Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Đại thừa Diệu pháp Liên Hoa Kinh

26/03/201103:11(Xem: 11464)
3. Đại thừa Diệu pháp Liên Hoa Kinh

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

ĐẠITHỪA DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH

I.ÝNIỆM VỀ ĐẠI THỪA

Theođịnh nghĩa thông thường của các nhà chú giải kinh điểnBắc tạng thì Đại thừa được hiểu như là một cổ xelớn. Cổ xe đó có khả năng đưa chúng sanh từ chốn đaukhổ đến nơi an lạc, từ chỗ ác đến chỗ lành, từ bếnmê lầm đến bờ giác ngộ. Giáo pháp đó, vừa lợi mìnhvừa lợi người. Người tu theo giáo pháp này cũng không khácnào vừa độ được mình và vừa độ người khác cùng thoátkhổ để đến chỗ an vui. Đó là pháp Đại thừa. Phật tửtu tập theo pháp này gọi là tu theo Đại thừa giáo.

Trongkinh đức Phật dạy, người tu về Đại thừa giáo thì phảiphát tâm rộng lớn, như phát bốn lời nguyện:

"Chúngsanh vô biên, thệ nguyện độ,

Phiềnnão vô tận, thệ nguyện đoạn,

Phápmôn vô lượng, thệ nguyện học

Phậtđạo vô thượng, thệ nguyện thành".

Nghĩalà: - Chúng sanh nhiều vô biên, con thề nguyện độ hết. -Phiền não nhiều lắm, vô lượng, không cùng tận, con thềnguyện dứt sạch. - Pháp môn thậm thâm vi diệu của Phậtnhiều vô lượng, con thề nguyện học hết. - Đạo quả củaPhật vô thượng cao cả giải thoát, con thề nguyện thành.Hoặc phát lời nguyện khác:

"Nguyệnđem công đức này,

Hướngvề khắp tất cả,

Đệtử và chúng sanh,

Đềutrọn thành Phật đạo".

Lờinguyện đó, không chỉ độ cho riêng mình, mà còn nguyện độcho các chúng sanh khác nữa. Pháp môn bố thí, trì giới, nhẫnnhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ gọi là sáu Ba-la-mật.Nếu ai tu theo sáu Ba-la-mật thì cũng có thể độ được mìnhvà độ cho người khác nữa. Đó là pháp tu tập theo Đạithừa giáo.

Giáo,lý, hạnh, quả đều đại, nên gọi là Đại thừa. Giáo đạilà các kinh Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn, Lăng Già,Viên Giác v.v... và các luận Đại Trí Độ, Thành Duy Thức,Thập Nhị Môn Luận... Lý đại là như lý Bát Nhã Chơn Không,Chơn Như, Như Lai Tạng, Phật Tánh, Pháp Giới, Pháp Tánh, A-lại-giathức, Ngã không Pháp không... Quả đại là Tam Hiền, ThậpĐại, Đẳng Giác, Diệu Giác. Lý hạnh quả đại được nóitrong giáo đại. Hoặc theo Đại Trang Nghiêm Kinh Luận nêu bảyý nghĩa đại:

1.Duyên đại: Bồ-tát tu hành lấy pháp nghĩa quảng đại củavô lượng kinh làm duyên.

2.Hạnh đại: Bồ-tát tu hành đã được tự lợi còn thựchành hạnh lợi tha, tự lợi lợi tha, diệu hạnh đầy đủ.

3.Trí đại: Bồ-tát thường lấy trí tuệ quán sát biết rõnhân và pháp đều vô ngã, khéo phân biệt được hết mọicảnh.

4.Cần đại: Bồ-tát trải nhiều kiếp lâu xa, phát tâm quảngđại, tinh tu không gián đoạn.

5.Xão đại: Bồ-tát do phương tiện khéo léo, tự tại ở trongsanh tử mà hóa độ chúng sanh.

6.Úy đại: Úy tức vô sở úy. Bồ-tát có trí tuệ sung mãn,rõ biết chắc chắn, ở giữa đại chúng tuyên nói pháp nghĩakhông sai lầm, không e sợ.

7.Sự đại: Bồ-tát vì muốn khiến chúng sanh quyết rõ đạisự nhân duyên cho nên thường thường thị hiện ở giữathế gian diễn nói diệu pháp, vào đại Niết-bàn.

Trongkinh Pháp Hoa có tên Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là vìý nghĩa đó.

Nộidung kinh Đại thừa là thể hiện những lời Phật khuyếnbảo, răn dạy cho chúng sinh mở rộng lòng từ bi, mở rộngtrí tuệ để nhìn thấy sự khổ của mình, của mọi ngườimà phát tâm rộng lớn, nguyện độ mình và độ người, chứkhông nguyện độ cho riêng mình mà thôi. Cho nên kinh này đượcgọi là kinh Đại thừa. Nói rộng ra, những lời dạy nàomang ý nghĩa tự lợi và lợi tha, vì giác ngộ cho mình vàgiác ngộ cho người thì những lời dạy đó, những kinh đócũng đều gọi là kinh Đại thừa.

Phậttử Việt Nam hiện nay, hàng ngày đều tu cả hai pháp tự lợivà lợi tha. Khi chúng ta tưởng nhớ đến đức Phật, niệmdanh hiệu Phật, cầu nguyện sau khi chết được vãng sanh Tịnhđộ, hoặc quán pháp bất tịnh, nguyện cho mình bỏ bớt thamdục, vì nghĩ rằng pháp đó có lợi cho chúng ta thì trong đạoPhật gọi pháp tu đó là pháp tu tự độ. Ngược lại, trongkhi tu để cầu an lạc cho mình, chúng ta mở rộng lòng thươngđến các loài khác như thương vật, bố thí, giúp ích chongười khác hoặc về vật chất hoặc về tinh thần, đem lạisự an vui cho người khác, lối tu đó gọi là tu theo pháp tựđộ và độ tha.

Riêngkinh Pháp Hoa nhằm về Đại thừa giáo, chỉ cho chúng ta cáchtu lợi mình lợi người hơn hẳn nên gọi là kinh Đại thừa.Vì bản thân Đại Thừa là Chúng sanh Tâm. Cái Tâm ấy lớnbao nhiêu thì cỗ xe ấy lớn bấy nhiêu.

II.DIỆU PHÁP

Diệupháp là pháp môn diệu mầu. Pháp nghĩa là tất cả các sựvật hiện hữu trong vũ trụ, và tất cả các sự vật xảyra trên thế giới. Pháp là một chân lý duy nhất thâm nhậpvào tất cả các sự vật. Pháp là quy luật như một luậttắc được thiết lập khi chân lý xuất hiện như là mộthiện tượng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắtvà nghe bằng tai. Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạyđó là khuôn pháp, mẫu mực cho đệ tử noi theo. Pháp củađức Phật dạy có năng lực diệt trừ tham, sân, si, phiềnnão cho chúng sanh và có khả năng đưa chúng sanh đến bờgiác ngộ, nên gọi là pháp mầu. Pháp này có thể làm chochúng sanh phá trừ được ngã chấp hẹp hòi, nhỏ mọn nêngọi là pháp mầu. Pháp này có thể làm cho chúng sanh hiểurõ được cái tánh duyên khởi vô tánh, hiểu được sự vậtgiữa đời này, tất cả đều do nhân duyên hòa hợp giảtạo, không có một cái gì thật có bền vững lâu dài được,nên gọi là pháp mầu. Pháp này là cho chúng sanh thấy đượctự bản tâm mình, có một sự giác ngộ trong đó, mỗi chúngsanh là mỗi vị Phật sắp thành, nên gọi là pháp mầu.

Nhữngpháp này chỉ có đức Phật nói ra, còn tất cả các nềngiáo lý của các tôn giáo khác không hề nói tới, cho nêngọi là pháp mầu.

Tómlại, Diệu Pháp là pháp nhiệm mầu. Chữ này có ba nghĩa:

1.Thật tướng bình đẳng.

2.Đại huệ bình đẳng.

3.Phương tiện khai quyền hiển thật, hội tam quy nhất.

a.Thật tướng bình đẳng: Là tướng chân thật của tất cảvạn pháp. Tướng này không dơ, không sạch, không thêm, khôngbớt, không sanh, không diệt, không thường, không đoạn. Thậttướng đó là vô tướng. Và cũng vì lẽ vô tướng nên nóhình thành tất cả tướng. Như nước vốn không có tướngvuông, tròn, dài, ngắn... nên gọi là vô tướng. Do vô tướngnên nó mới thành đủ các tướng: Tướng vuông ở trong thùngvuông, tướng tròn ở trong bình tròn, tướng dài ở trong ống.Nếu nước không có sẵn tướng tròn hay vuông nhất địnhthì không thành ra các tướng khác. Nhưng nhờ nó vốn vô tướngmới thành các tướng khác được. Dù có khác tướng mà nướcvẫn vô tướng, mà đã là vô tướng thì nhất như bình đẳng.Duy Thức gọi đó là Tánh cảnh. Nếu đối với sắc, thanh,hương... mà ta rút lại những phần phân biệt của từng người,từng căn cơ, từng chúng sanh, thì như vậy sắc chỉ là sắc,thanh chỉ là thanh, hương chỉ là hương... không có sắc tốt,sắc xấu, sắc trắng, sắc đen... gì hết, thì tánh cảnhđó đối với tất cả chúng sanh đều như nhau: Nhất nhưbình đẳng. Sắc đối với ta cũng như sắc đối với convật chẳng khác gì nhau, chỉ khác chăng là khác ở mức độthấy rõ hay không rõ, khác ở chỗ nhận thức phân biệt sắcđó là sắc gì. Còn về phương diện sắc đối với nhãnthức vô tánh bình đẳng không khác. Thí dụ: Ta đưa mộtviên phấn rồi hỏi cái này dài hay ngắn ? Chắc chắn khôngai trả lời được. Nếu đưa thêm một cái thước, bây giờta sẽ nói chắc rằng, cái thước dài, viên phấn ngắn. Nếuta đưa một lóng tay thì sẽ nói viên phấn dài, lóng tay ngắn.Vậy nên biết dài ngắn đó chẳng qua chỉ là do sự phânbiệt, so sánh của ý thức mà nói dài nói ngắn chứ tánhviên phấn vốn không dài không ngắn: Đặt nó đứng bên cạnhcái thước nó không ngắn bớt đi, đứng bên lóng tay nó khôngdài thêm ra, dù ta có nhọc sức cải nhau dài ngắn về nó,tánh nó vốn nhất như bình đẳng, cái trước cái sau bìnhđẳng, bình đẳng đó nó phổ biến khắp tất cả, bình đẳngđó không bao giờ sanh diệt. Khi ta nói dài ngắn tự nhiênta thấy nó có tướng dài ngắn thay đổi theo nhận thức củata, nhưng cái tướng vô tướng của chính nó thì không thayđổi, ở đâu cũng vậy, thời gian không gian nào cũng vậy,nhất như bình đẳng. Sở dĩ chúng ta thấy nó có tướng làdo biến kế phân biệt, biến kế sở chấp của chúng ta mànó hình thành ra tướng nọ tướng kia, nên trong kinh nói:

"Nhấtnhơn phát chơn quy nguyên,

"Thậpphương thế giới tận thành tiêu vẫn".

Mộtngười phát tâm trở về bản tánh chơn thật thì cảnh giớicủa họ, cảnh giới do biến kế sở chấp phân biệt vọngtưởng hiện ra đó, tiêu mất không còn tồn tại. Giống nhưkhi ta nằm mộng thấy vạn cảnh (thập phương thế giới)nhưng khi ta tỉnh thức thì thập phương thế giới rơi rụnghết (tận thành tiêu vẫn). Thành thử cảnh giới đó, thậttướng đó bình đẳng, nó không tùy thuộc ai hết, không tùythuộc không gian, thời gian, vô thỉ vô chung, vô biến vô trung.

b.Đại huệ bình đẳng: Nhận thức được, ngộ nhập đượcthật tướng bình đẳng vô tướng đó, gọi là bình đẳngđại huệ. Đại huệ bình đẳng hay gọi một cách khác làPhật tánh, Phật tri kiến (thấy biết của Phật), cái đótất cả chúng sanh đều có, tức là cái linh giác linh tri.

Nhưtrước đã ví dụ: Tánh cảnh sắc là bình đẳng. Sắc đóđối với người cũng như đối với vật, đối với lớncũng như đối với nhỏ, nhất như bình đẳng, nó không riêngcho ai, vậy cái trí thấy được sắc đó bằng hiện lượngtánh thì cái trí đó cũng bình đẳng. Nếu ta dẹp hết tấtcả biến kế phân biệt, nào là sắc xanh, sắc vàng... thìbây giờ chỉ còn hiện lượng thấy sắc là sắc, cũng nhưgương chiếu nơi sắc, nó cũng bình đẳng. Sắc nào đếnnó cũng chiếu, nó không phân biệt sắc này tốt nó chiếu,sắc kia xấu nó không chiếu. Tánh tri giác của ta từ nơicăn bản nhất như bình đẳng cũng như thế, nên trong kinhLăng Nghiêm đức Phật dạy: "Mở mắt thấy sáng cũng gọilà thấy, nhắm mắt thấy tối cũng gọi là thấy". Sáng tốituy khác nhau nhưng cái thấy vẫn là một.

Cóngười hỏi: Bây giờ bình đẳng nhưng nếu chích vào mộtống thuốc sẽ làm đảo lộn tinh thần hết, chuyện phảisẽ nói trái, chuyện trái nói phải... không còn bình tỉnhnữa và như vậy nên biết, tinh thần là tánh hậu sanh.

Đóchỉ là tánh sai biệt của tinh thần thôi, chứ từ căn bảncái biết đúng cũng là biết, biết sai cũng là biết, mặcdù khi tỉnh biết khác khi mê biết khác. Tỉnh và mê, đúngvà sai tuy khác nhưng tánh biết vẫn là một mà thôi. Tánhbiết đó nhất như bình đẳng, bản lai thanh tịnh.

Trongkinh Lăng Nghiêm, Phật hỏi vua Ba-tư-nặc thấy sông Hằng lúcnào ? Vua Ba-tư-nặc đáp: Khi ba tuổi mẹ dắt đi lễ thầnKỳ-bà có thấy sông Hằng, lúc 20 tuổi cũng có thấy sôngHằng và lúc 60 tuổi cũng có thấy sông Hằng. Lúc nhỏ thấysông Hằng to lớn đẹp xinh, đến lúc lớn thấy sông Hằngcó vẻ hùng vĩ, nhưng khi già thấy nó có vẻ đìu hiu buồntẻ. Sự thấy đó tướng trạng diễn dịch mỗi lúc mỗikhác nhau, nhưng thấy lúc nhỏ, lúc 20 tuổi, lúc 60 tuổi vẫnlà thấy. Chúng ta nên gạn lọc tánh sai biệt ra để chỉcòn một tánh thấy thôi thì thấy đó sẽ "nhất như bìnhđẳng". Thành thử, thấy đó không lệ thuộc vào xác thân,xác thân có lúc trẻ lúc già, tánh thấy bất di bất dịch.

Cóngười hỏi, khi trẻ tôi thấy rõ ràng, bây giờ mang gươngmà còn thấy con gà hóa ra con quạ, làm sao nói nhất như bìnhđẳng? Thấy gà ra quạ, đó là do mức độ thấy khác nhau,chứ căn bản của sự thấy gà và quạ cũng là thấy mà thôi,không khác. Đó gọi là bình đẳng đại huệ, bình đẳngđại huệ đó ngộ nhập bình đẳng thật tướng của tấtcả vạn pháp, mà ngộ nhập bình đẳng thật tướng vạnpháp tức sẽ thành Phật. Bình đẳng đại huệ ấy chúngsanh đều có, bình đẳng thật tướng đó chúng sanh cũng có.Như vậy, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật.

Nhưngđạo lý tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, cáckinh khác chỉ nói một phần, còn có sự phân biệt hàng địnhtánh Thanh Văn, định tánh Duyên Giác, hàng Bồ-tát, hàng bấtđịnh tánh và vô tánh xiển đề. Hàng định tánh Thanh Vănthì không thành Phật, mặc dù cũng nói tới lý tất cả chúngsanh đều thành Phật, nhưng đứng về mặt nhơn sự còn cósự phân biệt hàng định tánh Thanh Văn, hàng nhất xiển đề...không thành Phật, chỉ có hàng Bồ-tát, đại Bồ-tát mớithành Phật.

Đếnhội Pháp Hoa, Phật quy hết tất cả các việc thiện dù làmột việc thiện rất nhỏ cũng đều hướng về nhất thừaPhật đạo bình đẳng, nên đặc biệt kinh Pháp Hoa là quytất cả hàng Nhị thừa đều có thể thành Phật đạo (Hộitam quy nhất) và tất cả chúng sanh dù phát tâm tùy hỶ nghekinh Pháp Hoa cũng thành Phật đạo, bởi công đức đó cũngphát từ bình đẳng Đại huệ. Từ gốc bình đẳng, từ gốccứu cánh, cho nên công đức đó dù nhỏ tới đâu nó cũngđạt tới cứu cánh được. Đã là giống cơm thì nấu sẽthành cơm, dù một hột nhỏ nấu cũng sẽ thành cơm, bởivì dù nhỏ nhưng gốc của nó là cơm. Việc thiện cũng thế,dù là việc thiện nhỏ nhưng gốc của nó từ đại huệ bìnhđẳng, cho nên việc thiện ấy cũng đều đưa đến Phậtquả. Đó là lý nghĩa trong kinh Pháp Hoa, vì thế nên gọi làDiệu Pháp.

Đạihuệ bình đẳng chúng sanh đều có, nó nhiệm mầu nên gọilà Diệu Pháp: "Ngã pháp diệu nan tư". Thật tướng của vạnpháp bình đẳng nhiệm mầu nên gọi Diệu Pháp: "Thậm thâmvi diệu pháp".

Diệupháp đó nếu chúng sanh biết dùng, biết khai triển thì đemđại huệ bình đẳng ngộ nhập thật tướng bình đẳng,tức là thành Phật. Cho nên cách thức ứng dụng đó gọilà Diệu Pháp.

c.Khai quyền hiển thật, hội tam qui nhất: Trong hội Pháp Hoa,Phật khai quyền hiển thật, hội tam quy nhất mà đưa nhữngpháp môn từ trước (trước hội Pháp Hoa) đồng về nhấtthừa, vì trước đó Ngài phân ra pháp môn của Thanh Văn, DuyênGiác, Bồ-tát, đến hội Pháp Hoa, Phật nói đó chỉ là phươngtiện, "Thập phương Phật độ trung, duy hữu nhất thừa pháp,vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết". Đãlà duy nhất Phật thừa thì tất cả chúng sanh cùng nươngtrên "Thừa" đó là đến quả Phật. Bởi chư Phật ra đờichỉ vì một đại sự nhân duyên duy nhất ấy là khai thịcho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Hễ ngộ được Phậttri kiến thì lên Phật địa cho nên gọi là nhất thừa. Vàchư Phật chỉ nói đến nhất thừa đó, mặc dù có khi Ngàinói ba thừa thì đó cũng chỉ phương tiện đưa đến nhấtthừa. Lý nghĩa đó trong kinh Pháp Hoa mới khai triển rõ ràngcho nên gọi Pháp Hoa là Diệu Pháp. Đã là Diệu pháp thì khôngnhững toàn kinh là Diệu Pháp mà một câu một chữ cũng làDiệu Pháp, bởi tất cả chữ trong kinh Pháp Hoa đều có tánhcách nhiệm mầu để bồi bổ, xây dựng lên đạo lý "Tấtcả chúng sanh đều thành Phật" và tất cả sự tu hành vềviệc thiện của chúng sanh đều đưa đến Phật quả nêngọi là Diệu Pháp.

Trongkinh Pháp Hoa phần nhiều là nói những điều như thế nêngọi là Diệu Pháp hay Pháp mầu. Pháp mầu này không thể diễntả đầy đủ được, chỉ có thể lấy hoa sen làm biểu tượngđể diễn tả Pháp mầu ấy.

III.LIÊN HOA:(Hoa Sen)

Liênhoa (pundarika) nghĩa là hoa sen. Ở Ấn Độ hoa sen được xemlà đẹp nhất trên đời vì sen mọc rễ trong bùn nhưng lạinở thành hoa tinh khiết, không bị nhiễm bùn. Cho nên kinh DiệuPháp Liên Hoa lấy hoa sen làm biểu tượng vì hoa sen có nhiềuđặc điểm: Hoa sen ở trong bùn, sinh từ trong bùn, lớn lêntrong bùn, nở ra trong bùn, lên khỏi bùn tỏa hương thơm khắpnơi, nhưng không dính mùi bùn.

DiệuPháp ở trong luân hồi sanh tử biến chuyển mà không bị luânhồi sanh tử biến chuyển, ở trong vạn pháp sanh diệt màkhông bị sanh diệt. Đại huệ bình đẳng, không bị luânhồi, không bị nhiễm ô.

Hoasen lại có nghĩa nữa là nhân quả bình đẳng, trong hoa đãcó quả, khi chưa nở vốn đã có quả rồi, gọi là hoa quảđồng thời. Khi hoa nở thì quả cũng hiển bày. Như vậy,đại huệ bình đẳng, thật tướng bình đẳng từ trong nhơnđã có quả, từ trong quả đã có nhơn, nhơn quả đồng thời,chỉ vì chúng sanh không nhận thức được mà thôi.

ĐứcPhật sanh ra giữa đời mà không nhiễm mùi đời, sanh ra giữađời mà thoát lên tất cả những gì ô nhiễm của đời.Ngài thoát lên và đem lại sự an lạc và độ thoát cho chúngsanh. Ngài là hoa sen không nhiễm mùi bùn mà còn tỏa hươngcho đời. Đó là hoa sen trong bùn. Ngoài ra cũng có hoa sen tronglửa, như Tuệ Trung Thượng Sĩ viết:

"Đicũng thiền, ngồi cũng thiền,

Tronglò lửa rực nở cành sen".

Câuthơ trên phải hiểu theo nghĩa Thiền, theo ngôn ngữ Thiền."Đi cũng thiền" nghĩa là dù đi mà tâm vẫn an bình, tự tại,không vướng mắc đâu cả, không bị triền phược một cáigì cả, luôn luôn tĩnh giác, như thế gọi là "Đi cũng thiền"."Ngồi cũng thiền" là ngồi mà tâm bình an, tự tại, tĩnhgiác, không vướng mắc điều gì, như thế gọi là "Ngồicũng thiền". Khi một con người mà đi cũng Thiền, ngồi cũngThiền như thế chính là trong lò lửa rực nở một cành sen.Trong lò lửa rực đây ám chỉ cho cuộc đời. Cuộc đờithì ma chiết, trái ngang, đau khổ, xấu xa, hẹp hòi, nhỏ mọn,bẩn thỉu, nghịch ngợm, phi nghĩa, ... Những điều vừa nêuđó bùng cháy nóng bức như một lò lửa. Nhưng, giữa lò lửaấy, nếu người nào biết điều phục, đi, đứng, nằm, ngồiđều chánh niệm tĩnh giác thì người ấy là cành sen nởtrong lò lửa. Thành thử hoa sen không chỉ nở ở trong bùnmà còn ở trong lửa nữa. Đời đỏ rực nhưng sen vẫn nở,bùn tanh hôi nhưng sen vẫn ngát mùi hương, đó chính là ẩndụ cho Thiền giữa cuộc đời, như là một loại sen đặcbiệt hướng chúng sanh đến sự giải thoát, như Ngài TuệTrung vừa diễn tả.

Tómlại, theo tinh thần trong kinh Pháp Hoa thì dù nhân, dù quả,dù lý, dù trí đều gọi là diệu pháp, bởi lý ở đây làthật tướng bình đẳng, trí là đại huệ bình đẳng, nhơnlà nhơn đưa đến Phật quả, quả là Nhất thừa Phật quả.Kinh này được dụ cho hoa sen nên gọi chung là Diệu Pháp LiênHoa. Vì sự đặc biệt đó nên gọi là Diệu Pháp, sao lạichỉ có Pháp Hoa mới là Diệu Pháp!

Lạinữa, trong đau khổ của tam ác đạo, nhơn cũng khổ, quảcũng khổ nên ba ác đạo chẳng có chi là Diệu Pháp. Như vậy,nhơn và quả của hàng nhơn thiên thừa so với tam ác đạothì nhơn thiên thừa là Diệu pháp, bởi quả của hàng nhơnthiên vui hơn, nhưng tiến lên một bực nữa, nhơn thiên thừacũng còn luân hồi sanh tử, phải đến hàng Thanh Văn nhịthừa thoát ly sanh tử mới gọi là Diệu pháp, nhưng Thanh Vănnhị thừa chỉ dứt trừ được phần đoạn sanh tử chưachứng được tam đức (Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát), chonên Thanh Văn cũng chưa thật Diệu, Nhất thừa Phật quả mớilà thật Diệu. Và chính kinh Pháp Hoa nhằm đưa về cứu cánhNhất thừa Phật quả, nên kinh Pháp Hoa được gọi là DiệuPháp Liên Hoa.

Tómlại: Diệu Pháp Liên Hoa là giáo pháp tối thượng dạy chochúng ta có thể sống một cuộc sống đúng đắn không bịđiên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấuuế này.

IV.KINH

Kinhchữ Phạn là Sutra, Trung Hoa dịch là Tu-đa-la. Nguyên nghĩalà một sợi dây hay một sợi chỉ dọc trong nghành dệt. NgườiẤn cổ có thói quen trang điểm tóc mình bằng những bônghoa đẹp xâu bằng một sợi dây. Đây cũng là giáo lý Thánhdiệu của đức Phật được góp nhặt lại thành những tácphẩm gọi là Kinh. Như vậy khi áp dụng lời dạy trong Kinhthì phải khế lý và khế cơ hay còn gọi là khế kinh. Khếkinh là những lời đức Phật nói ra phải phù hợp với haimặt. Một mặt khế hợp với chân lý và mặt thứ hai làkhế hợp căn cơ của chúng sanh. Lời Phật nói ra đúng vớichân lý vì Ngài đã ngộ chân lý đó, chứ không phải làđoán mò như chúng ta ức đoán. Vì ức đoán thì có thể nóitrật, nói sai. Ví dụ thấy sợi dây nói là con rắn, ban đêmthấy bụi cây cho là ma quỉ, như vậy là sai. Cái thấy củaPhật là thấy như thật (giác ngộ). Ngài thấy con ma thì nóicon ma, dây là dây, rắn là rắn. Vì Ngài đã giác ngộ đượccái tánh tướng của tất cả sự vật, nên lời dạy củangài luôn luôn đúng với chân lý. Đó là khế lý. Nhưng dầucho có khế lý, nhưng khi đem ra dạy cho chúng sanh, Ngài cũngluôn luôn nghĩ tới căn cơ của chúng sanh mà dạy cho phù hợpđể đem lại lợi ích cho họ thì gọi là khế cơ. Nếu khếlý mà không khế cơ thì không phải kinh Phật.

Cómột lần đức Phật tiếp hai người cư sĩ, một người làmnghề thợ giặt, một người thợ rèn. Sau khi họ chào hỏiđức Phật xong, ngài hỏi về sự tu hành tại nhà của họ.Cả hai trả lời đều có tu và có hành, nhưng tu mãi hànhmãi mà không có kết quả gì cả. Phật hỏi: Vậy hai ôngtu và hành những pháp môn gì và do ai dạy? Bạch Phật, cómột vị tỳ-kheo dạy chúng con tu. Phật hỏi ông thợ rènrằng: Vậy thầy Tỳ-kheo dạy ông tu pháp môn gì? Dạ, bạchPhật, thầy tỳ-kheo ấy dạy con tu pháp Quán bất tịnh. -Quán bất tịnh nghĩa là quán cái thân thể con người toànlà xác thân ô uế, không thanh tịnh gì cả. Thế còn bác thợgiặc, thầy Tỳ-kheo dạy tu pháp gì? Dạ, thầy dạy con tupháp Quán sổ tức-Quán sổ tức là quán niệm hơi thở vôhơi thở ra... để tâm mình theo hơi thở vô hơi thở ra...chochuyên nhất, không tán loạn.- Phật hỏi: Vậy hai ông tu nhưvậy có kết quả gì không? Dạ, con không thấy kết quả gìcả. Phật dạy: Thôi, được rồi, để Ta thay đổi pháp tucho các ông một chút thì các ông sẽ thấy có hiệu quả ngay.Thế là Phật đem pháp Quán sổ tức dạy cho ông thợ rèn.Pháp quán này mà dạy cho ông thợ rèn thì hợp cơ quá. Vìông hàng ngày thổi bệ có gió ra vào thì hợp với hơi thởvô ra nên chắc tu có kết quả. Còn ông thợ giặt thì Ngàidạy tu pháp Quán bất tịnh, vì hàng ngày ông tiếp xúc vớiđồ bất tịnh nên dễ sanh tâm nhàm chán.

Mộtthời gian sau cả hai người đều tới hầu Phật và nói là,nhờ Ngài dạy cho chúng con hai pháp môn đó, về tu mấy tuầnmà nay tinh thần trở nên khỏe khoắn nhẹ nhàng, an vui, chúngcon thấy tu hai pháp này có kết quả. Vì sao? Vì trước đâyvị Tỳ-kheo tuy dạy cái pháp tu thì đúng, nhưng đúng phápmà không đúng cơ nên không ích lợi. Khế lý và khế cơ lànhững lời dạy của đức Phật, nên sau này khi Phật nhậpNiết-bàn, các vị đệ tử Phật kết tập lại thành Kinh,nói cho đủ là khế kinh.

Nhưvậy, Đại thừa diệu Pháp Liên Hoa Kinh là kinh Diệu PhápLiên Hoa trong giáo lý Đại thừa của Phật. Đây là giáo lýtối thượng dạy con người có thể sống một cuộc sốngđứng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sốngtrong thế giới cấu uế này. Nếu ai hành trì Kinh này thìsẽ đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội nhânquần vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567