- Chương I: Thời niên thiếu
- Chương II: Món linh phù
- Chương III: Phép phân thân
- Chương IV: Đường lên Hy Mã Lạp Sơn
- Chương V: Người đánh cọp
- Chương VI: Thuật phi thân
- Chương VII: Đức Phật mẫu Quán Thế Âm
- Chương VIII: Sư phụ Śrỵ Yukteswar
- Chương IX: Chuyến đi bằng đức tin
- Chương X: Cuộc sống ở tu viện
- Chương XI: Sự giao cảm nhiệm mầu
CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ
Tác giả:Yogananda -Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Giấc mơ trốn nhà lên Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa tắt hẳn trong tôi sau thất bại lần trước. Ngược lại, nó ngày càng cháy bỏng, thôi thúc hơn bao giờ hết. Lần này, tôi nghĩ cần phải có một sự sắp xếp kế hoạch thật chu đáo nếu muốn qua được cặp mắt của anh Ananta, lúc nào cũng nhìn tôi với vẻ nghi ngờ cảnh giác và sẵn sàng phá hỏng mọi dự tính ra đi của tôi.
Một người bạn học cùng lớp là Amar Mitter đồng ý theo tôi trong chuyến đi này. Tôi bố trí anh ta chuẩn bị xe ngựa, và sẽ đón tôi ở một vị trí gần nhà nhưng nằm ngoài tầm nhìn của tất cả mọi người trong nhà.
Buổi sáng chúng tôi lên đường, trời có mưa nhẹ. Khi nghe tiếng bánh xe của Amar lăn trên đường, tôi vội vã xếp đồ cho vào một túi vải. Không có gì nhiều, chỉ có trong đó một cái mền, một đôi dép, bức chân dung thầy Lahiri Mahsaya, một quyển kinh Bhagavad, một xâu chuỗi hạt và 2 cái chăn vải. Tôi ném gói đồ qua khung cửa sổ để nó rơi xuống đường, nơi tôi sẽ đến nhặt lấy sau khi đã ra khỏi nhà. Xong, tôi vội vàng chạy xuống cầu thang.
° ° °
T
ôi gặp cậu tôi đang đứng trước cửa nhà mua rau cải. Ông nhìn tôi vẻ hơi ngạc nhiên và hỏi: “Mày làm gì mà vội vàng thế?” Tôi chỉ nhìn ông cười không đáp, rồi bước nhanh ra đường. Sau khi đã có gói đồ trong tay, tôi chạy nhanh đến điểm hẹn với Amar. Đón tôi lên rồi, chúng tôi cho xe ngựa chạy về hướng khu thương mại Chandni Chauk. Tôi đã dành dụm riêng một số tiền để thực hiện kế hoạch này. Chúng tôi sẽ mua Âu phục mặc vào để đánh lạc hướng anh Ananta, vì khi phát hiện chúng tôi đã ra đi, anh có thể tìm mọi cách để đuổi theo bắt lại. Và tôi đã từng biết anh cũng có tài làm thám tử chẳng kém ai.
Chúng tôi còn một bạn đồng hành nữa là Jatinda, anh họ của tôi. Anh được chúng tôi dừng xe trên đường để đón lên cùng đi. Anh chàng này ban đầu khá thờ ơ với chuyện đi lên những dãy núi tuyết hoang vu lạnh giá, nhưng rồi sau đã bị tôi thuyết phục với viễn ảnh lôi cuốn của việc tầm sư học đạo. Cả ba chúng tôi đều đã mặc Âu phục sang trọng, và tôi hy vọng với lối ngụy trang này anh tôi sẽ khó lòng mà phát hiện chúng tôi kịp lúc.
Chúng tôi còn phải đến tiệm giày để trang bị những đôi giày cho hợp với trang phục mới. Tôi nói với các bạn:
– Những vật dụng bằng da là do sự giết hại sinh linh mà có. Những người hành hương không được quyền sử dụng chúng.
Tôi vừa nói vừa tháo sợi dây da trên nón và xé bỏ tấm bìa da bọc ngoài cuốn kinh Bhagavad.
T
ại nhà ga, chúng tôi mua vé đi Burdwan, dự tính sẽ từ đó đi Hardwar, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi xe lửa chạy, tôi thấy lòng rộn ràng phơi phới. Trí tưởng tượng của tôi hình dung ra những chuyện mà tôi từ lâu mơ ước, và tôi không thể nào giữ kín nó mà không chia sẻ với các bạn mình. Tôi nói:
– Này các bạn, không bao lâu nữa chúng ta sẽ tìm gặp được những bậc chân sư. Chúng ta sẽ cùng nhau tu tập và đạt đến những kết quả chứng ngộ phi thường. Dãy Hy Mã Lạp Sơn sẽ là nơi chứng kiến chúng ta trở thành những bậc chân tu đạt ngộ. Những loài thú dữ sẽ đến phủ phục dưới chân ta vì chúng ta đã có quyền năng thu phục được chúng. Những con cọp hung dữ cũng sẽ cảm động trước từ tâm của chúng ta, và đến cạnh chúng ta như những con mèo to lớn để được chúng ta vuốt ve trìu mến chúng.
Amar lắng nghe tôi với nụ cười hứng khởi, còn Jatinda thì lộ vẻ suy tư. Anh chàng quay mặt đi nơi khác, nhìn ra cảnh vật bên ngoài. Một lúc lâu, anh nói:
– Chúng ta hãy chia tiền ra, để khi đến Burdwan mỗi người sẽ tự đi mua vé. Làm như thế sẽ không ai nghi ngờ rằng chúng ta đã cùng nhau trốn đi.
Tôi đồng ý không chút nghi ngờ. Khi đến Burdwan vào buổi chiều, Jatinda đề nghị là sẽ đi mua vé trước, còn tôi và Amar đứng đợi trên bến. Chúng tôi chờ rất lâu và không thấy Jatinda trở lại, bèn cùng nhau đi tìm anh ta. Nhưng anh ta đã mất dạng đâu đó trong bóng tối nhá nhem đang phủ xuống nhà ga. Đến lúc này chúng tôi mới hiểu ra ý đồ chia tiền của anh ta. Lòng tôi tràn đầy thất vọng, không ngờ kế hoạch tầm sư học đạo của mình lại bị phá hỏng một cách chua cay bởi người bạn đồng hành tin cậy. Tôi nói với Amar bằng giọng buồn thảm:
– Amar, chúng ta hãy về thôi. Sự phản bội của Jatinda là điềm không tốt, và chuyến đi này chắc chắn sẽ thất bại.
Nhưng Amar khá cứng cỏi. Anh hỏi tôi:
– Ý chí tầm sư học đạo của anh chỉ có thế thôi sao? Anh sẵn sàng bỏ cuộc chỉ vì sự phản bội của một bạn đồng hành mà không thể cố gắng vượt qua được hay sao?
Câu nói với hàm ý thách thức của Amar ngay lập tức làm tôi cảm thấy khôi phục ý chí và niềm tin. Chúng tôi mua một ít kẹo mứt để ngồi ăn và chờ chuyến xe lửa sắp tới đi Hardwar qua vùng Bareilly. Khi đổi tàu ở trạm Moghul Serai, tôi nói với Amar:
– Amar, có lẽ giờ này anh tôi đã kịp thông báo cho các nhà ga về sự ra đi của chúng ta. Nếu người ta có hạch hỏi lôi thôi, anh hãy lựa lời mà nói. Dù thế nào tôi cũng không thể nói dối được đâu.
Amar cười đáp:
– Mukunda, anh chỉ việc ngồi yên. Chỉ cần anh không cười và không nói gì cả, mọi việc để tôi lo.
Và anh chàng Amar này quả cũng ghê gớm thật, vì ngay khi đó anh đã có dịp để trổ tài ứng phó ngay trước mặt tôi. Một nhân viên nhà ga người Anh đến trước chúng tôi, đưa cho chúng tôi xem một bức điện tín màu xanh mà tôi có thể đoán ngay ra nội dung của nó. Ông này hỏi tôi:
– Có phải các em bỏ nhà đi vì oán hận gia đình hay không?
Tôi đáp:
– Không.
Và tôi lấy làm sung sướng là câu hỏi vụng về của ông ta đã giúp tôi không phải nói dối.
Ông quay sang Amar, nghiêm giọng hỏi:
– Còn người thứ ba đâu?
Chúng tôi đều im lặng. Ông ta hỏi tiếp với giọng đe dọa:
– Các em hãy nói mau và phải nói sự thật.
Amar hết sức bình tĩnh, trả lời bằng một giọng pha chút hóm hỉnh, khôi hài:
– Thưa ông, rõ ràng là ông đang mang kính. Tôi nghĩ là ông có thể thấy rất rõ chúng tôi chỉ có 2 người.
Rồi anh bật cười ranh mãnh và nói tiếp, cho thấy chúng tôi không phải là những người mang tâm trạng của kẻ đang chạy trốn chút nào:
– Tôi xin thành thật cáo lỗi cùng quý ông. Bởi vì tôi không phải là phù thủy, nên không thể có khả năng tạo ra thêm một người thứ ba theo yêu cầu của quý ông được.
Người nhân viên nhà ga có vẻ hoang mang, ông nghĩ rằng mình đã lầm, nhưng còn muốn xác nhận thêm cho chắc chắn. Ông hỏi Amar:
– Em tên gì?
– Tôi là Thomas. Mẹ tôi người Anh, cha tôi người Ấn theo đạo Thiên Chúa. Còn anh bạn tôi đây là Thompson.
Tôi cố nhịn hết sức để khỏi bật cười trước câu chuyện bịa đặt của Amar. Nhưng may thay lúc đó còi đã rú lên và xe sắp chạy. Người nhân viên hỏa xa tin rằng mình đã lầm, và ông muốn chuộc lỗi bằng cách đưa chúng tôi đến toa hạng nhất dành riêng cho người Âu. Chờ khi ông ta đã chào tạm biệt một cách lịch sự và mất hút vào đám đông, tôi mới lăn ra cười về câu chuyện cha Ấn mẹ Anh của chàng Amar tinh quái. Anh chàng này cũng rất lấy làm hài lòng thấy mình đã đánh lừa được một nhân viên người Anh chính hiệu.
Bấy giờ, tôi mới nhớ lại nội dung bức điện mà người nhân viên hỏa xa đã đưa cho chúng tôi xem. Trong đó ghi: “Ba thanh niên Bengal, mặc Âu phục, đi trốn về hướng Hardwar, qua Moghul Serai. Yêu cầu bắt giữ lại chờ tôi đến nơi. Xin hậu tạ.”
Tôi nghiêm nét mặt, nói với Amar:
– Amar, tôi đã dặn trước anh không được để quên bản thời khắc biểu có ghi lộ trình của chúng ta. Tôi chắc là anh tôi đã tìm thấy bản lộ trình ấy ở đâu đó tại nhà anh rồi.
Amar biết lỗi không nói gì. Chúng tôi im lặng cho đến khi xe lửa dừng ở Bareilly. Dwarka Prasad đang chờ chúng tôi ở ga với bức điện tín của anh tôi trên tay. Anh bạn này cố giữ chúng tôi lại nhưng vô ích. Tôi cho anh biết là đã quyết tâm phải lên tận Hy Mã Lạp Sơn. Anh chàng đành để cho chúng tôi tiếp tục hành trình.
° ° °
Đ
êm hôm đó, chúng tôi đang ngủ ngon giấc thì xe lửa dừng ở một ga nhỏ và một nhân viên nhà ga đến đánh thức chúng tôi dậy để gạn hỏi về “ba thanh niên bỏ trốn”. Nhưng ông ta nhanh chóng bị Amar thuyết phục bằng câu chuyện “Thomas và Thompson”.
Sáng hôm sau, chúng tôi đặt chân lên thị trấn Hardwar với tâm trạng của những kẻ chiến thắng. Chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy được những ngọn núi hùng vĩ vươn lên chớn chở ở phía chân trời. Không bao lâu nữa chúng tôi sẽ tự mình đến được nơi đó.
Chúng tôi đi ra khỏi nhà ga để lẫn vào đám đông, và sau đó thì tìm một chỗ thuận tiện để thay bộ Âu phục bằng y phục bản xứ. Không hiểu sao, tôi vẫn có cảm giác là chúng tôi sẽ bị bắt lại.
Chúng tôi trở vào nhà ga và mua vé đi Rishikesh ngay. Đây là thị trấn được các vị chân sư xem như một nơi linh địa từ xưa nay. Chúng tôi hy vọng khi đến được đó sẽ thoát khỏi tầm rượt đuổi của anh tôi.
Khi tôi đã bước vào toa xe và Amar còn ở bên dưới, tôi nghe có tiếng gọi của một người cảnh sát. Ông này có đủ thông tin để không bị Amar đánh lừa với câu chuyện “cha Ấn mẹ Anh” của anh ta. Ông đưa cả hai chúng tôi về đồn cảnh sát, lục soát và tịch thu tất cả số tiền còn lại của chúng tôi, rồi thông báo một cách lịch sự là ông có nhiệm vụ phải giữ chúng tôi ở đây để chờ anh Ananta đến. Chuyến đi Hy Mã Lạp Sơn lần thứ hai này của tôi xem như chấm dứt tại đây, khi mà những đỉnh núi tuyết hùng vĩ đã nằm trong tầm mắt!
Trong thời gian chờ đợi, người cảnh sát hỏi chúng tôi về mục đích của chuyến đi. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, ông bèn kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện như để bù đắp lại trở ngại mà ông đã buộc phải gây ra cho chúng tôi vì nhiệm vụ:
– Các anh mong muốn tìm gặp một vị chân sư đắc đạo nên mới trốn nhà ra đi một cách táo bạo như thế. Nhưng tôi tin là các anh sẽ không bao giờ gặp được vị chân sư nào đáng kính phục hơn là người tôi vừa gặp hôm qua đây, tại chính thành phố này.
Ông ta dừng lại một chút, như để chúng tôi kịp hiểu ra những gì ông vừa nói. Rồi ông chậm rãi kể tiếp:
– Cách đây năm hôm, chúng tôi đang truy nã một kẻ sát nhân trên con đường dọc theo bờ sông Hằng. Chúng tôi được biết tên này đã cải trang thành một tu sĩ để cướp tài sản của những người hành hương. Chúng tôi phát hiện một tu sĩ có hình dáng giống như người mà chúng tôi được mô tả để truy bắt. Chúng tôi đuổi theo từ xa và ra lệnh cho ông ta dừng lại. Nhưng ông vẫn điềm nhiên bước đi một cách thanh thản như không hề nghe thấy tiếng chúng tôi. Chúng tôi liền dốc sức đuổi theo, và khi đuổi kịp thì chính tôi đã dùng thanh đoản kiếm của mình chém ông ta một nhát tận lực. Ông đưa tay đỡ, và nhát kiếm cắt sâu vào cánh tay, máu tuôn xối xả. Người tu sĩ không hề kêu la tiếng nào, vẫn thản nhiên tiến bước với gương mặt bình thản như không có gì xảy ra. Chúng tôi vây lấy ông ta và buộc ông phải dừng lại. Ông nhìn thẳng vào mắt tôi và nói, giọng từ tốn: “Ông đã lầm rồi, tôi không phải kẻ giết người mà các ông đang tìm kiếm.” Ánh mắt và giọng nói của người khiến cho tôi biết chắc là mình đã lầm. Vô cùng hối hận vì đã đả thương một người vô tội, lại là một tu sĩ thánh thiện, tôi phủ phục quỳ xuống xin sám hối với ngài. Tôi cũng xé chiếc khăn bịt đầu của mình để băng lại vết thương cho ngài. Như hiểu được tâm trạng ân hận đau đớn của tôi, vị tu sĩ liền nói một cách từ hòa: “Này con, lỗi lầm của con hoàn toàn không cố ý. Con hãy đi đi, và đừng tự trách mình nữa. Chư Phật từ bi sẽ gia hộ cho con.” Nói rồi, người đưa tay kia đặt vào vết thương. Điều kỳ diệu đã xảy ra ngay trước mắt tôi. Máu lập tức ngừng chảy, và vết cắt sâu trên da liền lại như cũ. Người lại nói: “Để xóa tan sự ân hận trong lòng con, ba ngày sau con hãy trở lại nơi đây, dưới tán cây đằng kia. Ta sẽ chứng tỏ cho con thấy là ta đã hoàn toàn bình phục và con không có gì phải lo lắng cho ta.”
Viên cảnh sát dừng lại, vẻ đăm chiêu. Dường như ông vẫn còn chưa hết tâm trạng bàng hoàng trước một sự việc kỳ diệu đã xảy ra trước mắt mình. Ông nói tiếp:
– Chiều hôm qua, tôi và một người bạn cùng trở lại nơi ấy. Và vị tu sĩ đang ngồi tọa thiền dưới tán cây đã hẹn. Ông đưa cho chúng tôi xem chỗ vết chém. Quả thật, vết thương chẳng những đã lành hẳn mà thậm chí chúng tôi còn không thể tìm thấy cả một vết sẹo nữa. Thật là một chuyện không thể nào tin được nếu không tận mắt chứng kiến. Sau đó, người chia tay chúng tôi và đi về hướng Rishikesh để lên Hy Mã Lạp Sơn.
Viên cảnh sát kết thúc câu chuyện:
– Cuộc gặp gỡ lạ kỳ này đã làm tôi thay đổi nhiều lắm. Tôi có cảm tưởng như mình đã trở nên một người hoàn toàn khác hẳn.
Tôi cũng rất vui khi nghe ông ta nói thế. Và tin chắc rằng với tâm hướng thượng mạnh mẽ hơn, ông ta sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc đời mình.
Amar và tôi cũng thấy thất vọng vì không có may mắn để được gặp gỡ vị tu sĩ thánh thiện ấy, người đã có đủ từ tâm để tha thứ hoàn toàn cho kẻ đã làm hại mình. Nhưng chúng tôi cũng thấy có phần tự hào khi nghĩ về đất nước của mình, mặc dù nghèo nàn về vật chất từ bao đời nay, nhưng lại có một kho tàng tâm linh phong phú bất tận, và ngay cả một viên cảnh sát làm nhiệm vụ trừ gian diệt bạo cũng có dịp gặp gỡ được bậc thánh nhân phi phàm xuất chúng.
Tôi ngỏ lời cảm ơn viên cảnh sát vì đã cho chúng tôi nghe một câu chuyện ly kỳ nhưng có thực, làm củng cố niềm tin của chúng tôi. Về phần ông ta, ông cũng rất lấy làm tự hào vì đã may mắn hơn chúng tôi rất nhiều. Ông không cần phải lặn lội lên tận những hang sâu động vắng của Hy Mã Lạp Sơn quanh năm lạnh giá, mà vẫn gặp được một bậc chân sư hiền thánh. Còn chúng tôi, mất bao công sức lặn lội đường xa, cuối cùng giờ đây lại chỉ đến được nơi đồn cảnh sát!
Tuy nhiên, có một điều mà viên cảnh sát này có lẽ còn không sao hiểu được. Đó là việc gặp gỡ một bậc thánh và đi theo con đường của bậc thánh là hai chuyện cách nhau khá xa!
Giờ đây, trong tình trạng bị bắt giữ, chúng tôi vừa gần mà lại vừa xa Hy Mã Lạp Sơn. Tôi chợt nảy ra ý trốn thoát và đi bộ lên núi, nhưng Amar không tán thành. Anh nói:
– Thứ nhất, chúng ta không còn tiền bạc. Thứ hai, đi bộ xuyên qua rừng già là cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta có thể không đến được đất thánh mà không khéo sẽ chui vào bụng cọp mất.
Và cái nhuệ khí cuối cùng của tôi cũng chỉ đến đó mà thôi!
Ba ngày sau, anh Ananta và người anh của Amar tìm đến nơi. Amar hồn nhiên vui vẻ khi gặp anh mình. Ít gì thì chúng tôi cũng đã bị giam giữ đến mấy ngày liền, một chuyện mà từ nhỏ chưa từng xảy ra. Nhưng tôi không thể nào vui được, và tỏ ý giận anh tôi ra mặt. Anh an ủi tôi:
– Anh hiểu tâm trạng của em. Chỉ cần em theo anh đến Bénarès gặp một người quen, rồi về Calcutta thăm cha mấy ngày. Sau đó em có thể tự do ra đi tìm thầy.
Amar nói cho tôi biết là anh ta không còn nuôi ý tưởng tầm sư học đạo nữa. Sau chuyến đi đầy lo lắng này, anh thấy quý giá bầu không khí sum họp gia đình và không còn muốn rời xa dù là để làm gì.
Nhưng tôi thì khác. Tôi vẫn không hề từ bỏ ý định tầm sư học đạo, nhưng giờ đây tôi vẫn phải nghe theo lời anh Ananta và đi đến Bénarès.
° ° °
A
nh Ananta đã sắp đặt trước một mưu kế khá hoàn hảo, chu đáo. Trước khi đến chỗ chúng tôi, anh đã ghé qua Bénarès và thu xếp với một học giả uyên thâm nổi tiếng. Ông này và con trai ông đồng ý giúp anh tôi thuyết phục tôi từ bỏ ý định bỏ nhà ra đi xuất gia.
Khi chúng tôi đến, người con trai đón tôi từ ngoài sân với thái độ niềm nở, và chủ động đưa tôi vào một cuộc thảo luận vòng vo đầy tính chất triết lý. Anh chàng này rất tự tin trong việc sẽ thuyết phục tôi từ bỏ ý muốn xuất gia. Chẳng những đưa ra nhiều lập luận, mà anh ta còn pha chút hàm ý đe dọa:
– Người trốn tránh những trách nhiệm thông thường hằng ngày của gia đình không thể đạt được đạo lý cao siêu, và chắc chắn sẽ gặp nhiều tai họa trong cuộc sống. Làm sao anh có thể vượt qua nghiệp quả khi anh không có đủ kinh nghiệm sống trong cuộc đời?
Tôi quyết định không tranh cãi với anh ta, mà suy nghĩ để đối chiếu lời anh ta nói với những điều đã đọc thấy trong kinh sách. Tôi nhớ lại một đoạn trong kinh Bhagavad: “Dù là một người tội lỗi nhất, nếu biết quay về quy kính sẽ được xem như một kẻ làm lành, vì ngay khi ấy quả là người đã làm lành. Người sẽ biết được những gì nên làm và thẳng tiến đến an lạc. Này tín hữu, những ai thành tâm quy kính sẽ được trường tồn bất tử.”
Mặc dù vậy, những lập luận chặt chẽ của anh ta đã tác động phần nào đến tâm hồn còn non trẻ của tôi. Tôi liền cầu nguyện với tất cả lòng chí thành: “Cầu xin chư Phật hãy gia hộ, xóa tan sự nghi ngờ trong con. Hãy giúp con thấy rõ được con đường đúng đắn nhất, con sẽ là người xuất gia hay nên đi theo con đường thế tục.”
Vừa khi ấy, cách khoảng sân mà chúng tôi đang đứng nói chuyện không xa lắm, tôi nhìn thấy một vị tu sĩ tướng mạo uy nghi đang chậm rãi bước đi về phía tôi. Tôi bước ra khỏi sân và rảo bước về phía người. Vị tu sĩ nhìn tôi với ánh mắt hiền hòa nhưng rực sáng, và nói như thể người đã nghe hết những gì tôi và người thanh niên kia đang trao đổi:
– Này con, đừng tin theo lời kẻ ngu dốt ấy. Ta đến đây chỉ để nói cho con biết rằng, với tất cả những thiện nghiệp đã gieo trồng từ muôn kiếp, con sẽ đi theo con đường xuất gia mà không ai có thể ngăn cản được.
Với một niềm tin vững chắc vào lời cầu nguyện của mình, tôi cảm thấy hầu như không có gì ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ đúng lúc của vị tu sĩ. Tôi cung kính cúi chào người và nở một nụ cười thỏa mãn.
Ngay lúc ấy, “kẻ ngu dốt” từ trong sân nhà gọi tôi:
– Đừng lại gần người ấy.
Vị tu sĩ không nói gì thêm, ung dung bước đi.
Khi tôi trở lại, ông học giả từ trong nhà bước ra đã nhìn thấy mọi chuyện. Ông đưa ra một nhận xét hết sức “lịch sự”:
– Người tu sĩ ấy cũng điên rồ không kém gì anh đâu. Ông ta chắc hẳn cũng đã từ bỏ gia đình để chạy theo những chuyện viễn vông không thực tế.
Tôi không muốn bị lôi cuốn vào sự tranh luận, nên chỉ quay sang nói nhỏ với anh Ananta là tôi không muốn trò chuyện thêm nữa. Anh tôi đành phải miễn cưỡng từ biệt, và chúng tôi thẳng ra ga xe lửa để về Calcutta.
° ° °
Trên đường đi, tôi hỏi Ananta:
– Này nhà thám tử, anh làm thế nào mà biết em đã đi với 2 người bạn?
Ananta cười, vẻ khoái chí:
– Khi đến trường, anh nghe nói Amar rời khỏi lớp và không trở lại. Anh liền đến ngay nhà Amar và tìm thấy một bản báo giờ của xe lửa, trên đó có đánh dấu lộ trình các em sẽ đi qua. Cha của Amar khi ấy đang chuẩn bị đi đâu đó bằng xe ngựa. Ông nói với người phu xe bằng giọng rên rỉ: “Sáng nay con tôi không đến trường, nó đã mất tích và tôi không thể đoán được là nó có thể đi đến đâu.” Người phu xe đáp: “Một người bạn tôi nói là đã đưa con ông và hai người bạn khác mặc Âu phục ra ga xe lửa. Họ đã bỏ lại mấy đôi giày da cho anh ta trước khi lên xe lửa tại ga Howrah.” Vì thế, anh biết là bọn em có 3 người, mặc Âu phục và sẽ đi theo lộ trình đã đánh dấu trên bảng báo giờ của xe lửa.
Tôi lắng nghe Ananta với tâm trạng vừa thán phục vừa bực dọc. Ananta vẫn thản nhiên nói tiếp:
– Cách giải quyết vấn đề của anh cũng đơn giản thôi. Trước tiên, anh điện báo ngay cho những ga xe lửa mà các em sẽ đi qua, để nhờ họ giữ các em lại. Vì Bareilly cũng nằm trên tuyến đường, nên anh cũng báo cho bạn em ở đó là Dwarka. Ngay sau đó, anh dò biết được Jatinda cũng đã mất tích vào cùng ngày, nhưng sáng hôm sau đã về nhà với bộ Âu phục. Không khó khăn lắm để biết rằng anh ta chính là người thứ ba trong nhóm. Anh liền đến nhà, phớt lờ đi mọi việc và chỉ mời anh ta đi ăn cơm tối. Jatinda không nghi ngờ gì, nhận lời cùng đi với anh ngay. Thay vì đến tiệm ăn, anh bất ngờ đưa anh ta vào đồn cảnh sát, với sự sắp xếp trước với viên trưởng đồn để đưa ra những người có dáng vẻ hung tợn nhất nhằm hù dọa anh ta. Jatinda không phải đứa gan dạ cho lắm, nên chỉ qua vài câu quát tháo là khai tuột ra tất cả: “Tôi nghe lời thuyết phục của Mukunda và cảm thấy bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi ý tưởng tìm thầy học đạo trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng khi nghe Mukunda nói về viễn ảnh những con cọp bị chúng tôi chinh phục bằng đạo lực sẽ ngoan ngoãn đến gần như những con mèo, tôi bỗng thấy khiếp sợ. Tôi nghĩ, nếu như sự tu tập của tôi chưa được trọn vẹn, chưa đủ sức để cảm hóa những con vật hung dữ ấy thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi sợ rằng chúng sẽ chẳng chịu nuốt gọn tôi vào bụng cho êm ả, mà còn xé nhỏ ra từng mảnh nữa. Nghĩ vậy, tôi thấy bủn rủn cả tay chân nên liền tìm cách nói dối Mukunda và Amar để trốn về.”
Nghe Ananta kể đến đây, tôi không nhịn được phải bật cười. Và những nỗi oán giận đối với Jatinda bỗng chốc tiêu tan đi mất. Hóa ra anh ta không chủ tâm phản bội chúng tôi, mà chỉ vì không vượt qua được sự nhút nhát của chính bản thân mình. Tuy nhiên, phải thú thật là tôi có phần khoái chí khi nghe biết anh chàng cũng đã phải vào đồn cảnh sát, không hơn gì bọn tôi.
Tôi nói với anh Ananta, nửa đùa nửa thật:
– Này anh, anh quả thật có đủ tài năng và bản chất của một con chó săn đấy.
Ananta không cho câu ấy là xúc phạm. Anh chỉ nhìn tôi và cười lớn.
° ° °
K
hi chúng tôi đến Calcutta, cha tôi không trách mắng tôi một lời nào về chuyện đã qua. Ông chỉ khuyên tôi hãy dằn lòng trong ít lâu, cho đến khi học xong bậc trung học. Ngoài ra, người cũng đã tìm được cho tôi một vị thầy uyên bác là đại đức Kebal. Ngài đã hứa là sẽ thường xuyên đến nhà để giúp cho việc học của tôi. Tuy nhiên, dụng ý chính của cha tôi là muốn ngài dạy tôi môn tiếng Phạn.
Đại đức Kebal là một vị học giả uyên thâm, hiểu biết rất rộng. Cha tôi hy vọng là ngài sẽ trở thành vị thầy lý tưởng của tôi, và nhờ đó xóa tan đi lòng khao khát ra đi tìm thầy học đạo.
Nhưng ý định của cha tôi đã không được đi theo đúng hướng. Thay vì làm cho tôi choáng ngợp đi với kiến thức uyên bác của ngài, để tôi trở thành một người đệ tử hết lòng vâng theo lời ngài chỉ dạy, thì đại đức Kebal lại chỉ cố gắng nâng cao hơn nữa niềm tin và ý chí của tôi, động viên tấm lòng khát khao chân lý của tôi nhiều hơn nữa.
Đại đức Kebal là một bạn đồng sư của cha tôi, tức là đệ tử của thầy Lahiri Mahsaya ở Bénarès. Trong số hàng ngàn đệ tử được xem là hết lòng cầu đạo với tôn sư Lahiri Mahsaya, đại dức Kebal vẫn được tôn sư hết sức chú ý và khen ngợi.
Ngài có một khuôn mặt đẹp, với những lọn tóc quăn đen huyền và phủ xuống tận vai. Những cử chỉ và dáng vẻ đi đứng của ngài đều bộc lộ một tâm hồn rắn rỏi và dũng mãnh. Tuy vậy, ngài nói năng từ tốn, khả ái, với sự thuyết phục người nghe đôi khi không chỉ bằng vào nội dung lời nói. Đôi mắt sáng tinh anh và tiềm ẩn những nét ngây thơ như trẻ con, nhưng cũng hàm chứa trong đó sức sống mãnh liệt không gì khuất phục được. Ngài không những chỉ đến để chỉ dạy cho tôi, mà thực tế chúng tôi dành rất nhiều thời gian để cùng nhau thực hành môn thiền định.
Không những am tường về Phật giáo, đại đức Kebal còn tinh thông cả những kinh điển cổ xưa của đạo Bà-la-môn và Ấn giáo. Trong thời gian học với ngài, tôi tiến bộ rất nhanh về mọi mặt, ngoại trừ môn tiếng Phạn. Tôi cố tìm mọi lý do để tránh né việc phải mất thời gian cho môn học này, và thay vì vậy, chúng tôi quay sang nói chuyện về vị thầy Lahiri Mahsaya quá cố. Thật tinh tế là đại đức Kebal hoàn toàn hiểu được ý tôi, và ngài cũng không có chút nỗ lực nào trong việc ép buộc tôi học môn tiếng Phạn.
Đại đức Kebal đã từng sống bên thầy Lahiri Mahsaya ở Bénarès trong hơn mười năm. Ngài thường kể cho tôi nghe về thời gian đó như là quãng đời giá trị nhất của ngài. Đại đức nói:
– Thầy tôi thường ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu. Người ngồi thiền trên một chiếc ghế gỗ và mỗi ngày đều có một số đệ tử đến ngồi thiền chung quanh ngài. Khi người nhập định, chúng tôi đều có thể cảm nhận được là người đang an trụ trong cảnh giới an lạc vô biên, và mỗi người đệ tử chúng tôi như đều được tắm trong ánh sáng an lạc tỏa ra từ bản thân ngài. Rất ít khi chúng tôi được nghe người trò chuyện. Nhưng bất cứ khi nào mà ai đó trong chúng tôi gặp khó khăn, người đều rõ biết và dành cho những sự ưu ái, giúp đỡ cần thiết và đúng lúc. Khi ánh mắt nhân từ của người chú mục vào ai đó trong một buổi ngồi thiền, chúng tôi hiểu rằng người đã đọc thấu tư tưởng và biết là anh ta có chuyện gì đó cần đến sự giúp đỡ của người. Được sống gần người là cả một ân huệ lớn lao cho mỗi người. Đôi khi chúng tôi không trao đổi với nhau lời nào, nhưng đạo hạnh của người lan tỏa và thấm nhuần vào tất cả chúng tôi. Tâm hồn chúng tôi cảm thấy được một sự che chở, tin cậy tuyệt đối. Và chúng tôi thực hành thiền định với những kết quả không ngờ trước, những kết quả mà khi không có người chúng tôi không sao đạt được. Rõ ràng sự thuyết giảng của ngài không chỉ giới hạn trong lời nói, mà bằng cả sự an lạc tột cùng ngài ban phát cho chúng tôi một cách hào phóng không giới hạn.
Những lúc trò chuyện như thế, vẻ mặt đại đức Kebal dường như sáng rỡ lên khác thường. Tôi có thể hiểu được là ông đang sống lại những giây phút quý giá của ngày xưa, và thậm chí đang cảm nhận được sự tồn tại của thầy Lahiri Mahsaya vào lúc này, khi ông tưởng nhớ đến ngài. Đại đức bảo tôi:
– Thầy Lahiri Mahsaya không phải là một học giả uyên bác. Ngài không mất thì giờ học hỏi về các thứ kinh sách không thuộc về phạm vi tu tập của mình. Tuy nhiên, những điều ngài am hiểu đối với chúng tôi đã dường như là đại dương mênh mông không giới hạn. Ngài không bao giờ tự mình khoe khoang hay khuyến khích người khác theo đuổi việc học tập kinh sách theo kiểu giáo điều và thiếu sự thực hành. Tôi nhớ có lần người ta đến hỏi ngài về một số trạng thái của tâm thức được ghi trong kinh sách. Ngài đã nói thật chân thành không chút e ngại: “Hôm nay tôi sẽ thực hành những trạng thái tâm thức ấy. Và sau đó tôi sẽ nói về nó cho quý vị nghe.” Qua đó, chúng tôi hiểu thêm về vị thầy của mình. Ngài không bao giờ đặt niềm tin mù quáng vào những điều ghi trong sách vở, và càng không bao giờ đem những giáo lý mà mình chưa thực nghiệm ra để giảng dạy cho học trò. Tôi còn nhớ rất rõ lời dạy của ngài: “Những tên gọi chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài của sự vật. Chân lý phải được thể nghiệm bằng chính công phu thực hành thiền định, không thể bằng vào sự phân tích, chia chẻ ngôn từ.” Ngài thường khuyên chúng tôi thực hành môn thiền định như một phương thuốc thần kỳ để đối trị hết thảy tất cả các bệnh khổ của thế gian, cho dù đó là những nỗi khổ về vật chất hay tinh thần.
Khi ấy tôi hỏi đại đức Kebal về việc thầy Lahiri Mahsaya đã nói thế nào về việc tu tập thiền định. Đại đức đáp rằng:
– Thầy Lahiri Mahsaya rất coi trọng việc thực hành thiền định. Ngài dạy chúng tôi phải kiên trì theo đuổi bằng sự nỗ lực thực hành. Ngài nói: “Ngay cả khi tôi không còn nữa, pháp môn thiền định này cũng sẽ phát huy hiệu lực của nó và giúp cho quý vị vững vàng tiến lên. Những gì mà pháp môn này mang lại sẽ không bao giờ có thể trở nên khô cạn hoặc nhàm chán, điều vẫn xảy ra với tất cả những giáo lý nào được truyền dạy mà không có sự thực hành. Và xin quý vị nhớ cho, sức mạnh của pháp môn thiền định chính là nằm ở sự thực hành.”
Những gì đại đức Kebal kể cho tôi nghe không chỉ đơn thuần là một câu chuyện kể. Hơn thế nữa, đó là những bài học vô giá mà tôi ghi khắc mãi trong suốt cuộc đời mình.
Một ngày kia, đại đức Kebal kể cho tôi nghe một chuyện mà chính ngài đã từng chứng kiến:
– Trong số huynh đệ chúng tôi, có sư huynh Ramu là người khiến cho tất cả chúng tôi đều cảm động và thương xót. Sư huynh bị mù từ khi lọt lòng mẹ, nhưng là người hết lòng tận tụy hầu hạ thầy một cách chân thành, sùng kính. Sư huynh tự đan lấy những cái quạt bằng lá, và dùng nó để quạt cho thầy những khi nóng bức. Một hôm, tôi theo sư huynh lúc anh vừa ra khỏi phòng thầy và nói: “Này sư huynh Ramu, sao anh không cầu xin sư phụ cứu sáng đôi mắt cho anh. Ngài là bậc chứng ngộ toàn năng, ngài sẽ ban cho anh ân huệ được nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời này.” Ramu ngẩn người suy nghĩ trong một lúc, và tôi biết là huynh ấy tin lời tôi. Hôm sau, Ramu rụt rè tiến đến gần thầy sau buổi tọa thiền. Anh nói: “Bạch thầy, con rất xấu hổ phải cầu xin thầy một ân huệ về thể chất, vì thầy đã ban cho con quá nhiều ân huệ tinh thần. Nhưng ánh sáng mặt trời đang tràn ngập cả thế gian này mà con thì không hề nhìn thấy. Xin thầy hãy ban cho con đôi mắt sáng, để con được chiêm ngưỡng sự mầu nhiệm của vũ trụ này.” Đức tôn sư từ hòa đáp lại: “Ramu, chắc có ai đó đang định làm khó cho thầy. Con biết đấy, thầy không có quyền năng chữa bệnh cho ai cả.” Ramu nói: “Bạch thầy, con tin là Phật tánh thiêng liêng mà thầy đã chứng ngộ có thể làm được điều đó.” Thầy Lahiri Mahsaya cười hiền hậu và nói: “Nếu con tin như thế thì đó lại là một chuyện khác.” Rồi ngài nghiêm sắc mặt, dùng tay điểm nhẹ nơi trán của Ramu, nơi chỗ giữa hai chân mày và nói: “Con hãy tập trung tư tưởng vào điểm này, và chú tâm niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà trong bảy ngày. Sau đó con sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lọi của mặt trời.” Một tuần lễ sau, quả nhiên Ramu được sáng mắt. Lòng tin của anh ta cùng với sự gia hộ của chư Phật thông qua đức tôn sư đã được ứng nghiệm.
Để kết thúc câu chuyện, đại đức Kebal nói:
– Trong suốt cuộc đời ngài, tôn sư đã ban sự an lành cho không biết bao nhiêu xác thân bệnh hoạn, khổ não, chỉ bằng vào tấm lòng từ bi vô hạn của ngài. Nhưng những xác thân ấy, dù sao rồi cũng chỉ đi đến một kết cục chung là tan rã thành tro bụi. Điều đáng kể hơn chính là hạt giống tỉnh thức, từ bi mà ngài đã gieo vào tâm hồn mỗi người, vì nó sẽ tồn tại và lớn lên không ngừng qua nhiều thế hệ tiếp nối sau nữa.
Tôi hoàn toàn đồng ý với kết luận sâu sắc của đại đức Kebal. Và cũng chính từ sự đồng cảm giữa chúng tôi như thế mà tôi không bao giờ học giỏi môn tiếng Phạn như cha tôi mong muốn. Thay vì vậy, đại đức Kebal đã dạy cho tôi nhiều hơn về những ngôn ngữ ẩn mật của tâm hồn.
Tác giả:Yogananda -Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG IV: ĐƯỜNG LÊN HY MÃ LẠP SƠN
Gia đình tôi về ở Calcutta khi công việc của cha tôi được thuyên chuyển về đây lâu dài. Căn nhà lớn nằm ở số 4 đường Gurpar, và anh cả tôi cũng đưa vợ về chung sống với cả gia đình theo như phong tục Ấn Độ. Tôi có một căn gác nhỏ yên vắng để dành riêng cho việc tham thiền mà không bị ai quấy rầy. Tôi tự biết mình cần phải chuẩn bị tinh thần thật đầy đủ trước khi có thể gặp được bậc thầy khai ngộ.Giấc mơ trốn nhà lên Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa tắt hẳn trong tôi sau thất bại lần trước. Ngược lại, nó ngày càng cháy bỏng, thôi thúc hơn bao giờ hết. Lần này, tôi nghĩ cần phải có một sự sắp xếp kế hoạch thật chu đáo nếu muốn qua được cặp mắt của anh Ananta, lúc nào cũng nhìn tôi với vẻ nghi ngờ cảnh giác và sẵn sàng phá hỏng mọi dự tính ra đi của tôi.
Một người bạn học cùng lớp là Amar Mitter đồng ý theo tôi trong chuyến đi này. Tôi bố trí anh ta chuẩn bị xe ngựa, và sẽ đón tôi ở một vị trí gần nhà nhưng nằm ngoài tầm nhìn của tất cả mọi người trong nhà.
Buổi sáng chúng tôi lên đường, trời có mưa nhẹ. Khi nghe tiếng bánh xe của Amar lăn trên đường, tôi vội vã xếp đồ cho vào một túi vải. Không có gì nhiều, chỉ có trong đó một cái mền, một đôi dép, bức chân dung thầy Lahiri Mahsaya, một quyển kinh Bhagavad, một xâu chuỗi hạt và 2 cái chăn vải. Tôi ném gói đồ qua khung cửa sổ để nó rơi xuống đường, nơi tôi sẽ đến nhặt lấy sau khi đã ra khỏi nhà. Xong, tôi vội vàng chạy xuống cầu thang.
° ° °
T
ôi gặp cậu tôi đang đứng trước cửa nhà mua rau cải. Ông nhìn tôi vẻ hơi ngạc nhiên và hỏi: “Mày làm gì mà vội vàng thế?” Tôi chỉ nhìn ông cười không đáp, rồi bước nhanh ra đường. Sau khi đã có gói đồ trong tay, tôi chạy nhanh đến điểm hẹn với Amar. Đón tôi lên rồi, chúng tôi cho xe ngựa chạy về hướng khu thương mại Chandni Chauk. Tôi đã dành dụm riêng một số tiền để thực hiện kế hoạch này. Chúng tôi sẽ mua Âu phục mặc vào để đánh lạc hướng anh Ananta, vì khi phát hiện chúng tôi đã ra đi, anh có thể tìm mọi cách để đuổi theo bắt lại. Và tôi đã từng biết anh cũng có tài làm thám tử chẳng kém ai.
Chúng tôi còn một bạn đồng hành nữa là Jatinda, anh họ của tôi. Anh được chúng tôi dừng xe trên đường để đón lên cùng đi. Anh chàng này ban đầu khá thờ ơ với chuyện đi lên những dãy núi tuyết hoang vu lạnh giá, nhưng rồi sau đã bị tôi thuyết phục với viễn ảnh lôi cuốn của việc tầm sư học đạo. Cả ba chúng tôi đều đã mặc Âu phục sang trọng, và tôi hy vọng với lối ngụy trang này anh tôi sẽ khó lòng mà phát hiện chúng tôi kịp lúc.
Chúng tôi còn phải đến tiệm giày để trang bị những đôi giày cho hợp với trang phục mới. Tôi nói với các bạn:
– Những vật dụng bằng da là do sự giết hại sinh linh mà có. Những người hành hương không được quyền sử dụng chúng.
Tôi vừa nói vừa tháo sợi dây da trên nón và xé bỏ tấm bìa da bọc ngoài cuốn kinh Bhagavad.
T
ại nhà ga, chúng tôi mua vé đi Burdwan, dự tính sẽ từ đó đi Hardwar, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi xe lửa chạy, tôi thấy lòng rộn ràng phơi phới. Trí tưởng tượng của tôi hình dung ra những chuyện mà tôi từ lâu mơ ước, và tôi không thể nào giữ kín nó mà không chia sẻ với các bạn mình. Tôi nói:
– Này các bạn, không bao lâu nữa chúng ta sẽ tìm gặp được những bậc chân sư. Chúng ta sẽ cùng nhau tu tập và đạt đến những kết quả chứng ngộ phi thường. Dãy Hy Mã Lạp Sơn sẽ là nơi chứng kiến chúng ta trở thành những bậc chân tu đạt ngộ. Những loài thú dữ sẽ đến phủ phục dưới chân ta vì chúng ta đã có quyền năng thu phục được chúng. Những con cọp hung dữ cũng sẽ cảm động trước từ tâm của chúng ta, và đến cạnh chúng ta như những con mèo to lớn để được chúng ta vuốt ve trìu mến chúng.
Amar lắng nghe tôi với nụ cười hứng khởi, còn Jatinda thì lộ vẻ suy tư. Anh chàng quay mặt đi nơi khác, nhìn ra cảnh vật bên ngoài. Một lúc lâu, anh nói:
– Chúng ta hãy chia tiền ra, để khi đến Burdwan mỗi người sẽ tự đi mua vé. Làm như thế sẽ không ai nghi ngờ rằng chúng ta đã cùng nhau trốn đi.
Tôi đồng ý không chút nghi ngờ. Khi đến Burdwan vào buổi chiều, Jatinda đề nghị là sẽ đi mua vé trước, còn tôi và Amar đứng đợi trên bến. Chúng tôi chờ rất lâu và không thấy Jatinda trở lại, bèn cùng nhau đi tìm anh ta. Nhưng anh ta đã mất dạng đâu đó trong bóng tối nhá nhem đang phủ xuống nhà ga. Đến lúc này chúng tôi mới hiểu ra ý đồ chia tiền của anh ta. Lòng tôi tràn đầy thất vọng, không ngờ kế hoạch tầm sư học đạo của mình lại bị phá hỏng một cách chua cay bởi người bạn đồng hành tin cậy. Tôi nói với Amar bằng giọng buồn thảm:
– Amar, chúng ta hãy về thôi. Sự phản bội của Jatinda là điềm không tốt, và chuyến đi này chắc chắn sẽ thất bại.
Nhưng Amar khá cứng cỏi. Anh hỏi tôi:
– Ý chí tầm sư học đạo của anh chỉ có thế thôi sao? Anh sẵn sàng bỏ cuộc chỉ vì sự phản bội của một bạn đồng hành mà không thể cố gắng vượt qua được hay sao?
Câu nói với hàm ý thách thức của Amar ngay lập tức làm tôi cảm thấy khôi phục ý chí và niềm tin. Chúng tôi mua một ít kẹo mứt để ngồi ăn và chờ chuyến xe lửa sắp tới đi Hardwar qua vùng Bareilly. Khi đổi tàu ở trạm Moghul Serai, tôi nói với Amar:
– Amar, có lẽ giờ này anh tôi đã kịp thông báo cho các nhà ga về sự ra đi của chúng ta. Nếu người ta có hạch hỏi lôi thôi, anh hãy lựa lời mà nói. Dù thế nào tôi cũng không thể nói dối được đâu.
Amar cười đáp:
– Mukunda, anh chỉ việc ngồi yên. Chỉ cần anh không cười và không nói gì cả, mọi việc để tôi lo.
Và anh chàng Amar này quả cũng ghê gớm thật, vì ngay khi đó anh đã có dịp để trổ tài ứng phó ngay trước mặt tôi. Một nhân viên nhà ga người Anh đến trước chúng tôi, đưa cho chúng tôi xem một bức điện tín màu xanh mà tôi có thể đoán ngay ra nội dung của nó. Ông này hỏi tôi:
– Có phải các em bỏ nhà đi vì oán hận gia đình hay không?
Tôi đáp:
– Không.
Và tôi lấy làm sung sướng là câu hỏi vụng về của ông ta đã giúp tôi không phải nói dối.
Ông quay sang Amar, nghiêm giọng hỏi:
– Còn người thứ ba đâu?
Chúng tôi đều im lặng. Ông ta hỏi tiếp với giọng đe dọa:
– Các em hãy nói mau và phải nói sự thật.
Amar hết sức bình tĩnh, trả lời bằng một giọng pha chút hóm hỉnh, khôi hài:
– Thưa ông, rõ ràng là ông đang mang kính. Tôi nghĩ là ông có thể thấy rất rõ chúng tôi chỉ có 2 người.
Rồi anh bật cười ranh mãnh và nói tiếp, cho thấy chúng tôi không phải là những người mang tâm trạng của kẻ đang chạy trốn chút nào:
– Tôi xin thành thật cáo lỗi cùng quý ông. Bởi vì tôi không phải là phù thủy, nên không thể có khả năng tạo ra thêm một người thứ ba theo yêu cầu của quý ông được.
Người nhân viên nhà ga có vẻ hoang mang, ông nghĩ rằng mình đã lầm, nhưng còn muốn xác nhận thêm cho chắc chắn. Ông hỏi Amar:
– Em tên gì?
– Tôi là Thomas. Mẹ tôi người Anh, cha tôi người Ấn theo đạo Thiên Chúa. Còn anh bạn tôi đây là Thompson.
Tôi cố nhịn hết sức để khỏi bật cười trước câu chuyện bịa đặt của Amar. Nhưng may thay lúc đó còi đã rú lên và xe sắp chạy. Người nhân viên hỏa xa tin rằng mình đã lầm, và ông muốn chuộc lỗi bằng cách đưa chúng tôi đến toa hạng nhất dành riêng cho người Âu. Chờ khi ông ta đã chào tạm biệt một cách lịch sự và mất hút vào đám đông, tôi mới lăn ra cười về câu chuyện cha Ấn mẹ Anh của chàng Amar tinh quái. Anh chàng này cũng rất lấy làm hài lòng thấy mình đã đánh lừa được một nhân viên người Anh chính hiệu.
Bấy giờ, tôi mới nhớ lại nội dung bức điện mà người nhân viên hỏa xa đã đưa cho chúng tôi xem. Trong đó ghi: “Ba thanh niên Bengal, mặc Âu phục, đi trốn về hướng Hardwar, qua Moghul Serai. Yêu cầu bắt giữ lại chờ tôi đến nơi. Xin hậu tạ.”
Tôi nghiêm nét mặt, nói với Amar:
– Amar, tôi đã dặn trước anh không được để quên bản thời khắc biểu có ghi lộ trình của chúng ta. Tôi chắc là anh tôi đã tìm thấy bản lộ trình ấy ở đâu đó tại nhà anh rồi.
Amar biết lỗi không nói gì. Chúng tôi im lặng cho đến khi xe lửa dừng ở Bareilly. Dwarka Prasad đang chờ chúng tôi ở ga với bức điện tín của anh tôi trên tay. Anh bạn này cố giữ chúng tôi lại nhưng vô ích. Tôi cho anh biết là đã quyết tâm phải lên tận Hy Mã Lạp Sơn. Anh chàng đành để cho chúng tôi tiếp tục hành trình.
° ° °
Đ
êm hôm đó, chúng tôi đang ngủ ngon giấc thì xe lửa dừng ở một ga nhỏ và một nhân viên nhà ga đến đánh thức chúng tôi dậy để gạn hỏi về “ba thanh niên bỏ trốn”. Nhưng ông ta nhanh chóng bị Amar thuyết phục bằng câu chuyện “Thomas và Thompson”.
Sáng hôm sau, chúng tôi đặt chân lên thị trấn Hardwar với tâm trạng của những kẻ chiến thắng. Chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy được những ngọn núi hùng vĩ vươn lên chớn chở ở phía chân trời. Không bao lâu nữa chúng tôi sẽ tự mình đến được nơi đó.
Chúng tôi đi ra khỏi nhà ga để lẫn vào đám đông, và sau đó thì tìm một chỗ thuận tiện để thay bộ Âu phục bằng y phục bản xứ. Không hiểu sao, tôi vẫn có cảm giác là chúng tôi sẽ bị bắt lại.
Chúng tôi trở vào nhà ga và mua vé đi Rishikesh ngay. Đây là thị trấn được các vị chân sư xem như một nơi linh địa từ xưa nay. Chúng tôi hy vọng khi đến được đó sẽ thoát khỏi tầm rượt đuổi của anh tôi.
Khi tôi đã bước vào toa xe và Amar còn ở bên dưới, tôi nghe có tiếng gọi của một người cảnh sát. Ông này có đủ thông tin để không bị Amar đánh lừa với câu chuyện “cha Ấn mẹ Anh” của anh ta. Ông đưa cả hai chúng tôi về đồn cảnh sát, lục soát và tịch thu tất cả số tiền còn lại của chúng tôi, rồi thông báo một cách lịch sự là ông có nhiệm vụ phải giữ chúng tôi ở đây để chờ anh Ananta đến. Chuyến đi Hy Mã Lạp Sơn lần thứ hai này của tôi xem như chấm dứt tại đây, khi mà những đỉnh núi tuyết hùng vĩ đã nằm trong tầm mắt!
Trong thời gian chờ đợi, người cảnh sát hỏi chúng tôi về mục đích của chuyến đi. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, ông bèn kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện như để bù đắp lại trở ngại mà ông đã buộc phải gây ra cho chúng tôi vì nhiệm vụ:
– Các anh mong muốn tìm gặp một vị chân sư đắc đạo nên mới trốn nhà ra đi một cách táo bạo như thế. Nhưng tôi tin là các anh sẽ không bao giờ gặp được vị chân sư nào đáng kính phục hơn là người tôi vừa gặp hôm qua đây, tại chính thành phố này.
Ông ta dừng lại một chút, như để chúng tôi kịp hiểu ra những gì ông vừa nói. Rồi ông chậm rãi kể tiếp:
– Cách đây năm hôm, chúng tôi đang truy nã một kẻ sát nhân trên con đường dọc theo bờ sông Hằng. Chúng tôi được biết tên này đã cải trang thành một tu sĩ để cướp tài sản của những người hành hương. Chúng tôi phát hiện một tu sĩ có hình dáng giống như người mà chúng tôi được mô tả để truy bắt. Chúng tôi đuổi theo từ xa và ra lệnh cho ông ta dừng lại. Nhưng ông vẫn điềm nhiên bước đi một cách thanh thản như không hề nghe thấy tiếng chúng tôi. Chúng tôi liền dốc sức đuổi theo, và khi đuổi kịp thì chính tôi đã dùng thanh đoản kiếm của mình chém ông ta một nhát tận lực. Ông đưa tay đỡ, và nhát kiếm cắt sâu vào cánh tay, máu tuôn xối xả. Người tu sĩ không hề kêu la tiếng nào, vẫn thản nhiên tiến bước với gương mặt bình thản như không có gì xảy ra. Chúng tôi vây lấy ông ta và buộc ông phải dừng lại. Ông nhìn thẳng vào mắt tôi và nói, giọng từ tốn: “Ông đã lầm rồi, tôi không phải kẻ giết người mà các ông đang tìm kiếm.” Ánh mắt và giọng nói của người khiến cho tôi biết chắc là mình đã lầm. Vô cùng hối hận vì đã đả thương một người vô tội, lại là một tu sĩ thánh thiện, tôi phủ phục quỳ xuống xin sám hối với ngài. Tôi cũng xé chiếc khăn bịt đầu của mình để băng lại vết thương cho ngài. Như hiểu được tâm trạng ân hận đau đớn của tôi, vị tu sĩ liền nói một cách từ hòa: “Này con, lỗi lầm của con hoàn toàn không cố ý. Con hãy đi đi, và đừng tự trách mình nữa. Chư Phật từ bi sẽ gia hộ cho con.” Nói rồi, người đưa tay kia đặt vào vết thương. Điều kỳ diệu đã xảy ra ngay trước mắt tôi. Máu lập tức ngừng chảy, và vết cắt sâu trên da liền lại như cũ. Người lại nói: “Để xóa tan sự ân hận trong lòng con, ba ngày sau con hãy trở lại nơi đây, dưới tán cây đằng kia. Ta sẽ chứng tỏ cho con thấy là ta đã hoàn toàn bình phục và con không có gì phải lo lắng cho ta.”
Viên cảnh sát dừng lại, vẻ đăm chiêu. Dường như ông vẫn còn chưa hết tâm trạng bàng hoàng trước một sự việc kỳ diệu đã xảy ra trước mắt mình. Ông nói tiếp:
– Chiều hôm qua, tôi và một người bạn cùng trở lại nơi ấy. Và vị tu sĩ đang ngồi tọa thiền dưới tán cây đã hẹn. Ông đưa cho chúng tôi xem chỗ vết chém. Quả thật, vết thương chẳng những đã lành hẳn mà thậm chí chúng tôi còn không thể tìm thấy cả một vết sẹo nữa. Thật là một chuyện không thể nào tin được nếu không tận mắt chứng kiến. Sau đó, người chia tay chúng tôi và đi về hướng Rishikesh để lên Hy Mã Lạp Sơn.
Viên cảnh sát kết thúc câu chuyện:
– Cuộc gặp gỡ lạ kỳ này đã làm tôi thay đổi nhiều lắm. Tôi có cảm tưởng như mình đã trở nên một người hoàn toàn khác hẳn.
Tôi cũng rất vui khi nghe ông ta nói thế. Và tin chắc rằng với tâm hướng thượng mạnh mẽ hơn, ông ta sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc đời mình.
Amar và tôi cũng thấy thất vọng vì không có may mắn để được gặp gỡ vị tu sĩ thánh thiện ấy, người đã có đủ từ tâm để tha thứ hoàn toàn cho kẻ đã làm hại mình. Nhưng chúng tôi cũng thấy có phần tự hào khi nghĩ về đất nước của mình, mặc dù nghèo nàn về vật chất từ bao đời nay, nhưng lại có một kho tàng tâm linh phong phú bất tận, và ngay cả một viên cảnh sát làm nhiệm vụ trừ gian diệt bạo cũng có dịp gặp gỡ được bậc thánh nhân phi phàm xuất chúng.
Tôi ngỏ lời cảm ơn viên cảnh sát vì đã cho chúng tôi nghe một câu chuyện ly kỳ nhưng có thực, làm củng cố niềm tin của chúng tôi. Về phần ông ta, ông cũng rất lấy làm tự hào vì đã may mắn hơn chúng tôi rất nhiều. Ông không cần phải lặn lội lên tận những hang sâu động vắng của Hy Mã Lạp Sơn quanh năm lạnh giá, mà vẫn gặp được một bậc chân sư hiền thánh. Còn chúng tôi, mất bao công sức lặn lội đường xa, cuối cùng giờ đây lại chỉ đến được nơi đồn cảnh sát!
Tuy nhiên, có một điều mà viên cảnh sát này có lẽ còn không sao hiểu được. Đó là việc gặp gỡ một bậc thánh và đi theo con đường của bậc thánh là hai chuyện cách nhau khá xa!
Giờ đây, trong tình trạng bị bắt giữ, chúng tôi vừa gần mà lại vừa xa Hy Mã Lạp Sơn. Tôi chợt nảy ra ý trốn thoát và đi bộ lên núi, nhưng Amar không tán thành. Anh nói:
– Thứ nhất, chúng ta không còn tiền bạc. Thứ hai, đi bộ xuyên qua rừng già là cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta có thể không đến được đất thánh mà không khéo sẽ chui vào bụng cọp mất.
Và cái nhuệ khí cuối cùng của tôi cũng chỉ đến đó mà thôi!
Ba ngày sau, anh Ananta và người anh của Amar tìm đến nơi. Amar hồn nhiên vui vẻ khi gặp anh mình. Ít gì thì chúng tôi cũng đã bị giam giữ đến mấy ngày liền, một chuyện mà từ nhỏ chưa từng xảy ra. Nhưng tôi không thể nào vui được, và tỏ ý giận anh tôi ra mặt. Anh an ủi tôi:
– Anh hiểu tâm trạng của em. Chỉ cần em theo anh đến Bénarès gặp một người quen, rồi về Calcutta thăm cha mấy ngày. Sau đó em có thể tự do ra đi tìm thầy.
Amar nói cho tôi biết là anh ta không còn nuôi ý tưởng tầm sư học đạo nữa. Sau chuyến đi đầy lo lắng này, anh thấy quý giá bầu không khí sum họp gia đình và không còn muốn rời xa dù là để làm gì.
Nhưng tôi thì khác. Tôi vẫn không hề từ bỏ ý định tầm sư học đạo, nhưng giờ đây tôi vẫn phải nghe theo lời anh Ananta và đi đến Bénarès.
° ° °
A
nh Ananta đã sắp đặt trước một mưu kế khá hoàn hảo, chu đáo. Trước khi đến chỗ chúng tôi, anh đã ghé qua Bénarès và thu xếp với một học giả uyên thâm nổi tiếng. Ông này và con trai ông đồng ý giúp anh tôi thuyết phục tôi từ bỏ ý định bỏ nhà ra đi xuất gia.
Khi chúng tôi đến, người con trai đón tôi từ ngoài sân với thái độ niềm nở, và chủ động đưa tôi vào một cuộc thảo luận vòng vo đầy tính chất triết lý. Anh chàng này rất tự tin trong việc sẽ thuyết phục tôi từ bỏ ý muốn xuất gia. Chẳng những đưa ra nhiều lập luận, mà anh ta còn pha chút hàm ý đe dọa:
– Người trốn tránh những trách nhiệm thông thường hằng ngày của gia đình không thể đạt được đạo lý cao siêu, và chắc chắn sẽ gặp nhiều tai họa trong cuộc sống. Làm sao anh có thể vượt qua nghiệp quả khi anh không có đủ kinh nghiệm sống trong cuộc đời?
Tôi quyết định không tranh cãi với anh ta, mà suy nghĩ để đối chiếu lời anh ta nói với những điều đã đọc thấy trong kinh sách. Tôi nhớ lại một đoạn trong kinh Bhagavad: “Dù là một người tội lỗi nhất, nếu biết quay về quy kính sẽ được xem như một kẻ làm lành, vì ngay khi ấy quả là người đã làm lành. Người sẽ biết được những gì nên làm và thẳng tiến đến an lạc. Này tín hữu, những ai thành tâm quy kính sẽ được trường tồn bất tử.”
Mặc dù vậy, những lập luận chặt chẽ của anh ta đã tác động phần nào đến tâm hồn còn non trẻ của tôi. Tôi liền cầu nguyện với tất cả lòng chí thành: “Cầu xin chư Phật hãy gia hộ, xóa tan sự nghi ngờ trong con. Hãy giúp con thấy rõ được con đường đúng đắn nhất, con sẽ là người xuất gia hay nên đi theo con đường thế tục.”
Vừa khi ấy, cách khoảng sân mà chúng tôi đang đứng nói chuyện không xa lắm, tôi nhìn thấy một vị tu sĩ tướng mạo uy nghi đang chậm rãi bước đi về phía tôi. Tôi bước ra khỏi sân và rảo bước về phía người. Vị tu sĩ nhìn tôi với ánh mắt hiền hòa nhưng rực sáng, và nói như thể người đã nghe hết những gì tôi và người thanh niên kia đang trao đổi:
– Này con, đừng tin theo lời kẻ ngu dốt ấy. Ta đến đây chỉ để nói cho con biết rằng, với tất cả những thiện nghiệp đã gieo trồng từ muôn kiếp, con sẽ đi theo con đường xuất gia mà không ai có thể ngăn cản được.
Với một niềm tin vững chắc vào lời cầu nguyện của mình, tôi cảm thấy hầu như không có gì ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ đúng lúc của vị tu sĩ. Tôi cung kính cúi chào người và nở một nụ cười thỏa mãn.
Ngay lúc ấy, “kẻ ngu dốt” từ trong sân nhà gọi tôi:
– Đừng lại gần người ấy.
Vị tu sĩ không nói gì thêm, ung dung bước đi.
Khi tôi trở lại, ông học giả từ trong nhà bước ra đã nhìn thấy mọi chuyện. Ông đưa ra một nhận xét hết sức “lịch sự”:
– Người tu sĩ ấy cũng điên rồ không kém gì anh đâu. Ông ta chắc hẳn cũng đã từ bỏ gia đình để chạy theo những chuyện viễn vông không thực tế.
Tôi không muốn bị lôi cuốn vào sự tranh luận, nên chỉ quay sang nói nhỏ với anh Ananta là tôi không muốn trò chuyện thêm nữa. Anh tôi đành phải miễn cưỡng từ biệt, và chúng tôi thẳng ra ga xe lửa để về Calcutta.
° ° °
Trên đường đi, tôi hỏi Ananta:
– Này nhà thám tử, anh làm thế nào mà biết em đã đi với 2 người bạn?
Ananta cười, vẻ khoái chí:
– Khi đến trường, anh nghe nói Amar rời khỏi lớp và không trở lại. Anh liền đến ngay nhà Amar và tìm thấy một bản báo giờ của xe lửa, trên đó có đánh dấu lộ trình các em sẽ đi qua. Cha của Amar khi ấy đang chuẩn bị đi đâu đó bằng xe ngựa. Ông nói với người phu xe bằng giọng rên rỉ: “Sáng nay con tôi không đến trường, nó đã mất tích và tôi không thể đoán được là nó có thể đi đến đâu.” Người phu xe đáp: “Một người bạn tôi nói là đã đưa con ông và hai người bạn khác mặc Âu phục ra ga xe lửa. Họ đã bỏ lại mấy đôi giày da cho anh ta trước khi lên xe lửa tại ga Howrah.” Vì thế, anh biết là bọn em có 3 người, mặc Âu phục và sẽ đi theo lộ trình đã đánh dấu trên bảng báo giờ của xe lửa.
Tôi lắng nghe Ananta với tâm trạng vừa thán phục vừa bực dọc. Ananta vẫn thản nhiên nói tiếp:
– Cách giải quyết vấn đề của anh cũng đơn giản thôi. Trước tiên, anh điện báo ngay cho những ga xe lửa mà các em sẽ đi qua, để nhờ họ giữ các em lại. Vì Bareilly cũng nằm trên tuyến đường, nên anh cũng báo cho bạn em ở đó là Dwarka. Ngay sau đó, anh dò biết được Jatinda cũng đã mất tích vào cùng ngày, nhưng sáng hôm sau đã về nhà với bộ Âu phục. Không khó khăn lắm để biết rằng anh ta chính là người thứ ba trong nhóm. Anh liền đến nhà, phớt lờ đi mọi việc và chỉ mời anh ta đi ăn cơm tối. Jatinda không nghi ngờ gì, nhận lời cùng đi với anh ngay. Thay vì đến tiệm ăn, anh bất ngờ đưa anh ta vào đồn cảnh sát, với sự sắp xếp trước với viên trưởng đồn để đưa ra những người có dáng vẻ hung tợn nhất nhằm hù dọa anh ta. Jatinda không phải đứa gan dạ cho lắm, nên chỉ qua vài câu quát tháo là khai tuột ra tất cả: “Tôi nghe lời thuyết phục của Mukunda và cảm thấy bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi ý tưởng tìm thầy học đạo trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng khi nghe Mukunda nói về viễn ảnh những con cọp bị chúng tôi chinh phục bằng đạo lực sẽ ngoan ngoãn đến gần như những con mèo, tôi bỗng thấy khiếp sợ. Tôi nghĩ, nếu như sự tu tập của tôi chưa được trọn vẹn, chưa đủ sức để cảm hóa những con vật hung dữ ấy thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi sợ rằng chúng sẽ chẳng chịu nuốt gọn tôi vào bụng cho êm ả, mà còn xé nhỏ ra từng mảnh nữa. Nghĩ vậy, tôi thấy bủn rủn cả tay chân nên liền tìm cách nói dối Mukunda và Amar để trốn về.”
Nghe Ananta kể đến đây, tôi không nhịn được phải bật cười. Và những nỗi oán giận đối với Jatinda bỗng chốc tiêu tan đi mất. Hóa ra anh ta không chủ tâm phản bội chúng tôi, mà chỉ vì không vượt qua được sự nhút nhát của chính bản thân mình. Tuy nhiên, phải thú thật là tôi có phần khoái chí khi nghe biết anh chàng cũng đã phải vào đồn cảnh sát, không hơn gì bọn tôi.
Tôi nói với anh Ananta, nửa đùa nửa thật:
– Này anh, anh quả thật có đủ tài năng và bản chất của một con chó săn đấy.
Ananta không cho câu ấy là xúc phạm. Anh chỉ nhìn tôi và cười lớn.
° ° °
K
hi chúng tôi đến Calcutta, cha tôi không trách mắng tôi một lời nào về chuyện đã qua. Ông chỉ khuyên tôi hãy dằn lòng trong ít lâu, cho đến khi học xong bậc trung học. Ngoài ra, người cũng đã tìm được cho tôi một vị thầy uyên bác là đại đức Kebal. Ngài đã hứa là sẽ thường xuyên đến nhà để giúp cho việc học của tôi. Tuy nhiên, dụng ý chính của cha tôi là muốn ngài dạy tôi môn tiếng Phạn.
Đại đức Kebal là một vị học giả uyên thâm, hiểu biết rất rộng. Cha tôi hy vọng là ngài sẽ trở thành vị thầy lý tưởng của tôi, và nhờ đó xóa tan đi lòng khao khát ra đi tìm thầy học đạo.
Nhưng ý định của cha tôi đã không được đi theo đúng hướng. Thay vì làm cho tôi choáng ngợp đi với kiến thức uyên bác của ngài, để tôi trở thành một người đệ tử hết lòng vâng theo lời ngài chỉ dạy, thì đại đức Kebal lại chỉ cố gắng nâng cao hơn nữa niềm tin và ý chí của tôi, động viên tấm lòng khát khao chân lý của tôi nhiều hơn nữa.
Đại đức Kebal là một bạn đồng sư của cha tôi, tức là đệ tử của thầy Lahiri Mahsaya ở Bénarès. Trong số hàng ngàn đệ tử được xem là hết lòng cầu đạo với tôn sư Lahiri Mahsaya, đại dức Kebal vẫn được tôn sư hết sức chú ý và khen ngợi.
Ngài có một khuôn mặt đẹp, với những lọn tóc quăn đen huyền và phủ xuống tận vai. Những cử chỉ và dáng vẻ đi đứng của ngài đều bộc lộ một tâm hồn rắn rỏi và dũng mãnh. Tuy vậy, ngài nói năng từ tốn, khả ái, với sự thuyết phục người nghe đôi khi không chỉ bằng vào nội dung lời nói. Đôi mắt sáng tinh anh và tiềm ẩn những nét ngây thơ như trẻ con, nhưng cũng hàm chứa trong đó sức sống mãnh liệt không gì khuất phục được. Ngài không những chỉ đến để chỉ dạy cho tôi, mà thực tế chúng tôi dành rất nhiều thời gian để cùng nhau thực hành môn thiền định.
Không những am tường về Phật giáo, đại đức Kebal còn tinh thông cả những kinh điển cổ xưa của đạo Bà-la-môn và Ấn giáo. Trong thời gian học với ngài, tôi tiến bộ rất nhanh về mọi mặt, ngoại trừ môn tiếng Phạn. Tôi cố tìm mọi lý do để tránh né việc phải mất thời gian cho môn học này, và thay vì vậy, chúng tôi quay sang nói chuyện về vị thầy Lahiri Mahsaya quá cố. Thật tinh tế là đại đức Kebal hoàn toàn hiểu được ý tôi, và ngài cũng không có chút nỗ lực nào trong việc ép buộc tôi học môn tiếng Phạn.
Đại đức Kebal đã từng sống bên thầy Lahiri Mahsaya ở Bénarès trong hơn mười năm. Ngài thường kể cho tôi nghe về thời gian đó như là quãng đời giá trị nhất của ngài. Đại đức nói:
– Thầy tôi thường ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu. Người ngồi thiền trên một chiếc ghế gỗ và mỗi ngày đều có một số đệ tử đến ngồi thiền chung quanh ngài. Khi người nhập định, chúng tôi đều có thể cảm nhận được là người đang an trụ trong cảnh giới an lạc vô biên, và mỗi người đệ tử chúng tôi như đều được tắm trong ánh sáng an lạc tỏa ra từ bản thân ngài. Rất ít khi chúng tôi được nghe người trò chuyện. Nhưng bất cứ khi nào mà ai đó trong chúng tôi gặp khó khăn, người đều rõ biết và dành cho những sự ưu ái, giúp đỡ cần thiết và đúng lúc. Khi ánh mắt nhân từ của người chú mục vào ai đó trong một buổi ngồi thiền, chúng tôi hiểu rằng người đã đọc thấu tư tưởng và biết là anh ta có chuyện gì đó cần đến sự giúp đỡ của người. Được sống gần người là cả một ân huệ lớn lao cho mỗi người. Đôi khi chúng tôi không trao đổi với nhau lời nào, nhưng đạo hạnh của người lan tỏa và thấm nhuần vào tất cả chúng tôi. Tâm hồn chúng tôi cảm thấy được một sự che chở, tin cậy tuyệt đối. Và chúng tôi thực hành thiền định với những kết quả không ngờ trước, những kết quả mà khi không có người chúng tôi không sao đạt được. Rõ ràng sự thuyết giảng của ngài không chỉ giới hạn trong lời nói, mà bằng cả sự an lạc tột cùng ngài ban phát cho chúng tôi một cách hào phóng không giới hạn.
Những lúc trò chuyện như thế, vẻ mặt đại đức Kebal dường như sáng rỡ lên khác thường. Tôi có thể hiểu được là ông đang sống lại những giây phút quý giá của ngày xưa, và thậm chí đang cảm nhận được sự tồn tại của thầy Lahiri Mahsaya vào lúc này, khi ông tưởng nhớ đến ngài. Đại đức bảo tôi:
– Thầy Lahiri Mahsaya không phải là một học giả uyên bác. Ngài không mất thì giờ học hỏi về các thứ kinh sách không thuộc về phạm vi tu tập của mình. Tuy nhiên, những điều ngài am hiểu đối với chúng tôi đã dường như là đại dương mênh mông không giới hạn. Ngài không bao giờ tự mình khoe khoang hay khuyến khích người khác theo đuổi việc học tập kinh sách theo kiểu giáo điều và thiếu sự thực hành. Tôi nhớ có lần người ta đến hỏi ngài về một số trạng thái của tâm thức được ghi trong kinh sách. Ngài đã nói thật chân thành không chút e ngại: “Hôm nay tôi sẽ thực hành những trạng thái tâm thức ấy. Và sau đó tôi sẽ nói về nó cho quý vị nghe.” Qua đó, chúng tôi hiểu thêm về vị thầy của mình. Ngài không bao giờ đặt niềm tin mù quáng vào những điều ghi trong sách vở, và càng không bao giờ đem những giáo lý mà mình chưa thực nghiệm ra để giảng dạy cho học trò. Tôi còn nhớ rất rõ lời dạy của ngài: “Những tên gọi chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài của sự vật. Chân lý phải được thể nghiệm bằng chính công phu thực hành thiền định, không thể bằng vào sự phân tích, chia chẻ ngôn từ.” Ngài thường khuyên chúng tôi thực hành môn thiền định như một phương thuốc thần kỳ để đối trị hết thảy tất cả các bệnh khổ của thế gian, cho dù đó là những nỗi khổ về vật chất hay tinh thần.
Khi ấy tôi hỏi đại đức Kebal về việc thầy Lahiri Mahsaya đã nói thế nào về việc tu tập thiền định. Đại đức đáp rằng:
– Thầy Lahiri Mahsaya rất coi trọng việc thực hành thiền định. Ngài dạy chúng tôi phải kiên trì theo đuổi bằng sự nỗ lực thực hành. Ngài nói: “Ngay cả khi tôi không còn nữa, pháp môn thiền định này cũng sẽ phát huy hiệu lực của nó và giúp cho quý vị vững vàng tiến lên. Những gì mà pháp môn này mang lại sẽ không bao giờ có thể trở nên khô cạn hoặc nhàm chán, điều vẫn xảy ra với tất cả những giáo lý nào được truyền dạy mà không có sự thực hành. Và xin quý vị nhớ cho, sức mạnh của pháp môn thiền định chính là nằm ở sự thực hành.”
Những gì đại đức Kebal kể cho tôi nghe không chỉ đơn thuần là một câu chuyện kể. Hơn thế nữa, đó là những bài học vô giá mà tôi ghi khắc mãi trong suốt cuộc đời mình.
Một ngày kia, đại đức Kebal kể cho tôi nghe một chuyện mà chính ngài đã từng chứng kiến:
– Trong số huynh đệ chúng tôi, có sư huynh Ramu là người khiến cho tất cả chúng tôi đều cảm động và thương xót. Sư huynh bị mù từ khi lọt lòng mẹ, nhưng là người hết lòng tận tụy hầu hạ thầy một cách chân thành, sùng kính. Sư huynh tự đan lấy những cái quạt bằng lá, và dùng nó để quạt cho thầy những khi nóng bức. Một hôm, tôi theo sư huynh lúc anh vừa ra khỏi phòng thầy và nói: “Này sư huynh Ramu, sao anh không cầu xin sư phụ cứu sáng đôi mắt cho anh. Ngài là bậc chứng ngộ toàn năng, ngài sẽ ban cho anh ân huệ được nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời này.” Ramu ngẩn người suy nghĩ trong một lúc, và tôi biết là huynh ấy tin lời tôi. Hôm sau, Ramu rụt rè tiến đến gần thầy sau buổi tọa thiền. Anh nói: “Bạch thầy, con rất xấu hổ phải cầu xin thầy một ân huệ về thể chất, vì thầy đã ban cho con quá nhiều ân huệ tinh thần. Nhưng ánh sáng mặt trời đang tràn ngập cả thế gian này mà con thì không hề nhìn thấy. Xin thầy hãy ban cho con đôi mắt sáng, để con được chiêm ngưỡng sự mầu nhiệm của vũ trụ này.” Đức tôn sư từ hòa đáp lại: “Ramu, chắc có ai đó đang định làm khó cho thầy. Con biết đấy, thầy không có quyền năng chữa bệnh cho ai cả.” Ramu nói: “Bạch thầy, con tin là Phật tánh thiêng liêng mà thầy đã chứng ngộ có thể làm được điều đó.” Thầy Lahiri Mahsaya cười hiền hậu và nói: “Nếu con tin như thế thì đó lại là một chuyện khác.” Rồi ngài nghiêm sắc mặt, dùng tay điểm nhẹ nơi trán của Ramu, nơi chỗ giữa hai chân mày và nói: “Con hãy tập trung tư tưởng vào điểm này, và chú tâm niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà trong bảy ngày. Sau đó con sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lọi của mặt trời.” Một tuần lễ sau, quả nhiên Ramu được sáng mắt. Lòng tin của anh ta cùng với sự gia hộ của chư Phật thông qua đức tôn sư đã được ứng nghiệm.
Để kết thúc câu chuyện, đại đức Kebal nói:
– Trong suốt cuộc đời ngài, tôn sư đã ban sự an lành cho không biết bao nhiêu xác thân bệnh hoạn, khổ não, chỉ bằng vào tấm lòng từ bi vô hạn của ngài. Nhưng những xác thân ấy, dù sao rồi cũng chỉ đi đến một kết cục chung là tan rã thành tro bụi. Điều đáng kể hơn chính là hạt giống tỉnh thức, từ bi mà ngài đã gieo vào tâm hồn mỗi người, vì nó sẽ tồn tại và lớn lên không ngừng qua nhiều thế hệ tiếp nối sau nữa.
Tôi hoàn toàn đồng ý với kết luận sâu sắc của đại đức Kebal. Và cũng chính từ sự đồng cảm giữa chúng tôi như thế mà tôi không bao giờ học giỏi môn tiếng Phạn như cha tôi mong muốn. Thay vì vậy, đại đức Kebal đã dạy cho tôi nhiều hơn về những ngôn ngữ ẩn mật của tâm hồn.
Gửi ý kiến của bạn