Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Phẩm Đẳng pháp

02/05/201111:10(Xem: 13631)
39. Phẩm Đẳng pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXXIX.Phẩm Đẳng pháp

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp thì sẽ ở trong pháp hiệntại được sự an vui vô cùng, muốn được hết lậu hoặcliền sẽ được hết. Thế nào là bảy pháp? Ở đây, vịTỳ-kheo biết pháp, biết nghĩa, biết thời, có thể biếtmình, lại có thể biết đủ, và cũng biết vào trong chúng,quan sát mọi người. Ðó là bảy pháp.

Thếnào là Tỳ-kheo biết pháp? Tỳ-kheo biết pháp là biết Khếkinh, Kỳ-dạ, Kệ, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn mạt, Quảng diễn,Phương đẳng, Vị tằng hữu, Quảng phổ, Thọ quyết, Sanhkinh. Nếu có Tỳ-kheo không biết pháp là không biết mườihai bộ kinh. Ðây chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo thì phảihay hiểu rõ pháp. Ðó gọi là biết pháp. Như thế là Tỳ-kheohiểu rõ pháp.

Thếnào là Tỳ-kheo hiểu rõ nghĩa? Ở đây, Tỳ-kheo biết cơ thú(chỗ nhắm đến) của Như Lai, hiểu rõ nghĩa sâu không cónghi nan, Nếu Tỳ-kheo không hiểu rõ nghĩa thì không phải Tỳ-kheo.Vì Tỳ-kheo có thể biết thầm nghĩa, nên gọi là hiểu nghĩa.Như thế là Tỳ-kheo có thể phân biệt được nghĩa.

Thếnào là Tỳ-kheo biết thời nghi? Ở đây, Tỳ-kheo biết thờitiết, lúc nên tu quán thì tu quán, lúc nên tu chỉ thì tu chỉ,lúc nên im lặng biết im lặng, nên đi thì biết đi, nên tụngthì biết tụng, nên giáo thọ cho người ở trước mặt thìgiáo thọ cho người ở trước mặt, nên nói thì biết nói.Nếu Tỳ-kheo chẳng biết những điều này, chẳng biết nênchỉ, quán, tiến, dừng thì chẳng phải là Tỳ-kheo. Nếu Tỳ-kheobiết thời tiết, không mất thời nghi, đó gọi là tùy thờinghi. Như thế là Tỳ-kheo biết thời nghi.

Thếnào là Tỳ-kheo tự biết mình? Ở đây, Tỳ-kheo tự biếtmình: nay ta có kiến, văn, giác niệm, hiểu biết này, có trítuệ như thế, đi bước, tiến, dừng, hằng theo Chánh pháp.Nếu Tỳ-kheo không tự biết trí tuệ mình, nên ra, vào, điđến, thì đây không phải Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheo có thể tựtu thích nghi với sự tiến, dừng của mình. Ðây gọi là tựtu hạnh mình. Ðây là Tỳ-kheo tự biết mình.

Thếnào là Tỳ-kheo tự biết đủ? Ở đây, Tỳ-kheo có thể tựđiều hòa ngủ nghỉ, tỉnh thức, ngồi, nằm, kinh hành, cáccách thức tiến, dừng. Ðều có thể biết dừng đủ. NếuTỳ-kheo không thể biết như thế thì chẳng phải Tỳ-kheo.Vì Tỳ-kheo có thể hiểu rõ điều này, nên gọi là biếtđủ. Như thế là Tỳ-kheo biết đủ.

Thếnào là Tỳ-kheo biết vào đại chúng? Ở đây, Tỳ-kheo phânbiệt đại chúng: 'Ðây là dòng Sát-lợi, đây là chúng Bà-la-môn,đây là chúng Trưởng giả, đây là chúng Sa-môn. Ta sẽ dùngphép tắc này để thích ứng ở trong chúng kia'; nên nói haynên im lặng đều biết tất cả. Nếu Tỳ-kheo chẳng biếtcách nhập chúng này thì chẳng phải là Tỳ-kheo. Vì Tỳ-kheobiết vào đại chúng nên gọi là biết nhập chúng. Ðó là,Tỳ-kheo biết nhập chúng.

Thếnào là Tỳ-kheo biết căn nguyên của mọi người? Tỳ-kheonên biết! Có hai hạng người. Thế nào là hai? Có hạng ngườimuốn đến vườn quán để gần gũi Tỳ-kheo; còn hạng thứhai không ưa đến gặp Tỳ-kheo. Trong hai hạng người này,hạng người muốn gần gũi Tỳ-kheo là hơn.

NàyTỳ-kheo! Lại có hai hạng người. Thế nào là hai? Hạng ngườithứ nhứt tuy đến chỗ Tỳ-kheo mà chẳng hỏi nghi thức;hạng người thứ hai cũng chẳng vào chùa gặp Tỳ-kheo. Tronghai hạng này thì hạng người đến chùa kia là hơn cả.

NàyTỳ-kheo! Lại có hai hạng người. Thế nào là hai? Hạng ngườithứ nhất đến chỗ Tỳ-kheo thăm hỏi thời nghi; hạng ngườithứ hai không đến chỗ Tỳ-kheo thăm hỏi thời nghi. Tronghai hạng người này thì hạng người đến chùa kia là hơncả.

NàyTỳ-kheo! Lại có hai hạng người. Thế nào là hai? Hạng ngườithứ nhất hay quan sát, thọ trì, đọc tụng; hạng ngườithứ hai chẳng thể thọ trì, đọc tụng. Trong hai hạng nàythì hạng người thọ trì đọc tụng kia là hơn cả.

NàyTỳ-kheo! Lại có hai hạng người. Thế nào là hai? Hạng ngườithứ nhất nghe pháp rồi hiểu nghĩa; hạng người thứ hainghe pháp mà không hiểu nghĩa. Hạng người nghe pháp hiểunghĩa kia là hơn.

NàyTỳ-kheo! Lại có hai hạng người. Thế nào là hai? Hạng ngườithứ nhất nghe pháp, mọi pháp đều thành tựu; hạng ngườithứ hai chẳng nghe pháp, chẳng thành tựu pháp. Hạng ngườinghe pháp, thành tựu pháp kia là hơn.

NàyTỳ-kheo! Lại có hai hạng người. Thế nào là hai? Hạng ngườithứ nhất nghe pháp có thể kham nhẫn tu hành, phân biệt hộtrì Chánh pháp; hạng người thứ hai chẳng thể kham nhẫntu hành. Vậy hạng người tu hành pháp kia là hơn. Ví như,bò có lạc, do lạc có tô, do tô có đề hồ, đề hồ làhơn cả, không gì bì kịp. Ðây cũng như thế, nếu ai có thểtu hành, người này là hơn cả, không ai sánh kịp. Ðó làTỳ-kheo quán sát căn nguyên của người. Người nào khôngrõ điều này thì chẳng phải Tỳ-kheo. Vị Tỳ-kheo nghe pháp,phân biệt nghĩa này. Ðây là đệ nhất. Như thế là Tỳ-kheoquán sát căn nguyên của người.

NếuTỳ-kheo nào thành tựu bảy pháp này thì ở trong hiện phápđược vui thích vô vi, ý muốn dứt hết lậu, cũng chẳngcó gì nghi ngờ. Thế nên, Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện thànhtựu bảy pháp này. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Câytrú độ ở cõi trời Ba mươi ba, gốc của nó to năm mươido tuần, cao một trăm do-tuần, bóng che bốn phía năm mươido tuần. Các trời Ba mươi ba vui chơi ở đó bốn tháng.

Tỳ-kheonên biết! Có lúc hoa lá của cây trú độ héo vàng rơi rụngtrên đất. Lúc ấy, chư Thiên thấy điểm ứng này, tất cảđều hoan hỷ, vui vẻ: 'Cây này chẳng bao lâu sẽ sanh hoa trái'.

Tỳ-kheonên biết! Có lúc hoa trái của cây rơi rụng đầy đất. Bấygiờ, trời Ba mươi ba lại càng thêm hoan hỷ bảo nhau:

- Câynày không bao lâu sẽ có màu tro.

Tỳ-kheonên biết! Trải qua khoảng thời gian, cây kia ngã màu tro. Bấygiờ chư Thiên trời Ba mươi ba lại rất vui mừng bảo nhau.

- Câynày đã có màu tro, chẳng bao lâu sẽ nẩy chồi.

ChưThiên trời Ba mươi ba thấy cây trú độ đã nẩy chồi, chẳngbao lâu sẽ sanh nụ hoa. Thấy rồi, chư vị ấy sanh lòng hoanhỷ: 'Hôm nay, cây này đã sanh nụ hoa (bạc tiết), chẳng baolâu sẽ nở tròn.

Tỳ-kheonên biết! Chư Thiên trời Ba mươi ba thấy cây này dần dầnnở tròn liền vui mừng: 'Cây này đã dần dần nở tròn, chẳngbao lâu sẽ đều đầy hoa'.

Tỳ-kheonên biết! Lúc cây này nở tròn, mọi người đều hoan hỷ:'Hôm nay, tất cả cây này đều đơm hoa'. Bấy giờ hươngthơm bay ngược gió, trong vòng một trăm do-tuần, ai cũng ngửiđược mùi thơm. Lúc ấy, chư Thiên ở đó vui chơi suốt trongbốn tháng, thích thú không thể kể.

Ðâycũng như thế! Nếu bậc đệ tử Hiền Thánh ý muốn xuấtgia học đạo thì cũng giống như cây kia lúc muốn rụng lá.

Lạinữa, bậc đệ tử Hiền Thánh, bỏ vợ con tài sản, đem lòngtin kiên cố xuất gia học đạo, cạo bỏ râu tóc giống nhưcây kia rụng lá đầy đất.

Tỳ-kheonên biết! Nếu bậc đệ tử Hiền Thánh, không có tưởngtham dục, trừ bỏ pháp bất thiện, niệm giữ hoan hỷ, đểchí ở Sơ thiền, như cây trú độ có màu tro.

Lạinữa, bậc đệ tử Hiền Thánh, có giác, có quán, dừng bêntrong sanh hoan hỷ, chuyên chú nhất tâm, không giác, không quán,dạo tâm ở Nhị thiền, ví như cây kia sanh chồi.

Lạinữa, bậc đệ tử Hiền Thánh, không niệm mà có hộ (xả),tự biết thân có lạc, là điều chư Hiền Thánh cầu, xảniệm đầy đủ, dạo ở Tam thiền, giống như cây kia sanhnụ hoa.

Lạinữa, bậc đệ tử Hiền Thánh, khổ lạc đã dứt hết, khôngcó sầu lo, không khổ không vui, xả niệm thanh tịnh, dạoở Tứ thiền, giống như cây kia dần dần nở tròn.

Lạinữa, bậc đệ tử Hiền Thánh, dứt hết hữu lậu, thànhtựu vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, ở tronghiện pháp tự vui thích, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đãlập, việc làm đã xong, không còn tái sanh, như thật mà biết,giống như cây kia trổ hoa đầy đủ.

Bấygiờ, hương giới đức của bậc đệ tử Hiền Thánh bay khắpbốn phương, ai cũng khen ngợi. Trong bốn tháng vui chơi làdạo tâm ở Tứ thiền, đầy đủ hạnh bổn.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Hãy tìm phương tiện thành tựu hương giớiđức. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói bảy thí dụ về nước. Người cũng như thế. Hãylắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ về chúng.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

ThếTôn bảo:

- Bảythí dụ về nước giống như người thế nào?

Vínhư, có người chìm ở đáy nước; có người tạm ngoi lênmặt nước rồi chìm xuống lại; có người ra khỏi nướcnhìn xem; có người ra khỏi nước mà đứng; có người muốnđi qua nước; có người ra khỏi nước muốn đến bờ kia;có người đã lên hẳn trên bờ. Ðó là, này Tỳ-kheo, cóbảy thí dụ về nước xuất hiện ở đời.

Thếnào là người chìm đáy nước không ra khỏi được? Ở đây,có người toàn thân hành pháp bất thiện, trải qua kiếp sốkhông thể trị liệu. Ðó là người chìm ở đáy nước.

Thếnào là người ra khỏi nước rồi chìm lại? Ở đây, có ngườilòng tin cạn cợt, tuy có pháp lành mà không kiên cố. Ngườiấy thân, miệng, ý làm lành, sau lại hành bất thiện. Saukhi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào địa ngục. Ðólà người ra khỏi nước lại chìm.

Thếnào là người ra khỏi mặt nước nhìn trông? Ở đây, cóngười có tín thiện căn, thân, miệng, ý làm lành nhưng khôngtăng trưởng pháp này, tự giữ đứng. Người ấy thân hoạimạng chung sanh trong A-tu-la. Ðó là người ra khỏi nước nhìn.

Thếnào là người ra khỏi nước mà đứng? Ở đây, có ngườicó lòng tin, tinh tấn đoạn ba kiết sử, không thối chuyểnnữa, chắc chắn đạt được cứu cánh thành đạo vô thượng.Ðó là người ra khỏi nước mà đứng.

Thếnào là người muốn đi qua nước? Ở đây, có người tíncăn tinh tấn, hằng ôm lòng hổ thẹn, mong đoạn ba kiết sửdâm, nộ, si. Người ấy trở lại đời này mà đoạn dứtmé khổ. Ðó là người muốn qua nước.

Thếnào là người muốn đến bờ kia? Ở đây, có người tíncăn tinh tấn, đoạn năm hạ phần kiết sử, thành A-na-hàm,liền đó nhập Niết-bàn, không trở lại đời này nữa. Ðólà người muốn đến bờ kia.

Thếnào là người đã đến bờ kia? Ở đây, hoặc có ngườitín căn tinh tấn, ôm lòng hổ thẹn, dứt hết hữu lậu, thànhtựu vô lậu. Ở trong hiện pháp, người ấy tự an vui; sanhtử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, khôngcòn tái sanh, như thật mà biết; nơi Vô dư Niết-bàn mà nhậpNiết-bàn. Ðó là người đã qua đến bờ kia.

NàyTỳ-kheo! Ðó là bảy thí dụ nước và người, Ta nói vớicác Thầy. Chỗ chư Phật Thế Tôn đáng tu hành tiếp độmọi người, nay Ta đã thi hành. Các Thầy nên ở chỗ vắngvẻ, như dưới cội cây, hãy nhớ tọa Thiền chớ có lườibiếng. Ðây là lời Ta dạy dỗ.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- BậcThánh vương trị nước, nếu thành tựu bảy pháp thì chẳngbị oan gia, giặc cướp bắt bớ, khiến cho bên ngoài khôngthể đến xâm phạm. Thế nào là bảy? Thành quách cao lớn,sửa sang tề chỉnh; đó là pháp thành tựu thứ nhất. Cửathành lại kiên cố; đó là pháp thành tựu thứ hai. Ngoàithành hào lũy rất sâu rộng; đó là pháp thành tựu thứ ba.Trong thành lại chứa nhiều lúa thóc, kho lẫm tràn đầy; đólà pháp thành tựu thứ tư. Thành ấy lại có nhiều củi,cỏ; đó là pháp thành tựu thứ năm. Thành lại có nhiềubinh khí, đầy đủ các chiến cụ; đó là pháp thành tựuthứ sáu. Người chủ thành kia lại thông minh tài cao, dựbiết lòng người, đáng phạt thì đánh phạt, đáng trị thìtrị; đó là pháp thành tựu thứ bảy, khiến cho bên ngoàikhông thể đến xâm phạm.

NàyTỳ-kheo! Ðó là bảy pháp mà vị quốc chủ thành tựu đượcthì người ngoài không thể đến gần quấy nhiễu. Tỳ-kheocũng vậy, nếu thành tựu được bảy pháp thì tệ ma Ba-tuầnchẳng được thuận tiện. Thế nào là bảy?

Ởđây, Tỳ-kheo thành tựu giới luật, đầy đủ oai đức, phạmluật nhỏ còn sợ hãi huống là tội lớn. Ðó là, Tỳ-kheo,thành tựu pháp thứ nhất, khiến tệ ma Ba tuần không đượcthuận tiện; ví như thành cao rộng kia rất nghiêm ngặt khôngthể phá hoại.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Nếu mắt thấy sắc chẳng khởi tưởngdính mắc, cũng không dấy niệm, đầy đủ nhãn căn khôngcó thiếu sót, mà gìn giữ nhãn căn; tai đối với tiếng,mũi với mũi, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp cũngvậy; cũng chẳng khởi tưởng, đầy đủ ý căn mà không loạntưởng, ủng hộ ý căn đầy đủ. Ðó là Tỳ-kheo thành tựupháp thứ hai khiến tệ ma Ba tuần chẳng được thuận tiệnnhư cửa thành kiên cố.

Lạinữa, Tỳ-kheo nghe nhiều chẳng quên, hằng nhớ tư duy chánhpháp, đạo giáo ngày xưa trải qua đều biết đầy đủ. Ðólà Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ ba, khiến tệ ma Ba-tuần khôngđược thuận tiện; như hào lũy ngoài thành vừa sâu, vừarộng.

Lạinữa, Tỳ-kheo có nhiều phương tiện, có các pháp ban đầuthiện, ở giữa thiện, cuối cùng thiện, thanh tịnh đầyđủ, tu được Phạm hạnh. Ðó là Tỳ-kheo thành tựu phápthứ tư, khiến tệ ma Ba-tuần không được thuận tiện; nhưthành quách có nhiều lúa thóc, giặc ngoài không dám đếnxâm lấn.

Lạinữa, Tỳ-kheo tư duy bốn pháp tăng thượng tâm, cũng khôngthiếu sót. Ðó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ năm, khiếntệ ma Ba-tuần chẳng được thuận tiện; như thành quách cónhiều củi cỏ, người ngoài không thể đến quấy rối.

Lạinữa, Tỳ-kheo được bốn thần túc làm việc không khó khăn.

Ðólà Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ sáu, khiến tệ ma Ba tuầnkhông được thuận tiện, như trong thành đầy đủ binh khí.

Lạinữa, Tỳ-kheo có thể phân biệt ấm, nhập, giới đầy đủ,cũng phân biệt được pháp mười hai nhân duyên khởi lên.Ðó là Tỳ-kheo thành tựu pháp thứ bảy, khiến tệ ma Ba-tuầnkhông được thuận tiện; như người chủ thành quách thôngminh, tài cao, đáng thâu thì thâu, nên bỏ thì bỏ. Tỳ-kheocũng vậy, biết phân biệt ấm, trì, nhập.

Nếucó Tỳ-kheo thành tựu bảy pháp này thì tệ ma Ba-tuần sẽkhông được tiện lợi. Thế nên các Tỳ-kheo! Hãy tìm phươngtiện phân biệt ấm, trì nhập và mười hai nhân duyên, chẳngmất thứ lớp, liền vượt khỏi cảnh ma, không ở trong đónữa. Như thế, Tỳ-kheo! Hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ thuyết về bảy chỗ trụ của thần thức. Các Thầyhãy lắng nghe và khéo suy nghĩ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Saogọi là bảy trụ xứ của thần thức? Nghĩa là chúng sanhcó nhiều thân, nhiều tưởng; như là Trời và Người. Lạicó chúng sanh nhiều thân mà có một tưởng như là trời Phạm-ca-dimới xuất hiện ở đời. Có chúng sanh một thân mà có nhiềutưởng như là trời Quang Âm. Có chúng sanh một thân, mộttưởng như là trời Biến Tịnh. Có chúng sanh vô lượng khôngnhư là trời Không xứ. Có chúng sanh vô lượng thức như làtrời Thức xứ. Có chúng sanh vô hữu xứ như là trời Vôhữu xứ.

NàyTỳ-kheo! Ðó là bảy trụ xứ của thần thức. Nay Ta đã nóixong bảy thức xứ, chư Phật Thế Tôn có thể thi hành, tiếpđộ mọi người, hôm nay Ta đã giải thích xong. Các Thầynên ở nơi vắng vẻ, dưới cội cây, khéo tu hạnh ấy, chớcó giải đãi. Ðây là lời giáo hối của Ta.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Tỳ-kheo Quân-đầu mắc bệnh nặng nằm trên giườngkhông thể tự cử động. Tỳ-kheo liền nghĩ rằng: 'Hôm nay,Như Lai Thế Tôn chẳng thấy rũ lòng lân mẫn, ta mang bệnhnặng, chẳng nhận được thuốc men. Ta lại nghe Thế Tôn nóirằng: 'Nếu một người chưa được độ, Ta chẳng bỏ họ'.Mà nay ta thấy Thế Tôn bỏ sót ta, còn gì khổ hơn nữa!'

Bấygiờ, Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe Tỳ-kheo Quân-đầu tráchmóc như thế, liền bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy tụ tập đến chỗ Tỳ-kheo Quân-đầu hỏi thămbệnh ông ta.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

ThếTôn dẫn chúng Tỳ-kheo từ từ đến phòng Tỳ-kheo Quân-đầu.Tỳ-kheo Quân-đầu xa thấy Thế Tôn đến, liền gieo mình xuốngđất. Khi ấy, Thế Tôn bảo Quân-đầu rằng:

- NayThầy mang bệnh nặng, chẳng nên xuống giường. Ta tự cóchỗ ngồi.

ThếTôn bảo Quân-đầu:

- BệnhThầy tăng hay giảm, hay không tăng giảm? Có thể nghe Ta dạyđược không?

Tỳ-kheoQuân-đầu bạch Phật:

- Hômnay, đệ tử bịnh rất nặng, chỉ có tăng chứ không giảm,không được đầy đủ thuốc men.

ThếTôn hỏi:

- Aisăn sóc bịnh cho Thầy?

Quân-đầubạch:

- Cácvị Phạm hạnh có đến thăm bịnh con.

Bấygiờ Thế Tôn bảo Quân-đầu:

- NayThầy có thể nói bảy giác ý cho Ta nghe chăng?

Quân-đầuliền nêu tên bảy giác ý ba lần:

- Naycon có thể thuyết pháp bảy giác ý trước Như Lai được.

ThếTôn nói:

- Nếucó thể thuyết cho Như Lai thì hãy thuyết đi!

Khiấy, Tỳ-kheo Quân-đầu bạch Phật:

- Bảygiác ý. Những gì là bảy? Nghĩa là niệm giác ý, pháp giácý, tinh tấn giác ý, hỷ giác ý, khinh an giác ý, định giácý, hộ xả giác ý. Bạch Thế Tôn, có bảy giác ý chính làđây.

Tỳ-kheoQuân-đầu nói xong liền lành bệnh, không còn các khổ não.Quân-đầu bạch Thế Tôn:

- Bìnhđựng thuốc chính là pháp bảy giác ý này. Con muốn nói thuốckhông gì hơn bảy giác ý này. Nay con tư duy bảy giác ý này,các bịnh đều được lành.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy thọ trì pháp bảy giác ý này, khéo nghĩ nhớ tụng đọc;chớ có hồ nghi đối với Phật, Pháp, Tăng. Chúng sanh cóbệnh sẽ được lành. Vì cớ sao? Bảy giác ý này rất khóhiểu hết. Nếu hiểu rồi, tất cả các pháp đều liễu tricả, chiếu sáng tất cả các pháp, cũng như thuốc hay trịliệu tất cả các bịnh. Ví như cam lồ, ăn không biết chán.Nếu không được bảy giác ý này thì chúng sanh lưu chuyểnsanh tử. Các Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện tu bảy giác ý.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếulúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, liền cóbảy báu xuất hiện thế gian; đó là xe báu, voi báu, ngựabáu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. LúcChuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời liền có bảybáu lưu bố thế gian.

LúcNhư Lai xuất hiện ở thế gian, liền có báu bảy giác ý xuấthiện thế gian. Thế nào là bảy? Ðó là niệm giác ý, phápgiác ý, tinh tấn giác ý, hỷ giác ý, khinh an giác ý, địnhgiác ý, hộ (xả) giác ý, xuất hiện ở đời. Nếu lúc NhưLai xuất hiện thế gian, liền có bảy giác ý quý báu nàyxuất hiện thế gian. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy cầu phươngtiện tu bảy giác ý này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điềunày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- LúcChuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, khi ấy liềnchọn lựa đất tốt để xây thành quách, Ðông Tây hai mươido-tuần. Nam Bắc bảy do-tuần, đất đai thuần thục, sungsướng vô kể.

Bấygiờ, ngoài thành quách ấy, có bảy lớp bao quanh làm bằngbảy báu. Bảy báu là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, hổ phách,mã não, xa cừ; đó là bảy báu. Lại có bảy hào bằng bảybáu vây quang bảy lớp ấy, rất sâu, rộng khó vượt qua,trong đó toàn cát vàng. Lại có bảy lớp cây mọc ở đó.Các cây ấy lại có bảy màu: vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly,xa cừ, mã não, hổ phách.

Vâyquanh thành, có bảy lớp cửa kiên cố, cũng làm bằng bảybáu. Cửa bạc để dép vàng ở đó, cửa vàng đặt dép bạc,cửa thủy tinh để dép lưu ly, cửa lưu ly để dép thủy tinh,cửa mã não để dép hổ phách, rất là sung sướng, thậtkhông thể nói.

Thànhđó bốn mặt có bốn ao tắm. Mỗi ao tắm dài rộng một do-tuần,tự nhiên có nước làm bằng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly.Ao nước lưu ly đông lại thành báu lưu ly. Ao nước thủytinh đông lại thành báu thủy tinh. Ao nước bạc đông lạithành báu bạc. Ao nước vàng đông lại thành báu vàng. VàChuyển luân Thánh vương lấy đây dùng.

Bấygiờ, trong thành lại có bảy loại âm thanh. Thế nào là bảy?Ðó là tiếng ốc, tiếng trống, tiếng trống nhỏ, tiếngchuông, tiếng trống tế yêu, tiếng múa, tiếng ca. Ðó làbảy loại tiếng.

Bấygiờ, dân chúng thường vui chơi với nhau bằng những thứnày. Những chúng sanh ấy không bị nóng lạnh, không bị đóikhát, cũng không tật bệnh.

VịChuyển luân Thánh vương ở đời du hóa, thành tựu đượcbảy báu này và bốn thần túc, không có thiếu thốn, khôngmất mát gì cả. Thế nào là Chuyển luân Thánh vương thànhtựu bảy báu? Ðó là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu,ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu; lại có một ngànngười con hết sức dũng mãnh, có thể hàng phục giặc ngoài.Ðất Diêm-phù-đề này không dùng dao gậy để giáo hóa quốcdân.

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Làmsao Chuyển luân Thánh vương lại thành tựu được xe báu?

ThếTôn bảo:

- Lúcấy, Chuyển luân Thánh vương, sáng sớm ngày mười lăm, tắmrửa, gội đầu rồi lên đại điện, các ngọc nữ vây quanh.Bấy giờ, bánh xe báu đầy đủ ngàn căm từ phương Ðônglại đến trước điện, ánh sáng huy hoàng không phải ngườilàm được, cách mặt đất bảy nhẫn, từ từ đến trướcvua dừng lại. Chuyển luân Thánh vương thấy rồi liền hỏi:

- 'Tanghe người xưa nói: 'Chuyển luân Thánh vương, ngày mườilăm tắm rửa, gội đầu, rửa tay lên điện ngồi. Bánh xebáu từ phương Ðông đến dừng ở trước vua'. Nay ta hãythử xe báu này!'.

Chuyểnluân Thánh vương lấy tay phải cầm luân bảo và nói:

- 'NayNgươi hãy xoay chuyển cho đúng pháp, chớ phi pháp!'

Bấygiờ, bánh xe báu tự nhiên xoay chuyển rồi dừng trên không,Chuyển luân Thánh vương lại cùng bốn bộ binh cũng ở tronghư không, xe báu lại xoay về phương Ðông. Chuyển luân Thánhvương cũng theo xe báu mà đi. Nếu lúc xe báu dừng thì Chuyểnluân Thánh vương cùng chúng đem theo cũng dừng trong không.

Khiấy các vị tiểu vương ở phương Ðông cùng nhân dân từxa thấy vua lại, đều đứng dậy chào đón, lại đem bátvàng đựng đầy bạc, bát bạc đựng đầy vàng, dâng lênChuyển luân Thánh vương và tâu:

- 'Kínhchào Thánh vương! Xứ này nhân dân đông đúc, khoái lạc vôcùng. Kính mong Ðại vương hãy cai trị chốn này'.

Chuyểnluân Thánh vương bảo dân chúng rằng:

- 'CácNgươi nên sống đúng pháp, chớ làm việc phi pháp, cũng chớnên sát sanh, trộm cắp, dâm dật. Cẩn thận chớ làm phi pháp'.

Xebáu lại di chuyển đến phương Nam, phương Tây, phương Bắcvà Chuyển luân Thánh vương đến đâu cũng vỗ về, khuyênnhủ dân chúng. Rồi xe báu quay trở về chỗ vua cai trị, đứngcách mặt đất bảy nhẫn. Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánh vươngthành tựu xe báu như thế đó.

CácTỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Chuyểnluân Thánh vương thành tựu voi báu thế nào?

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheo,nên biết, Chuyển luân Thánh vương vào ngày rằm, tắm rửarồi lên đại điện. Khi ấy, voi báu từ phương Nam đến,có sáu ngà, lông toàn trắng, bảy chỗ bằng phẳng đều cóđeo vàng bạc, trân bảo trang sức, có thể bay trên hư không.Bấy giờ, Chuyển luân Thánh vương thấy được liền nghĩ:'Voi báu này rất thù diệu, hiếm có ở đời, tánh nết nhuhòa, không hung bạo. Nay ta hãy thử nó'. Rồi Chuyển luân Thánhvương, sáng sớm, mặt trời vừa lên, liền cỡi voi báu nàydạo khắp bốn biển, cai trị dân chúng. Chuyển luân Thánhvương thanh tựu voi báu như thế!

Tỳ-kheobạch Thế Tôn:

- Chuyểnluân Thánh vương làm sao thành tựu ngựa báu?

ThếTôn bảo:

- LúcChuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời, ngựa báu liềntừ phương Tây đến, lông toàn màu xanh, lông đuôi ánh đỏ,bước đi không di động, có thể bay ở hư không, không chướngngại. Vua thấy xong, rất mực vui mừng nói:

- 'Ngựabáu này rất thù diệu, nên sử dụng nó. Tánh nó lại hiềnlành, không nổi chứng. Nay ta hãy thử ngựa báu'.

Chuyểnluân Thánh vương liền cỡi ngựa nay đi khắp bốn thiên hạ.trị hóa nhân dân, rồi trở về chỗ vui cai trị. Tỳ-kheo!Chuyển luân Thánh vương thành tựu ngựa báu như thế.

Tỳ-kheobạch Phật:

- Lạido nhân duyên gì, Chuyển luân Thánh vương thành tựu đượcchâu báu?

ThếTôn bảo:

- Ởđây, Tỳ-kheo! Lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ởđời, châu báu liền từ phương Ðông lại, có tám góc, bốnmặt tỏa hỏa quang dài một thước sáu tấc. Chuyển luânThánh vương thấy rồi liền nghĩ: 'Châu báu này rất thù diệu,nay ta sẽ thử nó'. Chuyển luân Thánh vương nửa đêm tụtập bốn bộ binh, đem báu ma-ni này đặt trên ngọn cờ cao,ánh sáng của nó chiếu xa mười hai do-tuần trong nước. Bấygiờ nhân dân trong thành thấy ánh sáng này, ai nấy tự bảo:

- 'Mặttrời đã lên, hãy làm việc nhà!'.

Chuyểnluân Thánh vương ở trên điện, thấy khắp nhân dân xong liềntrở về cung, đem hạt ma-ni này đặt trong cung, trong ngoàiđều sáng, không đâu không khắp. Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánhvương thành tựu châu báu như thế đó!

Bấygiờ, Tỳ-kheo bạch Phật:

- Chuyểnluân Thánh vương thành tựu ngọc nữ báo thế nào?

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheonên biết! Lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời,tự nhiên có ngọc nữ báu này xuất hiện, nhan mạo đoan chánh,mặt mày như màu hoa đào, chẳng cao chẳng thấp, chẳng trắngchẳng đen, tánh nết nhu hòa, không hung dữ, hơi miệng thơmmùi hoa sen, thơm mùi chiên-đàn, hằng hầu hạ một bên Thánhvương, không trái thời tiết, thường tươi cười nhìn mặtvua. Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánh vương thành tựu ngọc nữbáu này như thế!

Bấygiờ, Tỳ-kheo bạch Phật:

- Chuyểnluân Thánh vương thành tựu cư sĩ báu thế nào?

ThếTôn bảo:

- Ởđây, Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đờiliền có cư sĩ báu này xuất hiện thế gian, không cao khôngthấp, thân thể hồng hào, tài cao trí tột, việc gì cũngthông suốt, lại được Thiên nhãn thông. Lúc ấy, cư sĩ đếnchỗ vua, tâu vua rằng:

- 'Kínhmong Thánh vương sống lâu vô cùng! Nếu vua có cần vàng, bạc,trân bảo, tôi sẽ cung cấp đầy đủ cả'.

Bấygiờ, cư sĩ dùng Thiên nhãn quán sát nơi nào có kho báu haykhông kho báu đều thấy hết. Vua cần báu gì thì tùy thờicung cấp. Chuyển luân Thánh vương muốn thử cư sĩ này, liềncùng cư sĩ qua sông. Khi chưa đến bờ kia, vua bảo cư sĩ:

- 'Nayta muốn cần vàng bạc, châu báu. Nên lo xong ngay bây giờ!'.

Cưsĩ đáp:

- 'Bướclên bờ, hạ thần sẽ cấp cho'.

Chuyểnluân Thánh vương nói:

- 'Tacần ngay bây giờ, chẳng chờ lên bờ'.

Bấygiờ cư sĩ liền quỳ gối, chắp tay hướng xuống nước,bảy báu trong nước liền vọt lên.

Chuyểnluân Thánh vương bảo cư sĩ:

- 'Thôi!Thôi! Cư sĩ! Ta không cần báu nữa'.

Tỳ-kheo!Chuyển luân Thánh vương thành tựu cư sĩ báu như thế đó.

Bấygiờ, Tỳ-kheo bạch Phật:

- Chuyểnluân Thánh vương thành tựu điển binh báu thế nào?

ThếTôn bảo:

- Ởđây, Tỳ-kheo! Lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ởđời, liền có điển binh báu này tự nhiên đến ứng hầu,thông minh cái thế, biết trước lòng người, thân hình đẹptốt, đến trước Chuyển luân Thánh vương, tâu Thánh vươngrằng:

- 'Kínhmong Thánh vương chóng được vui vẻ. Nếu Thánh vương muốncần binh lính, thần sẽ cung cấp ngay, cách thức tiến luirất đúng lúc'.

Rồiđiển binh báu tùy ý vua, tập họp binh chúng ở cạnh vua.Bấy giờ, Chuyển luân Thánh vương muốn thử điển binh báu,liền nghĩ: 'Làm sao cho binh chúng của ta tụ tập ngay!'. Tứcthời, binh chúng liền ở ngoài cửa của vua. Nếu ý Chuyểnluân Thánh vương muốn binh chúng đứng, họ liền đứng; muốntiến, họ liền tiến. Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánh vương thànhtựu điển binh báu này như thế đó.

Tỳ-kheonên biết! Chuyển luân Thánh vương thành tựu được bảybáu này.

Tỳ-kheokia bạch Thế Tôn:

- Chuyểnluân Thánh vương làm sao thành tựu bốn thần túc, chóng đượclợi lành?

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Ởđây, Chuyển luân Thánh vương, nhan mạo đoan chánh, hiếm cóở đời, vượt hẳn mọi người, không ai sánh kịp. Dù choThiên tử cũng không bì kịp. Này Tỳ-kheo, đó là Chuyển luânThánh vương thành tựu thần túc thứ nhất.

Lạinữa, Chuyển luân Thánh vương thông minh cái thế, rành rẽmọi việc, là bậc hùng mạnh trong loài người, không ai cótrí tuệ hơn Chuyển luân Thánh vương này. Này Tỳ-kheo, đólà Chuyển luân Thánh vương thành tựu thần túc thứ hai.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánh vương không có tật bệnh,thân thể khang kiện, thức ăn uống tự nhiên tiêu hóa, khôngcần phải đại, tiểu tiện. Này Tỳ-kheo, đó là Chuyển luânThánh vương thành tựu được thần túc thứ ba này.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Chuyển luân Thánh vương thọ mạng rất dàikhông đếm nổi. Mọi người không ai sống lâu hơn Chuyểnluân Thánh vương. Này Tỳ-kheo, đó là Chuyển luân Thánh vươngthành tựu thần túc thứ tư này.

NàyTỳ-kheo, đó là Chuyển luân Thánh vương thành tựu bốn thầntúc này.

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia bạch Phật:

- Chuyểnluân Thánh vương sau khi mạng chung sẽ sanh về đâu?

ThếTôn bảo:

- Chuyểnluân Thánh vương sau khi mạng chung sẽ sanh cõi trời Ba mươiba, sống lâu ngàn tuổi. Vì sao thế? Chuyển luân Thánh vươngkhông tự mình sát sanh, lại dạy người khác khiến khôngsát sanh; tự mình không trộm cắp, lại dạy người khác khiếnkhông trộm cắp; tự mình không dâm dục, lại dạy ngườikhác khiến không dâm dục; tự mình không vọng ngữ, lạidạy người khác khiến không vọng ngữ; tự mình hành phápthập thiện, lại dạy người khác khiến hành thập thiện.

Tỳ-kheonên biết! Do công đức này, Chuyển luân Thánh vương sau khimạng chung sẽ sanh lên cõi trời Ba mươi ba.

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia liền nghĩ: 'Chuyển luân Thánh vương rấtđáng hâm mộ. Muốn nói là người, nhưng lại không phảilà người. Kỳ thực không phải là Trời mà thi hành việcTrời, nhận thọ các diệu lạc, chẳng đọa ba đường ác.Nay nếu ta trì giới dũng mãnh, sẽ có phước, đến đờisau được làm Chuyển luân Thánh vương, không thích hay sao?'.

Bấygiờ, Thế Tôn biết tâm niệm Tỳ-kheo ấy mới bảo Tỳ-kheoấy:

- NayThầy ở trước Như Lai, chớ nên nghĩ thế. Vì cớ sao? Chuyểnluân Thánh vương tuy thành tựu bảy báu, và bốn thần túckhông ai bì kịp; nhưng vẫn chưa thoát khỏi ba đường ác:địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Vì sao thế? Vì Chuyển luânThánh vương chẳng được Tứ thiền, Tứ thần túc và Tứđế. Do nhân duyên này, lại đọa vào ba đường ác. Thânngười rất khó được, gặp phải tám nạn, cầu xa lìa rấtkhó; sanh ở chính quốc cũng chẳng phải dễ dàng; cầu cóbạn tốt lành cũng không phải dễ; muốn theo học đạo trongpháp Như Lai cũng lại khó gặp. Như Lai xuất hiện thật khóthể gặp. Pháp được diễn bày cũng lại như thế. Pháp Tứđế giải thoát và Tứ vô thượng thật chẳng thể đượcnghe. Chuyển luân Thánh vương chẳng được cứu cánh củabốn pháp này.

NàyTỳ-kheo! Lúc Như Lai xuất hiện ở đời liền có bảy báuxuất hiện ở thế gian, thời báu thất giác ý của Như Laiđến tột cùng vinh dự của Người, Trời. Này Tỳ-kheo! Ngàynay, hãy khéo tu Phạm hạnh, ở đời này tự thân dứt hếtđược mé khổ, dùng bảy báu của Chuyển luân Thánh vươnglàm gì?

Khiấy, Tỳ-kheo kia nghe Như Lai dạy như thế rồi, liền ở chỗvắng vẻ, tư duy đạo pháp mà do đó, bậc vọng tộc, cạobỏ râu tóc, xuất gia học đạo, muốn tu chánh nghiệp vôthượng; sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làmđã xong, không còn tái sanh nữa; như thật mà biết. Bấy giờ,Tỳ-kheo kia liền thành A-la-hán.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Tôn giả đồng chân Ca-diếp ở vườn Trú Ám, nướcXá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả Ca-diếp đi kinh hành nửa đêm, có vị Trờiđến chỗ Tôn giả, ở trên hư không bảo rằng:

- Tỳ-kheonên biết! Nhà này ban đêm có khói, ban ngày bị lửa đốt.Bà-la-môn bảo người trí rằng:

'NayÔng nên cầm dao đục núi. Khi đục núi, Ông sẽ gặp phụvật, hãy cứu giúp nó. Rồi tiếp tục đục núi. Ông sẽgặp núi. Ông hãy bỏ núi ấy đi. Và tiếp tục đục núi,Ông sẽ thấy ễnh ương, hãy bỏ ễnh ương. Và tiếp tụcđục núi, lúc ấy Ông sẽ thấy một đống thịt. Thấy đốngthịt rồi, hãy rời bỏ nó. Ðục núi tiếp, sau đó Ông sẽgặp gông cùm, hãy rời bỏ nó. Và đục núi tiếp, Ông sẽthấy hai con đường, hãy rời bỏ nó. Và hãy đục núi, Ôngsẽ thấy cành cây, thấy cành cây rồi, hãy bỏ nó đi. Ðụcnúi nữa, Ông sẽ thấy rồng. Thấy rồng. Ông chớ nói chuyệnvới rồng, hãy tự quy mạng, kính mộ cho được chỗ'.

Tỳ-kheo!Hãy khéo suy nghĩ nghĩa này. Nếu Ông không hiểu, hãy đếnthành Xá-vệ hỏi đức Thế Tôn ý nghĩa này. Nếu Như Laicó nói gì, hãy khéo nhớ thực hành. Vì cớ sao? Nay tôi chẳngthấy có Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hay Ma thiên nào có thể hiểuđược nghĩa này, trừ đức Như Lai và đệ tử của Ngài,theo tôi được nghe.

Tôngiả Ca-diếp đáp:

- Việcnày rất hay!

Bấygiờ, Tôn giả Ca-diếp, sáng sớm đến chỗ Thế Tôn, cúilạy và ngồi một bên, rồi đem nhân duyên bạch với ThếTôn, và thưa:

- Naycon xin hỏi nghĩa Như Lai, vị Trời muốn nói gì? Vì sao mànói: 'Nên biết nhà này đêm có khói, ngày sẽ bị lửa đốt?Vì sao gọị là Bà-la-môn? Sao gọi là người trí? Lại nóilà đục đá, nghĩa này nói về gì? Lại nói dao, con cũng khônghiểu. Vì sao lại nói ễnh ương? Sao lại nói đống thịt?Sao lại nói gông cùm? Vì cớ gì lại nói hai con đường? Cànhcây, nghĩa này thế nào? Sao lại gọi là rồng?'.

ThếTôn bảo:

- Nhàtức là thân thể, do tứ đại tạo ra, nhận huyết mạch củacha mẹ, dần dần to lớn, hằng nuôi dưỡng thức ăn, khôngđể thiếu thốn. Ðêm có khói là chỉ tâm niệm chúng sanh.Ban ngày lửa đốt là thân, miệng, ý tạo các hạnh. Bà-la-mônlà A-la-hán. Trí giả là người học. Ðục núi là tâm tinhtấn. Dao là trí tuệ. Phụ vật là năm kiết sử. Núi là kiêumạn. Ễnh ương là tâm sân giận. Ðống thịt là tham dục.Gông là ngũ dục. Hai con đường là nghi. Cành cây là vô minh.Rồng là Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Vị Trời ấy nóivới nghĩa như thế. Nay Thầy nên suy nghĩ kỹ càng, không baolâu sẽ dứt hết hữu lậu.

Bấygiờ, Tôn giả Ca-diếp nhận lời dạy của Như Lai như thế,liền đến chỗ vắng vẻ tự tu hành. Thế rồi, vị vọngtộc cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, muốn tu Phạm hạnh,sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong,không còn tái sanh nữa; như thật mà biết. Khi ấy Tôn giảCa-diếp liền thành A-la-hán.

Bấygiờ, Tôn giả Ca-diếp nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng vớichúng đại Tỳ-kheo năm trăm người. Tôn giả Mãn-từ Tửcũng đem năm trăm Tỳ-kheo đi về quê, nơi sanh trưởng.

Bấygiờ, Thế Tôn ở thành La-duyệt nhập hạ qua chín mươi ngàyxong, du hóa trong nhân gian dần dần đến vườn Cấp Cô Ðộc,ở rừng Kỳ-đà, trong thành Xá-vệ. Khi ấy, nhiều Tỳ-kheotản mát trong nhân gian cũng đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồingồi một bên. Thế Tôn hỏi, các Tỳ-kheo:

- CácThầy đã nhập hạ ở đâu?

CácTỳ-kheo đáp:

- Chúngcon nhập hạ ở quê quán.

ThếTôn bảo:

- CácThầy! Nơi sanh của các Thầy chính là ở trong chúng Tỳ-kheo,phải năng tự thực hành A-lan-nhã, lại hay khen ngợi A-lan-nhã.Tự mình hành khất thực và dạy người khác hành khất thực,không mất thời nghi. Tự mình mặc áo vá, lại dạy ngườikhác mặc áo vá. Tự mình tu tri túc lại hay khen ngợi hạnhtri túc. Tự mình hành thiểu dục, lại khen ngợi hạnh thiểudục. Tự mình ưa thích nơi vắng vẻ, lại khuyên người khácnên ở chỗ nhàn vắng. Tự mình giữ hạnh này lại khuyênngười giữ hạnh này. Thân mình giới hạnh thanh tịnh đầyđủ, lại dạy người khác khiến tu giới này. Tự mình thànhtựu tam-muội, lại dạy người khác hành tam-muội. Tự mìnhthành tựu trí tuệ, lại khiến người hành trí tuệ. Thânmình thành tựu giải thoát, lại dạy người khác hành giảithoát. Tự mình thành tựu giải thoát tri kiến, lại dạy ngườithành tựu pháp này. Giáo hóa không chán, thuyết pháp khônglười mỏi.

Bấygiờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Tỳ-kheoMãn-từ Tử ở trong chúng Tỳ-kheo này, kham nhận giáo hóa,chính mình tu hạnh A-lan-nhã, cũng lại khen ngợi hạnh A-lan-nhã;thân mình mặc áo vá, thiểu dục, tri túc, tinh tấn, dũng mãnh,khất thực, ưa chỗ vắng vẻ, thành tựu giới, tam-muội,trí tuệ, giải thoát, giải thoát kiến tuệ, lại dạy ngườikhác khiến hành pháp này, và thuyết pháp không biết chán.

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheonghe Phật thuyết pháp rồi, ở lại một chút rồi từ chỗngồi đứng lên, nhiễu quanh Phật ba vòng và lui đi.

Lúcấy, Tôn giả Xá-lợi-phất ở cách Thế Tôn không xa, ngồikiết-già, chính thân, chính ý, buộc niệm ở trước, rồinghĩ: 'Nay Mãn-từ Tử chóng được lợi lành. Vì cớ sao? CácTỳ-kheo Phạm hạnh khen ngợi đức của Tôn giả, và đứcThế Tôn chấp nhận điều này, không phản đối. Hôm nàota sẽ gặp gỡ và nói chuyện cùng Tôn giả ấy'

Bấygiờ Tôn giả Mãn-từ Tử đang ở quê mình đi khất thựcvà giáo hóa trong nhân gian dần dần đến chỗ Thế Tôn, cúilạy và ngồi một bên. Thế Tôn từ từ thuyết pháp cho ngài.Tôn giả Mãn-tử Từ nghe thuyết pháp xong, từ chỗ ngồi đứnglên cúi lạy và lui đi, vắt tọa cụ lên vai phải đi đếnvườn Trú Ám.

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo trông thấy Tôn giả Mãn-từ Tử vắttọa cụ trên vai phải đi đến vườn kia, liền đến chỗTôn giả Xá-lợi-phất bạch:

- Tôngiả Mãn-từ Tử, người thường được Phật khen ngợi, vừaở chỗ Thế Tôn nghe pháp, nay đến trong vườn. Tôn giả nênbiết là đã đến lúc.

Tôngiả Xá-lợi-phất nghe vị Tỳ-kheo nói thế, liền đứng lên,vắt tọa cụ lên vai phải, đi đến vườn kia. Lúc ấy, Tôngiả Mãn-từ Tử ngồi kiết-già dưới một gốc cây. Tôngiả Xá-lợi-phất cũng đến một gốc cây, ngồi ngay ngắntư duy. Rồi Tôn giả Xá-lợi-phất đứng dậy, đến chỗTôn giả Mãn-từ Tử, chào hỏi và ngồi một bên, và hỏi:

- Thếnào Tôn giả Mãn-từ Tử! Có phải do Thế Tôn mà Tôn giảđược tu Phạm hạnh và làm đệ tử không?

Tôngiả Mãn-từ Tử đáp:

- Ðúngthế, đúng thế!

- Tôngiả lại nhân Thế Tôn mà tu giới được thanh tịnh chăng?

- Khôngphải.

- Tôngiả do tâm thanh tịnh đối với Như Lai mà tu Phạm hạnh phảikhông?

- Khôngphải.

- Tôngiả do kiến thanh tịnh đối với Như Lai mà tu Phạm hạnhphải không?

- Khôngphải.

- Thếnào? Hay Tôn giả do không do dự mà tu được Phạm hạnh chăng?

- Khôngphải.

- HayTôn giả do hành tích thanh tịnh mà được tu Phạm hạnh?

- Khôngphải.

- Thếnào? Có phải Tôn giả đối với đạo được trí thanh tịnhmà tu Phạm hạnh chăng?

- Khôngphải.

- Thếnào? Tôn giả được tri kiến thanh tịnh mà tu Phạm hạnhchăng?

Tôngiả Mãn-từ Tử đáp:

- Khôngphải.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Tôiđã hỏi Tôn giả: 'Có phải ở chỗ Như Lai mà được tu Phạmhạnh không?'. Tôn giả đáp: 'Ðúng thế!'. Tôi lại hỏi: 'Tôngiả do trí huệ, tâm thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnhmà được tu Phạm hạnh chăng?' Tôn giả lại nói: 'Không'.Nay Tôn giả ở chỗ Như Lai được tu Phạm hạnh thế nào?

Tôngiả Mãn-từ Tử đáp:

- Nghĩacủa giới thanh tịnh có thể khiến tâm thanh tịnh. Nghĩa củatâm thanh tịnh có thể khiến kiến thanh tịnh. Nghĩa kiếnthanh tịnh có thể khiến không do dự thanh tịnh. Nghĩa khôngdo dự thanh tịnh có thể khiến đạo thanh tịnh. Nghĩa đạothanh tịnh có thể khiến nhập nghĩa Niết-bàn. Ðó là tôiở chỗ Như Lai tu được Phạm hạnh.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Naynghĩa Tôn giả nói nhắm về đâu?

Tôngiả Mãn-từ Tử nói:

- Naytôi sẽ đưa thí dụ để giải thích nghĩa này. Người trído thí dụ mà hiểu được nghĩa, người trí tự ngộ. Vínhư hôm nay, vua Ba-tư-nặc đi từ thành Xá-vệ đến nướcBạt-kỳ, khoảng giữa hai nước đặt bảy cỗ xe. Bấy giờ,vua Ba-tư-nặc ra khỏi thành cỡi xe thứ nhất đến xe thứhai, lên xe thứ hai bỏ xe thứ nhất, đi thêm một lúc lạibỏ xe thứ hai, lên xe thứ ba, tiến tới lại bỏ xe thứ ba,lên xe thứ tư tiến tới lại bỏ xe thứ tư, lên xe thứ năm,rồi lại tiến tới trước bỏ xe thứ năm, lên xe thứ sáu,rồi lại tiến đến bỏ xe thứ sáu, lên xe thứ bảy và vàonước Bạt-kỳ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đã vào đến cung.Nếu có người hỏi: 'Hôm nay Ðại vương dùng xe nào đếncung này?'. Vua ấy sẽ đáp thế nào?

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Nếucó người hỏi, vua sẽ đáp thế này: 'Tôi ra khỏi thành Xá-vệ.Trước hết, ngồi xe thứ nhất, đến xe thứ hai, rồi bỏxe thứ hai đi xe thứ ba, lại bỏ xe thứ ba lên xe thứ tư,bỏ xe thứ tư lên xe thứ năm, lại bỏ xe thứ năm lên xethứ sáu, lại bỏ xe thứ sáu lên xe thứ bảy, đến nướcBạt-kỳ. Vì sao thế? Tất cả đều do từ xe đầu đến xethứ bảy, đến nước Bạt-kỳ. Vì sao thế? Tất cả đềudo từ xe đầu đến xe thứ hai, lần lượt nhân nhau mà đếnđược nước đó'. Nếu có người hỏi, vua sẽ đáp như thế.

Tôngiả Mãn-từ Tử đáp:

- Nghĩagiới thanh tịnh cũng lại như thế. Do tâm thanh tịnh đượckiến thanh tịnh, do kiến thanh tịnh đến được chỗ khôngdo dự thanh tịnh, do nghĩa không do dự thanh tịnh đến đượchành tích thanh tịnh, do hành tích thanh tịnh đến được đạothanh tịnh, do đạo thanh tịnh đến được tri kiến thanh tịnh,do tri kiến thanh tịnh đến được Niết-bàn. Tôi ở chỗNhư Lai tu được Phạm hạnh. Vì sao thế?

Nghĩagiới thanh tịnh là hình thức thọ nhập, song Như Lai nói khiếntrừ thọ nhập, nghĩa tâm thanh tịnh cũng là lối thọ nhập,nhưng Như Lai nói trừ thọ nhập, cho đến nghĩa của tri kiếncũng là thọ nhập. Như Lai nói trừ thọ nhập, cho đến Niết-bànlà chỗ sở đắc tu Phạm hạnh của Như Lai.

Nếungay giới thanh tịnh cho là ở chỗ Như Lai được tu Phạmhạnh thì người phàm phu cũng sẽ được diệt độ. Vì cớsao? Phàm phu cũng có giới pháp này. Lời Thế Tôn nói, do thứtự thành đạo đến Niết-bàn, không phải chỉ riêng giớithanh tịnh mà đến được Niết-bàn.

Vínhư có người muốn lên trên lầu bảy tầng, cần theo thứtự mà lên. Giới thanh tịnh cũng vậy, dần dần đến tâm.Do tâm đến kiến, do kiến đến không do dự, do không do dựđến được hành tích thanh tịnh, do tịnh hành tích mà đếnđược đạo, do tịnh đạo đến được tri kiến, do tịnhtri kiến đến được Niết-bàn.

Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất liền khen:

- Lànhthay, lành thay! Tôn giả thuyết nghĩa này thật hay! Nay Tôngiả tên gì? Các Tỳ-kheo Phạm hạnh gọi hiệu Tôn giả làgì?

- CácTỳ-kheo gọi tôi là Mãn-từ Tử. Mẹ tôi họ Di-đa-da-ni.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Lànhthay, lành thay! Ngài Mãn-từ Tử! Trong pháp Hiền Thánh thậtkhông ai bằng Ngài, Ngài chứa đựng cam lồ ban rải vô cùng.Tôi hỏi nghĩa rất sâu xa mà Ngài đều diễn nói tất cả.Dầu cho các vị Phạm hạnh có đội Ngài trên đầu đi khắpthế gian cũng không thể báo đáp được ân này. Ai đượcđến thân cận thăm hỏi sẽ chóng được lợi lành. Nay tôicũng được lợi lành, vâng nhận lời dạy bảo.

Tôngiả Mãn-từ Tử nói:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Tôn giả nói. Tôn giả tên gì? CácTỳ-kheo gọi Tôn giả là gì?

Tôngiả Xá-lợi-phất đáp:

- Tôitên Ưu-ba-đề-xá. Mẹ tên Xá-lợi. Các Tỳ-kheo gọi tôi làXá-lợi-phất.

Tôngiả Mãn-từ Tử nói:

- Naytôi cùng Ðại nhân bàn luận. Tôi không được biết trướcbậc Ðại tướng của Pháp đến đây! Nếu tôi biết Tôngiả Xá-lợi-phất đến, tôi đã không đối đáp với Tôngiả thế này. Chỗ hỏi của Tôn giả rất sâu xa, tùy lúcmà phát khởi.

Lànhthay! Tôn giả Xá-lợi-phất! Tôn giả là bậc thượng thủtrong đệ tử Phật, hằng dùng pháp vị cam lồ để tự anlạc. Dù cho các vị Phạm hạnh dùng đầu đội Tôn giả Xá-lợi-phấtmà đi trong thế gian, năm này qua năm khác, cũng không báo đượcơn này chút nào. Chúng sanh nào đến thăm hỏi, gần gũi Tôngiả, người ấy chóng được lợi lành. Chúng tôi cũng chóngđược lợi lành.

Bấygiờ, hai Hiền giả ở vườn ấy cùng nhau luận nghị nhưthế.

Bấygiờ, hai người, mỗi người nghe nói xong, đều vui vẻ vânglàm.

Ðẳngpháp và trú độ,
Nướcvà dụ thành quách,
Thức,Quân-đầu, hai luân,
Bà-mậtvà bảy xe.

HẾTTẬP II
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]