Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chi 1: Phân biệt trí, Khởi Diệt trí, Quán Diệt trí

03/05/201115:33(Xem: 9687)
Chi 1: Phân biệt trí, Khởi Diệt trí, Quán Diệt trí
 
GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA
Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt

Phần 2:PHẦN TÌM HIỂU

Phần Tìm hiểuPhẩm 12: Phân biệt Đế

Chi 1: Phân biệt trí, Khởi Diệt trí, Quán Diệt trí

 

Chuyển tiếp: Trong Phẩm 11, Chi 2: Thánh đế Phương tiện, Luận văn trình bày nội dung của Bốn Chơn Lý Nhiệm mầu: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế Đạo đế.

Nơi Phẩm 12 nầy, Luận văn chỉ cách vận dụng Trí huệ để nhìn thấy rõ ràng và thực hành theo lời dạy trong Tứ đế. Riêng trong Chi 1, Luận văn phân tách Trí huệ ra: Phân biệt trí, Khởi Diệt trí Quán Diệt trí, là các giai đoạn của Trí Huệ lần lượt trải qua khi học tập về Bốn Chơn lý Nhiệm mầu.

089. Dàn bài chi tiết của Chi 1, Phẩm 12:

I. Nhập đề:Người toạ thiền sau khi đã hiểu rõ năm phương tiện: ấm, nhập, giới, nhân duyên bốn thánh đế, còn phải làm sao cho Trí huệ Bát-nhã khởi lên để nhìn thấy rõ ràng bằng huệ nhãn, sự sanh khởi, sự tồn tại và sự tiêu diệt của năm thọ ấm. Phẩm 12 nầy nói rõ sự phân biệt các Đế, bằng con mắt của Trí huệ.

II. Thân bài: Chi 1 lần lượt xét qua các Trí sau đây: (1) Phân biệt tri, (2) Khởi Diệt trí, và (3) Quán Diệt trí.

A. Phân biệt trí: khởi lên qua ba điạ hạt sau đây:

(1) Danh-Sắc (= chư hành) và toàn bộ Khổ ấm;
(2) ba đặc tướng:vô thường, khổ, vô ngã
(3) bagiải thoát môn: vô tướng, vô nguyện, không.

1. Điạ hạt thứ Nhứt: Danh-Sắc

11. Thế nào là Năm thọ ấm qui về Danh-Sắc?
12. Sự khác biệt giữa Danh Sắc.
13. Nơi Khổ đế, phải thấy rõ:

- chỉ có Danh Sắc (= chư hành) thôi
-chẳng có mộtchúng sanh nào cả,
-
cũng chẳng có thọ mạng nào.

14. Nơi Tập đế, phải thấy rõ:

- khi nào khổ ấm khởi lên
- và do các nhân duyên nào?

15. Nơi Diệt đế, phải thấy rõ:

- khi nào khổ ấm diệt đi
- và do các nhân duyên nào?

16. Nơi Đạo đế, phải thấy rõ:

- con đường nào đầy đủ để tận diệt các nguyên nhân đã làm khởi lên khổ ấm.

2. Điạ hạt thứ Hai: Vô thường, Khổ, Vô ngã.

21. Nơi năm ấm: sắc, thọ, tưỏng, hành, thức, Danh-Sắc khởi lên, biến chuyển và diệt
22. Danh-Sắc
đó biến chuyển mãi: vô thường
23. Khổ ấm theo
đó khởi lên tương tục: khổ;
24. Danh-Sắc
đó do nhân duyên mà khởi lên, vì chẳng có tự tánh, chẳng thật: vô ngã.

3.Điạ hạt thứ Bat:Vô tướng, Vô nguyện, Không

31. Danh-Sắc chẳng hiện hữu, trước khi khởi và cũng chẳng tồn tại, sau khi diệt; nênan trú tâm vào cảnh giới Vô tướng;
32. Danh-Sắc gây lo sợ vì cầu chẳng được, nên an trú tâm vào cảnh giới Vô nguyện;
33. Danh-Sắc chẳng tự tánh, do duyên sanh, nên an trú tâm vào cảnh giới Không.

B. Khởi Diệt trí: Trí huệ nhận thấy rõ chư hành thể hiện qua ba đặc tướng: vô thường, khổ

vô ngã, bằng huệ nhãn.

1. Ba cách nắm giữ tướng của ba đặc tướng:

11. Nhận rõ tướng chấp thủ vào phiền não;
12. Nắm giữ lấy tướng định;
13. Nắm giữ lấy tướng huệ.

2. Phân biệt tướng năm ấm với tướng của tâm:

21. Các tướng của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
22. Tướng của tâm khởi lên khi:

- tiếp xúc với đối tượngcủa năm ấm;
-
tác ých
ăm chú vào mỗi ấm;

3. Thông đạt sự SANH khởi của các đặc tướng "vô thường", "khổ", "vô ngã" đó

bằng Huệ nhãn, theo ba cách:

31. do NHÂN: ái, vô minh nghiệp,mà các đặc tướng đó khởi sanh lên;
32. do DUYÊN: thực phẩm xúc chạm, mà các đặc tướng đó khởi sanh lên
33. do TƯ TÁNH tự
đổi mới chẳng ngừng, mà các đặc tướng đó khởi sanh lên.

4. Thông đạt sự biến DIÊT các đặc tướng đó bằng Huệ nhãn, cũng theo ba cách:

41.do ba nhân, ái, vô minh, nghiệp diệt, mà các đặc tướng đó biến diệt theo;
42.do hai duyên, thực phẩm, xúc chạm diệt mà các
đặc tướng đó biến diệt theo.
43.do nơi tự tánh tương tục cho
đến lúc diệtmà các đặc tướng đó tàn diệt theo.

5. Ích lợi của sựthông đạt được tướng Sanh tướng Diệt:

51. Thông đạt tướng Sanh, thấy được Khổ đế
52. Thông
đạt tướng Diệt, thấy được Diệt đế
53. Thấy
được điều chưa từng thấy; các nỗi Khổđược thấy ra đến tận bờ ranh (như thí dụ về con chim bay thoát vòng lửa đang nhìn thấy lửa tràn lan bên dưới);
54. Do thấy tướng khởi củaNhân duyên, mà thông
đạt được mối tương quan giữa sự hiện hữu sự khởi thành:cái nầy khởi, nên khiến cái kia cùng khởi theo
55. Do thấy tướng diệt của Nhân duyên, mà thông
đạt được mối tương quan giữa sự tận diệt sự vô sanh: cái nầy đã diệt, nên khiến cái cùng diệt theo.
56. Như thế, nhờ Huệ nhãn thông
đạt được Khổ đế và Diệt đế, mà hành giả chứng được tướng vô sanh.
57.
Đoạn trừ được các tà kiến:

- bỏ thường kiến, đoạn kiến, chứng được vô thường kiến;
-
bỏ lạc tưởng, chứng
được khổ tưởng
- bỏ ngã kiến, chứng
được vô ngã kiến.

58.Tạm kết: Khởi Diệt trí tức là Phân biệt trí thông đạt được chư hành từ lúc Khởi sanh cho đến lúc tận Diệt.

C. Quán Diệt trí: Trí huệ quán sát sự tàn diệt của chư hành (trong năm ấm) và phân biệt rõ ràng sự sanh diệt của Tâm.

1. Quán đối tượng của sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

2. Quán sự sanh khởi và tàn diệt của các tâm sở đang quán sát đối tượng của mỗi ấm;

3. Do ba cách mà huệ nhãn nhìn thấy sự diệt của Tâm và các tâm sở:

31. Do kết tụ: quánsắc(và bốn ấm kia) làvô thường, khổ, và vô ngã, mà thấy được sự kết tụ khiến cáctâm sởliên hệ biến diệt theo các đối tượng đang được quán tưởng;

32. Do song hành:

- Theo sắc là vô thường, quán về vô thường, mà thấy được tâm và tâm sở khi sanh, khi diệt, cũng vô thường.
-
Vẫn theo cách nầy mà quán tiếp về khổ, vô ngã,thấy được tâm, tâm sở biến diệt

33. Do phân biệt: khi quán ba đặc tướng, thì nhận thấy tâm, tâm sở biến diệt, rồi lấy chính cái thấy của tâm đó để nhìn rõ vào chính cái thấy đó hiện đang diệt đi.

4. Phân tách Bài Kệnói về sự liên hệ giữa: Danh Sắc, Thân Tâm đều vô thường:

41. Cặp đôi Danh-Sắc liên hệ nhau như tiếng trống và cái dùi đánh trống.
42. Các pháp Danh-Sắc
đó do nhân duyên sanh khởi, rồi do nhân duyên mà biến diệt
43. Chúng tồn tại
được cũng tùy thuộc vào các pháp khác, lại sanh thêm pháp hữu lậu.
44. Thânnầy cũng thế, yếu ớt, luôn tùy thuộc vào chư hành, chẳng biết
được từ đâu đến, cũng chẳng rõ được sẽ đi về đâu.
45. Tâm nầy vô ngã, ràng buộc với khổ, lạc; chẳng có trong quá khứ, chẳng hiện ở vị lai: ''hiện trú đây chỉ toàn là các ấm."
46. Muôn phápnhư Hư-không, chỉ phút chốc hiện lên rồi diệt mất tựa như điện chớp.

5. Nếu huệ nhãn thấy được sự diệt vô tận như thế trong sát-na, trí quang minh khởi lên.

6. Lúc đó, nếu chưa rõ được pháp Thiền, tâm sẽ tán loạn hoặc sanh kiêu mạn.

61. Nếu biết pháp Thiền, sẽ được khinh anđiều nhiếp được loạn tâm.
62. Vì tướng sáng khởi, tưởng
đâu đã chứng dắc, nên sanh kiêu mạn. Nếu biết rằng Niết-bàn là pháp xuất thế gian thì khởi tinh tấn diệt tâm kiêu mạn mà tu tịch diệt

III. Kết Luận: Luận văn chưa có phần Kết luận ở Chi 1, đợi khi giảng xong Chi 2 mới tổng kết. Tuy nhiên, có thể tạm kết Chi 1 nầy như sau:

Trí Huệ Bát-nhã khởi lên khi thông đạt rõ Bốn Thánh đế, nhứt là Khổ đế Diệt đế.
Phân biệt trí
khởi
đầu, đưa đếnKhởi Diệt trí Quán Diệt trí nhờ đó mà Huệ nhãn nhìn thấy rõ cảnh giới tịch diệt, và tướng vô sanh của pháp Niết-bàn.

090. Tìm hiểu nghiã chữ khó trong Chi 1,P. 12:

Phân biệt trí: Phân = chia ra, lựa ra; Biệt = riêng rẻ. Trí Phân biệt là khả năng của Trí huệ biết lựa chọn chẳng lẫn lộn, mỗi thứ riêng biệt ra, trong chỗ còn chưa có thứ tự. Thí dụ như thấy có hai người giống nhau, biết nhận ra người nào tên gì, đó là khả năng của Trí Phân biệt.

Khởi Diệt trí: Khởi = khởi lên, sanh ra, có mặt ở đó; Diệt = tiêu mất, chẳng còn hiện hữu nữa, vắng bóng luôn luôn; Khởi Diệt trí là khả năng của Trí huệ biết nhận thấy rõ hai sự kiện: (1) Khởi, sự khởi sanh lên của sự vật; (2) Diệt, sự tận diệt của sự việc ấy. Khởi Diệt trí như thế nhìn thấy rõ sự việc: từ lúc khởi đầu, mãi cho đến lúc tận diệt. Thí dụ như nhìn thấy sự giận dữ nổi lên ở tâm một người rồi lần lần nguôi giận, đó là khả năng quán sát của Trí Khởi Diệt, tức là cái Trí quán sát sự Khởi và sự Diệt của muôn sự vật.

Quán Diệt trí: Quán = quan sát trong tâm; Diệt = sự tiêu diệt, sự mất hết đi; Quán Diệt trí là khả năng quán sát của Trí Huệ nhìn thấy rõ ràng sự tận diệt của sự việc. Như thế, so với Khởi Diệt trí bên trên, thì Quán Diệt trí có khả năng hẹp hơn Khởi Diệt trí, vì trí sau nầy quán sát được hai sự việc: khởi sanh và tiêu diệt; trong khi Quán Diệt trí chỉ quán sát có một sự việc: sự tận Diệt mà thôi. Tuy nhiên, khả năng quán sát của Quán Diệt trí tuy hẹp nhưng mà thâm sâu hơn Trí Khởi Diệt. Tại sao? Vì Quán Diệt trí chẳng những nhìn thấy sự Diệt rõ ràng, mà còn nhận thức được cả các nguyên nhân xa, gần đã gây nên sự tận diệt nữa, cùng cảnh giới yên vắng nầy.

Vô thủy = Vô thỉ: Vô = chẳng có, Thủy, Thỉ = buổi đầu, lúc mới bắt đầu. Kinh sách thường nói "Từ vô thuỷ đến nay", có nghiã là từ lúc xa xưa, thật là xưa, chẳng thể biết được lúc nào là lúc khởi đầu.

Sát-na:Xem lại trang 536, Ph. 11

Mâu kích:Mâu = một thứ binh khí thời xưa, cán dài, mũi nhọn, dùng để đâm; Kích = một thứ binh khí thời xưa, cán cũng dài, mũi nhọn có móc, cũng dùng để đâm. Luận văn có nói "Thí dụ về ba trăm mâu kích" trong một bản Kinh, tôi còn chưa tìm thấy xuất xứ, có lẽ đó chỉ sự nguy hiểm đang phải đối đầu vì đang gặp nhiều binh khí chực giết chết.

Tương ưng: Tương = gần gũi; Ưng= Ứng = hiện lên đúng theo, hợp với. Tương ưng là phù hợp với. Câu "ý tưởng tương ưng theo tự tướng", có nghiã là hình tướng như thế nào thì phải có ý tưởng về hình tướng đó cho thật đúng, thật giống.Xem lại trang 369, Phẩm 6.

Tự tướng: Tự = riêng cho mình; Tướng = hình tướng. Tự tướng là tướng đặc biệt của một sự vật. Trái nghiã với chữ tự tánh, đặc tánh riêng tánh chất riêng biệt.

Di chuyển:Di = dời đi chỗ khác; Chuyển = động, thay đổi. Di chuyển là rời đi chỗ khác, có sự động đậy tiến tới.

Kết tụ: Kết = gom lại và buộc lại chung với nhau; Tụ = họp lại. Kết tụ là hội nhau lại thành một nhóm; trái nghiã với chữ phân tán, rời nhau ra, rã rời.

Tri kiến thanh tịnh như thật: Tri = biết; Kiến = thấy; Thanh = trong; Tịnh = sạch; Như = như thế; Thật = sự thật. Tri kiến thanh tịnh như thật có nghiã là sự hiểu biết trong sạch đúng như sự thật.

Mô tả = miêu tả, tả hình dáng.

Toạ thiền:Toạ = ngồi; Toạ thiền là ngồi thiền.

Khổ ấm:Khổ = sự đau khổ; ấm = sự tập hợp chung lại thành nhóm. Kinh sách dùng chữ Khổ ấm để chỉ toàn thể các nỗi khổ nói chung.

Thức thân:Thức = biết, hay biết; Thân = thân thể. Có lẽ chữ Thức thân nói đến các sự hay biết của thân, thường gọi là thân thức chăng? Nơi trang 278, Luận văn viết sáu thức thân, có lẽ muốn nói các cảm giác, tri giác về các giác quan ở trên thân.

Tư thân: Tư = suy nghĩ, tư duy; Thân = thân thể; Có thể hiểu hai cách: (1) suy nghĩ về thân tâm; (2) sự suy nghĩ nơi thân tâm.

Ái thân:Ái = thương, thích; Thân = thân thể; Ái thân là sự quá mê thích, tríu mến tấm thân.

Giác thân: Giác = hay biết, biết rõ; Thân = thân thể; Giác thân có thể là (1) sự hay biết liên quan đến thân tâm, (2) hay là chính thân tâm đó đang hay biết.

Thăng trầm: Thăng = lên cao; Trầm = chìm xuống thấp. Thăng trầm là sự lên xuống, lúc cao lúc thấp.

Bất động:Bất = chẳng, chẳng phải, chẳng có; Động = lay động, biến động; Bất động là chẳng lay động, giữ im lìm.

Lạc tưởng:Lạc = vui; Tưởng = ý tưởng; Lạc tưởng là có ý vui, vừa ý. Ở đây, trang 279, Luận văn nói đến lạc tưởng là muốn nói rằng có ý vui trước một sự việc đáng lẽ phải có tư tưởng buồn khổ. Lạc tưởng trái nghiã với khổ tưởng.

Vô tướng:Vô = chẳng có; Tướng = hình tướng. Chữ vô tướng dùng để chỉ tình trạng các sự vật vô vi, chẳng do sự tạo dựng mà nên, vì thế chẳng có hình tướng. Giữ tâm an trú trong cảnh giới vô tướng, có nghiã là, tâm vắng vẻ, thanh tịnh, chẳng bị vướng bận vì hình tuớng, chẳng vì sự đổi thay hình dạng của các sự vật cụ thể, hữu vi, do sự tạo tác mà nên.

Nói cách khác, tình trạng vô tướng tương đương với Không giới, nơi trống rỗng, vắng lặng, chẳng chứa đựng gì. Xem lại chữ Vô tướng,trang 338, Ph.2

Vô nguyện: Vô = chẳng có; Nguyện = lời cầu nguyện, sự mong muốn, ao ước. Vô nguyện là giữ tâm chẳng mong cầu điều gì cả, tức là tâm bình thản, thơ thới, chẳng bận rộn vì lòng ham muốn. ước mong điều chi. Tại sao lại thế? Vì biết rằng, nếu mong cầu mà chẳng được thoả mãn, thì lại sanh ra đau khổ, thế cho nên tốt hơn hết là chẳng mong cầu gì cả; đó là vô nguyện.

Ba đặc tướng: Đặc = riêng biệt, khác biệt, đặc thù; Tướng = hình tướng. Kinh sách giáo lý Nam tông dùng từ ngữ ba đặc tướng để chỉ ba tướng: vô thường, khổ vô ngã. Đây là ba đặc tánh của tất cả các sự vật hữu vi, có nghiã là các sự vật cụ thể, do sự tạo tác mà thành, đều mang ba tánh cách: (1) vô thường (biến đổi theo điều kiện, nhân duyên), (2) khổ (gây ra sự bất như ý làm cho phải đau khổ) và (3) vô ngã (chẳng tự mình mà hiện hữu được, do nhiều sự việc khác kết tụ lại mà thành nên chẳng có một tự ngã thật sự và riêng biẹt).

Con thiêu thân:một loại côn trùng có cánh, bay gần ánh đèn, rồi nhào vào ngọn lửa mà chết.

Quản tượng: Quản = cai quản, coi sóc, chăn; Tượng = con voi. Người quản tượng chăn voi, dùng cây móc sắt, đánh voi, để dạy nó.

Móc câu = móc sắt nhọn tựa như lưỡi câu.

Huệ nhãn: Huệ = trí huệ; Nhãn = con mắt; Huệ nhãn là con mắt của Trí huệ, dùng theo nghiã bóng, tức là tâm nhìn vào muôn sự vật thấy ra được tánh cách vô thường, vô ngã và khổ; lại nữa Huệ nhãn chẳng phải có con mắt thịt nào có thêm nữa, đó chỉ là khả năng chiếu sáng của Trí huệ nhìn thấu được bản thể rỗng rang của muôn vật.

Vô sanh:Vô = chẳng; Sanh = sống, sanh ra, tái sanh. Vô sanh có nghiã là chẳng khởi sanh lên, chẳng phải tái sanh trong cảnh Luân hồi, nhưng chẳng có nghiã là chết, vì người chứng được vô sanh thoát vòng sanh tử; chẳng có sanh lại nữa làm sao mà phải chết đi. Ý muốn nói được tự tại, cứ như thế mãi mãi, chẳng bị tiêu diệt, sống trong cảnh tịch diệt Niết-bàn.

Thượng trí: Thượng = trên. Trí = trí huệ. Thượng trí là trí cao; tức là cũng trí huệ sẵn có đấy nhưng nay chiếu sáng lên nên cao hơn trí thông thường.

Thấy đến tận bờ ranh = Đây là lời nói bóng bảy, nói đến sức nhìn thấy thật xa, xa đến tận bờ biên giới, tức là nhìn thấy sự vật đến tận bản thể thâm sâu bên trong, đến tận các nguồn gốc xa xôi bên ngoài.

Pháp vô sự: Pháp = phép, định luật; Vô = chẳng có; Sự = sự việc, công việc. Pháp vô sự định luật thiên nhiên theo đó chẳng có sự vật hữu vi nào mà chẳng do nhân duyên khởi sanh, rồi tồn tại và sau đó biến diệt. Chỗ vô sựlà chỗ bảo rằng chẳng có nhân duyên làm khởi sanh và biến diệt, tức là cho rằng tự nhiên, vô sự, mà thành khởi, mà tiêu diệt. Phải có nhân duyên, chớ chẳng phải vô sự, ngẫu nhiên mà nên được. Chỉ có những pháp vô vi, chẳng do nhân duyên mà tạo tác nên, tồn tại và biến diệt đi, vì pháp vô vi vốn có tự tánh thường hằng, chẳng biến diệt; đó là pháp Niết-bàn.

Pháp chỉ trú: Pháp = định luật thiên nhiên; Chỉ = ngừng, chẳng chuyển động nữa; Trú = ở yên. Pháp Chỉ trú là nói về các sự vật tồn tại một thời gian dài, chưa biến dịch.

Chủng chủng chấp: Chủng chủng = các loại; Chấp = sự cố chấp, sự nắm giữ khư khư, mặc dầu biết nắm chặt như như thế là sai lầm, nhưng chẳng chịu buông ra cho lơi lỏng. Chủng chủng chấp là sự cố chấp cho rằng muôn vật khác nhau về chủng loại, chẳng có điểm nào giống nhau về hình dáng, hay về bản thể. Như thế là tin sai, là nghĩ lầm. Tại sao vậy? Vì muôn sự vật tuy hình dáng, tự tánh có khác nhau, nhưng bản thể thì do nhân duyên mà sanh ra. Chối bỏ điểm tương đồng về bản thể đó giữa muôn vật là chủng chủng chấp.

Nhứt chấp: Nhứt = một; Chấp = chấp thủ, cố chấp, nắm giữ mãi khư khư, cho rằng chỉ có ý của mình về điều nào đó là đúng mà thôi. Sự chấp nhứt là sự quả quyết rằng muôn sự vật đều giống nhau như một vậy. Cái chấpnầy trái ngược với cái chủng chủng chấp ở trên.

Sự thật là ở đâu? Chẳng còn sự chấp nữa, cho dầu là chấp một, cho dầu là chấp khác loại, vì chính sự cố chấp mới là sai lầm, thái độ nầy đóng chặt cửa Chơn lý, khép chặt trí óc lại, chẳng mở ra đón tiếp các ý kiến mới mẻ, đúng đắn hơn.

Sở tác: Sở = chỗ, nơi; Tác = làm, làm việc; Sở tác là những gì đã làm, những chỗ đã tạo ra.

Vô tri: Vô = chẳng có; Tri = hiểu biết; Vô tri là chẳng hiểu biết, bị mê mờ. Vô tri đồng nghiã với Vô minh.

Chư Hành: Chư = tất cả, những; Hành = đây, trong đoạn nầy của Luận văn, các trang 284 và kế tiếp, chẳng có nghiã là hành ấm, mà chỉ sự tập hợp, kết thành của một thực thể, như thế chữ chư hành đồng nghiã với chữ muôn pháp, muôn sự vật, tất cả những sự vật cụ thể, được tạo nên trong võ trụ, đồng thời cũng bao gồm các tâm sở cùng các ý tưởng, tình cảm v.v. Chưa từng thấy có danh từ nào có nghiã rộng rãi và bao quát như chữ chư hành. (Trong khi đó chữ hành ấm chỉ chỉ vào các hành động của thân, khẩu, ý và các tâm hành thôi).

Song hành: Song = hai, một cặp, một đôi; Hành = đi. Song hành đi song song, cùng tiến tới chung với nhau, nương tựa vào nhau mà tiến tới.

Oai nghi = uy nghi: Trong Kinh sách chữ oai nghi, uy nghi dùng như một danh từ thì chỉ bốn tư thế của thân thể: đi, đứng, nằm, ngồi; bốn tư thế đó phải tề chỉnh, nghiêm trang, nên gọi là oai nghi, hay bốn uy nghi. Uy nghi dùng như một tĩnh từ, chỉ sự trang nghiêm, đứng đắn trong tư cách.

Ban sơ = lúc ban đầu; lúc mới khởi sự.

Kiệt quệ = khô héo, tàn tạ.

Lắt lẻo = yếu ớt, lung lay, chẳng đúng vững được.

Chuyển độ: Chuyển = dời, di chuyển; Độ = đưa sang sông. Chuyển độ có nghiã là tiến tới, thay đổi tốt.

Ảo ảnh thành càn thát: Ảo ảnh = hình ảnh giả, do mắt nhìn lầm; thí dụ ban đêm thấy bóng đen động đậy cho là ma nhát. Thành càn-thát-bà là từ ngữ trong Phật học để chỉ một ảo ảnh: nhìn về phía chơn trời, thấy như có một dãy thành, cho đó là thành lũy củaCàn-thát-bà. Càn-thát-bà là loại chúng sanh ở cõi Trời, phụ trách thiên nhạc, còn gọi là nhạc thần, phiên âm từ chữ Pàli là Gandhabba.

Dị biệt: Dị = khác thường, kỳ dị; Biệt = riêng. Chỗdị biệt có nghiã là các điểm khác nhau.

Vô tâm: Vô = chẳng có; tâm = lòng. Chữ vô tâm có nghiã là chẳng có sự chú ý, cũng như nói cái tâm đi vắng, theo nghiã bóng bảy. Cùng nghiã nhau vô tâm = không tâm.

Vô tận: Vô = chẳng có; Tận = tận cùng, chỗ cuối cùng. Vô tận có nghiã là chẳng bao giờ tận cùng, kéo dài mãi mãi.

091. Suy gẫm về Trí Huệ Bát-nhã nói trong Chi 1

1)Nhắc lại cách học tập về bốn Thánh đế:

Như đã biết, chỉ khi nào đã thông hiểu rõ ràng về Bốn Chơn lý Nhiệm mầu mới đáng gọi là người có đủ Trí Huệ Bát-nhã. Nhờ có Trí huệ nầy mà hành giả:

11. hiểu rõ ràng các nỗi khổ, nơi Khổ đế;
12. trừ bỏ sự tham ái bám níu, nơi Tập
đế;
13. chứng đắc sự an tịch, nơi Diệt
đế;
14. tu tập theo con
đường giải thoát, nơi Đạo đế.

2)Trí Huệ Bát-nhã khởi đầu bằng khả năng phân biệt, gọi là Phân biệt tri và tiếp tục quán sát Khổ ấmvới Khởi Diệt trí Quán Diệt trí.

Như đã biết, định nghiã của Trí huệ, khả năng lựa chọn giữa điều thiện và điều ác. Sự phân biệt rõ ràng đó là công năng của Phân biệt trí, giúp ta thấy được bằng huệ nhãn: (1) sự khởi sanh, sự tiêu diệt của toàn bộ Khổ ấm, nơi Khổ đế; (2) kế đến là các nguồn gốc thâm sâu đã khiến cho Khổ ấm khởi lên, nơi Tập đế; (3) sau đó là tình trạng tịch diệt của Khổ ấm đã bị tận trừ, nơi Diệt đế; và (4) chót là con đường đầy đủ đưa đến sự giải thoát khỏi toàn bộ Khổ ấm, nơi Đạo đế.

Khả năng phân biệt đó của Trí Huệ Bát-nhã, ứng dụng vào việc học tập Tứ Thánh đế, được Phân biệt trí hỗ trợ; đây chẳng phải là một thứ trí huệ nào riêng biệt, mà chính là một khả năng, trong vô số các khả năng của Trí Huệ Bát-nhã, giúp ta nhìn thấy thấy rõ ràng, đúng như thật,bằng huệ nhãn:

- sự khởi sanh lên của các nỗi Khổ trong Khổ ấm;
-
sự tiêu diệt hết của các nỗi Khổ trong Khổ ấm.

Nhìn thấy được rõ ràng bằng Huệ nhãn, các nỗi Khổ sanh khởi, rồi lại tiêu diệt, trong thân tâm, đó là một khả năng khác của Trí Huệ Bát-nhã, gọi là Khởi Diệt trí, một phần của Trí Huệ Bát-nhã, đã nhìn thấy rõ sự Khởi và sự Diệt của Khổ ấm.

Mặt khác, khi Trí Huệ Bát-nhã quán sát sự tiêu diệt các nỗi Khổ trong toàn bộ Khổ ấm nơi thân tâm, thì một khả năng khác của Trí huệ đó khởi lên, đó là Quán Diệt trí, phân biệt thật rành rẽ khi nào các nỗi Khổ đã thật sự tiêu diệt, và khi ấy chứng đắc được một tình trạng an tịch khởi lên trong tâm thanh tịnh, đó là cảnh tịch diệt của Niết-bàn.

Như thế, rõ ràng là ba Trí: Phân biệt trí, Khởi Diệt trí Quán Diệt trí, đều phát xuất từ Trí Huệ Bát-nhãđang quán sát về mục tiêu của Bốn Thánh đế. Lại nữa, do nhận xét nầy mà ta có thể kết luận, mặc dầu được gọi dưới ba tên khác nhau, cũng vẫn một Trí Huệ Bát-nhã đang được vận dụng để tìm hiểu và học tập về Bốn Chơn lý Nhiệm mầu.

3)VềKhổ ấm, cần phân biệtcác điạ hạt nào?

Nơi Phẩm 11: Năm Phương tiện vừa qua, hành giảcó dịp nhận thấy Ấm, Nhập, Giới, Nhân Duyên và bốn Thánh đế. Năm phương tiện nầy nhằm mục tiêu giúp cho hành giả biết rõ được thân tâm của mình qua các mục về Ấm, Nhập, Giới, thấy rõ do mười hai Nhân Duyên mà các môn Ấm, Nhập, Giới đó khởi sanh, tồn tại và tiêu diệt, và thông đạt được bốn Thánh đế để theo con đường giải thoát khỏi các nỗi Khổ của toàn bộ Khổ ấm, đang ràng buộc thân tâm mình.

Bước quan trọng đầu tiên, được chỉ dạy rõ trong Chi 1, Ph.12 nầy, là cần phải nhận định rõ mỗi yếu tố trong thân tâm, qua Ấm, Nhập, Giới, khi khởi lên do Nguyên nhân nào và phải dùng đến phương tiện Thánh đế nào để tiêu trừ. Các hình thức khởi lên của Ấm, Nhập, Giới nơi thân tâm, đều được Luận văn chỉ rõ tỉ mĩ qui về dưới hai dạng: Danh Sắc.

Danh-Sắc có khởi lên, thì Khổ ấm mới xảy ra; Danh cùng Sắc đều mang ba đặc tướng: vô thường, khổ vô ngã. Vô thường, vì chúng cứ thay đổi và biến diệt theo thời gian. Khổ, vì chúng tạo nên sự bất như ý, vì sự thay đổi chẳng bền vững, cho nên mới gây ra đau khổ. Vô ngã, vì chúng chẳng có tự tánh, phải tùy thuộc vào nhân duyên mà sanh khởi và tồn tại, rồi lại cũng do nhân duyên mà bị diệt tận.

Sau khi đã nhận định rõ hai hình tướng tổng quát Danh Sắc, thấy thật đúng ba đặc tướng của chúng:vô thường, khổ vô ngã, hành giả liền an trú tâm vào ba cảnh giới: vô tướng, vô nguyện, không.Vì Danh-Sắc đã vô thường, biến diệt, nên tìm sự an tâm vào nơi chẳng còn có hình tướng nào nữa, tức là cảnh giới vô tướng. Vì Danh-Sắc tạo nên nỗi Khổ, do sự mong cầu mà chẳng được, nên phải bỏ lòng mong cầu đi để an trú tâm trong cảnh giới vô nguyện. Vì Danh-Sắc chẳng có tự tánh, luôn luôn phải thay đổi tùy thuộc vào các nhân duyên, nên phải an trú tâm vào cảnh giới Không, nơi chẳng còn sự vật hữu vi biến đổi nào đến khuấy rầy nữa.

Làm cho thấy rõ: (1) thế nào là ấm, nhập, giới, đang qui về hai pháp: Danh Sắc; (2) Danh-Sắc ấy mang ba đặc tướng: Vô thường, Khổ, vô ngã như thế nào; (3) Tâm được an trú trong ba cảnh giới: vô tướng, vô nguyên và Không như thế nào, đó là công năng của Trí Huệ Bát-nhã được thể hiện qua ba khả năng Phân biệt trí, Khởi Diệt trí Quán Diệt trí.

Nhận định rõ được các mối liên hệ chặt chẽ giữa:

1. Ấm, Nhập, Giới Danh-Sắc;

2. Ba đặc tướng Vô thường, Khổ Vô ngã của Danh và Sắc;

3. Ba cảnh giới an trú Tâm: vô tướng, vô nguyện Không;

đó là đã thông đạtđược Chi 1 của Phẩm 12 nói về ba trí: Phân biệt trí, Khởi Diệt trí Quán Diệt trí.

Thông đạt,đây, có nghiã là nhìn thấy bằng huệ nhãn; hay nói cách khác, tự mình nhận thấy thật rõ, chẳng chút nghi ngờ nào nữa, nói cách khác, đã chứng đắc thấy rõ, chớ chẳng phải chỉ nghe, chỉ đọc đến và chỉ hiểu lờ mờ mà đủ!

4)Nhìn thẳng vào nỗiKhổ, thấy được gì?

Thông thường con người thường than vắn thở dài: "Tôi đau khổ quá!", nhưng thử hỏi, tôi đâu mà vào chịu khổ đây, cái khổ đó ra sao, nó hành hạ tôi như thế nào, thì cũng chẳng có ai trả lời cho thật chính xác. Tại sao?

Tôi đang khổ đây! Tôi là ai? Ra sao? Chỗ nào trong tôi đang cảm thấy khó chịu, bứt rứt? Các câu trả lời đều qui về một phần nào đó trên thân thể đang thiếu mất sự an ổn. Thế thì, đúng ra phải nói, hoặc là cái chân nầy đang mỏi, cái răng nầy đang nhức, cái đầu nầy đang lo buồn, chớ chẳng hề thấy có cái Tôi nào đang mỏi, đang nhức, đang lo buồn. Chẳng qua, người ta đã đồng hoá cái chân, cái răng, cái đầu, cái thân với cái Ta vu vơ nào đó mà thôi. Đây là sự níu chặt vào tà kiến thân kiến, ngã kiến, nghĩ lầm rằng trong thân thể nầy có cái Ta, cái Ta đang làm chủ thân tâm đó. Tà kiến đó khiến cho cảm thấy nỗi khổ đang đè lên thân tâm và cuối cùng Ta phải khổ.

Luận văn đã chỉ rõ, thật rõ, nơi thân tâm nầy, chỉ có Danh Sắc, chẳng thấy có yếu tố nào là cái Ta, cái Ngã cả. Chỉ vì quen theo lối suy tư từ lúc biết đi biết nói đến nay, cho rằng Ta đang đi, Ta đang nói, mà dính chặt vào thân kiến, rồi vì thế mà phải bị cái khổ buộc ràng cả đời mình. Chơn mỏi, răng nhức, tâm buồn, cứ nhìn thẳng vào các chỗ ấy, xem cái khổ nó lên đến mức nào. Lạ thay, khi nhìn thẳng vào, lại cảm thấy, chẳng quá đau khổ như mình tưởng, sao lại có lúc khó chịu, cũng có lúc chẳng cảm thấy quá nhức nhối, thế là cơn đau nó chẳng quá ghê gớm như mình đã tưởng tượng.

Lại nữa, Luận chỉ cho thấy cái khổ nơi thân thường khiến ta sanh ra bực dọc, khó chịu, hai việc bực dọc khó chịu nầy lại chính là một nỗi Khổ mớiđấy, mối khổ về tâm linh, mà chỉ vì ta tưởng rằng ta đang khổ, nên lại phải gánh thêm nỗi khổ mới về tinh thần đó thôi. Luận văn gọi đó là Khổ khổ,một mối khổ khác chồng lên một nỗi khổ đang gánh chịu. Sao lại dại dột đi gánh thêm nỗi khổ khổ?Sao lại chẳng biết rằng, bỏ đi thân kiến, nỗi khổ khổ nầy tự nhiên phải biến đi mất.

Mặt khác, đang vui mà cảm thấy cuộc vui chóng tàn, nên thấy tiếc tiếc, muốn kéo dài thêm nữa chẳng được. Thế là tâm sanh ra buồn, luyến nhớ đến cuôc vui đã qua, đó cũng là một hình thức Khổ, mà Luận văn gọi là hoại khổ,nghiã là Khổ xảy đến vì sự biến hoại. Nếu biết rằng, muôn sự sự vật vật đều vô thường luôn luôn thay đổi, chẳng chút bền vững, thì sao lại nuối tiếc chi để đeo Khổ vào thân, vào tâm?

Trước đây, nơi cuối Phẩm 11, Luận văn có viết, vì "Thân tâm năm ấm nầy bám níu vào cuộc sống, đó là hành khổ". Đây là nguyên nhân căn bảnkhiến mọi chúng sanh phải khổ: cuộc sống trầm luân trong vòng Luân hồi nơi cõi Ta bà nầy đâu có gì vui sướng mãi mà cố bám níu vào. Sao chẳng biết cảnh an tịch Niết-bàn mới là hơn, vì nơi đây mọi phiền não đã chấm dứt vĩnh viễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]