Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Bố thí

12/02/201102:52(Xem: 10021)
5. Bố thí

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

-5-
Bố thí

BìnhAnson

Bốthí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đếntrong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cưsĩ, trong mọi tông phái Phật giáo.

Cólẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về cáclời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc vớicác khái niệm hành trì như Lục độ ba-la-mật và Tứ nhiếppháp của hàng Bồ tát. Lục độ ba-la-mật gồm có 6 đứchạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định,và trí tuệ. Tứ nhiếp pháp gồm có: bố thí, ái ngữ, lợihành, và đồng sự.

Trongkinh điển nguyên thủy, bố thí là một đức hạnh tối quantrọng mà Đức Phật thường giảng dạy và khuyên nhủ chúngta nên cố gắng tu tập. Tứ nhiếp pháp cũng được ghi lạitrong kinh điển. Thêm vào đó, trong khi kinh điển Bắc truyềncó ghi 6 pháp ba-la-mật, kinh điển nguyên thủy đề cập đến10 pháp ba-la-mật của hàng Bồ tát, gồm: bố thí, trì giới,xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, kiên nhẫn, chân thật, chí nguyện,từ tâm, và xả ly. Cho nên, khái niệm về các hạnh ba-la-mậttrong tất cả các tông phái đều rất giống nhau, đều đềcao bố thí như là đức hạnh đầu tiên cần phải đượctu tập.

Ởđây, chỉ xin trình bày tóm tắt, giới hạn trong phạm vi phápbố thí trong thế gian, về các lời dạy của Đức Phật chohàng đệ tử cư sĩ tại gia chúng ta, như đã ghi lại trongkinh tạng Nikāya nguyên thủy.

*

"Bốthí"là chữ Hán Việt, gồm chữ "Bố" và chữ "Thí". "Bố"là bày ra, ban rộng ra, trải đều ra; như trong những chữ:ban bố, phân bố, tuyên bố, công bố, bố trí, bố cục, bốcáo, bày binh bố trận. "Thí" còn đọc một âm khác là "Thi",nghĩa là thực hiện, áp dụng, làm ra; như trong những chữ:thí nghiệm, thí điểm, thí công (thi công).

"Bốthí" có nghĩa là làm cho rộng ra, trải rộng ra, phân chia cùngkhắp. Từ đó, bố thí mang một ý nghĩa là: chia xẻ, san sẻ.Tiếng Anh thường dịch là giving, donating, hay sharing. Trong tiếngPāli (Phạn ngữ), bố thí là dāna, hay cāga.

"Dāna"thường được phiên âm là "đàn-na", có khi chỉ gọi tắtlà "đàn", như thường thấy trong cụm từ "Đàn ba-la-mật",viết tắt từ "Đàn-na ba-la-mật", "Dāna pārami", hay là hạnhba-la-mật về sự bố thí.

Trongkinh sách, đôi khi chúng ta thấy có sự dùng chữ kết hợpâm tiếng Phạn và tiếng Hán. Thí dụ như chữ "Đàn chủ":Đàn là từ chữ Phạn "Dāna", Chủ là tiếng Hán. Đàn chủlà người đứng ra thực hiện việc bố thí cúng dường,tiếng Pāli là "dānapati".

"Đànchủ" cũng còn được gọi là "thí chủ". Chữ "thí" ở đâylà nói tắt từ chữ "bố thí". Trong thuật ngữ Phật học,chữ "thí" không còn mang nghĩa đen là "làm, thực hiện, hànhđộng", mà thường được hiểu như là chữ tắt của "bốthí". Ngoài chữ "thí chủ", chúng ta thường thấy các chữkhác như là: đàn-na tín thí, nhà thương thí, thí thực, thícô hồn, tài thí, pháp thí, niệm thí, v.v. Tất cả đều cóhàm chứa ý nghĩa "bố thí".

*

TrongTrườngbộ, kinh 33; trong tập Phật thuyết như vậy, chươngBa pháp, thuộc Tiểu bộ; và trong Tăng chi bộ, chương Támpháp, Đức Phật có dạy 3 pháp hành để tạo căn bản phướcbáu trên đường tu tập. Đó là: bố thí (dāna), trì giới(sīla), và tu thiền (bhāvanā): "Này các Tỳ khưu, có ba phướcnghiệp sự này. Đó là: phước nghiệp sự do bố thí tácthành, phước nghiệp sự do giới tác thành, và phước nghiệpsự do tu thiền tác thành".

Bốthí là một trong 3 hạnh kiểm được người hiền trí, bậcthiện nhân tán thán. Đó là: bố thí, xuất gia, và phụngdưỡng cha mẹ. Xuất gia (pabbajjā) ở đây có ý nghĩa là sựthiểu dục, sự thoát ly điều bận rộn phiền não, thọ trìpháp không não hại, sống chế ngự, điều phục và hòa hợp.Trong Tăng chi bộ, chương Ba pháp, Đức Phật dạy: "Này cácTỳ khưu, có ba pháp được người hiền trí tuyên bố, đượcbậc chân nhân tuyên bố. Đó là: bố thí, xuất gia, và hầuhạ cha mẹ."

Bốthí cũng là một trong bốn pháp để thu phục nhân tâm, chungsống hài hòa trong gia đình cũng như trong Tăng chúng và trongxã hội. Tăng chi bộ, chương Bốn pháp, có ghi lại lời khuyêncủa Đức Phật như sau:

- Nàycác Tỳ khưu, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn?

Bốthí và ái ngữ,
Lợihành và đồng sự

Hỡicác vị Tỳ khưu,

Ðâylà bốn nhiếp pháp.

Bốthí và ái ngữ,
Lợihành và đồng sự,

Ðốivới những pháp này,

Ởđời đối xử nhau,

Chỗnày và chỗ kia,

Nhưvậy thật tương xứng.

Vàbốn nhiếp pháp này,
Nhưđỉnh đầu trục xe,

Nếuthiếu nhiếp pháp này,

Thờicả mẹ lẫn cha

Khôngđược các người con

Tôntrọng và cung kính.

Dovậy bậc hiền trí,
Ðồngđẳng nhìn nhiếp pháp

Nhờvậy họ đạt được,

Sựcao lớn, tán thán.

Trongtruyền thống Nam tông, một trong những bài kinh mà chúng tathường được nghe tụng đọc là kinh Đại hạnh phúc (Mahāmangalasutta), thuộc Kinh tập, Tiểu bộ. Trong bài kinh này, Đức Phậtgiảng rằng bố thí là một trong 38 điều mang lại hạnh phúctối thượng cho người cư sĩ tại gia chúng ta. Đức Phậtcòn cho biết rằng bố thí là một trong ba yếu tố để biếtđược một người có lòng tin trong sạch nơi Chánh Pháp, nhưđã ghi lại trong Tăng chi bộ, chương Ba pháp:

"Doba sự kiện, này các Tỳ khưu, một người được biết làcó lòng tin. Thế nào là ba? (1) Ưa thấy người có giới hạnh,(2) ưa nghe diệu pháp, (3) với tâm ly cấu uế của xan tham,sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưathích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, thích phân phátvật bố thí."

Mộtngười bố thí trong sạch như thế, theo lời Đức Phật, sẽtạo được một tài sản rất lớn, không bao giờ bị lửađốt cháy, lụt làm trôi mất, bị ăn trộm, bị chánh quyềntịch thu, hay bị kẻ thù địch lấy đi mất. Tài sản phướcbáu do hạnh bố thí tạo ra là một trong 7 loại tài sản caoquí nhất ­ gọi là thánh tài ­ mà chúng ta có thể tích lũyđược. Đức Phật dạy trong Tăng chi bộ, chương Bảy pháp:

Nàycác Tỳ khưu, có bảy tài sản này. Thế nào là bảy? Tíntài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài.(...) Và này các Tỳ khưu, thế nào là thí tài? Ở đây, nàycác Tỳ khưu, vị Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uếcủa xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở,ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thíchsan sẻ vật bố thí. Này các Tỳ khưu, đây gọi là thí tài.

Bốthí cũng được xem là một loại hương thơm cao quý, tỏara cùng khắp, theo mọi hướng, tạo ra nhiều tiếng lành, danhthơm cho xóm làng hay cộng đồng nơi chúng ta sinh hoạt. TrongTăng chi bộ, chương Ba pháp, Ngài Ānanda hỏi Đức Phật:

- BạchThế Tôn, loại cây hương gì có mùi hương bay thuận gió,có mùi hương bay ngược gió, có mùi hương bay thuận gió lẫnngược gió?

ĐứcPhật trả lời:

- Ởđây, này Ānanda, tại làng nào hay tại thị trấn nào, cónữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng,tuân giữ 5 giới, tâm tính hiền lương, sống trong nhà vớitâm không nhiễm xan tham, bố thí không luyến tiếc với tayrộng mở, thích thú từ bỏ, sẵn sàng được yêu cầu, ưathích chia xẻ đồ bố thí. Người như vậy, được các Samôn, Bà la môn, chư thiên và các phi nhân đều tán thán. Vànhư thế, người đó là loại cây hương quý. Cây hương đó,này Ānanda, có mùi hương bay thuận gió, có mùi hương bay ngượcgió, có mùi hương bay thuận gió lẫn ngược gió.

*

Tuynhiên,hạnh bố thí không phải là một điều dễ thực hiệnnhư nhiều người thường hiểu lầm. Đây là một pháp môntu tập đòi hỏi chúng ta phải tinh tấn, có chánh niệm vàtrí tuệ.

Trướchết, Đức Phật dạy rằng khi bố thí, chúng ta phải biếtnhận thức rõ ràng về vật cho, cách cho, và tâm ý cho. TrongTăng chi bộ, chương Tám pháp, Ngài dạy:

"Nàycác Tỳ khưu, có tám sự bố thí của bậc chân nhân. Thếnào là tám? Cho vật trong sạch; cho vật thù diệu; cho đúngthời; cho vật thích ứng; cho với sự cẩn thận; cho luônluôn; khi cho, tâm tịnh tín; sau khi cho, tâm luôn hoan hỷ".

Nhưthế, khi bố thí, vật cho phải là vật trong sạch, vật thùdiệu, vật thích ứng; cách cho phải là cho đúng thời, chovới sự cẩn thận, cho luôn luôn; và tâm ý cho phải là tâmtịnh tín khi cho, tâm luôn hoan hỷ sau khi cho.

TrongTăng chi bộ, chương Năm pháp, Đức Phật dạy: "Có năm loạibố thí xứng đáng bậc chân nhân: bố thí có lòng tin; bốthí có kính trọng; bố thí đúng thời, bố thí với tâm khônggượng ép; bố thí không làm thương tổn mình và người."Ngài cũng dạy về năm loại khác là: "Có năm loại bố thíxứng đáng bậc chân nhân: bố thí có lòng cung kính; bố thícó suy nghĩ; bố thí tự tay mình; bố thí đồ không quăngbỏ; bố thí có suy nghĩ đến tương lai".

Vềbố thí cho đúng thời, Đức Phật nêu rõ có 5 loại:

- Bốthí cho người mới đến trú xứ của chúng ta.

- Bốthí cho người sắp ra đi, rời khỏi trú xứ của chúng ta.

- Bốthí cho người đau bệnh.

- Bốthí trong thời đói.

- Phàmnhững hoa quả gì mới gặt hái được, dành chúng đầu tiênđể cúng dường các bậc giữ giới hạnh.

Nếuđược như thế, hạnh bố thí sẽ mang lại các lợi ích:"Tùy theo vật bố thí, tùy theo cung cách bố thí, kết quảsẽ đưa đến cho người bố thí với tài sản sung mãn, vớidung sắc thù thắng như hoa sen, với vợ con, các người làmcông tận tụy phục vụ tuân hành, với các vật dụng đếnđúng thời, đúng lúc, với năm dục công đức được thọhưởng đầy đủ, và với các tai nạn không hề xảy đến."

Trongcác đoạn kinh khác, Đức Phật dạy thêm về các lợi íchkhác:

"Nàycác Tỳ khưu, có năm lợi ích này của bố thí. Thế nào lànăm?

-Được nhiều người ái mộ, ưa thích.

-Được bậc thiện nhân, chân nhân thân cận.

-Tiếng đồn tốt đẹp được truyền đi.

-Không có sai lệch khi thuyết pháp.

-Khi thân hoại mạng chung, được sinh lên cỏi lành thiên giới."

Vềlợi ích của bố thí thực phẩm: "Người bố thí bữa ăn,này các Tỳ khưu, sẽ được hưởng năm kết quả: sống thọ,sắc diện tươi đẹp, sống an lạc, có sức khỏe, có biệntài".

Thêmvào đó, theo Chú giải, để có kết quả to lớn, sự bốthí phải hội đủ 3 điều kiện thành tựu:

1.Thành tựu ruộng phước (khettasampatti), tức là nói đến đốitượng thí, người thọ thí là bậc chánh hạnh, bậc hộiđủ các ân đức đặc biệt.

2.Thành tựu vật thí (deyyadhammasampatti), tức là có vật thíđầy đủ, hợp pháp, thanh tịnh và thích hợp lợi ích chongười nhận.

3.Thành tựu tâm ý (cittasampatti), tức là tác ý bố thí có đầyđủ, có tâm tịnh tín, có tâm hoan hỷ trong ba thời: trướckhi làm, đang khi làm và sau khi làm.

Có2 loại bố thí: bố thí tài vật (tiền bạc, thức ăn, vậtdụng) và bố thí pháp (giáo pháp, các điều hay, lẽ phải).Trong 2 loại này, bố thí pháp là cao quý và có nhiều lợilạc hơn, như đã dạy trong kinh Pháp cú (kệ 354): "Bố thípháp là cao thượng hơn tất cả các pháp bố thí khác".

Trongtập kinh Phật thuyết như vậy, bài kinh số 98, Đức Phậtdạy: "Có hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí pháp.Trong đó, bố thí pháp là bố thí tối thượng. Có hai sựphân phát: phân phát tài vật và phân phát pháp. Trong đó,phân phát pháp là phân phát tối thượng. Có hai loại giúpđỡ: giúp đỡ bằng tài vật và giúp đỡ bằng pháp. Trongđó, giúp đỡ bằng pháp là giúp đỡ tối thượng."

TrongTăng chi bộ, chương Một pháp: "Có hai loại bố thí: bố thítài vật và bố thí pháp. Trong đó, bố thí pháp là tối thắng."

TrongTương ưng bộ, tập I, chương I, có ghi lại câu chuyện trongmột đêm nọ, một vị thiên tử đến hỏi Đức Thế Tôn:

Chogì là cho lực?
Chogìlà cho sắc?
Chogìlà cho lạc?
Chogìlà cho mắt?
Chogìcho tất cả?
Xinđápđiều con hỏi?

ĐứcThế Tôn trả lời:

Choăn là cho lực,
Chomặc là cho sắc,

Choxe là cho lạc,

Chođèn là cho mắt.

Aicho chỗ trú xứ,

Vịấy cho tất cả.

Aigiảng dạy Chánh Pháp,

Vịấy cho bất tử.

Cũngcần ghi nhận ở đây là có nhiều người thường than phiềnrằng vì điều kiện sinh hoạt làm ăn khó khăn, hay vì hoàncảnh gia đình, nên họ không có dư tiền của để thực hiệnhạnh bố thí. Tuy nhiên, đó chỉ là các bố thí tài vật.Đức Phật có dạy rằng nếu người nào giữ lòng tịnh tín,quy y Tam Bảo và giữ tròn 5 giới căn bản, thì đó là đạibố thí, và là nguồn công đức vô lượng cho chúng sinh, vìngười ấy mang lại sự an vui, thương yêu hài hòa đến chomọi người, mọi loài sống chung quanh người ấy. Trong Tăngchi bộ, chương Tám pháp, Đức Phật dạy:

"Cótám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, mónăn cho an lạc, làm nhân sinh thiên, quả dị thục an lạc, đưađến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnhphúc, an lạc. Đó là:

-Quy y Phật, Pháp, Tăng là 3 nguồn nước đầu.

-5 nguồn nước kế là giữ tròn 5 giới căn bản. Đó cũnglà 5 đại bố thí, bởi vì làm được như thế, sẽ đem chosự không sợ hãi (vô úy) cho vô lượng chúng sinh, đem chosự không hận thù cho vô lượng chúng sinh, đem cho sự khônghại cho vô lượng chúng sinh; sau khi cho vô lượng chúng sinh,không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ đượcsan sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại."

Cũngxin ghi nhận thêm là trong vài tài liệu kinh sách phát triểnvề sau này, ngoài bố thí tài và bố thí pháp, còn có đềcập đến một loại thứ ba là bố thí vô úy, tức là mangđến, san sẻ sự không sợ hãi, không hận thù, không hại.Theo thiển ý, có thể xem bố thí vô úy là kết quả củatài thí và pháp thí, không cần phải tách ra thành một phânloại riêng biệt.

*

Nếuchỉthực hành hạnh bố thí không thôi thì cũng chưa trònđủ. Trong Tăng chi bộ, chương Năm pháp, Ngài Xá-lợi-phấtcó dạy ông Cấp Cô Độc rằng cúng dường, bố thí tứ vậtdụng, tuy tạo nhiều phước báu, nhưng cũng chưa đủ. Ngườicư sĩ còn phải gắng tu tập thiền định, để được hỷlạc do tâm xả ly sinh ra. Lời khuyên này được Đức Phậtđồng ý và khen ngợi.

Dođó, kinh điển nguyên thủy còn ghi lại việc thực hành phápquán niệm về lòng bố thí, hay "niệm thí", như là một trong6 pháp tùy niệm cần phải tu tập. Trường bộ, kinh 34, cóghi:

"Thếnào là sáu pháp cần phải tu tập? Đó là sáu tùy niệm xứ:Phật tùy niệm, Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, giới tùy niệm,thí tùy niệm, thiên tùy niệm. Ðó là sáu pháp cần phảitu tập."

VàĐức Phật giải thích thêm cho ông Mahānāma về niệm thínhư sau (Tăng chi bộ, chương Mười một pháp):

"NàyMahānāma, Ông hãy niệm thí như sau: ‘Thật là được lợicho ta! Thật là khéo được lợi cho ta! Vì rằng với quầnchúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình,với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thírộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng,để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí’.

NàyMahānāma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm thí, tâm củavị ấy không bị tham ám ảnh, tâm không bị sân ám ảnh,tâm không bị si ám ảnh; trong khi ấy, tâm được chánh trựcnhờ duyên thí. Vị Thánh đệ tử, này Mahānāma, với tâmchánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tínthọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan,hỷ sinh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân khinh an, cảmgiác lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. NàyMahānāma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạtđược bình đẳng với chúng sinh không bình đẳng, sống đạtđược vô sân với chúng sinh có sân, nhập được dòng lưucủa Chánh Pháp, và tu tập tùy niệm thí."

TrongTăng chi bộ, chương Một pháp, ngoài 6 đề mục quán niệmnêu trên, còn ghi thêm 4 đề mục khác là niệm hơi thở, niệmchết, niệm thân, và niệm tịch tịnh, như sau:

"Cómột pháp, này các Tỳ khưu, được tu tập, được làm chosung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt,an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy làgì?

Chínhlà niệm Phật... niệm Pháp... niệm Tăng... niệm giới... niệmthí... niệm thiên... niệm hơi thở... niệm chết... niệm thân...niệm tịch tịnh.

Chínhmột pháp này, này các Tỳ khưu, được tu tập, được làmcho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạndiệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn".

Xingiải thích tóm tắt:

1.Niệm Phật (buddhānussati) là niệm tưởng mười ân đức củaPhật.

2.Niệm Pháp (dhammānussati) là niệm tưởng sáu ân đức củagiáo pháp.

3.Niệm Tăng (sanghānussati) là niệm tưởng chín ân đức củaTăng chúng.

4.Niệm Giới (sīlānussati) là niệm tưởng giới thanh tịnh củamình.

5.Niệm Thí (cāgānussati) là niệm tưởng hạnh bố thí xả tàicủa mình.

6.Niệm Thiên (devatānussati) là niệm tưởng các công hạnh tácthành chư thiên và xét lại công hạnh mình có.

7.Niệm Chết (maranāsati) là suy niệm sự chết đã, đang vàsẽ đến với chúng sinh luôn cả ta, để làm cho tâm khôngdể duôi.

8.Niệm Thân hành (kāyagatāsati) là suy niệm thân này cho thấyrằng bất tịnh, uế trược, ổ bệnh tật, khả ố, thựctính thân này là như vậy, v.v. để từ bỏ sự luyến ái.

9.Niệm Hơi thở (ānāpānāsati) là niệm về hơi thở vô, hơithở ra, để trừ sự phóng tâm.

10.Niệm Tịch tịnh (upasamānussati) là suy niệm trạng thái Niếtbàn, nơi không còn phiền não và đau khổ, một trạng tháivắng lặng tuyệt đối.

Đểtu tập về pháp quán niệm lòng bố thí, có thể xem thêm cáchướng dẫn chi tiết của Luận sư Phật Âm (Buddhaghosa) trongbộ luận Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), do Ni sư Trí Hải dịchViệt, ở chương VII, đoạn viết về niệm thí.

*

Tómlại,bố thí là một đức hạnh cao quý mà Đức Phật khuyêntất cả Phật tử chúng ta cần phải tu tập. Bố thí có 2loại: bố thí tài và bố thí pháp, trong đó, bố thí pháplà cao thượng hơn. Khi bố thí, chúng ta phải có chánh niệmvà trí tuệ để nhận thức rõ ràng về vật bố thí, cáchthức bố thí, đối tượng nhận bố thí, và tâm ý của chúngta khi làm chuyện bố thí. Bố thí cần phải phát nguồn từlòng tịnh tín nơi Tam Bảo và tròn đủ giới hạnh để đemlại sự an vui đến cho muôn loài.

Cuốicùng, chúng ta cần phải hành thiền, trong đó, quán niệm vềlòng bố thí là một pháp môn quan trọng cần phải đượctu tập.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]