Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Buổi sáng thứ năm - Bài thực tập: Tư tưởng

25/03/201107:42(Xem: 10752)
5. Buổi sáng thứ năm - Bài thực tập: Tư tưởng

BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch

Buổi sáng thứ năm

Bài thực tập: Tư tưởng


Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình ngay khi chúng vừa khởi lên, ta sẽ khó có thể nào hiểu được lý vô ngãvà thấy được rằng sự suy nghĩ không phải thật là mình. Sự ngộ nhận này là nền móng căn bản xây dựng lên cái ngã, cái tôicủa mình: “Tôilà người đang suy nghĩ.” Chánh niệm về tư tưởng đơn giản chỉ có nghĩa là biết được tư tưởng ngay khi nó sinh khởi, biết được rằng tâm mình đang suy nghĩ mà không bị dính mắc vào nội dung của suy nghĩ.


Chúng ta không nên miệt mài chạy theo sự tưởng tượng, phân tích việc tư tưởng từ đâu đến. Ta chỉ cần ý thức được rằng trong giây phút này có một tư tưởng đang sinh khởi. Bạn có thể niệm thầm trong đầu “suy nghĩ, suy nghĩ” mỗi khi có một tư tưởng nào được phát hiện. Bạn hãy quán sát chúng mà không phê bình, không phản ứng, không cho rằng sự suy nghĩ đó là chính mình, là của mình. Sự suy nghĩ cũng chính là người suy nghĩ. Chẳng có ai đứng phía sau chúng hết. Tư tưởng tự nó suy nghĩ. Nó đến mà chẳng cần ai mời gọi.


Sau một thời gian thực tập thiền quán, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta không còn bị dính mắc vào sự suy nghĩ, tư tưởng sẽ không tồn tại được lâu. Ngay khi bạn ý thức được sự có mặt của một tư tưởng, nó sẽ biến mất và sự chú ý sẽ trở lại với hơi thở. Nếu muốn, bạn cũng có thể đặt tên, phân loại chính xác hơn cho những tư tưởng để nhận diện sự khác biệt của chúng, thí dụ như “dự định”, “tưởng tượng” hay là “nhớ”. Cách này có thể giúp cho sự chú ý của bạn được sâu sắc hơn. Nhưng nếu bạn chỉ niệm “suy nghĩ, suy nghĩ...” thôi cũng đủ rồi.


Điều quan trọng là phải ý thức được tư tưởng ngay khi nó vừa phát khởi, chứ không phải vài phút sau đó. Khi bạn nhận diện được sự có mặt của tư tưởng ngay khi chúng vừa sinh khởi, chúng sẽ mất đi khả năng chi phối bạn.


Nhưng bạn đừng bao giờ đối xử với tư tưởng như là một chướng ngại, kẻ thù của thiền quán. Chúng chỉ là một đối tượng của chánh niệm, một đề mục của thiền quán. Đừng bao giờ để tâm mình trở thành lười biếng, buông thả. Phải tinh tấn duy trì chánh niệm, luôn biết rõ những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại.


Thiền sư Suzukitrong quyển Thiền tâm sơ tâmcó viết: “Khi ngồi thiền, bạn đừng cố gắng ngăn chặn sự suy nghĩ của mình. Hãy để nó tự chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy để nó đến rồi đi. Chúng không thể tồn tại được lâu. Nếu bạn dụng công ngăn chặn nó, có nghĩa là bạn bị nó làm cho khó chịu. Đừng bao giờ để chuyện gì làm cho bạn phải khó chịu. Điều mà bạn tưởng rằng đến từ bên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm bạn, và nếu bạn không khó chịu vì những đợt sóng, chúng sẽ dần dần trở nên yên tĩnh hơn... Những cảm xúc đến, tư tưởng, hình ảnh sinh khởi lên, đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì ở ngoài tâm bạn cả... Nếu bạn để cho tâm được tự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này gọi là chân tâm.”


Hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Hãy để những hình ảnh, tư tưởng, cảm giác sinh ra và diệt đi mà không khó chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Trở thành một với chân tâm, quán sát một cách cẩn thận và tinh tế những đợt sóng đến và đi. Thái độ này sẽ đem lại cho tâm ta một sự quân bình và tĩnh lặng vô cùng nhanh chóng. Đừng bao giờ xao lãng sự tập trung của mình. Giữ tâm chánh niệm luôn luôn, từng giây phút một, về mọi chuyện đang xảy ra, dù đó là sự chuyển động của bụng, là hơi thở ra vào ở mũi, là cảm giác hay tư tưởng. Lúc nào cũng giữ chánh niệm, tập trung nơi đối tượng với một tâm quân bình và thoải mái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]