Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Thực Tánh Pháp Và Ảo Tưởng

19/04/201114:05(Xem: 6678)
1. Thực Tánh Pháp Và Ảo Tưởng

Upasika Kee Nanayon (K.Khao-suan-luang)
ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT
Tổng Hợp Các Bài Giảng của Nữ Thiền Sư Thái Lan

Chương 5

Biết Tâm

Thực Tánh Pháp Và Ảo Tưởng

Luận về các giai đoạn thực hành trong việc tu tập tâm là điều quan trọng vì tâm có đủ trò giả dối để tự lừa dối. Nếu ta không khéo léo trong việc quán sát và nhìn xuyên suốt chúng, ta rất khó mà đánh bại chúng, ngay cả khi ta có chánh niệm liên tục để quán sát tâm.Ta phải luôn tinh tấn minh sát các pháp này. Chánh niệm tự nó không có khả năng làm phát sinh tuệ. Có chăng là nó phần nào giúp ta phòng hộ các căn.Nếu ta không chú tâm minh sát, tuệ sẽ không sinh khởi.

Đây là lý do tại sao ta cần tự rèn luyện để có trọn vẹn chánh niệm vững chắc. Khi ta biết các pháp như chúng là thì không có gìngoài sự buông bỏ. Điều này có nghĩa là, lúc đầu, tâm sẽkhông phát sinh những tư tưởng bất thiện. Nó sẽ chỉ dừng lại để quán sát, dừng lại để luôn tự biết bên trong nó. Nếu ta cần suy nghĩ về điều gì, thì hãy suy nghĩ về các đề mục vô thường, khổ và vô ngã. Hãy chỉ tư duy và đặt tên trên các đề mục này, vì nếu ta làm đúng, ta sẽ thấy sự việc đúng như nó là. Ngược lại, nếu ta tư duy sai, đặt tên sai, ta sẽ thấy sai sự việc. Đó là điều khiến tâm hoàn toàn không biết gì về bản thân.

Giờ đây, khi các tưởng hay sự đặt tên khởi lên trong tâm, nếu ta quán sát chúngtường tận ta sẽ thấy chúng là những cảm thọ - cảm thọ của sự sanh và diệt, biến đổi, không đáng tin cậy và là ảo tưởng. Nếu ta không cố gắng quán sát chúng, ta sẽ thất bại vì thủ đoạn của các tâm hành. Nói cách khác, tâm phát khởi những ký ức trong quá khứ và rập khuôn những vấn đề đã được hành xử trong quá khứ. Nhưng nếu ta ý thức về những gìđang xảy ra lúc ấy thì ta sẽ thấy chúng chỉ là ảo tưởng. Không có chút sự thật nào nơi chúng. Kể cả những ý nghĩa mà tâm gán cho các xúc chạm giác quan là tốt, hay xấu khi chúng xảy ra: Nếu ta quan sát và quán tưởng chúng kỹ càng vàtận tường ta sẽ thấy chúng toàn là ảo tưởng. Không có sự thật nơi chúng. Nhưng vô minh và tham ái khiến ta chấp giữ chúng và điều này khiến cho tâm rơi vào vòng luẩn quẩn. Nó trở nên u tối - không biết các pháp sinh, trụ, diệt như thế nào- vì thế nó bám vào chúng và tự lừa dối trên nhiều mức độ. Nếu ta không dừng lại để chú tâm, quán sát, thì không có cách nào khiến ta có thể nhìn xuyên suốt chúng cả.

Nhưng nếu tâm giữ được quân bình, hay biết dừng lại để quán sát và tự biết bên trong, nó sẽ thấy sự việc như chúng là. Khi đó tâm sẽ tự động buông bỏ và không còn chấp thủ. Đây là sự hiểu biết phát khởi từ tâm chánh niệm và tỉnh giác thật sự: Nó biết và buông bỏ. Nó không bám. Dù điều gì xuất hiện -xấu hay tốt, lạc hay khổ - khi tâm biết, tâm không bám víu. Khi tâm không bám víu thì sẽ không có khổ đau, phiền não. Ta phải luôn nhớ điều này. Khi tâm không chấp thủ, nó sẽ ở trạng thái an tịnh: rỗng không, không quấy động và yên tịnh. Nhưng nếu tâm không tự thấy và biết theo cách này, nó sẽ thất bại trước các thủ đoạn của uế nhiễm và tham ái. Nó sẽ tạo tác ra bao điều phức tạp, khúc mắc khiến tự nó khó có thể nhìn xuyên suốt, vì các uế nhiễm có cách làm cho tâm bám vào chúng. Tựu trung chỉ là vấn đề thất bại của tâm do thủ đoạn của các uế nhiễm và tham ái bên trong nó. Việc nó không tự biết mình - không biết các trạng thái tâm sanh, diệt và nắm bắt đối tượng như thế nào- có nghĩa là nó đánh mất mình do có quá nhiều sự bám víu.

Không có gì khó bằng sự luôn luôn quán tâm, vì tâm quá quen thuộc với các tà kiến và quan điểm sai lầm. Đây là điều khiến tâm tự ngăn che mình. Chính nhờ giáo lý của Đức Phật mà ta có được sự hiểu biết trong tâm thức với nhiều tầng lớp rối rắm, phức tạp mà khi ta nhìn sâu vào nó, ta sẽ thấy nó rỗng không - rỗng không trong bất kỳ ý nghĩa nào, trong và ngoài bản thân nó.

Đây là sự rỗng không có thể xuất hiện rõ ràng trong tâm thức. Dầu nó ẩn núp trong sâu thẩm, ta vẫn có thể nhìn thấy nó bằng cách quay vào bên trong một cách tỉnh lặng. Tâm dừng lại để quán sát, để biết tự bên trong nó. Còn đối với các cảm xúc -thấy, nghe, ngửi, nếm, và những thứ tương tự - nó không để ý đến vì nó muốn nhìn vào tâm đơn giản và thuần khiết, để thấy điều gì đã sanh khởi trong đó và nó dấy động các vấn đề như thế nào. Các cảm thọ, tưởng, các tư duy, phán đoán sướng, khổ, vân vân, tất cả đều là những hiện tượng tự nhiên. Chúng biến đổi ngay khi vừa được cảm nhận -và chúng rất vi tế. Nếu ta nhìn chúng như là vấn đề này hay vấn đề nọ thì chúng ta không thể biết chúng như chúng thật sự là. Càng gán ghép cho sự vật nhiều ý nghĩa rắc rối, ta càng trở nên lạc lối - lạc lối trong vòng luân hồi tái sinh.

Chu kỳ tái sinh và tiến trình của các tâm hành chỉ là một và giống nhau. Kết quả là ta quay vòng vòng, lạc vào trong nhiều, rất nhiều mức độ của tâm hành, chớ không chỉ có một. Cái biết để nhận ra tâm không thể thâm nhập vào vì nó quay vòng vòng trong chính các tâm hành giống nhau này, gán ghép cho chúng tên này, tên nọ, kia, rồi bám vào chúng. Nếu tâm cho là chúng tốt thì nó chấp vào chúng là tốt. Nếu tâm cho là chúng xấu thì nó chấp vào chúng là xấu. Đó là lý do tại sao tâm bị trói chặt trong các vòng trôn ốc của chu kỳ tái sanh, chu kỳ tâm hành.

Để thấy rõ các pháp này đòi hỏi ta phải nỗ lực dừng lại và quán sát, dừng lại và biết mộtcách hợp, một cách đúng. Đồng thời ta phải sử dụng những khả năng quan sát của mình. Đó là điều giúp ta đọc được tâm thức của chính mình một cách đặc biệt. Ngược lại, nếu ta bám vào các vấn đề của tưởng và sự phán đoán, đặt tên, thì chúng sẽ quay ta vòng tròn. Vì thế ta phải dừng lại và quán sát, dừng lại để biết rõ ràng bằng cách tập trung - tập trung vào tâm thức đang hoạt động. Bằng cách đó cái biết của ta sẽ trở nên bén nhạy.

Cuối cùng, ta sẽ thấy là không có gì hết - chỉ là sự sinh và diệt xảy ra từng khoảnh khắc, trong sự rỗng không. Nếu không có bám víu, sẽ không có vấn đề. Chỉ là hiện tượng tự nhiên của sự sinh và diệt. Nhưng vì chúng ta không thấy các pháp chỉ là các hiện tượng tự nhiên, ta tưởng chúng là thật và bám víu vào chúng như là bản ngả, tốt, xấu và đủ những thứ phức tạp khác. Hậu quả là ta quay cuồng trong vòng lẩn quẩn mà không biết đường ra hay điều gì để buông bỏ - chúng ta không biết. Khi không biết, ta giống như người lạc lối trong rừng sâu, không biết lối ra, không biết phải làm gì.

Thực ra những cái ta cần buông bỏ ở ngay trước mặt ta: nơi mà tâm biến chế ra sự việc và đặt cho chúng những ý nghĩa khiến nó không còn biết các đặc tính của sự sinh và diệt đơn thuần. Nếu ta có thể chỉ tiếp tục quán sát và biết, mà không cần ý nghĩa, tư duy, vọng tưởng - chỉ cần quán sát sự vận hành trong và của chính nó - thì sẽ không có bất cứ vấn đề gì. Chỉ có thực tại hiện tiền: sinh, trụ,diệt, sinh, trụ,diệt.... Không có sự rối rắm nào trong đó, nhưng ta phải dừng lại và quán sát, dừng lại và biết bên trong ta trong từng giây phút. Đừng để dòng tâm thức của ta trôi chảy từ sự tỉnh thức tới những sự tiếp xúc với bên ngoài. Hãy gom tâm lại để tâm tự biết một cách rõ ràng – rằng không có gì đáng để bám vào. Tất cả chỉ là ảo tưởng.

Biết đúng được chừng ấy cũng rất hữu ích để thấy sự thật nội tâm ta. Ta sẽ thấy tâm không có bất cứ tự ngã nào. Khi quán thân, ta sẽ thấy chúng là những yếu tố, là không có tự ngã. Ta cũng sẽ thấy hiện tượng tâm là không có tự ngã, mà chỉ là những yếu tố của tâm thức. Ta sẽ thấy rằng nếu không có sự bám víu, không có sự chấp thủ, thì sẽ không có khổ đau, phiền não.

Vì thế, ngay nếu như có sự nghĩ suy liên tục trong tâm, ta chỉ quán nó, buông bỏ nó, rồi thì vòng quay của tư tưởng sẽ chậm lại. Các tâm hành sẽ càng lúc càng ít xuất hiện. Dầu tâm chưa hoàn toàn dừng lại, nó sẽ càng lúc càng ít tạo ra suy tưởng. Trái lại, càng ngày ta càng có nhiều khả năng an trụvà quán tưởng hơn. Qua đó, ta sẽ dần nhận ra những mánh khóe, sự ngụy tạo của tâm hành, sự đặt tên của tâm, vui, khổ, vân vân. Ta sẽ có khả năng biết rằng thật sự không có gì bên trong – rằng lý do mà ta đã ảo tưởng bám víu vào các sự việc là do vô minh, rằng ta tự làm khổ mình ngay trong cái vô minh đó.

Ta phải quán niệm ở một điểm, trên một đối tượng. Không quán niệm nhiều đối tượng cùng một lúc. Luôn giữ chánh niệm hiện diện: dừng, biết, thấy. Không để tâm lang thang chạy đuổi theo các tưởng và các sự đặt tên. Nhưng nhận biết bằng cách này đòi hỏi ta phải cố gắng tập trung – tập trung để thấy rõ ràng, chứ không phải chỉ tập trung để giúp tâm an định. Định tâm để thấy rõ ràng. Nhìn vào bên trong để thấy rõ ràng và quán niệm để biết cách buông bỏ. Tâm sẽ trở nên rỗng không như bản tính của nó bằng một cách mà ta sẽ biết hoàn toàn bên trong ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]