Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42-1. Phẩm Bát nạn (1)

02/05/201111:10(Xem: 12022)
42-1. Phẩm Bát nạn (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3
XXXXII.1.Phẩm Bát nạn(1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở một nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườiphàm phu không nghe, không biết thời tiết thuyết pháp. Tỳ-kheonên biết! Có tám thời không được nghe pháp, người khôngđược tu hành. Thế nào là tám?

Nếulúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộngrãi được đến Niết-bàn. là việc làm của Như Lai, nhưngchúng sanh này ở trong địa ngục, không nghe, không thấy. Ðólà nạn đầu tiên.

Lạinếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộngrãi, mà chúng sanh này ở trong loài súc sanh không nghe, khôngthấy. Ðó là nạn thứ hai.

Lạinữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháprộng rãi, nhưng chúng sanh này ở trong ngạ quỷ, không nghe,không thấy. Ðấy là nạn thứ ba.

Lạinữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháprộng rãi. Nhưng chúng sanh này sống ở bên địa, phỉ bángHiền Thánh, tạo các tà nghiệp. Ðó là nạn thứ năm.

Lạinữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháprộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sốngở trung tâm của nước, nhưng sáu căn không đầy đủ, lạicũng không phân biệt được pháp thiện ác. Ðó là nạn thứsáu.

Lạinữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháprộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sốngở trung tâm của nước, sáu căn đầy đủ không có khuyếttật, mà tâm thức tà kiến; cho rằng người không thí, ngườikhông thọ, cũng không có quả báo thiện ác, không đời này,đời sau, cũng không cha mẹ, đời không có Sa-môn, Bà-la-mônv.v... có thành tựu quả A-la-hán, tự thân chứng được đểtự an lạc. Ðó là nạn thứ bảy.

Lạinữa, lúc Như Lai không xuất hiện ở đời, Như Lai cũng khôngthuyết pháp đưa đến Niết-bàn, tuy chúng sanh này sống ởtrung tâm nước, sáu căn đầy đủ, kham nhẫn thọ pháp, thôngminh tài cao, nghe pháp hiểu liền, tu hành chánh kiến, biếtcó vật, có thí, có người thọ, có quả báo thiện ác, cóđời này, đời sau, ở đời có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... tuchánh kiến chứng được A-la-hán. Ðó là nạn thứ tám, chẳngđược tu hành Phạm hạnh. Này Tỳ-kheo, đó gọi là tám nạnchẳng được tu hành Phạm hạnh.

Ởđây, này Tỳ-Kheo! Có một thời tiết cho người tu hành Phạmhạnh. Thế nào là một? Ðó là lúc Như Lai xuất hiện ởđời, rộng nói giáo pháp được đến Niết-bàn, và ngườinày sanh ở trung tâm của nước, thế trí biện thông, thấyvật đều rõ biết, tu thành chánh kiến, cũng hay phân biệtcác pháp thiện ác, biết có đời này, đời sau, đời cóbậc Sa-môn, Bà-la-môn tu chánh kiến chứng được A-la-hán.Ðó là người Phạm hạnh tu hành một pháp được Niết-bàn.

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Támnạn không một loại
Khiếnngười không được đạo
Nhưnay hiện ở trước
Thếgian không thể gặp
Cũngnên học Chánh pháp
Cũngchớ mất chỗ này
Nhớvề lại quá khứ
Ðãsanh trong địa ngục
Ởđây đoạn vô dục
Tưduy nơi Chánh pháp
Cònmãi ở thế gian
Màkhông lúc đoạn diệt.
Ởđây đoạn vô dục,
Tưduy nơi Chánh pháp
Ðoạnhẳn nguồn sanh tử
Cònmãi ở thế gian
Ðãđược mang thân người
Phânbiệt pháp chánh chân
Nhữngngười chưa đắc quả
Ắtdạo nơi tám nạn.
Naynói có tám nạn,
Yếuhạnh của Phật pháp
Mộtnạn vẫn còn quá
Nhưbộng cây mặt biển
Tuynên lìa một nạn
Mớicó được lý này
Nếulìa một Tứ đế
Làlìa hẳn chánh đạo
Thếnên hãy chuyên tâm
Tưduy về diệu lý
Chíthành nghe Chánh pháp
Liềnđược chỗ vô vi.

Thếnên Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện xa lìa nơi tám nạn, chớmong ở đó. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cótám địa ngục lớn. Thế nào là tám? Ðịa ngục Sống Lại;địa ngục Dây Ðen; địa ngục Ðẳng Hại; địa ngục GàoKhóc; địa ngục Gào Khóc Lớn; địa ngục A-Tỳ; địa ngụcNóng; địa ngục Nóng Lớn.

Nhưthế, này các Tỳ-kheo! Có tám đại địa ngục.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

SốngLại và Dây Ðen
ÐẳngHại, hai Gào Khóc
NgụcA-Tỳ ngũ nghịch
Ðịangục Nóng, Nóng Lớn
Ðâygọi tám địa ngục
Trongấy không thể ở
Ðềudo gốc ác hạnh Mười sáu lớp vách kín
Vàtrên địa ngục sắt kia
Lửadữ, hằng thiêu đốt
Khắptrong một do tuần
Lửahừng rất mạnh mẽ
Bốnthành, bốn lớp cửa
Trongđó rất bằng phẳng
Lạilấy sắt làm thành
Nắpsắt che trên đó.

Ðâydo nhân duyên tội báo của chúng sanh, khiến cho chúng sanh kiathọ khổ vô lượng, máu thịt tiêu hết chỉ còn lại xương.

Vìnhững gì mà gọi là địa ngụa Sống Lại? Có những chúngsanh thân hình thẳng đơ không thể dao động, bị khổ bứcbách mà không thể di chuyển, thân hình không còn máu thịt.Khi ấy họ tự bảo nhau: 'Chúng sanh sống lại, sống lại'.Lúc đó, chúng sanh ấy liền tự sống lại. Do nhân duyên nàynên gọi là địa ngục Sống Lại.

Lạivì nhân đâu lại gọi là địa ngục Dây Ðen? Chúng sanh kiahình thể gân mạch đều hóa thành dây để cứa vào thân,nên gọi là địa ngục Dây Ðen.

Lạido nguyên nhân gì mà lại gọi là địa ngục Ðẳng Hại? Ởđây, chúng sanh kia tụ tập một nơi, đầu bị chặt rồimọc lại. Do nhân duyên này gọi là địa ngục Ðẳng Hại.

Lạido nhân duyên gì gọi là địa ngục Gào Khóc? Chúng sanh kiagốc lành đoạn dứt chẳng còn sót mảy lông tóc, ở trongđịa ngục kia chịu khổ não vô lượng, trong đó kêu oán,tiếng gào không dứt. Do nhân duyên này gọi là địa ngụcGào Khóc.

Lạinữa, do nhân duyên gì gọi là địa ngục Gào Khóc Lớn? Chúngsanh trong địa ngục ấy chịu đau khổ vô lượng, không thểtính kể. Trong đó, họ hô hoán, đấm ngực, tự đánh mìnhvà đồng thanh gào thét. Do nhân duyên này gọi là địa ngụcGào Khóc Lớn.

Lạido nhân duyên gì gọi là địa ngục A-tỳ? Những chúng sanhsát hại cha mẹ, phá hoại tháp Phật, làm rối loạn chúngTăng, học tập tà kiến điên đảo, tương ưng với tà kiến,tất cả không thể chữa trị. Vì thế nên gọi là địa ngụcA-tỳ.

Lạido nhân duyên gì mà gọi là địa ngục Nóng? Những chúng sanhở trong địa ngục ấy, thân thể bốc khói, thảy đều tannát, nên gọi là địa ngục Nóng.

Lạido nhân duyên gì gọi là địa ngục Nóng Lớn? Chúng sanh ởtrong địa ngục này, đều không thấy sót lại chút gì củatội nhân. Nên gọi là địa ngục Nóng Lớn.

Thếlà, này Tỳ-kheo! Do nhân duyên này gọi là tám địa ngụclớn. Mỗi địa ngục đều có mười sáu địa ngục nhỏtên là địa ngục Ưu-bát, địa ngục Bát-đầu, địa ngụcCâu-mâu-đầu, địa ngục Phân-đà-lợi, địa ngục Vị-tằng-Hữu,địa ngục Vĩnh-Vô, địa ngục Ngu Hoặc, địa ngục Súc-Tụ,địa ngục Ðao-Sơn, địa ngục Thang Hỏa, địa ngục Hỏa-sơn,địa ngục Khôi-Hà, địa ngục Kinh Cức, địa ngục PhứcThi, địa ngục Kiến Thọ, địa ngục Nhiệt Thiết Hoàn.

Nhưvậy, mười sáu địa ngục nhỏ này không thể xưng lượng,khiến chúng sanh kia sanh trong địa ngục. Hoặc có chúng sanhhủy bỏ chánh kiến phỉ báng và xa lìa Chánh pháp, sau khimạng chung đều sanh trong địa ngục Sống Lại (Hoàn Hoạt)

Nếucó chúng sanh ưu thích sát sanh liền sanh trong địa ngục Dâùen.

Nếucó chúng sanh mổ giết Trâu dê, và nhiều loại khác, sau khimạng chung sanh trong địa ngục Ðẳng Hại.

Nếucó chúng sanh không cho mà lấy trộm vật của người khác,liền sanh trong địa ngục Gào Khóc.

Nếucó chúng sanh thường ưa dâm dật, lại thêm nói dối, sau khimạng chung liền sanh trong địa ngục Gào Khóc Lớn.

Nếucó chúng sanh sát hại cha mẹ, phá hoại chùa chiền, làm rốiloạn Thánh chúng, phỉ báng Thánh nhân, học tập tà kiếnđiên đảo; người ấy sau khi mạng chung sanh trong địa ngụcA-tỳ.

Nếucó chúng sanh nghe lời nói ở chỗ này đem truyền đến chỗkia, nếu ở kia lại truyền đến chỗ này, tìm phương tiệnxấu của người; người ấy sau khi mạng chung sanh trong địangục Nóng.

Nếucó chúng sanh gây tranh đấu rối loạn đôi bên, tham đắmvật của người, dấy khởi lẫn tiếc, tật đố, ôm lòngdo dự; người ấy sau khi mạng chung sanh trong địa ngục NóngLớn.

Nếucó chúng sanh tạo ác nghiệp, sau khi mạng chung sanh trong mườisáu địa ngục nhỏ. Khi ấy ngục tốt hành hạ chúng sanhkia đau khổ khó lường, hoặc chặt tay, hoặc chặt chân, hoặcchặt tay chân, học cắt mũi, hoặc xẻo tai, hoặc cắt tai,mũi, hoặc lấy cây đè lên, hoặc lấy cỏ nhét vào bụng,hoặc treo tóc ngược, hoặc lột da, khoét thịt, hoặc chẻlàm hai, hoặc may kín lại, hoặc chặt rời năm phần, hoặcchặt lửa đốt, hoặc rưới nước sắt nóng lên, hoặc xéra làm năm, hoặc kéo thân dài ra, hoặc dùng búa bén chặtđầu, giây lát sống lại. Cần cho tội nghiệp của ngườitrong ngục trả xong, sau mới ra khỏi.

Cólúc ngục tốt bắt chúng sanh kia, lấy chày lớn đập nátthân thể, hoặc tuốt gân xương, lại rượt đuổi leo xuống.Có lúc có loài chim mỏ sắt lại mổ ăn, lại trói chặt nămchi không cho cử động, ném vào chảo nước sôi lớn, thêmdùng chĩa ba bằng sắt làm hại thân thể, gió thổi qua thân,sống lại như cũ. Có lúc ngục tốt lại bắt chúng sanh leonúi đao, núi lửa, không cho ngừng nghỉ. Trong đó chịu khổkhông thể tính kể. Cần cho tội nghiệp đã tạo của ngườiấy hết rồi, sau mới ra.

Cólúc tội nhân không kham chịu sự thống khổ này, lại muốnvào địa ngục tro nóng chịu khổ vô lượng. Lại từ trongđó ra, vào lại địa ngục chẻ ngược, trong đó gió thổiđau đớn không thể xiết.

Lạitừ trong đó ra, vào địa ngục phẩn nóng. Lúc ấy trong địangục phẩn nóng, có các loài trùng li ti rút rỉa thịt xương.Có lúc chúng sanh không chịu nổi thống khổ, lại dời vàođịa ngục cây kiếm, thân thể tan nát, đau đớn không chịuđược. Có lúc ngục tốt hỏi chúng sanh ấy rằng:

- 'Cáctội nhân từ đâu đến? '

Khiấy tội nhân đáp:

- 'Chúngtôi cũng không biết từ đâu đến'

- 'Rồiđi đâu?

- 'Cũngkhông biết sẽ đi đâu

- 'Bâygiờ muốn những gì?

- 'Chúngtôi rất đói khát'

Khiấy ngục tốt lấy hoàn sắt nóng đổ vào miệng tội nhânấy, đốt nát thân thể đau đớn không chịu nổi. Cần chotrả hết tội cũ rồi mới chết. Lúc ấy tội nhân lui tớitrải qua bao nhiêu địa ngục như vậy, ở trong đó chịu khổngàn vạn năm, sau mới ra khỏi.

Tỳ-kheonên biết! Vua Diêm-la bèn khởi nghĩ thế này: 'Chúng sanh trongcác cõi, thân miệng ý làm ác, sẽ chịu hết những tội nhưthế. Chúng sanh trong các cõi, thân miệng ý làm lành, nhữngngười như thế sẽ sanh cõi trời Quang Âm'.

Lúcấy, Thế Tôn bèn nói kệ:

Ngườingu thường vui vẻ
Nhưtrời Quang Âm kia
Ngườitrí thường sợ sệt
Cũngnhư ở địa ngục.

Lúcấy tội nhân nghe vủa Diêm-la nói giáo lệnh này: 'Ở đâyđến lúc nào diệt hết các tội đã tạo thì chết rồi đượcthọ thân người, sanh vào trung tâm của nước, gặp Thiệntri thức, cũng gặp cha mẹ kính tin Phật pháp, ở trong chúngcủa Như Lai xuất gia theo học đạo, nơi hiện pháp dứt sạchhữu lậu thành vô lậu.

Nayta bảo một lần nữa. Ông cần để ý, xa lìa tám nạn đượcsanh chốn trung tâm, cùng gặp Thiện tri thức, được tu Phạmhạnh, đạt kết quả của bổn nguyện, không mất lời thệcũ'

Chonên, này Tỳ-kheo! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốnxa lìa tám địa ngục lớm và mười sáu địa ngục nhỏ,thì nên tìm phương tiện tu Tám chánh đạo. Như thế, nàycác Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Tỳ-xá-lỵ trong vườn Nại-kỳ (vườnXoài Ambapàli) cùng với đại chúng Tỳ-kheo năm trăm ngườicâu hội, dần dần đi du hóa nhân gian.

Khiấy, Thế Tôn ngoái nhìn thành Tỳ-xá-ly, giây lâu bèn nóikệ này:

Naynhìn Tỳ-xá-ly,
Rồisau không nhìn lại
Cũnglại không bao lâu
Sẽtừ biệt nơi này.

Lúcấy, nhân dân trong thành Tỳ-xá-ly nghe nói kệ này, thảy đềulo buồn, đi theo sau Thế Tôn ai nấy rơi lệ tự bảo nhau:'Không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ, thế gian sẽ mất ánhsáng'.

ThếTôn bảo:

- Thôi,thôi! Các Người chớ buồn lo, vật đáng hoại diệt mà muốnkhông hoại diệt thì trọn không có lý. Trước đây, Ta đembốn việc dạy bảo do đây được tác chứng. Và Ta cũng ởtrong bốn độ chúng, dạy bảo bốn việc này. Thế nào làbốn? Tất cả hành vô thường, là pháp thứ nhất. Tất cảhành khổ là pháp thứ hai. Tất cả hành vô ngã là pháp thứba. Niết-bàn là diệt tận, là pháp thứ tư. Như thế, khôngbao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Các Người nên biết bốn phápcăn bổn, vì khắp tất cả chúng sanh nói bày nghĩa ấy.

Bấygiờ, Thế Tôn muốn khiến cho nhân dân thành Tỳ-xá-ly trởvề, liền hóa hiện một hầm lớn, Thế Tôn đưa chúng Tỳ-kheoqua bờ bên kia, dân chúng trong nước ở bờ bên này. Lúc ấy,Thế Tôn ném cái bát của Ngài lên hư không cho dân chúng thànhấy, lại bảo:

- CácNgười khéo cúng dường bát này, cũng nên cúng dường bậcPháp sư tài cao được phước vô lượng lâu dài.

Lúcấy, Thế Tôn cho họ chiếc bát rồi, liền đi đến nướcCâu-thi-na-kiệt. Lúc ấy, nhân dân nước Câu-thi-na-kiệt cóhơn năm trăm lực sĩ nhóm tại một chỗ bàn luận thế này:

- Chúngta cùng làm một việc kỳ lạ để sau khi chết danh tiếngtruyền lâu, con cháu cùng truyền tụng rằng: 'Ngày xưa, cáclực sĩ thành Câu-thi-na-kiệt thế lực khó bì.'

Látsau, họ lại khởi niệm 'Nên làm việc gì? '

Bấygiờ, cách thành Câu-thi-na-kiệt không xa có tảng đá vuônglớn, dài một trăm hai mươi bộ, rộng sáu mươi bộ. Họnói: 'chúng ta sẽ cùng nhau dựng nó lên'. Họ đem hết sứcđể dựng tảng đá mà không nhúc nhích lay chuyển, huốnggì dựng lên. Lúc ấy, Thế Tôn đi đến chỗ họ, hỏi rằng:

- CácÐồng tử muốn làm gì?

Cácđồng tử bạch Phật:

- Trướcđây, chúng con bàn luận như thế này, muốn dời tảng đánày để cho đời đời khen truyền danh tiếng của mình. Rasức từ đó đến nay, đã bảy ngày, song không thể khiếntảng đá này di chuyển.

Phậtbảo các đồng tử:

- Cómuốn Như Lai dựng tảng đá này chăng?

Cácđồng tử đáp:

- Naychính phải thời, cúi xin Thế Tôn sắp đặt tảng đá này.

Lúcấy, Thế Tôn dùng bàn tay nâng tảng đá lên, đưa qua bàntay trái, ném lên hư không, tảng đá văng lên đến trời Phạmthiên. Các lực sĩ thành Câu-thi-na-kiệt không thấy tảng đá,bèn bạch Phật:

- Tảngđá ấy nay ở chỗ nào? Chúng con đều không thấy.

ThếTôn bảo:

- Tảngđá này hiện ở trên trời Phạm thiên.

Cácđồng tử đều bạch Phật:

- Khinào nó rơi xuống cõi Diêm phù.

ThếTôn bảo:

- NayTa sẽ dẫn thí dụ, người trí do thí dụ tự hiểu. Giảsử lại có người lên đến Phạm thiên, nâng tảng đá ấyném xuống Diêm phù, mười hai năm mới đến. Song nay do oaithần của Như Lai, nó sẽ rơi xuống ngay.

ÐứcPhật nói xong, tảng đá ấy lập tức rơi xuống, trong hưkhông mưa trăm ngàn thứ hoa trời. Hơn năm trăm đồng tửấy xa thấy đá rơi xuống, bèn chạy tán loạn không dám đứngchỗ cũ, Phật bảo họ:

- Ðừngsợ, Như Lai tự biết thời.

Bấygiờ Thế Tôn đưa tay trái tiếp tảng đá, đặt qua bàn taymặt và dựng nó lên. Lúc ấy, Tam thiên đại thiên thế giớirung động sáu cách. Các cõi trời thần diệu trong hư không,rải các thứ hoa sen Ưu-bát. Năm trăm đồng tử đều khenngợi:

- Thậtlà chưa từng có, rất kỳ lạ, rất đặc biệt! Oai thầncủa Như Lai thật không thể sánh kịp. Tảng đá này dài mộttrăm hai mươi bộ, rộng sáu mươi bộ, mà Thế Tôn chỉ dùngmột tay sắp xếp cho nó.

Lúcấy, năm trăm đồng tử đều bạch Phật:

- NhưLai dùng thần lực gì di chuyển tảng đá này? Là dùng sứcthần túc, hay dùng sức trí tuệ xếp đặt tảng đá này?

Phậtbảo các đồng tử:

- Naykhông dùng sức thần túc, cũng không dùng sức trí tuệ. NayTa chỉ dùng sức của cha mẹ mà sắp xếp tảng đá này.

Cácđồng tử đều bạch Phật:

- Khôngbiết Như Lai dùng sức của cha mẹ là như thế nào?

Phậtbảo:

- NayTa sẽ dẫn thí dụ cho các Ðồng tử. Người trí do thí dụtự hiểu. Này các Người! Nên biết sức của mười con lạcđà không bằng sức một con voi thường. Lại, sức của mườilạc đà và một voi thường, không bằng sức của một convoi Ca-la-lặc. Sức của mười lạc đà và một voi thườngcùng sức của voi Ca-la-lặc, không bằng sức một con voi Cưu-đà-điên.Giả sử sức của mười lạc đà và một voi thường cho đếncộng với sức một voi Cưu-đà-điên không bằng sức mộtvoi Bà-ma-na. Lại tính sức của voi này, không bằng sức mộtvoi Ca-ni-lưu. Lại tính hết sức của các voi trên, không bằngsức của một voi Ưu-bát. Lại tính hết sức của bao nhiêuvoi, không bằng sức của một voi Bát-đầu-ma. Lại tính kểso sánh sức của bao nhiêu voi, không bằng sức một voi Câu-ni-đà.Lại gom hết để tính kể so sánh, không bằng sức của mộtvoi Phân-đà-lợi. Lại gom hết để tính kể so sánh, khôngbằng sức của một Hương tượng. Lại gồm hết để tínhkể so sánh, không bằng sức của một Ma-kha-na-cực. Lại gồmhết để tính kể so sánh, không bằng sức của một Na-la-diên.Lại gồm hết tính kể so sánh, không bằng sức của mộtChuyển luân Thánh vương. Lại gồm hết tính kể so sánh, khôngbằng sức của một A-duy-việt-trí (Bồ-tát bất thối). Lạigồm hết để tính kể so sánh, không bằng sức của mộtBồ-tát bổ xứ. Lại gồm hết để so sánh, không bằng sứccủa một Bồ-tát ngồi dưới cội đạo thọ. Lại đem sosánh, không bằng sức của một đức Như Lai do thi thể củacha mẹ. Nay Ta dùng sức của cha mẹ để sắp xếp tảng đánày.

Bấygiờ, năm trăm đồng tử lại bạch Phật:

- Sứcthần túc của Như Lai, là như thế nào?

ÐứcPhật bảo:

- Xưa,Ta có đệ tử tên Mục-kiền liên, là bậc nhất trong hàngthần túc. Bấy giờ, Ta và Mục-kiền-liên du hóa tại làngvườn trúc Tỳ-la-nhược. Lúc ấy, cõi nước nguy nan, nhândân cấu xé lẫn nhau, xương phơi đầy đường. Người xuấtgia khất thực khó khăn, Thánh chúng gầy ốm, khí lực hưhao. Lại nữa, nhân dân trong làng đều đói khổ không nơinương cậy. Lúc ấy, Ðại Mục-kiền-liên đến chỗ ta bạchrằng:

- 'Naythôn Tỳ-la-nhược này rất là đói khổ, không nơi khất thực,dân chúng khốn đốn không có đường sanh sống. Con cũng đượcnghe Như Lai dạy rằng, nay dưới lớp đất tự nhiên màu mỡ,rất là thơm ngon, cúi xin Thế Tôn cho phép lật lớp đấtngon lên trên, khiến cho dân chúng được thức ăn, cũng khiếncho Thánh chúng khí lực sung mãn'.

Tabảo Mục-liên:

- 'Cácloài trùng nhỏ nhít trong đất, Thầy để chỗ nào?'

Mục-liênthưa:

- 'Consẽ hóa một tay giống lớp đất này, lại dùng một tay lậtlớp đất màu mỡ lên, khiến loài trùng nhỏ nhít đều anổn nơi chỗ của mình'.

Lúcấy Ta bảo Mục-liên:

- 'Tânthầy nghĩ gì mà muốn đảo ngược đất này?'

Mục-liênthưa:

- 'Naycon đảo ngược đất này, như lực sĩ lật một chiếc lá,không khó khăn gì?'

Talại bảo Mục-liên:

- 'Thôi,thôi, Mục-liên! Không cần lật ngược đất màu mỡ này.Vì sao? Chúng sanh thấy chuyện này sẽ kinh sợ, lông áo đềudựng lên, đền chùa của chư Phật sẽ bị hủy hoại'.

Lúcấy, Mục-liên đến trước Phật bạch:

- 'Cúixin Thế Tôn cho phép Thánh chúng đi sang châu Uất-đơn-việtkhất thực'.

Phậtbảo Mục-liên:

- 'Hạngngười không có thần túc trong đại chúng đây, làm sao sangbên ấy khất thực?'.

Mục-liênbạch Phật:

-'Người không có thần túc, con sẽ đưa sang cõi ấy'.

Phậtbảo Mục-liên:

- 'Thôi,thôi, Mục-liên! Không cần Thánh chúng sang bên kia khất thực.Vì sao? Ðời sau cũng sẽ đói khổ như thế, khất thực khóđược, người không nhan sắc. Bấy giờ hàng Bà-la-môn trưởnggiả sẽ bảo các Tỳ-kheo rằng: 'Các Vị sao không đến ChâuUất-đơn-việt khất thực? Ngày xưa đệ tử dòng họ Thíchcó thần túc lớn, gặp nạn đói khổ này đều cùng đi sangChâu Uất-đơn-việt khất thực, để tự cứu mình. Ngày nayđệ tử của Thích-Ca không có thần túc, cũng không có hạnhSa môn oai thần'. Họ sẽ khinh dể Tỳ-kheo, khiến hàng trưởnggiả cư sĩ kia ôm lòng kiêu mạn chịu tội vô lượng. Mục-liênnên biết, do nhân duyên này, chúng Tỳ-kheo không nên sang hếtbên ấy khất thực.

CácÐồng tử nên biết! Thần túc của Mục-liên, đức như thế,tính kể sức thần túc của Mục-liên trùm khắp Tam thiênđại thiên cõi nước, không nơi nào không có, hay thiếu sótnhưng không bằng sức thần túc của Như Lai là sức hơn trămlần, ngàn lần, ức vạn lần, không thể dùng thí dụ đểso sánh thần túc của Như Lai, đức ấy không thể lường.

Cácđồng tử bạch Phật:

- Sứctrí tuệ của Như Lai như thế nào?

ÐứcPhật bảo

- Xưa,Ta cũng có đệ tử tên Xá-ợi-phất, bậc nhất trong hàngtrí tuệ. Như nước biển lớn sâu rộng tám vạn bốn ngàndo-tuần chìm trong biển cũng như thế. Cõi đất Diêm-phù,chiều Nam Bắc hai vạn một ngàn do-tuần, chiều Ðông Tâybảy ngàn do-tuần. Nay lấy việc này để so sánh. Dùng nướcbốn biển làm mực, dùng núi Tu-di làm giấy, bao nhiêu câycỏ hiện tại của Diêm-phù làm bút, lại khiến tất cảngười trong Tam thiên đại thiên cõi nước đều viết, đểtả cho hết trí tuệ của Tỳ-kheo Xá-lợi-phất. Nhưng nàycác Ðồng tử! Nên biết nước mực bốn biển lớn và ngườicầm bút sẽ dần dần mạng chung, cũng không thể khiến chotrí tuệ của Tỳ-kheo Xá-lợi phất cạn hết. Như thế, cácđồng tử, hàng trí tuệ bậc nhất trong số đệ tử Ta, khôngai hơn Xá-lợi-phất. Tính sức trí tuệ của Tỳ-kheo Xá-lợi-phấttrùm khắp Tam đại thiên cõi nước, không sót không trốngchỗ nào, muốn so sánh với sức trí tuệ của Như LAi, trămlần, ngàn lần, ức vạn lần không thể dùng thí dụ đểso sánh. Sức trí tuệ của Như Lai là như thế.

Lúcấy, các đồng tử lại bạch Phật:

- Cóthế lực nào hơn thế lực này chăng?

Phậtđáp:

- Cũngcó thế lực này vượt hơn thế lực trên. Ðó là gì? Làthế lực vô thường. Hôm nay vào nửa đêm, tại giữa câySong thọ, Như Lai sẽ bị sức vô thường đưa đến diệtđộ.

Bâygiờ, các đồng tử đều rơi lệ, than thở:

- NhưLai diệt độ mau chóng thay! Thế gian mất đi nhãn mục.

Bấygiờ, có Tỳ-kheo-ni Quân-trà-la-hệ-đầu là con gái trưởnggiả Bà-la-đà. Tỳ-kheo-ni này bèn khởi ý nghĩ: 'Ta nghe ThếTôn không bao lâu sẽ diệt độ. Ngày giờ đã hết, nay tanên đến chỗ Thế Tôn để gần gũi thăm hỏi.'

Lúcấy, Tỳ-kheo-ni kia liền ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đến chỗThế Tôn, xa thấy Như Lai dẫn chúng Tỳ-kheo và năm trăm đồngtử muốn đến rừng Song thọ. bấy giờ, Tỳ-kheo-ni đếnchỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật và bạch:

- Connghe Thế Tôn sắp diệt độ, không còn trụ thế bao lâu.

Phậtđáp :

- Chínhvào giữa đêm nay, Như Lai diệt độ.

Khiấy, Tỳ-kheo-ni bạch Phật:

- Naycon xuất gia học đạo, lại không đạt kết quả sở nguyện;Thế Tôn bỏ con mà diệt độ. Cúi xin nói pháp vi diệu chocon để thành tựu sở nguyện.

Phậtbảo:

- NàyTỳ-kheo-ni, nên tư duy về nguồn gốc của khổ.

Tỳ-kheo-nilại bạch Phật:

- BạchThế Tôn, thật khổ ! Bạch Như Lai thật khổ!

Phậthỏi:

- Tỳ-kheoquán những nghĩa gì mà nói khổ?

Tỳ-kheo-nibạch Phật:

- Sanhkhổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, lo buồn rối loạn khổ,oán ghét gặp nhau khổ, thương yêu chia lìa khổ. Tóm lại,năm ấm lẫy lừng khổ. Như thế, bạch Thế Tôn, con quánnghĩa này rồi nên nói là khổ.

Lúcấy, Tỳ-kheo-ni suy nghĩ nghĩa rồi, liền ngay chỗ ngồi đượctam đạt trí (tam minh). Tỳ-kheo-ni bạch Phật:

- Conkhông kham thấy Thế Tôn diệt độ, cúi xin cho phép con diệtđộ trước.

Khiấy Thế Tôn im lặng hứa khả.

Tỳ-kheo-niliền từ chhỗ ngồi đứng dậy, lễ dưới chân Phật, rồiở trước Phật phi thân lên hhư không, làm mười tám phépbiến hóa, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc kinh hành, thân phóngra khói lửa, ẩn hiện tự do không ngăn ngại, hoặc phónglửa nước đầy hư không. Lúc ấy, Tỳ-kheo-ni làm vô sốthần biến rồi, liền nơi cảnh giới Niết-bàn vô dư màdiệt độ. Tại đó, chính trong ngày Tỳ-kheo-ni ấy diệt độ,có tám vạn Thiên tử được pháp nhãn tịnh.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng Thanh văn của Ta, Tỳ-kheo-ni được trí tuệ nhanh chóngbậc nhất là Tỳ-kheo-ni Quân-trà-la-hệ-đầu.

ThếTôn bảo Tôn giả A-nan:

- Thầyđến giữa Song thọ, trải tòa cho Như Lai, để đầu hướngvề phía Bắc.

- Thưavâng, bạch Thế Tôn.

A-nanvâng lời Phật dạy, đến khoảng giữa Song thọ trải tòacho Như Lai, rồi trở lại chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật,bạch Phật:

- Ðãtrải tòa xong, đầu hướng về phía Bắc, nên biết đúngthời.

ThếTôn liền đi đến giữa Song thọ, vào tòa đã trải. Lúc ấy,Tôn giả A-nan bạch Phật:

- Cónhơn duyên gì khiến Như Lai dạy trải tòa, đầu hướng vềphía Bắc?

Phậtbảo A-nan:

- Saukhi Ta diệt độ, Phật pháp sẽ ở tại Bắc Thiên Trúc. Donhân duyên này nên Ta bảo trải tòa hướng về Bắc.

Lúcấy, Thế Tôn chia ba y. A-nan bạch Phật:

- Docớ gì, hôm nay Như Lai lại chia ba y?

Bấygiờ, trong phút chốc, từ miệng Thế Tôn phát ra hào quangnăm sắc.

ÐứcPhật bảo:

- Tavừa khởi ý nghĩ này: Khi chưa thành đạo, ở địa ngụclâu dài, ăn hoàn sắt nóng, hoặc ăn rau cỏ nuôi thân tứđại, hoặc làm loài lừa, lạc đà, voi, ngựa, heo, dê, hoặclàm ngạ quỷ hoặc làm thân người chịu thọ thai, hoặc đượcphước trời ăn vị cam lồ tự nhiên. Nay Ta đã thành NhưLai, do Ngũ căn, Ngũ lực, Bảy giác chi, Tám chánh đạo thànhtựu thân Như Lai. Do nhân duyên này nên miệng phát ra hào quangnăm sắc vậy.

Lúcấy, trong phút chốc, từ miệng Phật phóng ra hào quang vi diệuhơn hào quang trước. A-nan bạch Phật:

- Lạido nhân duyên gì khiến Như Lai lại phóng ra hào quang thù thắnghơn trước?

Phậtbảo:

- Tavừa khởi ý nghĩ này: 'Các đức Phật Thế Tôn đời quákhứ diệt độ, Pháp để lại không tồn tại lâu nơi đời'.Ta lại suy nghĩ thêm: 'Dùng phương tiện gì khiến pháp Ta đượctồn tại lâu nơi đời? '. Thân Như Lai là thân Kim cang, ýTa muốn nghiền thân này như hạt cải, để lưu bố thế gian,khiến cho thấy được hình tượng Như Lai, sẽ cúng dườngnơi đây nhờ nhân duyên phước báo này sẽ sanh trong gia đìnhbốn chủng tộc, sanh cõi trời Tứ thiên vương, trời Ba mươiba, trời Diệm ma, trời Ðâu-suất, trời Hóa tự tại, trờiTha hóa tự tại. Nhân phước này, họ sẽ sanh vào cõi dục,cõi sắc, cõi vô sắc, hoặc lại được đắc quả Tu-đà-hoàn,quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, Bích-chi-Phật,hoặc thành Phật đạo. Do nhân duyên này nên phát ra hào quangấy.

Bấygiờ, Thế Tôn đích thân tự xếp y Tăng-già-lê làm bốn,nằm nghiêng hông bên hữu, hai chân xuôi thẳng xếp lên nhau.Lúc ấy, Tôn giả A-nan khóc lóc rơi lệ không thể tự kềmchế, lại tự trách mình: 'Ðã chưa thành đạo, bị kiếtsử ràng buộc, mà nay Thế Tôn bỏ ta diệt độ, ta sẽ nươngcậy vào ai? '

Lúcấy, Thế Tôn biết, nên bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheoA-nan nay ở đâu?

CácTỳ-kheo thưa:

- Tỳ-kheoA-nan nay đang đứng sau chỗ nằm của Như Lai, buồn khóc rơilệ không thể tự kềm, lại tự trách mình đã không thànhđạo, lại không đoạn kiết sử, mà nay Thế Tôn bỏ vàoNiết-bàn.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo A-nan:

- Thôi,thôi A-nan, đừng buồn lo. Phàm vật ở đời đáng tan hoại,muốn đừng thay đổi, việc ấy không được. Thầy cần rasức tinh tấn, nhớ nghĩ tu tập Chánh pháp, như thế khôngbao lâu sẽ chấm dứt mé khổ, thành tựu hạnh vô lậu. Cácđức Như Lai Chánh Ðẳng Chánh Giác ở thời quá khứ cũngcó thị giả như thế. Giả sử hằng sa chư Phật đời tươnglai, cũng sẽ có thị giả như A-nan. Chuyển luân Thánh vươngcó bốn pháp chưa từng có. Thế nào là bốn? Lúc vua Chuyểnluân Thánh vương muốn ra khỏi nước, nhân dân thấy đềuvui mừng. Lúc Chuyển luân Thánh vương có lời dạy bảo, ainghe cũng đều vui mừng. Nghe lời Chuyển luân Thánh vươngdạy không chán. Chuyển luân Thánh vương im lặng, giả sửnhân dân thấy vua im lặng cũng lại vui mừng. Tỳ-kheo! Ðólà Chuyển luân Thánh vương có bốn pháp chưa từng có này.

Tỳ-kheonên biết ! Ngày nay A-nan cũng có bốn pháp chưa từng có. Thếnào là bốn? Giả sử Tỳ-kheo A-nan im lặng vào trong chúng,người nào cũng thấy vui mừng. Giả sử Tỳ-kheo A-nan có nóilời gì, người nghe lời ấy đều cùng hoan hỷ, nếu im lặngcũng lại như thế. Giả sử Tỳ-kheo A-nan vào trong bốn bộchúng, vào trong chúng Sát-lợi, Bà-la-môn, vào trong chúng quốcvương, cư sĩ, mọi người đều hoan hỷ, khởi tâm cung kính,nhìn A-nan không chán. Giả sử Tỳ-kheo A-nan có nói điều gì,người nghe dạy pháp vâng theo không chán. Ðó là này Tỳ-kheo,bốn việc chưa từng có nầy.

Lúcấy, Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:

- Phảilàm thế nào khi gặp người nữ? Bởi vì hiện nay Tỳ-kheođúng thời đắp y mang bát đi từng nhà khất thực, tạo phướcđộ chúng sanh.

Phậtbảo A-nan:

- Ðừnggặp gỡ họ. Nếu có gặp đừng nói chuyện với họ. Nếucùng nói chuyện phải giữ tâm chuyên ý nhất.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ðừnggiao thiệp người nữ
Cũngđừng nói chuyện chung
Ngườicó thể xa lìa
Ắtlìa khỏi tám nạn.

A-nanbạch Phật:

- Nênđối xử với Tỳ-kheo Xa-na thế nào?

ThếTôn dạy:

- Nêndùng pháp Phạm-đàn để trị phạt.

A-nanbạch Phật:

- Thếnào là pháp Phạm-đàn trị phạt?

ThếTôn dạy:

- Khôngnên nói chuyện với Tỳ-kheo Xa-na. Cũng chớ nói lành, cũngchớ nói dữ. Còn Tỳ-kheo này cũng không nói gì với các Thầy.

A-nanbạch Phật:

- Nếukhông xét kỹ sự việc, ắt phạm tội không nặng ư?

Phậtdạy:

- Chỉkhông nói chuyện tức là dùng pháp Phạm-đàn trị phạt. Nhưngnếu kẻ ấy không sửa đổi, sẽ đưa ra giữa chúng, mọingười cùng búng tay khiến đuổi ra, không thuyết giới vớingười ấy, cũng chớ làm việc chung trong pháp hội.

Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:

Muốncùng oan gia kia,
Màđáp kẻ oán ấy,
Thườngniệm, chớ nói năng,
Ðiềunày không có lỗi.

Lúcấy, nhân dân thành Câu-thi-na-kiệt nghe tin Thế Tôn sẽ diệtđộ vào lúc nữa đêm. Nhân dân trong nước đi đến khoảnggiữa rừng Song thọ, đến rồi cúi đầu lễ chân Phật, luingồi một bên.

Dânchúng đồng bạch Phật:

- Naynghe Như Lai sắp diệt độ, chúng con phải tôn kính thế nào?

Lúcấy, Thế Tôn ngoái nhìn Tôn giả A-nan. Tôn giả A-nan liềnkhởi nghĩ: 'Hôm nay thân thể Như Lai mệt nhọc, muốn bảota chỉ dạy nghi thức cho họ'. A-nan quỳ gối bên phải xuốngđất, chắp tay bạch Phật:

- Naycó hai dòng họ, một tên là Bà-a-đà, thứ hai tên Tu-bạt-đà,nay đến quy y Như Lai và Thánh chúng. Cúi xin Thế Tôn cho họlàm Ưu-bà-tắc, từ nay về sau không sát sanh, vâng giữ nămgiới.

Lúcấy, Thế Tôn rộng vì họ thuyết pháp, để phát khởi nhữngngười còn lại, khiến họ quy y. Lúc ấy, năm trăm ngườidòng Ma-la nước Câu-thi-na-kiệt đi đến.

Bấygiờ, Phạm chí Tu-bạt từ nước của ông (nước Bà-bà) điđến nước Câu-thi-na-kiệt, xa thấy năm trăm người đi đến,liền hỏi:

- CácÔng từ đâu đến đây?

Nămtrăm người đáp:

- Tu-bạtnên biết, đức Thế Tôn sẽ diệt độ vào hôm nay tại giữarừng Song thọ.

Tu-bạtliền khởi nghĩ: 'Như Lai ra đời rất khó gặp. Thời gianNhư Lai xuất hiện như hoa Ưu-đàm-bát, ức kiếp mới xuấthiện. Nay ta có các điều nghhi ngờ không hiểu các pháp, chỉcó Sa-môn Cù-đàm ấy mới giải đáp điều nghi ngờ củata. Nay ta có thể đến chỗ Cù-đàm ấy mà hỏi nghĩa này'.

Lúcấy, Phạm chí Tu-bạt đến rừng Song thọ, đến chỗ Tôngiả A-nan, thưa rằng:

- Tôinghe Thế Tôn hôm nay sẽ diệt độ, có đúng không?

A-nanđáp:

- Thậtcó việc ấy.

Tu-bạtthưa:

- Songnay tôi còn có điều nghi ngờ, xin Tôn giả nhận lời, thưavới Thế Tôn rằng: Có người không hiểu lời nói của Lụcsư, có thể được nghe Sa-môn Cù-đàm chăng?

A-nannói:

- Thôi,thôi, Tu-bạt! Chớ quấy nhiễu Như Lai.

Nhưvậy đến ba lần, Tu-bạt lại nói vớ A-nan:

- NhưLai ra đời thật khó gặp; như hoa Ưu-đàm-bát đúng thờimới xuất hiện. Nay tôi xét thấy Như Lai có thể giải quyếtđiều nghi ngờ của tôi. Ðiều tôi hỏi không đủ để nóihết, mà nay A-nan không cho tôi đến bạch với Thế Tôn. Lạicó nghe Như Lai quán sát không cùng tận, biết trước khôngcùng tột, mà nay riêng không tiếp tôi.

Lúcấy, Như Lai dùng Thiên nhĩ xa nghe Tu-bạt nói với A-nan nhưthế. Thế Tôn bảo A-nan:

- Thôi,thôi A-nan! Chớ ngăn cản Phạm chí Tu-bạt. Vì sao? Ông ấyđến hỏi nghĩa được nhiều lợi ích. Nếu ta thuyết pháp,ông ấy liền được độ thoát.

A-nanbảo Tu-bạt:

- Lànhthay, lành thay! Nay Như Lai cho phép Ông vào trong hỏi pháp.

Tu-bạtnghe lời này, vui mừng phấn khởi không thể tự kềm. Tu-bạtđến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi mộtbên. Bấy giờ, Tu-bạt bạch Phật:

- Naytôi có điều muốn hỏi, cúi xin Thế Tôn cho phép.

ThếTôn bảo Tu-bạt:

- Naychính phải thời, có thể hỏi.

Tu-bạtbạch Phật:

- CácSa-môn Cù-đàm khác biết các toán thuật, phần nhiều hơnđời. Ðó là Bất-lan Ca-diếp, A-di-chuyên, Cù-da-lâu, Chi-hưuCa-diên, Tiên-tỷ Lư-trì, Ni-kiền Tử v.v... Những người nhưthế biết việc trong ba đời chăng? Là không biết chăng? TrongLục sư ấy có ai hơn Như Lai chăng?

Bấygiờ, Thế Tôn bảo:

- Thôi,thôi, Tu-bạt! Chớ hỏi nghĩa này. Cần gì hỏi họ hơn NhưLai không? Hôm nay, Ta ở tại chỗ này, sẽ vì Ông thuyết pháp,khéo suy nghĩ nhớ lấy.

Tu-bạtbạch Phật:

- Naytôi đáng hỏi nghĩa thâm sâu, cúi xin Thế Tôn đúng thờinói.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo:

- Khita mới học đạo, hai mươi chín tuổi, vì muốn độ dân chúng,nên từ đó đến ba mươi lăm tuổi, theo học trong chúng ngoạiđạo. Từ đó đến nay lại không thấy có Sa-môn, Bà-la-môntrong đại chúng nào không có Tám Thánh đạo, ắt không cóbốn quả Sa-môn.

Thếnên, này Tu-bạt! Thế gian rỗng không lại không có bậc Chânnhân hắc đạo. Do trong pháp Hiền Thánh kia có pháp Hiền Thánh,nên có bốn quả Sa-môn. Vì sao? Nhân duyên có bốn quả Sa-mônđều do Tám đạo phẩm Hiền Thánh.

NàyTu-bạt! Nếu Ta không được đạo Vô thượng Chánh Chân, đềudo không được Tám đạo phẩm Hiền Thánh. Do được Tám đạophẩm Hiền Thánh nên ta thành Phật đạo. Thế nên, này Tu-bạt,nên tìm phương tiện thành tựu đạo Hiền Thánh.

Tu-bạtlại bạch Phật:

- Tôicũng thích nghe Tám đạo phẩm Hiền Thánh, cúi xin diễn nói.

Phậtbảo:

- Támđạo phẩm là: Ðẳng kiến, Ðẳng trị, Ðẳng ngữ, Ðẳngmạng, Ðẳng nghiệp, Ðẳng phương tiện, Ðẳng niệm, Ðẳngtam muội. Tu-bạt! Ðó là Tám đạo phẩm Hiền Thánh.

Lúcấy, Tu-bạt liền tại chỗ ngồi được pháp nhãn tịnh. Tu-bạtnói với A-nan:

- Hômnay con vui mừng được lợi lành. Cúi xin Thế Tôn cho phépcon làm Sa-môn.

A-nanđáp:

- Ônghãy tự đến chỗ Thế Tôn mà xin làm Sa-môn.

Tu-bạtđến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy chân Phật, bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn cho phép con làm Sa-môn.

Bấygiờ, Tu-bạt liền thành Sa-môn, thân mặc ba pháp y. Khi ôngngẩng nhìn dung mạo Thế Tôn, liền tại chỗ ngồi đượcgiải thoát tâm hữu lậu.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo A-nan:

- Ðệtử tối hậu của Ta là Tu-bạt.

Tu-bạtbạch Phật:

- Connghe Thế Tôn vào giữa đêm nay nhập Niết-bàn. Cúi xin ThếTôn cho phép con nhập Niết-bàn trước. Con không kham thấyThế Tôn diệt độ trước.

Bấygiờ, Thế Tôn yên lặng hứa khả. Vì sao? Hằng sa chư PhậtThế Tôn đời quá khứ, đệ tử chứng đạo rốt sau đềunhập Niết-bàn trước, Như Lai diệt độ sau. Ðây là phápthường của chư Phật Thế Tôn, chẳng phải mới hôm nay.

Tu-bạtthấy Thế Tôn đã hứa khả, liền ở trước Phật, chánhthân chánh ý buộc niệm ở trước, nơi cảnh giới Niết-bànVô dư mà diệt độ. Lúc ấy mặt đất chấn động sáu cách.

Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:

Tấtcả hành vô thường
Cósanh ắt có tử
Khôngsanh thì không tử
Diệtnày rất là vui.

Lúcấy, Thế Tôn bảo A-nan:

- Từnay về sau, răn nhắc các Tỳ-kheo, không nên đối đãi nhaunhư thói thường, người lớn xưng Tôn, người nhỏ xưng Hiền,xem nhau như anh em. Từ nay về sau không được xưng tên do chamẹ đặt.

A-nanbạch Phật:

- CácTỳ-kheo ngày nay, phải tự xưng tên hiệu như thế nào?

Phậtdạy:

- Nếuthầy Tỳ-kheo nhỏ đối với Thầy Tỳ-kheo lớn thì gọi làtrưởng lão. Tỳ kheo lớn gọi Tỳ-kheo nhỏ bằng họ. Lại,các Tỳ-kheo muốn đặt tên, phải y cứ vào Tam tôn. Ðây làlời dạy bảo của Ta.

Bấygiờ, Tôn giả A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567