Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Phẩm Tàm quý

02/05/201111:10(Xem: 14156)
18. Phẩm Tàm quý

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XVIII.Phẩm Tàm quý

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai diệu pháp ủng hộ thế gian. Thế nào là hai? Nghĩa làcó tàm, có quý. Này các Tỳ-kheo, nếu không có hai pháp này,thế gian sẽ không phân biệt có cha, có mẹ, có anh, có em,có vợ con, tri thức, tôn trưởng, lớn nhỏ; liền sẽ cùnglục súc heo, gà, chó, trâu, dê v.v... đồng một loại. Do thếgian có hai pháp này ủng hộ, nên thế gian ắt phân biệt cócha, có mẹ, anh em, vợ con, tôn trưởng, lớn nhỏ, cũng khôngđồng với lục súc. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên tập có tàm,có quý. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ðờicó hai người không biết chán đủ mà bị mạng chung. Thếnào là hai người? Nghĩa là người được tài vật hằng cấtgiấu và người được vật mà thích cho người. Ðó là haingười không biết chán đủ mà bị mạng chung.

Bấygiờ có Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- ThếTôn! Chúng con không hiểu nghĩa chỉ nói sơ lược này. Thếnào là được vật mà cất giấu? Thế nào là được vậtmà cho người? Cúi mong Thế Tôn diễn rộng nghĩa này.

ThếTôn dạy:

- Hãylắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phânbiệt nghĩa này.

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

Bấygiờ Phật dạy các Tỳ-kheo:

- Ởđây có người tộc tánh, học các kỹ thuật, hoặc tập làmruộng, hoặc tập thư sớ, hoặc tập kế toán, hoặc tậpthiên văn, hoặc tập địa lý, hoặc tập bói tướng, hoặctập đi sứ phương xa, hoặc làm vương tá, chẳng tránh lạnhnóng, đói rét, cần khổ để tự mưu sống. Người ấy bỏra công sức này mà được tài vật, người ấy không dámăn xài, cũng không cho vợ con, cũng chẳng cho nô tỳ, nhữngngười thân thuộc, cũng đều chẳng cho. Tài vật của ngườiấy hoặc bị vua cướp đoạt, hoặc bị giặc giã, hoặc lửacháy, nước cuốn, phân tán chỗ khác, chẳng được lợi ích,hoặc ngay trong nhà có người phân tán tài vật này chẳnggiữ mãi được. Ðó là, này Tỳ-kheo, người được tài vậtmà che giấu.

Còn,thế nào là được tài vật mà phân phát? Có người có tộctánh, học các kỹ thuật, hoặc tập làm vườn, hoặc tậpthư sớ, hoặc tập kế toán, hoặc tập thiên văn, địa lý,hoặc tập bói tướng, hoặc học làm sứ phương xa, hoặclàm vương tá, chẳng tránh lạnh nóng, đói rét, cần khổmà tự mưu sống. Người ấy ra công sức này mà thu hoạchtài vật, họ ban phát cho chúng sanh, cấp cho cha mẹ, nô tỳ,vợ con, cũng cấp rộng đến Sa-môn, Bà-la-môn, tạo các côngđức, trồng phước cõi trời. Ðó là, này Tỳ-kheo, đượcvật mà bố thí. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người không biếtchán đủ. Như người trước, được vật mà cất chứa, cácThầy hãy nhớ xa lìa. Người thứ hai được vật mà bố thírộng rãi, các Thầy nên học nghiệp này. Như thế, này cácTỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thườngnên thí pháp, chớ tập thí thức ăn. Sở dĩ như thế vì ngàynay các Thầy có phước báo. Nếu đệ tử Ta cung kính đốivới pháp thì không tham lợi dưỡng. Nếu người tham lợidưỡng thì có lỗi lớn với Như Lai. Vì sao? Vì là chúng sanhkhông phân biệt pháp, phá hủy lời dạy của Thế Tôn. Ðãhủy lời dạy của Thế Tôn, về sau không đến đạo Niết-bànđược, Ta bèn phải hổ thẹn. Vì sao thế? Vì đệ tử NhưLai tham đắm lợi dưỡng, chẳng hành đúng pháp, chẳng phânbiệt pháp, hủy lời dạy của Thế Tôn, chẳng thuận theoChánh pháp. Ðã hủy lời dạy của Thế Tôn lại chẳng đếnđạo Niết-bàn.

NayTỳ-kheo các Thầy, hãy nhớ pháp thí, chớ nghĩ dục thí, liềnđược danh dự nghe khắp bốn phương. Cung kính pháp, khôngtham tài vật, thì không bị xấu hổ. Sở dĩ như thế vì ưapháp thí, không tham nghĩ về dục thí. Ðó là, này Tỳ-kheo,hãy nhớ pháp thí, chớ quen theo tài thí. Tỳ-kheo các Thầy,Ta thuyết nghĩa này là vì nghĩa nào mà nói duyên này?

Bấygiờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn phân biệt mọi điều.

Bấygiờ Thế Tôn dạy các Tỳ-kheo:

- Lúctrước có một người thỉnh Ta đến để cúng dường. Rồisau đó Ta còn một ít thức ăn có thể bỏ đi. Có hai Tỳ-kheotừ phương xa đến, thân hình mỏi mệt, nhan sắc biến đổi.Bấy giờ, Ta bèn bảo Tỳ-kheo ấy:

- "Cóthức ăn thừa đáng lẽ bỏ đi, Thầy cần thì tùy thời cóthể lấy để tự lo cho mình".

Thờimột Tỳ-kheo liền nghĩ: "Hôm nay Thế Tôn có thức ăn dư cóthể vứt bỏ, người tùy thời cần có thể lấy được.Nếu chúng ta không lấy ăn, thì sẽ đem thức ăn này trútchỗ đất sạch hoặc bỏ vào nước. Vậy nay chúng ta hãylấy thức ăn này để lấp bụng đói, thêm khí lực".

Bấygiờ, Tỳ-kheo ấy lại nghĩ: "Phật cũng dạy: "Hãy hành phápthí, chớ nghĩ đến dục thí". Sở dĩ như thế, vì bố thíhơn hết không gì qua tài thí. Sau đó, pháp thí là tôn trọngnhất. Nay ta kham chịu suốt ngày cũng xong, chẳng cần nhậnphước của tài thí".

Bấygiờ Tỳ-kheo ấy bèn tự dừng ý, không lấy của thí kia,thân thể mỏi mệt, không thèm để ý đến mạng mình.

Bấygiờ, vị Tỳ-kheo thứ hai lại nghĩ: "Thế Tôn cũng có thứcăn dư đáng bỏ. Nếu chúng ta không lấy ăn thì sẽ mệt mỏi.Nay lấy thức ăn này để lấp bụng đói, được thêm khílực, ngày đêm an ổn".

Bấygiờ Tỳ-kheo ấy liền lấy thức ăn, ngày đêm an ổn, khílực sung túc.

Phậtdạy các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheoấy tuy lấy thức ăn cúng dường kia, trừ được đói thiếu,khí lực sung túc, nhưng chẳng bằng vị Tỳ-kheo trước đángkính, đáng quý, rất đáng tôn trọng. Tỳ-kheo ấy tiếng tămvang xa lâu dài, đối với luật tri túc dễ được đầy đủ.Các Tỳ-kheo hãy học pháp thí, chớ học nghĩ đến dục thí.Trước Ta nói là do nhân duyên này.

Bấygiờ Thế Tôn dạy như thế xong, liền rồi chỗ ngồi mà đi.Lúc này chúng Tỳ-kheo lại nghĩ: "Vừa rồi Thế Tôn nói lượccốt yếu, trọn không giảng rộng rãi, rồi từ chỗ ngồiđứng dậy vào thất lặng lẽ. Nay trong chúng này, ai có thểkham nhận diễn nghĩa sơ lược này cho rộng rãi?"

Bấygiờ chúng Tỳ-kheo lại nghĩ: "Nay Tôn giả Xá-lợi-phất thườngđược Thế Tôn khen ngợi. Chúng ta hãy cùng đến chỗ Tôngiả Xá-lợi-phất".

Lúcnày chúng Tỳ-kheo liền đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất,vái chào nhau rồi ngồi một bên. Ngồi một bên xong, các Tỳ-kheomới đem việc đã nghe Thế Tôn dạy, kể lại cho Tôn giảXá-lợi-phất.

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

- Thếnào là đệ tử Thế Tôn tham đắm lợi dưỡng không tu hànhpháp? Thế nào là đệ tử Thế Tôn không tham đắm lợi dưỡngtu hành pháp?

Bấygiờ các Tỳ-kheo bạch Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Chúngtôi từ xa đến, thưa hỏi nghĩa này để tu hành. Tôn giảXá-lợi-phất có đủ khả năng xin giảng rộng nghĩa này chochúng tôi.

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo:

- Hãylắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ, tôi sẽ vì các Thầynói rộng nghĩa này.

CácTỳ-kheo thưa:

- Xinvâng.

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo:

- Ðệtử Thế Tôn học tịch tĩnh, niệm được an ổn mà đệ tửThanh văn không học như thế. Thế Tôn dạy pháp nên diệtmà các Tỳ-kheo cũng chẳng chịu diệt, trong đó lại giảiđãi khởi các loạn tưởng; điều nên làm, chẳng chịu làm;chỗ chẳng nên làm, lại tu hành. Bấy giờ, này chư Hiền,các bậc Tỳ-kheo trưởng lão, đối với ba chỗ có sự hổthẹn. Thế nào là ba? Thế Tôn thường thích chỗ tịch tĩnh,bấy giờ Thanh văn chẳng học điều này. Tỳ-kheo trưởnglão bèn có hổ thẹn. Thế Tôn dạy người hãy diệt phápnày, mà Tỳ-kheo chẳng diệt pháp này. Tỳ-kheo trưởng lãoliền có hổ thẹn. Trong đó khởi niệm loạn tưởng, ý khôngchuyên nhất. Tỳ-kheo trưởng lão liền có hổ thẹn.

ChưHiền nên biết, Tỳ-kheo trung niên ở ba chỗ liền có hổthẹn. Thế nào là ba? Thế Tôn thường thích chỗ tịch tịnh,bấy giờ Thanh văn chẳng học điều này. Tỳ-kheo bậc trungliền có hổ thẹn. Thế Tôn dạy người nên diệt pháp này,nhưng Tỳ-kheo ấy không diệt pháp này. Tỳ-kheo bậc trung liềncó hổ thẹn. Trong đó khởi niệm loạn tưởng, ý không chuyênnhất. Tỳ-kheo trung niên liền có hổ thẹn.

ChưHiền nên biết, Tỳ-kheo niên thiếu ở ba chỗ có sự hổthẹn. Thế nào là ba? Ðệ tử Thế Tôn thường thích chỗtịch tĩnh, bấy giờ Thanh văn chẳng học điều này. Tỳ-kheoniên thiếu liền có chỗ thẹn. Thế Tôn dạy người nên diệtpháp này, nhưng Tỳ-kheo ấy không diệt pháp này. Tỳ-kheo niênthiếu liền có hổ thẹn. Trong đó lại khởi niệm loạn tưởng,ý không chuyên nhất. Tỳ-kheo niên thiếu liền có hổ thẹn.

Ðólà, này chư Hiền, tham trước đối với tiền tài, không dínhdáng đến pháp.

CácTỳ-kheo bạch Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Thếnào là Tỳ-kheo tham đắm vào pháp, không dính mắc tài lợi?

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Ởđây, này Tỳ-kheo, Thế Tôn thích chỗ tịch tĩnh, Thanh văncũng học Như Lai thích chỗ tịch tĩnh. Thế Tôn thuyết nêndiệt pháp này, các Tỳ-kheo liền diệt pháp này, chẳng giảiđãi cũng chẳng loạn, điều nên làm liền tu hành; điềuchẳng nên làm, liền chẳng làm.

ChưHiền nên biết, Tỳ-kheo trưởng lão ở ba chỗ liền có danhxưng. Thế nào là ba? Ở đây, này Tỳ-kheo, Thế Tôn ưa thíchchỗ tịch tĩnh, thời Thanh văn cũng ưa chỗ tịch tĩnh, thờiTỳ-kheo trưởng lão liền có danh xưng. Thế Tôn dạy ngườinên diệt pháp này, bấy giờ Tỳ-kheo liền diệt pháp này,thời Tỳ-kheo trưởng lão liền có danh xưng. Bên trong khôngkhởi niệm loạn tưởng, ý thường chuyên nhất, thời Tỳ-kheotrưởng lão liền có danh xưng.

ChưHiền nên biết, Tỳ-kheo trung niên ở ba nơi liền có danh xưng.Thế nào là ba? Ở đây, này Tỳ-kheo, Thế Tôn vui chỗ tịchtĩnh, Thanh văn cũng vui chỗ tịch tĩnh, thời Tỳ-kheo trungniên liền có danh xưng. Thế Tôn dạy người hãy diệt phápnày, bấy giờ Tỳ-kheo liền diệt pháp này, thời Tỳ-kheotrung niên liền có danh xưng. Bên trong không khởi niệm loạntưởng, ý thường chuyên nhất, thời Tỳ-kheo trung niên liềncó danh xưng.

ChưHiền nên biết! Tỳ-kheo niên thiếu ở ba chỗ liền có danhxưng. Thế nào là ba? Ở đây, này Tỳ-kheo, Thế Tôn ưa chỗtịch tĩnh, Tỳ-kheo niên thiếu cũng ưa chỗ tịch tĩnh, thờiTỳ-kheo niên thiếu liền có danh xưng. Thế Tôn dạy ngườihãy diệt pháp này, bấy giờ Thế Tôn niên thiếu liền diệtpháp này, thời Tỳ-kheo niên thiếu liền có danh xưng. Bêntrong không khởi niệm loạn tưởng, ý thường chuyên nhất,thời Tỳ-kheo niên thiếu liền có danh xưng.

ChưHiền nên biết, Tham là bịnh, tai họa rất lớn, sân giậncũng thế. Diệt được tham dâm, sân giận thì được trungđạo, nhãn sanh, trí sanh, các trói buộc dứt hết, đến đượcNiết-bàn. Xan lẫn, tật đố là bịnh cũng rất nặng, phiềnnão nung nấu, kiêu mạn cũng sâu, huyễn ngụy chẳng chân thật,không hổ không thẹn, chẳng thể xa lìa dâm dục, làm bạihoại sự ngay chánh, mạn và tăng thượng mạn cũng lại chẳngbỏ. Hai mạn này nếu diệt sẽ được ở trung đạo, nhãnsanh, trí sanh, các trói buộc dứt hết, đến được Niết-bàn.

Tỳ-kheobạch:

- Tôngiả Xá-lợi-phất! Thế nào là ở trung đạo, nhãn sanh, trísanh, các trói buộc dứt hết, đến được Niết-bàn?

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- ChưHiền nên biết, đó là Tám đạo phẩm của Hiền Thánh, nghĩalà Chánh kiến, Chánh trí (tư duy), Chánh ngữ, Chánh hạnh (nghiệp),Chánh mạng, Chánh phương tiện (tinh tấn), Chánh niệm, Chánhtam-muội (định). Này chư Hiền, đó là ở trung đạo, nhãnsanh, trí sanh, các trói buộc dứt hết, đến được Niết-bàn.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Tôn giả Xá-lợi-phất dạy xong, vui vẻvâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới chúng năm trăm đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ Thế Tôn đến giờ đắp y, ôm bát vào thành La-duyệtkhất thực tại một ngõ làng. Khi ấy ở làng đó, có vợmột Phạm chí muốn ăn cơm nhưng Bà-la-môn lại vừa ra khỏicửa. Bà ta trông thấy Thế Tôn từ xa liền đến chỗ ThếTôn mà hỏi:

- Ngàicó thấy Bà-la-môn đâu không?

Khiấy Tôn giả Ðại Ca-diếp đã ở ngõ đó trước rồi. ThếTôn liền đưa tay chỉ, Ngài nói:

- Ðâylà Bà-la-môn.

Bấygiờ vợ Bà-la-môn nhìn sửng mặt Như Lai, im lặng không nói.

ThếTôn liền nói kệ:

Ngườikhông dục, không sân,
Bỏngu không có si,
A-la-hánlậu tận,
Ðógọi là Phạm chí.
Ngườikhông dục, không sân,
Bỏngu, không có si,
Bỏhết nhóm kiết sử,
Ðógọi là Phạm chí.
Ngườikhông dục, không sân,
Bỏngu, không có si,
Ðãđoạn mạn ngô ngã,
Ðógọi là Phạm chí.
Nếungười muốn biết pháp,
Củabậc Chánh Giác thuyết.
Chíthành tự quay về,
ÐấngTối Tôn Vô Thượng.

Bấygiờ Thế Tôn bảoTôn giả Ca-diếp:

- Thầynên đến vì vợ người Phạm chí này khiến cho bà ta ngaythân hiện tại thoát được tội cũ.

Lúcđó Tôn giả Ca-diếp vâng lời Phật dạy, đến nhà vợ Phạmchí, tới tòa mà ngồi. Lúc này vợ Bà-la-môn liền bày cácthức ăn uống ngon ngọt cúng dường cho Tôn giả Ca-diếp.Tôn giả Ca-diếp liền nhận các thức ăn uống, vì muốn độbà ta mà nói kệ:

Tếtự, lửa hơn hết,
Cácsách, tụng tối thượng,
Vualà bậc người trọng,
Cácdòng, biển là hơn.
Cácsao, trăng đứng đầu,
Chiếusáng, mặt trời nhất,
Bốnphía và trên dưới,
Ởcác phương, cảnh vực.
Trờivà người thế gian,
Phậtlà tối Tôn thượng.
Ngườimuốn cầu phước này,
Nênquy y Chánh Giác.

VợPhạm chí kia nghe lời này xong, vui mừng hớn hở không kềmđược, đến trước Tôn giả Ca-diếp bạch:

- Cúimong Tôn giả, hằng nhận lời thỉnh của tôi mà đến nhànày thọ thực.

Tôngiả Ca-diếp nhận lời, thọ thực tại đó. Vợ Bà-la-mônthấy Tôn giản Ca-diếp ăn xong, bèn lấy một ghế thấp đếntrước Tôn giả Ca-diếp ngồi. Tiếp đó, Tôn giả Ca-diếpliền thuyết pháp vi diệu cho bà ta, nghĩa là luận về thí,giới luận, luận về sanh thiên, dục là bất tịnh, dứt hếtlậu hoặc là cao thượng, xuất gia là cần yếu.

Tôngiả Ca-diếp đã biết vợ Phạm chí tâm ý khai mở, lòng rấthân hoan. Những điều chư Phật thường thuyết pháp: Khổ,Tập, Diệt, Ðạo, Tôn giả Ca-diếp đều thuyết cho vợ Phạmchí hết. Vợ Phạm chí ở ngay tòa ngồi, dứt sạch các trầncấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Ví như áo lót trắng mớitinh, không có bụi dơ, dễ nhuộm màu; vợ Phạm chí cũng lạinhư thế, ngay trên tòa ngồi được pháp nhãn thanh tịnh. Bàta đã được pháp, thấy pháp, phân biệt pháp chẳng có hồnghi, đã được vô úy, tự quy y ba bậc đáng tôn trọng làPhật, Pháp và Thánh chúng, thọ trì ngũ giới. Tôn giả Ca-diếpthuyết pháp vi diệu cho vợ Phạm chí một lần nữa, rồitừ chỗ ngồi đứng lên mà đi.

NgàiCa-diếp đi chưa bao lâu, chồng bà ta ở xa về nhà. Bà-la-mônthấy nhan sắc người vợ vui tươi khác thường liền hỏivợ. Người vợ đem nhân duyên này kể lại đầy đủ chochồng. Bà-la-môn nghe xong, liền cùng vợ đi đến Tinh xá,đến chỗ Thế Tôn. Bà-la-môn cùng Thế Tôn chào hỏi xong,ngồi xuống một bên. Bà-la-môn bạch Thế Tôn:

- Vừarồi có Bà-la-môn đến nhà tôi, nay ở đâu?

Bấygiờ Tôn giả Ca-diếp cách Thế Tôn chẳng xa, ngồi kiết-già,chánh thân, chánh ý, suy tư về diệu pháp.

ThếTôn từ xa chỉ Ðại Ca-diếp, nói:

- Ðâylà tôn trưởng Bà-la-môn.

Bà-la-mônnói:

- Thếnào Cù-đàm? Sa-môn tức là Bà-la-môn chăng? Sa-môn và Bà-la-mônhá không khác sao?

ThếTôn dạy:

- Muốnnói Sa-môn, chính là thân Ta. Sở dĩ như thế, vì Ta tức làSa-môn. Có các giới luật mà Sa-môn phải tụng trì, Ta đềuđã được. Như nay muốn luận về Bà-la-môn, thì cũng làthân Ta. Vì sao thế? Vì Ta tức là Bà-la-môn. Các Bà-la-mônthời quá khứ trì pháp hạnh nào, Ta đều đã biết hết.

Muốnluận Sa-môn, tức là Ðại Ca-diếp. Vì sao thế? Sa-môn cócác luật, Tỳ-kheo Ca-diếp đều giữ hết. Muốn luận Bà-la-môn,cũng là Tỳ-kheo Ca-diếp. Vì sao thế? Bà-la-môn phụng trìcác cấm giới, Tỳ-kheo Ca-diếp đều rõ biết hết.

ThếTôn liền nói kệ:

Tachẳng nói Phạm chí,
Làngười rành chú thuật,
Xướngrằng sanh Phạm thiên,
Ðâylà chưa rời trói,
Khôngtrói, không đường sanh,
Haythoát tất cả kiết,
Lạikhông xưng phước trời,
TứcSa-môn, Phạm chí.

Bấygiờ Bà-la-môn bạch Thế Tôn:

- Nóilà kết phược (buộc trói), những gì gọi là kết?

ThếTôn dạy;

- Dụcái là kết, sân nhuế là kết, ngu si là kết. Như Lai khôngcó dục ái này, diệt hẳn không sót; sân nhuế, ngu si cũnglại như thế. Như Lai chẳng còn kết này nữa.

Bà-la-mônnói:

- Cúimong Thế Tôn nói pháp sâu mầu không có các kết phược nàynữa.

Thếrồi đức Thế Tôn lần lượt thuyết luận vi diệu cho Bà-la-môn.Luận tức là thí luận, giới luận, luận sanh thiên; dụclà bất tịnh; dứt hết lậu hoặc là hơn hết; xuất gia làcần yếu.

Bấygiờ Thế Tôn biết Bà-la-môn kia tâm ý khai mở, lòng rấthoan hỉ điều mà chư Phật thời xưa thường thuyết pháp:Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Bấy giờ Thế Tôn đều thuyết hếtcho Bà-la-môn. Bà-la-môn ngay trên chỗ ngồi, dứt sách cáchtrần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Ví như áo lót trắngtinh, không có bụi dơ, dễ nhuộm màu; Bà-la-môn cũng lạinhư thế, ngay trên chỗ ngồi được pháp nhãn thanh tịnh.Ông ta đã được pháp, thấy pháp, phân biệt pháp không cóhồ nghi, đã đến chỗ vô úy, tự quy y Tam tôn: Phật, Phápvà Thánh chúng, thọ trì ngũ giới, làm đứa con chân thậtcủa Như Lai, không còn lui sụt nữa.

Bấygiờ vợ chồng Bà-la-môn nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng vớichúng năm trăm đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ vua A-xà-thế có con voi tên Na-la-kỳ-lê, vô cùng hung tànbạo ngược, mạnh mẽ hay trừ dẹp oán thù. Nhờ sức voiđó, khiến cho không đâu không nép phục một nước Ma-kiệt.

Bấygiờ Ðề-bà-đạt-đa liền đến chỗ vua A-xà-thế, nói:

- Ðạivương nên biết! Nay con voi này tàn ác, có thể hàng phụccác kẻ thù. Hãy đem rượu mạnh cho voi uống say, sáng sớmSa-môn Cù-đàm ắt sẽ vào thành khất thực, hãy thả voi saynày cho chà đạp chết đi!

VuaA-xà-thế nghe Ðề-bà-đạt-đa dạy liền ra lệnh trong nước:Sáng sớm mai sẽ thả voi say, cấm nhân dân đi lại trong làngxóm.

Lúcnày Ðề-bà-đạt-đa nói với vua A-xà-thế:

- NếuSa-môn Cù-đàm kia có nhất thiết trí biết việc tương laithì ngày mai ắt không vào thành khất thực.

VuaA-xà-thế nói:

- Ðúngnhư lời Ngài dạy. Nếu người có nhất thiết trí, sáng sớmmai sẽ không vào thành khất thực.

Bấygiờ nam nữ, già trẻ trong thành La-duyệt kính thờ Phật,nghe vua A-xà-thế sáng sớm mai sẽ thả voi say hại Như Lai.Nghe xong ai cũng lo buồn, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyrồi đứng một bên, bạch Thế Tôn:

- Sángsớm mai xin Thế Tôn chớ có vào thành.

-Vìsao thế?

- Vìnay vua A-xà-thế có ban lệnh bắt 'nhân dân trong thành ngàymai chớ qua lại ở làng xóm, ta muốn thả voi say hại Sa-mônCù-đàm. Nếu Sa-môn có Nhất thiết trí, sáng sớm mai sẽkhông vào thành khất thực'.

Cúimong Thế Tôn chớ có vào thành. Nếu Như Lai bị hại, ngườiđời sẽ mất con mắt, không còn được cứu hộ.

ThếTôn bảo:

- Thôi!Thôi! Các Ưu-bà-tắc chớ có sầu não. Vì sao thế? Thân củaNhư Lai chẳng phải là thân thế tục, nên chẳng bị ngườikhác làm hại; hoàn toàn không có việc này. Các Ưu-bà-tắcnên biết, đất Diêm-phù-đề Ðông Tây rộng bảy ngàn do-tuần,Nam Bắc dài hai mươi mốt ngang do-tuần; đất Cù-da-ni bềngang rộng tám ngàn do-tuần hình như nửa mặt trăng; đấtPhất-vu-đệ bề ngang rộng chín ngàn do-tuần; đất đai vuôngvức; đất Uất-đan-việt bề ngang rộng mười ngàn do-tuần,đất đai tròn như mặt trăng đầy. Ngay dù trong bốn thiênhạ này đầy voi say giống như lúa mè, lùm rừng, số nhưthế vẫn chẳng thể làm động một mảy lông của Như Lai,huống là hại được Như Lai; hoàn toàn không có việc này.Ngoài bốn thiên hạ ra, lại có cả ngàn thiên hạ, ngàn trờitrăng, ngàn núi Tu-di, ngàn nước bốn biển, ngàn Diêm-phù-đề,ngàn Cù-da-ni, ngàn Phất-vu-đệ, ngàn Uất-đan-việt, ngànTứ thiên vương, ngàn trời Ba mươi ba, ngàn trời Ðâu-suất,ngàn trời Diệm thiên, ngàn trời Hóa tự tại, ngàn trờiTha hóa Tự tại, đây gọi là ngàn thế giới. Cho đến haingàn thế giới, đây gọi là trung thiên thế giới. Cho đếnba ngàn thế giới, đây gọi tam thiên đại thiên thế giới.Trong đó Long vương Y-la-bát đầy dẫy vẫn không thể làmđộng một mảy lông của Như Lai, huống là con voi này lạimuốn hại Như Lai được sao? Hoàn toàn không có việc này.Vì sao thế? Thần lực của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn. NhưLai ra đời, trọn chẳng bị người làm tổn hại. Các Ôngnên trở về chỗ của mình. Như Lai sẽ tự biết đối phóviệc này.

Bấygiờ Thế Tôn rộng thuyết pháp vi diệu cho bốn bộ chúng,Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nghe thuyết Chánh pháp xong, mỗi ngườitừ chỗ ngồi đứng lên lễ Phật mà lui đi.

Sángsớm Thế Tôn đắp y, ôm bát muốn vào thành La-duyệt khấtthực. Khi ấy, Thiên vương Ðề-đầu-lại-tra cùng Càn-thát-bàv.v.. từ phương Ðông đến theo hầu Thế Tôn; Tỳ-lưu-lặc-vươngcùng chúng Cưu-bàn-trà theo hầu Thế Tôn; phương Tây có Tỳ-lưu-ba-xoacùng các chúng rồng theo hầu Như Lai; phương Bắc Thiên vươngCâu-tỳ-la cùng chúng quỷ La sát theo hầu Như Lai. Bấy giờThích-đề-hoàn nhân đem vài ngàn vạn chúng thiên nhân, biếnmất từ trời Ðâu-suất hiện đến chỗ Thế Tôn, rồi trờiPhạm thiên vương cùng vài ngàn vạn chúng Phạm thiên từcõi trời Phạm thiên đến chỗ Thế Tôn. Thích, Phạm, Tứthiên vương và hai mươi tám Trời, đại quỷ thần vương,mọi người bảo nhau:

- Hômnay chúng ta sẽ xem hai thần voi và rồng đấu với nhau, aisẽ thắng, bại.

Bốnbộ chúng trong thành La-duyệt từ xa thấy Thế Tôn cùng chưTỳ-kheo vào thành khất thực. Nhân dân trong thành đều cấttiếng hô hoán. Vua A-xà-thế nghe tiếng này, hỏi tả hữu:

- Ðâylà tiếng vang của những gì mà lọt vào đây?

Thịthần đáp:

- Ðâylà Như Lai vào thành khất thực, dân chúng trông thấy nêncó tiếng này.

A-xà-thếnói:

- Sa-mônCù-đàm không có Thánh đạo, chẳng biết tâm người mà đếnthử đối phó.

VuaA-xà-thế liền sai tượng sư:

- Ôngmau cho voi uống rượu mạnh, mũi đeo gươm bén thả cho nóchạy.

Bấygiờ Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo đến cửa thành, vừa nhấcchân vào cửa thì trời đất chuyển động. Các bậc trờithần ở trên hư không tung các loại hoa. Năm trăm Tỳ-kheothấy voi say đến, đều vùng chạy không biết đi đâu. Voihung dữ kia thấy Như Lai ở xa liền xông tới.Thị giả A-nanthấy voi say đến, ở sau lưng Thế Tôn chẳng yên, bạch ThếTôn:

- Voinày bạo ác, sợ sẽ hại mình, phải nên tránh xa nó.

ThếTôn bảo:

- Chớsợ, A-nan! Nay Ta sẽ dùng cánh tay thần của Như Lai để hàngphục voi này.

NhưLai quan sát con voi hung bạo, khi cách nó không gần cũng chẳngxa, Ngài liền hóa ra các sư tử vương ở hai bên, sau lưngvoi hóa thành một hầm lửa lớn. Voi hung bạo kia thấy sưtử vương ở hai bên và thấy hầm lửa liền vãi phân tiểukhông chỗ phóng chạy bèn sấn đến trước Thế Tôn. Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Michớ có hại rồng,
Rồnghiện rất khó gặp,
Dokhông có hại rồng,
Màđược sanh chỗ thiện.

Voihung bạo nghe Thế Tôn nói kệ này, như bị lửa đốt, tựcởi kiếm hướng về Như Lai quỳ hai gối, phục xuống đấtlấy vòi liếm chân Như Lai. Thế Tôn duỗi tay phải xoa đầuvoi, nói:

Sângiận sanh địa ngục,
Cũnglàm thân rắn rít,
Thếnên hãy bỏ sân,
Chớthọ lại thân này.

Bấygiờ các bậc Trời thần ở trong hư không dùng trăm ngàn loạihoa tung trên Như Lai. Thế Tôn bèn thuyết pháp vi diệu cho bốnbộ chúng, Trời, Rồng, Quỷ, Thần. Bấy giờ hơn sáu vạnnam nữ thấy voi bị hàng phục, liền hết sạch trần cấu,được pháp nhãn thanh tịnh. Tám vạn thiên nhân cũng đượcpháp nhãn thanh tịnh.

Rồitrong thân voi say kia, gió đao nổi lên, thân hoại mạng chung,sanh lên cung trời Tứ thiên vương.

Bấygiờ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và Trời, Rồng,Quỷ, Thần nghe Thế Tôn dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả Nan-đà, đắp y thật đẹp, màu sắc chói mắt,mang giày viền vàng, lại vẽ hai mắt, tay ôm bình bát địnhvào thành Xá-vệ.

Khiấy rất đông chúng Tỳ-kheo từ xa trông thấy Tôn giả Nan-đà,khoát y cực đẹp vào thành Xá-vệ khất thực, liền đếnchỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên. Phút chốc, ngồilui lại mà bạch Thế Tôn:

- Vừarồi Tỳ-kheo Nan-đà đắp y cực đẹp, màu sắc chói mắt,vào thành Xá-vệ khất thực.

Khiấy Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

- Thầymau đến chỗ Tỳ-kheo Nan-đà, nói rằng Như Lai gọi Thầy.

- Xinvâng, Thế Tôn.

Tỳ-kheoấy nhận lời Thế Tôn dạy, cúi lạy rồi đi, đến chỗTỳ-kheo Nan-đà, nói với Nan-đà:

- ThếTôn gọi Thầy.

Nan-đànghe Tỳ-kheo nói, liền đến chỗ Thế Tôn, đến xong cúi lạyvà ngồi một bên. Thế Tôn bảo Nan-đà:

- NayThầy vì sao đắp y cực đẹp, lại mang giày viền vàng vàothành Xá-vệ khất thực?

Tôngiả Nan-đà làm thinh chẳng đáp.

ThếTôn lại nói nữa:

- Thếnào Nan-đà? Thầy há chẳng do niềm tin kiên cố, xuất giahọc đạo sao?

Nan-đàđáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- NàyThầy là con nhà vọng tộc, chẳng hành đúng luật, do lòngtin kiên cố, xuất gia học đạo, vì sao lại mặc áo cựcđẹp, tô sửa hình vóc, muốn vào thành Xá-vệ khất thực,cùng bọn bạch y kia đâu có khác gì?

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ngàynào thấy Nan-đà,
Haytrì hạnh tịch tĩnh,
Tâmvui pháp Sa-môn,
Ðầuđà đến bờ kia.

Nan-đà,nay Thầy chớ tạo hạnh như vậy!

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà và bốn bộ chúng nghe Phật dạy xong,vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

MộtthờiPhật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấygiờ Tôn giả Nan-đà chẳng kham hành Phạm hạnh, muốn cởipháp y, tập hạnh bạch y. Khi ấy nhiều chúng Tỳ-kheo đếnchỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên. Các Tỳ-kheo bạchThế Tôn:

- Tỳ-kheoNan-đà chẳng kham hành Phạm hạnh, muốn cởi pháp phục, tậphạnh tại gia.

ThếTôn bảo một Tỳ-kheo:

- Thầyđến chỗ Nan-đà bảo là Như Lai gọi Thầy.

- Xinvâng, Thế Tôn.

Tỳ-kheoấy vâng lời Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúilạy Thế Tôn rồi lui, đi đến chỗ Tỳ-kheo Nan-đà, nói:

- ThếTôn gọi Nan-đà.

- Vâng.

Bấygiờ Tỳ-kheo Nan-đà theo Tỳ-kheo này đến chỗ Thế Tôn, cúilạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn bảo Nan-đà.

- Thếnào Nan-đà? Thầy chẳng ưa tu Phạm hạnh, muốn cởi phápy, tập hạnh bạch y chăng?

Nan-đàđáp:

- Thưavâng, Thế Tôn.

ThếTôn nói:

- Vìsao thế, Nan-đà?

Nan-đàđáp:

- Vìcon lòng dục lừng lẫy, kềm chẳng được.

ThếTôn nói:

- Thếnào Nan-đà? Thầy không phải là con nhà vọng tộc xuất giahọc đạo sao?

Nan-đàđáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn! Con là dòng dõi vọng tộc, do lòng tin kiêncố xuất gia học đạo.

ThếTôn bảo:

- NếuThầy dòng dõi vọng tộc thì chẳng nên như thế. Vì bỏ nhàhọc đạo, tu hạnh thanh tịnh, tại sao lại bỏ Chánh phápmuốn tập ô uế? Nan-đà nên biết, có hai pháp không nhàmchán. Nếu có người học tập hai pháp này, trọn không nhàmchán. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là dâm dục và uống rượu.Ðó là hai pháp này, trọn không nhàm chán. Do quả của hạnhnày cũng không thể được chỗ vô vi. Thế nên, Nan-đà, hãynghĩ nhớ bỏ hai pháp này, sau ắt sẽ thành quả báo vô lậu.Nan-đà! Nay Thầy khéo tu Phạm hạnh, hướng về đạo quảđều do đó cả.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Lợpnhà không kín,
Trờimưa sẽ dột,
Ngườichẳng chịu hành,
Lọtdâm, nộ, si.
Lợpnhà khéo kín,
Trờimưa chẳng dột,
Ngườihay chuyên hành,
Khôngdâm, nộ, si.

Bấygiờ Thế Tôn lại nghĩ: 'Gã vọng tộc này ý dục rất nhiều.Nay Ta phải nên dùng lửa trừ lửa'.

Khiấy Thế Tôn, liền lấy cánh tay thần lực nắm Nan-đà, vínhư người có sức vừa co duỗi cánh tay đem Nan-đà lên núiHương Sơn. Bấy giờ trên núi có một hang đá, lại có mộtcon khỉ mù đang ở đó. Thế Tôn tay phải nắm Nan-đà bảo:

- Nan-đà!Thầy có thấy con khỉ mù này chăng?

- Vâng,Thế Tôn.

ThếTôn nói:

- Cáinào đẹp? Tôn-đà-lợi họ Thích đẹp hay con khỉ mù nàyđẹp?

Nan-đàđáp:

- Vínhư có người đánh dập lỗ mũi con chó xấu xí, lại cònbôi thêm độc vào nó, khiến càng xấu hơn. Ðây cũng nhưthế, cô gái họ Thích Tôn-đà-lợi, nay đem so với con khỉmù này, không thể ví dụ. Ví như đống lửa lớn đốt cháynúi rừng còn bỏ thêm củi khô, lửa càng hừng hực. Ðâycũng thế, con nhớ cô gái họ Thích kia không lìa tâm.

Bấygiờ Thế Tôn như trong khoảng co duỗi cánh tay từ núi kiabiến mất, liền đến cõi trời Ba mươi ba. Lúc ấy chư Thiêncõi trời Ba mươi ba đều tụ tập ở giảng đường ThiệnPháp. Cách giảng đường Thiện Pháp chẳng xa, lại có cungđiện, năm trăm ngọc nữ vui đùa với nhau, toàn là con gáichẳng có con trai. Bấy giờ Nan-đà xa thấy năm trăm Thiênnữ ca hát kỹ nhạc vui đùa với nhau, thấy rồi hỏi ThếTôn:

- Ðâylà chỗ nào mà có năm trăm Thiên nữ hát xướng kỹ nhạc,vui đùa với nhau?

ThếTôn bảo:

- Nan-đà!Thầy tự đi hỏi đi!

Tôngiả Nan-đà liền đến chỗ năm trăm Thiên nữ, thấy cungđiện nhà cửa kia trải tọa cụ tốt đẹp hàng trăm thứ,toàn là con gái không có con trai. Tôn giả Nan-đà liền hỏiThiên nữ:

- CácNgười là Thiên nữ thế nào mà vui chơi khoái lạc với nhaunhư thế?

Thiênnữ đáp:

- Chúngtôi có năm trăm người đều thanh tịnh không có phu chủ (chồng).Chúng tôi nghe có đệ tử Thế Tôn tên là Nan-đà là con củadi mẫu đức Phật. Ngài đang ở chỗ Như Lai thanh tịnh tuPhạm hạnh. Sau khi mạng chung sẽ sanh ở đây làm phu chủcủa chúng tôi, cùng vui thú với nhau.

Tôngiả Nan-đà lòng rất vui mừng, kềm chẳng được, liền nghĩ:'Nay ta là đệ tử Thế Tôn, lại cũng là con di mẫu. Các Thiênnữ này đều sẽ là vợ ta'.

Lúcấy Nan-đà liền trở lui đến chỗ Thế Tôn. Thế Tôn nói:

- Thếnào Nan-đà, Ngọc nữ kia nói thế nào?

Nan-đàđáp:

- Ngọcnữ kia mỗi người nói: 'Mỗi người chúng tôi đều khôngchồng. Nghe có đệ tử Thế Tôn khéo tu Phạm hạnh, sau khimạng chung sẽ sanh đến đây'.

ThếTôn bảo:

- Nan-đà!Ý Thầy thế nào?

Nan-đàđáp:

- Bấygiờ con tự nghĩ: 'Ta là đệ tử Thế Tôn, lại là con di mẫucủa Phật. Các Thiên nữ này đều sẽ là vợ ta'.

ThếTôn bảo:

- Thíchthay, Nan-đà! Hãy khéo tu Phạm hạnh, Ta sẽ tác chứng cho Thầy,khiến năm trăm nữ nhân đều cấp cho Thầy.

ThếTôn lại nói:

- Thếnào Nan-đà? Cô gái họ Thích Tôn-đà-lợi đẹp hay năm trămthiên nữ này đẹp?

Nan-đàđáp:

- Vínhư con khỉ mù trên núi trước Tôn-đà-lợi, không có tươinhuận cũng không có sắc. Ðây cũng như thế, Tôn-đà-lợitrước Thiên nữ kia cũng vậy, không có sáng tươi.

ThếTôn bảo:

- Thầykhéo tu Phạm hạnh, Ta sẽ chứng cho Thầy được năm trămThiên nhân này.

Bấygiờ Thế Tôn liền nghĩ: 'Nay Ta sẽ dùng lửa diệt lửa củaNan-đà'.

Vínhư người có sức trong khoảng co duỗi cánh tay, Thế Tôntay phải cầm cánh tay Nan-đà đưa đến địa nguc. Bấy giờchúng sanh trong địa ngục chịu biết bao khổ não. Lúc ấy,trong địa ngục kia có một vạc lớn trống rỗng, chẳng cóngười. Thấy rồi, Nan-đà liền sanh sợ hãi, lông áo dựngđứng, đến trước Thế Tôn, bạch:

- Ởđây các chúng sanh đều chịu đau khổ, chỉ riêng có vạcnày bỏ trống không người.

ThếTôn nói:

- Ðâygọi là địa ngục A-tỳ.

Bấygiờ Nan-đà càng thêm khủng khiếp, lông áo dựng đứng, bạchThế Tôn:

- Ðâylà địa ngục A-tỳ mà sao có ngục trống, không có tội nhân?

ThếTôn nói:

- Nan-đà!Thầy hãy tự đến hỏi đi.

Tôngiả Nan-đà liền tự đi hỏi:

- Thếnào ngục tốt, đây là ngục gì mà trống, không có người?

Ngụctốt đáp:

- Tỳ-kheonên biết! Ðệ tử đức Phật Thích-ca tên là Nan-đà. Ôngta ở chỗ Như Lai, tịnh tu Phạm hạnh, thân hoại mạng chungsanh cõi lành, trên trời. Ở đó vị ấy sống lâu ngàn tuổi,khoái lạc vui thú, rồi lại ở đó chết, sanh vào địa ngụcA-tỳ này. Cái vạc không này vì thế để trống.

Tôngiả Nan-đà nghe lời này xong, lòng hoảng sợ, lông áo dựngđứng, liền nghĩ: 'Cái vạc trống này chính là dành cho ta'.

Tôngiả Nan-đà vội đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy, bạch ThếTôn:

- Mongcho con được sám hối lỗi chính con, do chẳng tu Phạm hạnh,xúc nhiễu Thế Tôn.

Bấygiờ Tôn giả Nan-đà liền nói kệ:

Ðờingười không đủ quý,
Trờihết thọ cũng mất,
Ðịangục khổ chua cay,
Chỉcó Niết-bàn vui.

ThếTôn bảo Nan-đà:

- Lànhthay! Lành thay! Như lời Thầy nói. Niết-bàn rất là tịnhlạc. Nan-đà! Ta nhận cho Thầy sám hối, Thầy ngu, Thầy si,tự biết lỗi. Nay Như Lai nhận lời hối lỗi của Thầy,sau chớ phạm nữa.

Bấygiờ Thế Tôn trong khoảng co duỗi cánh tay, tay nắm Nan-đàtừ địa ngục biến mất, đến thành Xá-vệ, rừng Kỳ-đà,vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo Nan-đà:

- Nan-đà,nay Thầy nên tu hai pháp. Thế nào là hai pháp? Ðó là Chỉvà Quán. Lại nên tu thêm hai pháp. Thế nào là hai pháp? Làsanh tử chẳng đáng ưa, biết Niết-bàn là vui. Ðó là haipháp. Lại nên tu thêm hai pháp, đó là trí và biện.

Bấygiờ Thế Tôn đem những pháp này thuyết cho Nan-đà. Tôn giảNan-đà nhận lời Thế Tôn dạy xong, từ chỗ ngồi đứnglên, cúi lạy Phật rồi lui đi. Ðến vườn An-đà, Tôn giảngồi kiết-già dưới một gốc cây, chánh thân chánh ý buộcniệm ở trước, suy nghĩ lời dạy này của Như Lai. Tôn giảở chỗ nhàn tĩnh, hằng suy nghĩ lời dạy của Như Lai, khôngrời một phút chốc. Do đó vị vọng tộc này do lòng tin kiêncố, xuất gia học đạo, tu Phạm hạnh vô thượng, sanh tửđã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong,lại không còn thọ thân sau, như thật mà biết. Lúc ấy Tôngiả Nan-đà liền thành A-la-hán. Ðã thành A-la-hán rồi, Tôngiả liền từ chỗ ngồi đứng lên, sửa sang y phục đếnchỗ Thế Tôn, cúi lạy, ngồi một bên. Tôn giả Nan-đà bạchThế Tôn:

- ThếTôn trước hứa sẽ chứng cho đệ tử năm trăm thiên nữ,nay con xin bỏ hết.

ThếTôn bảo:

- NayThầy sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập. Ta sẽ bỏ lờihứa.

ThếTôn liền nói kệ:

NayTa thấy Nan-đà,
Tuhành pháp Sa-môn
Cácác đều đã dứt,
Ðầuđà không có mất.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườiđắc A-la-hán, nay là Tỳ-kheo Nan-đà. Không dâm, nộ, si cũnglà Tỳ-kheo Nan-đà.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Thích-si-sấu, Ca-tỳ-la-vệ, trong vườnNi-câu-lưu cùng chúng năm trăm đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di, liền đến chỗ Thế Tôn cúilạy rồi bạch Thế Tôn:

- MongThế Tôn hằng giữ gìn mạng sống để giáo hóa lâu dài chobọn ngu tối.

ThếTôn bảo:

- Cù-đàm-di,chớ nên nói lời này với Như Lai. Thọ mạng của Như Laivô cùng, Ta hằng giữ gìn mạng này.

Bấygiờ Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di liền nói kệ:

Thếnào lễ tối thắng,
Thếgian không ai bằng?
Dứtđược tất cả nghi,
Chonên nói lời này.
ThếTôn lại dùng kệ đáp:
Tinhtấn ý khó thiếu,
Hằngcó tâm dũng mãnh,
Bìnhđẳng nhìn Thanh văn,
Ðâytức lễ Như Lai.

BàÐại Ái Ðạo bạch Thế Tôn:

- Từnay về sau con sẽ lễ Như Lai. Nay Như Lai dạy lễ tất cảchúng sanh không có ý thêm, bớt. Trên Trời, loài Người, vàA-tu-la, Như Lai là tối thượng.

ThếTôn hứa khả lời bà Ðại Ái Ðạo nói, bà liền từ chỗngồi đứng lên, lễ Phật rồi lui đi.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ðệtử hiểu rộng biết nhiều bậc nhất trong hàng Thanh Văn củaTa là Ðại Ái Ðạo.

CácTỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ nâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai hạng người này ở trong chúng Như Lai mà lại khởi lênsự phỉ báng. Thế nào là hai người? Là pháp sai nói là phápđúng; nói pháp đúng là pháp sai. Ðó là hai người phỉ bángNhư Lai.

Lạicó hai người không phỉ báng Như Lai. Thế nào là hai? Nghĩalà pháp sai (phi pháp) nói là pháp sai, pháp đúng (chân pháp)nói là pháp đúng. Ðó là hai người không phỉ báng Như Lai.Thế nên, các Tỳ-kheo, pháp sai hãy nói là pháp sai, pháp đúnghãy nói là pháp đúng. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai hạng người gặt hái được phước vô lượng. Thế nàolà hai? Với người đáng khen ngợi thì khen ngợi, người khôngđáng khen ngợi thì không khen ngợi. Ðó là hai người đượcphước vô lượng. Lại có hai người chịu tội vô lượng.Thế nào là hai? Nghĩa là người đáng khen ngợi lại phỉbáng, người không đáng khen ngợi mà lại khen ngợi. Các Tỳ-kheo,chớ học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]