những bậc Thánh ở ba tầng đầu -- Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm -- không có loại tâm nầy.

35. Thí Dụ Cho Tám Loại Tâm Thiện Đầu Tiên

1) Một cách hiểu biết và hồn nhiên, không có sự xúi giục, ta cho người ăn xin một vật gì, lòng cảm nghe vui vẻ.

2) Một cách hiểu biết, ta cho người ăn xin một vật gì sau khi đắn đo suy nghĩ, hay có ai xui khiến, lòng cảm nghe vui vẻ.

3) Một em bé không biết gì, vui vẻ đảnh lễ thầy tỳ khưu một cách hồn nhiên. Người nọ vui vẻ tụng kinh một cách tự động, không biết gì đến ý nghĩa của lời kinh.

4) Em bé không hiểu biết gì, vui vẻ đảnh lễ thầy tỳ khưu, theo lời dạy của mẹ. Người nọ vui vẻ tụng kinh, theo lời dạy của một người khác, và không hiểu biết ý nghĩa của lời kinh.

Bốn loại tâm còn lại nên được hiểu biết cùng thế ấy, thọ Xả thay vào chỗ thọ Hỷ.

Ghi chú:

[1] Xem chú giải số 10. Nơi đây, upekkhā cũng có thể là trạng thái tâm quân bình.

[2] Xem chú giải số 12.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]