Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền

09/02/201114:37(Xem: 9309)
57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

NHỮNG BÀI KỆ HAY TRONG NHÀ THIỀN

1. Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như minh kính đài
Thời thời thường phất thức
Vật xử nhạ trần ai.

Thân thiệt Bồ Đề thọ
Lòng như minh cảnh đài
Hằng hằng lau phủi sạch
Chớ để vướng bụi bặm.

Tuy bài kệ của Ngài Thần Tú hãy còn hữu tướng, mà theo Phật thì phàm sôũ hữu tướng giai thị hư vọng, nhưng nếu người đời y theo những lời nầy mà tu trì thì khỏi phải sa vào tam đồ ác đạo.

2. Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Bồ Đề vốn không cội
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính trần ai.

Qua bài kệ nầy, Lục Tổ Huệ Năng đã chứng tỏ được sự thấu triệt tánh không của Ngài. Không cây, không đài; xưa nay không một vật, lấy chỗ nào mà vướng bụi ? Đối với Ngài, gạo đã trắng từ lâu, chỉ còn chờ sàng nữa là xong. Tuy nhiên, đời nay có mấy ai được cái phong thái của Huệ Năng ? Đã không được mà lại học đòi thì thật là vô cùng nguy hiểm. Hôũ ra là vô niệm; hôũ ra là không phân biệt; hôũ ra là đòi đi thẳng Niết Bàn, hoặc giả học đòi không thiện, không ác. Làm sao không thiện không ác khi mà ngày ngày còn ăn thịt chúng sanh ? Làm sao mà không thiện không ác khi mà ngày ngày vẫn còn sân si ? Làm sao mà không thiện không ác khi mà dâm dục vẫn có thừa ? Làm sao mà không thiện không ác khi tham lam bỏn xẻn vẫn còn đầy ? Thôi hãy trả cho xong nợ cũ; đừng vay thêm nợ mới nữa, rồi hẳn tính chuyện không thiện không ác. Hãy cố mà học theo Ngài Thần Tú trước cái đã, rồi hãy chạy theo Huệ Năng.

3. Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Thân như bóng chớp có rồi không
Xuân về hoa nôũ, thu khô héo
Mặc tình suy thịnh nào lo sợ
Thịnh suy như sương mai đầu cỏ.

Thân như ánh điện chớp, có rồi lại không. Cây cối, mùa xuân tươi tốt, thu khô héo. Nhậm vận cho dù có thịnh, có suy cũng không hề sợ. Thịnh suy chỉ như những hạt sương mai trên đầu cỏ mà thôi.

Thiền sư Vạn Hạnh đã xuất khẩu cảm tác bài kệ nầy ngay trước phút giây Ngài nhập diệt. Tâm hồn của Ngài an lạc và thanh tịnh đến độ thượng thừa. Ngài đã chẳng những vô cùng thản nhiên giữa cái sống và cái chết, mà tất cả những pháp trên đời nầy đối với Ngài là không. Ngài đã an nhiên tự tại và buông xả đến độ không còn gì có thể lay chuyển được nữa. Chúng ta nên noi lấy cái gương nầy mà tu cho thành đạo quả vậy !

4. Bất thức tự gia bảo
Tùy tha nhận ngoại trân
Nhật trung đào ảnh chất
Cảnh lý thất đầu nhơn.

Báu nhà mình chẳng biết
Lại theo người nhận ngoại trân
Giữa trưa chạy trốn bóng
Kẻ soi gương mất đầu.

Thiền sư Thạch Cựu đã ngán ngẫm cái cảnh thiên hạ cứ mãi chạy theo những cái bóng ngoại trần mà quên bẳng mất bản thân. Cứ nay thì hỏi hạt châu trong tay Thế Tôn; mai lại hỏi hạt châu trong tay Ngài Địa Tạng; mốt lại đi hỏi xem coi Ngài Bồ Tát nào đang có châu báu để xin theo hầu. Ngài Thạch Cựu đã vạch cho chúng ta thấy hạt châu ngay chính trong chéo áo của ta; đừng mãi dong ruổi ôũ những nơi xa xăm để cầu tìm. Hạt châu ấy theo ta như bóng theo hình, cho dù ta có lăn lộn trong tam đồ ác đạo, nó vẫn ôũ bên ta. Xin hãy nhớ cho rõ lời dạy dổ của Ngài Thạch Cựu để không bị lâm vào tình cảnh của anh chàng Diễn Nhã, xem gương thấy cả bóng lẫn đầu, nhưng khi xếp gương lại thì lại hô hoán lên là mình mất đầu. Chúng ta cũng chính là cái anh chàng Diễn Nhã ấy. Thường thì ta hay chạy theo vọng niệm, chợt sinh, chợt diệt... Để rồi cuối cùng ta không còn biết gì đến ta nữa.

5. Ngô hữu nhất Tôn Phật
Thế gian giai bất thức
Bất tố diệc bất trang
Bất điêu diệc bất khắc
Vô bất khối nê thổ
Vô nhất điểm thái sắc
Công họa họa bất thành
Tặc thâu thâu bất khứ
Thể tướng bản tự nhiên
Thanh tịnh thường hạo khiết
Tuy nhiên thị nhất Tôn
Phân thân thiên bách ức.

Ta có một Đức Phật
Người đời không ai biết
Không đúc cũng không trang
Không điêu cũng chẳng khắc
Không cần đến đất bùn
Cũng chả cần màu sắc
Thợ vẽ, vẽ không ra
Giặc cướp lấy không được
Thể tướng vốn tự nhiên
Thường trắng trong thanh tịnh
Tuy chỉ có một tôn
Hóa thân ngàn muôn ức.

Chẳng những đời nay người ta lấy đất bùn để nắn nót thành những pho tượng, mà đời xưa, vào thời của Ngài Bố Đại Hòa Thượng, người ta chỉ ngày ngày sụp lạy hết tượng gỗ, đến tượng đất, rồi đến tượng đồng. Ngài Đại Bố đã đánh cho mỗi người trong chúng ta một cái tát tay nẩy lửa mà rằng: Trong chúng ta có ai cần lấy gỗ làm tượng, hoặc giả tô màu trét phấn, hoặc giả cố vẽ thành hình một Đức Phật. Để chi ? Để tự mình vẽ bùa cho mình đeo. Hãy lắng nghe những lời chỉ dạy của Ngài Bố Đại để ngày ngày quay về sống với chính ông Phật trong ta.

6. Pháp bổn như vô pháp
Phi hữu diệc phi vô
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sanh dữ Phật đồng
Tịch tịnh Lăng Già Nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu
Tam muội nhậm thông châu.

Pháp vốn là pháp không
Chẳng có cũng chẳng không
Nếu người biết pháp ấy
Chúng sanh cùng Phật đồng
Trăng Lăng Già vắng lặng
Thuyền Bát Nhã rỗng không
Biết không, không thực hữu
Chánh định mặc thong dong.

Các pháp xưa nay vốn sanh diệt biến đổi liên tục, khi hiện hữu khi vắng mặt theo duyên giả hợp. Do vậy, bản chất các pháp là không thực có, chúng có một cách tạm bợ mà thôi, chúng không hạn cuộc trong lý giải có hoặc không (phi hữu diệc phi vô). Ai ngộ được pháp không nầy thì cùng chư Phật nắm tay, vì người đó đã nhận ra được tự thể của các pháp là không, là không có thực, nên không còn vướng mắc gì nữa. Người đó an vui tự tại giữa cuộc đời có không giả tạm nầy.

Thiền sư Huệ Sinh của Việt Nam, vào đời nhà Lý, đã khẳng định rằng Bản Lai Chân Diện Mục của mình phải được chính mình nhận ra thì chừng đó có pháp, không pháp cũng chẳng quan hệ gì; chừng đó trăng Lăng Già vắng lặng; thuyền Bát Nhã rỗng không. Chừng đó mọi cuộc luân hồi sanh tử đà chấm dứt; chừng đó ta sẽ hằng sống trong niềm hạnh phúc vĩnh cữu. Cái hạnh phúc vĩnh cữu nầy không ôũ một nơi xa xăm nào đó, mà là ôũ ngay trong cái thân tứ đại vô thường nầy. Hãy lắng lòng mà suy nghiệm xem !

7. Khi còn niên thiếu, ta thấy cái gì cũng xinh, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng cao quý, cái gì cũng lý tưôũng. Tại sao vậy ? Tại vì lúc ấy ta chưa thấu triệt được lẽ huyền diệu của cuộc đời. Tầm nhìn của ta hãy còn mê mờ và hạn hẹp. Ta hoàn toàn bị thu hút và chi phối bôũi những biến chuyển thăng trầm của thế sự. Hễ ngày xuân đến, hoa nôũ với cảnh sắc tưng bừng thì lòng ta cũng xôn xao, rộn rịp và ngây ngất với hương xuân. Tuy nhiên, khi ta đã thấy được cảnh sắc huy hoàng thật sự của điện Đôn Hoàng thì lòng ta chửng chạc chứ không còn bị lôi kéo bôũi mọi thinh sắc đã từng lôi kéo ta trước đây. Nhưng làm sao để khám phá được điện Đôn Hoàng ? Theo Thiền sư Trần Nhân Tôn, con đường duy nhất là hãy lắng lòng mà trôũ về với Bản Lai Chân Diện Mục. Chừng đó mắt ta sẽ sáng ra, tai ta sẽ nghe ngay cả những thinh âm vi tế. Chừng đó lòng ta sẽ an nhiên tự tại. Ta hãy suy ngẫm về bài kệ Đôn Hoàng Điện sau đây của vua Trần Nhân Tôn :

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim khám phá Đôn Hoàng Điện
Thiền bản Bồ Đoàn khán trụy hồng.

Niên thiếu chưa tường lẽ có không
Ngày xuân hoa nôũ rộn tơ lòng
Chúa Xuân nay đã thành quen biết
Thiền tọa an nhiên ngắm trụy hồng.

8. Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần Dương bên Tàu đã thấy sự lợi ích không thể nghĩ bàn của pháp môn tọa thiền nên Ngài đã ứng khẩu làm thành bài kệ khuyên mọi người, chứ không riêng vì tăng chúng, nên thiền tập. Vì thiền tập sẽ giúp cho thân chúng ta được điều hòa và khỏe mạnh. Khi nghe uể oải trong người như sắp bị cảm mà ngồi thiền độ một hoặc hai tiếng đồng hồ là cảm cúm tự tránh xa. Tại sao ? Tại vì lúc ngồi thiền ta ít tiêu thụ năng lượng, do đó mà đa phần năng lượng sẽ biến thành nhiệt lượng giữ cho cơ thể luôn ấm áp. Ngoài ra, tọa thiền còn giúp tâm ta bớt viển ly, điên đảo, và mộng tưởng. Hãy quán xét bài kệ sau đây của Ngài Thiện Chiêu:

Bế hộ sơ dung tẩu
Vi tăng nhạo tọa thiền
Nhất tâm vô tạp niệm
Vạn hạnh tự thông huyền
Nguyệt ấn thu giang tĩnh
Đăng minh thảo xá tiên
Kỷ nhân năng đáo thử
Đáo thử kỷ năng chơn.
Đóng cửa lại sẽ thấy (cửa ôũ đây là cửa tâm)
Sự thích thú của tọa thiền càng tăng
Nhất tâm không tạp niệm
Muôn hạnh tự thông huyền
Trăng in dòng thu lặng
Đèn sáng khắp nhà cỏ
Mấy người hay đến đó
Đến đó mấy kẻ thành.

9. Đức Từ Phụ đã từng dạy cho tứ chúng về lẽ “Không” trong kinh Kim Cang. Lý chơn của tính không ôũ đây nói lên sự huyễn giả của chư pháp: thị chư pháp không tướng. Hiểu được như vậy, ta sẽ không còn mê mờ, chấp trước nữa; mà ngược lại, chúng ta sẽ hoàn toàn buông xả. Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta nên luôn quán sát như thế để thấy rằng những cái có hình tướng đều là mộng, là huyễn, là giả, là không thật. Hãy nghiền ngẫm lời dạy của Đức Từ Phụ trong kinh Kim Cang:

Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.

Tất cả các pháp hữu vi
Như mộng, như huyễn, như giả
Như sương, cũng như điện
Nên luôn khôũi quán như vậy.

10. Thiền sư Cảnh Sơn bên Tàu đã ngộ đạt đến tuyệt đỉnh của Phật lý nên dưới mắt Ngài, cái gì cũng là không. Ngược lại với kẻ mê thì cái gì cũng là có. Ngộ cái không tức là nhận biết được lẽ đạo, lẽ chơn không; từ đó mà hiển bày diệu hữu. Cũng từ đó mà giữa không và có không còn biên giới hạn hẹp của phàm phu nữa. Hãy suy ngẫm bài kệ của Ngài :

Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tánh
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng.

Các pháp từ xưa nay
Tướng thường tự tịch diệt
Xuân đến trăm hoa nôũ
Cành liễu hoàng oanh hót.

11. Một vị thiền sư thời Nam Tống bên Tàu đã lấy một bài thơ Đường mà giúp cho người đời luôn tìm thấy mùa xuân qua thiền. Với Ngài, thiền là cả một nghệ thuật sống tuyệt vời; thiền là nghệ thuật kềm chế vọng tưởng và ảo giác của con người; thiền là bình tĩnh trước cuộc đời , dù rằng ngoại cảnh có diễn ra trước trạng thái nào cũng không làm xáo động dòng suy tưôũng của ta. Thành hay bại, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, quyền uy hay không quyền uy, giỏi hay dở, xuân đến hay xuân tàn... không còn là chuyện bâng khuâng thương tiếc với ta nữa. Với thiền, gió thổi qua cành trúc, gió qua rồi, trúc không buồn giữ chi tiếng gió. Với thiền, nhạn bay qua đầm, nhạn qua rồi, đầm cũng không buồn lưu chi ảnh nhạn. Quả thiền vị thật tuyệt vậy. Hãy suy ngẫm bài Đường thi sau đây :

Phong suy sơ trúc
Phong quá nhi trúc bất lưu thanh
Nhạn độ hàn đàm
Nhạn khứ nhi đàm bất lưu ảnh.

Gió thổi qua trúc thưa
Gió qua rồi, trúc không buồn giữ tiếng gió
Nhạn bay qua đầm lạnh
Nhạn đi rồi, đầm không buồn giữ ảnh nhạn.

12. Cách nay gần cả ngàn năm, thiền sư Mãn Giác đã nhìn sự vận hành của thời gian chả là cái gì cả nếu ta thấu triệt đạo lý Phật Đà. Với Ngài, Xuân, Hạ, Thu, Đông là những bước chân dịu dàng, nhưng nghiệt ngã; chính chúng mang đến hơi ấm, làn gió mát, sự tươi tỉnh của vạn vật, nhưng cũng chính chúng đã nghiền nát tất cả những thành hoại của trần gian. Với Ngài, tất cả các pháp trên thế gian nầy đều bị chi phối bởi vô thường. Có xuân nào còn hoài, có hạ nào ôũ mãi, có thu nào không tàn, có đông nào không qua. Vạn pháp là vô thường như vậy đó. Khi mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, không có cái gì có thể cưỡng lại được. Khi mùa Xuân đi, trăm hoa đều tàn, cũng không có gì có thể cưỡng lại được. Tuy nhiên, với Ngài Mãn Giác, vẫn còn một cái gì đó vững vàng mặc cho giông bão của thời gian. Cái đó dù chỉ mong manh như cành mai sân trước, nó vẫn trường tồn. Nó là cái ? Xin mời quý bạn hãy cùng thiền sư Mãn Giác đi tìm nó :

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nôũ
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già lại đến
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.

Ngài Mãn Giác chẳng những nói đêm qua, mà Ngài còn ngụ ý cả đêm nay, đêm mai và mãi mãi, cành mai ấy sẽ không và sẽ không bao giờ rơi rụng với thời gian. Với Ngài, trong cái đêm tối mờ mịch ấy, Niết Bàn vẫn hiển lộ. Trong vô lượng kiếp lăn trôi trong luân hồi sanh tử ấy, ta vẫn còn có một cành mai, cành mai của giác ngộ và giải thoát.

13. Thiền sư Trần Thái Tôn đã nhìn thấy đời, rồi nhìn thấy đạo. Ngài đã thấy rõ con người thật của chính mình sau những năm tháng thăng trầm vương nghiệp. Cũng chính vì khối thịt đỏ nầy mà từ bấy lâu nay ta lăn trôi trong luân hồi sanh tử; cũng chính vì nó mà ta đã quay cuồng trong vô số khổ đau. Ngài đã chẳng những vạch ra cho chính Ngài, mà Ngài còn vạch ra cho mọi người thấy rõ cái “Tôi” mà chúng ta thường ôm ấp bấy lâu nay là sai lầm; nó chỉ làm khổ chúng ta thôi. Chính con người thật của ta đang đứng sừng sửng, cao vòi vọi như trái núi đang lẫn khuất sau bức mây mờ của vô minh. Chúng ta hãy theo Ngài Trần Thái Tôn đi vén bức màn vô minh ấy để thấy cho được con người thật của chính ta.

Vô vị chân nhân xích nhục đoàn
Hồng hồng bạch bạch mạc tương man
Thùy tri vận quyện trường không tỉnh
Thúy lộ thiên biên nhất vạn sơn.

Có vị gì đâu khối thịt đỏ au ?
Hồng hồng, trắng trắng khéo lừa nhau
Ai hay mây cuốn, trời quang tạnh
Hiện rõ bên trời dáng núi cao !

14. Thiền sư Ngộ Ấn, trước khi tịch diệt, Ngài đã để lại cho chúng ta một bài kệ bất hủ về sự chiến thắng chính mình. Phật đã dạy rằng chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Đó là chiến công oanh liệt nhứt. Tự chiến thắng mình là tự biến mình thành một khối kim cương lạ lùng và mầu nhiệm. Có còn cái gì có thể hủy hoại được nó đâu ? Mà ngược lại chính khối kim cương ấy sẽ phá tan biên giới ta và phi ta, để liễu ngộ đạo lý tử sanh. Chính khối kim cương ấy sẽ giúp ta an trú trong chánh niệm, chứ không còn trú trong cái ta sanh diệt nữa. Và cũng chính khối kim cương ấy sẽ giúp ta tự tại và giải thoát. Ngài Ngộ Ấn đã dạy rằng có gì đâu mà không chiến thắng được những cái tạm bợ. Giữ chi, ôm chi, thương chi, chấp chi cái thân tứ đại đầy sinh, lão, bệnh, tử nầy ? Một thân xác gầy còm, tạm bợ và đầy dẫy sinh tử, lăn trôi trong vũ trụ trông thật là tội nghiệp. Với Ngài Ngộ Ấn, nơi nương tựa trường cữu là quay về với cái tâm sâu thẳm của chính mình. Đó mới chính là sào huyệt của tự tại và bình an. Chỉ có nơi đó ta mới tìm thấy được hạnh phúc trọn vẹn và vĩnh cữu mà thôi.

Diệu tính hư vô bất khả phàn
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn.

Tính không huyền diệu vô vàn
Tâm không, liễu ngộ nghĩ bàn được đâu ?
Núi cao ngọc cháy đượm màu
Trong lò sen thắm cho dầu lửa thiêu.

15. Thiền sư Trần Nhân Tôn đã thấy rằng những nhận thức sai lầm của ta chỉ làm cho ta ngày càng xa cách con người thật của chính ta, hoặc giả chỉ làm cho ta ngày càng xa lìa cái Phật tánh trường tồn bất biến từ vô thỉ. Làm sao để khám phá ra được sự thật đang đứng sừng sừng trước mắt ta đây ? Khi khám phá ra được cái sự thật ấy thì tự nhiên nẻo về cũng không còn xa nữa. Chúng ta hãy cùng thiền sư Trần Nhân Tôn khám phá sự thật ấy.

Nhứt thiết pháp bất sinh
Nhứt thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền.

Bây giờ ta đã thấy rõ sự thật ấy ở đâu rồi, vậy xin hãy nối gót Trần Tiên Sinh mà lần về cõi Phật.

16. Tâm tùy vạn cảnh chuyển,
Chuyển xứ thật năng u.
Tùy lưu nhận đắc tánh,
Vô hỷ diệc vô ưu.

Tâm theo muôn cảnh chuyển,
Chỗ chuyển thật kín sâu.
Theo dòng nhận được tánh,
Không mừng cũng không lo.
Tổ Ma-Noa-La, Tổ Thiền Tông thứ 22

17. Thiền sư Minh Hành vào đời Trần đã nhìn thấy ánh chân như tỏa rộng vô cùng mầu nhiệm của Phật pháp. Tất cả các pháp đều vô thường sanh diệt; chỉ có chân tâm là thường hằng, là vĩnh cữu. Ông đã để lại một bài kệ trước phút nhập diệt:

Minh chân như tính hải
Kim tường Phổ Chiếu Thông
Chí Đạo thành chánh quả
Giác ngộ chứng chân không

Thấy chân như bể rộng
Ánh vàng chiếu muôn phương
Đạt đạo thành chánh quả
Giác ngộ chứng chân không.

18. Vào thời vua Lê Dụ Tông, Minh Lương thiền sư đã đốn ngộ được thiền sư Chân Nguyên bằng bài kệ sau đây :

Mỹ ngọc tàng ngoan thạch
Liên hoa xuất ư nê
Tu tri sanh tử xứ
Ngộ thị tức Bồ Đề.

Ngọc xinh trong đá lỏi
Hoa sen mọc nơi bùn
Tu rõ đường sanh tử
Ngộ đích thị Bồ Đề.

Ngọc xinh trong đá, như sen ẩn trong bùn. Tu là biết đường sanh tử. Khi ngộ tức Bồ Đề. Trong đá vẫn có ngọc, trong bùn sen vẫn vươn lên. Trong phàm phu vẫn có Phật. Hai nẻo ấy không rời nhau, mà kỳ thật chúng song hành như những người bạn đồng hành. Trong chúng sanh có Phật; cũng như trong sanh tử ta thấy thấp thoáng bóng dáng của Bồ Đề. Chỉ có điều là ta có biết tu, biết thiền hay không thôi. Nếu ta biết tu, biết thiền, tức là ta đã nhận chân ra đâu là sanh tử, đâu là Bồ Đề ? Sanh tử và Bồ Đề chỉ khác nhau giữa mê và ngộ, đơn giản như vậy thôi.

19. Thi hào Lý Bạch là một thi nhân nỗi tiếng thời thịnh Đường. Ông cũng đã nhìn thấy thân phận khách lữ hành của một con người. Thấy và biết như vậy, nhưng không làm sao để vượt thoát ra được cái vòng lẩn quẩn ấy. Không biết về sau nầy Lý Bạch có tìm ra chân lý cho lẽ sống của ông hay không ? Nhưng qua bài thơ nói về kiếp con người của ông, chúng ta thấy Lý tiên sinh đã đi được hai phần đường tu rồi. Chúng ta hãy cùng Lý tiên sanh đi vào kiếp người :

Sanh vi quá khách
Tử vi quy nhân
Thiên địa nhất nghịch lữ
Đồng vi vạn cổ trần.

Sống làm khách qua đường
Chết về lại cố hương
Trời đất là quán trọ
Cùng hạt bụi ngàn năm.

Ôi thương thay cho Lý Bạch, cùng thương thân phận hạt bụi ngàn năm của ông. Với Lý tiên sinh, thân phận con người chỉ là những hạt bụi lăn trôi từ vô thỉ. Với Lý Bạch, kiếp nhân sinh và hạt bụi nào có khác chi đâu ?

Cả hai vốn cùng cội nguồn, cùng bản thể. Nhưng ngừng lại ôũ chỗ thân phận con người chỉ là những hạt bụi lăn trôi thì tội nghiệp quá. Không lẽ để cho hạt bụi ấy cứ mãi lăn trôi ? Chúng ta phải tìm cho được cái đích thực giá trị của lẽ sống. Phải tìm cho được bản chất thật sự của hạt bụi ấy để quay trôũ về với cội nguồn của sự thật. Chúng ta là những đứa con Phật, quyết không để lâm vào cái tình cảnh nửa chừng lăn trôi của Lý tiên sinh, mà chúng ta quyết quay ngay vào chính ta để vạch ra hướng đi cho chính mình. Sự an lạc hay đau khổ là ôũ tại nơi ta. Chúng ta sẽ không để cho một mắc xích nào buộc trói chúng ta; mà chúng ta phải tự mình vượt thoát. Dĩ nhiên cuộc vạn lý vượt thoát nầy không phải là dễ, nhưng không vì vậy mà chúng ta cứ mãi sống hư hư ảo ảo; mộng không ra mộng, thực không ra thực. Sống mà như ỘTúy sanh mộng tửỢ : Sống say chết mộng. Đừng để đời người mãi đắm chìm trong mê lộ tử sinh đằng đẳng. Sống mà cứ mãi ôm lấy những cái có, những cái không, những cái vui, buồn, thương, ghét, tốt, xấu, sinh, lão, bệnh, tử mãi như thế nầy ư ?

20. Thiền sư Nam Nhạc đời Đường, trước khi tịch diệt có bài kệ căn dặn đệ tử :

Nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh
Tâm vô sôũ sanh, pháp vô sôũ trụ.
Nhược đạt tâm địa sôũ trụ vô ngại
Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.

Tất cả các pháp đều do tâm mà ra
Tâm không có chỗ sanh thì pháp cũng không có chỗ trụ.
Nếu đạt được tâm địa chỗ trụ không ngại
Chẳng gặp bậc thượng căn cẩn trọng chớ vọng truyền.

Thiền sư Nam Nhạc đã thấu triệt lý huyền diệu đến nỗi Ngài đã không còn phân biệt thiền hay không thiền. Tuy nhiên, kẻ hậu bối chúng ta phải vô cùng cẩn trọng, vì nếu chẳng phải là bậc thượng căn mà truyền dạy và hứa khả Phật pháp một cách bừa bãi. Gặp ai cũng nói pháp thượng thừa, khiến kẻ ngã mạn tiểu căn chấp ngã, hiểu lầm lý Phật, hành xử ngược lại thánh ý. Đã không đem lại lợi ích mà còn làm cho những hạng người ấy sa vào chấp không, tạo nghiệp vô ký, càng ngày càng xa mất bổn tâm của chính mình, làm sao tu hành đúng chánh pháp được? Còn với Ngài Nam Nhạc, hễ tâm không thì mặt trời trí huệ sẽ tự sáng chiếu. Mà thật vậy, cho đến bây giờ những gì Ngài đã dạy vẫn còn là những chân lý không ai có thể chối cãi được. Tâm mà không sanh, pháp sẽ không có chỗ trụ, thật ư là đơn giản. Hãy lắng lòng chiêm nghiệm và hành trì câu nầy thôi cũng đã là quá đủ cho cuộc tu hành rồi.

21. Thiền sư Minh Hương đã nhắc lại kiếp con người như huyễn. Nó không có điểm bắt đầu, mà cũng không có điểm chấm dứt. Tất cả đều là huyễn giả, chớ nào ai có xứ sôũ chi đâu, chỉ là những lầm chấp mê dại của con người. Thấy có, tưởng có; nào dè ấy lại là không. Cái xứ sở thật của chúng ta là ở ngay cái Bản Lai Chân Diện Mục, mà chỉ có ta mới có thể tìm ra được. Tuy nhiên, đến khi tìm ra được cái chơn tông ấy rồi thì ta mới thấy rằng chính nó cũng là huyễn. Thấy như thế để biết rằng huyễn hay hữu gì thì cũng là không không. Thấy như thế để ta không ôm chặt vào một cái gì ở cái cõi nước tạm bợ nầy. Chúng ta hãy thiền du cùng Đại sư Minh Hương để tự tìm về quê hương xứ sở vạn kiếp :

Bản lai vô xứ sở
Xứ sở thị chơn tông
Chơn tông như thị huyễn
Huyễn hữu tức không không.

Xưa nay không xứ sở
Xứ sở là chơn tông,
Chơn tông như thế huyễn
Huyễn có là không không.

22. Thiền sư Nhất Nguyên đã ê chề cho thế sự cõi Ta Bà. Cõi nước tự nó lắm sanh nhiều phiền toái. Nói cũng không được, mà không nói cũng không xong. Người thì bảo đẹp, kẻ lại bảo xấu. Người thì cho đúng, kẻ lại nói rằng sai. Người thì cho hay, kẻ lại bảo dôũ. Ôi Ta Bà ơi ! Ta phải làm sao đây ? Thiền sư Nhất Nguyên đã thử đưa ra một nét. Nói là đưa ra một nét, kỳ thật đây là một tiếng sét. Mà sau tiếng sét ấy, vầng hồng ló dạng. Ánh hồng rực rỡ chiếu muôn phương. Ngài đã làm cho Ta Bà cảnh tỉnh. Ta Bà là như thế đó, nói cái gì bây giờ ? Nói làm sao bây giờ ? Cứ nhìn vầng hồng đi, nếu thấy đẹp, thích nhìn thì cứ nhìn, thấy xấu, chẳng thích thì thôi đừng nhìn. Tôi thấy thế, tôi bảo thế. Ai thích thì nghe, ai không thích thì thôi. Tùy căn cơ hạnh nguyện mà sống, mà tu. Đừng ai bắt ép ai, cũng đừng ai chỉ trích ai chi cho thêm rối loạn cõi Ta Bà. Có ai dám bảo tên giặc cướp khét tiếng không thành Phật khi dám móc trái tim mình trao cho Huyền Trang mang về cõi Phật. Còn có ai dám cả quyết rằng một vị sư trọn kiếp tu hành tinh chuyên chắc chắn sẽ thành đạo quả Vô Thượng ? Tương tự, người ăn chay đừng tự cho mình là trong sạch; kẻ ăn mặn cũng chớ nên lầm tưởng rằng ta đây đã phá bỏ được bức tường chấp trước, mà khinh thường chay lạc chỉ là hàng ấu trỉ sơ cơ. Hãy ngẫm nghĩ lại mà coi, tu hành ôũ chỗ nào mà ngày ngày vẫn ăn thịt chúng sanh ? Làm sao tu được quả Vô Thượng Bồ Đề khi tự mình lại ngày ngày đi hảm hại những người anh em lạc loài nhỏ bé. Hãy phản quang tự kỷ để thấy rằng ai trong chúng ta cũng hãy còn phàm phu lắm. Thấy để mà tu; thấy để mà tinh tiến hành trì hơn. Chúng ta hãy thử cùng Đại sư Nhất Nguyên suy ngẫm lại chính chúng ta xem :

Hữu thuyết giai thành báng,
Vô ngôn diệc bất thông,
Vị quân, thống nhất tuyến,
Lãnh đông, nhật xuất hồng.

Nói ra cũng bị kẹt,
Mà không nói cũng chẳng xong,
Vì bạn mà tôi đưa một nét
Đầu núi, ánh dương hồng.

Kỳ thật thiền sư Nhất Nguyên chỉ nhắc lại những lời Phật dạy trước khi Phật nhập diệt: Ta đã không nói gì suốt bốn mươi chín năm trường; chẳng qua là môi ta mấp máy; và cũng chỉ chẳng qua là miệng ta động chứ ta có nói gì đâu ! Với Phật, im lặng là im lặng trong chánh pháp, nói năng là nói năng trong chánh pháp. Khi lời nói và sự im lặng của ta mà thanh tịnh, đúng như lời Thế Tôn đã dạy. Nghĩa là sự im lặng của ta đang ôũ trong chánh niệm và chánh định thì sự im lặng đó quý hóa vô cùng cho đường tu; bằng không thì nó là con ma ngũ uẩn, vô tri vô giác, hoặc giả là những đè nén của ý thức tạm thời. Cũng như vậy, nói năng mà hợp với chánh ngữ (chánh pháp) thì xuất ngôn; bằng không thì không nói vẫn hay hơn. Người thật tâm tu tập, kiểm soát thân tâm thì, trong tất cả các hành xử của ba nghiệp (thân, miệng, ý) lúc động (tạo tác) cũng như lúc tịnh (thiền định) không khi nào trái nghịch với đạo lý thanh tịnh, an lạc và giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sanh được.

Thấy như vậy, chúng ta hãy ráng mà vâng giữ những gì Phật dạy và hãy nghe theo Ngài Nhất Nguyên đi. Tất cả chỉ là phương tiện, nói hay không nói cũng chỉ là phương tiện. Đạo mà rốt ráo rồi thì cũng chẳng cần phải biện giải chi nữa; hoặc giả lúc ấy cũng chẳng có gì để nói cả.

23. Trong kinh Kim Cang Phật đã dạy rằng:

Bất ưng trụ sắc sanh tâm,
Bất ưng trụ thinh sanh tâm,
Bất ưng trụ hương sanh tâm,
Bất ưng trụ vị sanh tâm,
Bất ưng trụ xúc sanh tâm,
Bất ưng trụ pháp sanh tâm,
Ưng vô sôũ trụ nhi sanh kỳ tâm.

Không vì sắc mà sanh tâm; cũng không vì âm thanh, mùi vị, xúc tiếp, hoặc pháp mà sanh tâm. - cái chỗ không có sôũ trụ ấy mà sanh tâm. Phật đã dạy rõ ràng nếu chúng ta không dựa vào sáu trần mà sanh tâm thì ngộ được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đừng để đối cảnh sanh tâm để rồi phân biệt hay dôũ, đẹp xấu, giàu nghèo, sang hèn... Mà chỉ nên vin vào tánh thấy biết đang hiện hữu, ấy chính là chơn tâm của ta vậy. Tánh thấy, nghe, biết nầy không sanh diệt mà cũng vô phân biệt. Tánh nầy nhìn sự vật đúng như thật, không tác ý phân biệt, không tạo nghiệp và đón nhận khổ đau. Chỉ có sự kết hợp của căn, trần và thức là đưa ta vào mê lộ, là tạo ra vọng thức, tạo nghiệp, rồi thọ khổ luân hồi mà thôi. Xin hãy hành trì theo những lời Phật dạy đi rồi sẽ thấy !

24. Trong thời mạt pháp, có lắm kẻ tự xưng là thiền sư. Thiền nói ngoài miệng, chứ trong tâm nào ai có biết thiền hay không thiền. Miệng nói thiền, mà đối cảnh vẫn sanh tâm. Miệng nói thiền mà tâm vẫn lăng xăng lích xích. Miệng nói thiền mà tâm vẫn não não phiền phiền. Chính vì quan ngại cho sự trường tồn của giáo lý Phật Đà mà Ngài Trúc Lâm đã ứng khẩu thành bài kệ, vừa để dạy chúng đệ tử, mà cũng vừa để cảnh tỉnh đời :

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

- trong cõi nước Ta Bà nầy xin hãy tùy duyên, chứ đừng cứng nhắc. Hễ thấy đói thì ăn, thấy mệt thì ngủ nghỉ. Trong nhà có của gia bảo, chớ nên tầm tìm ôũ đâu xa. Khi đối cảnh mà tâm không động ấy là thiền. Qua bài kệ trên, ta thấy thiền rất giản đơn; tuy nhiên, không dễ mấy ai đã thành tựu với cái giản đơn nầy. Thường thì chỉ là tự xưng mình đã đạt được cái giản đơn nầy bằng lòe, hoặc bằng cống cao ngã mạn mà thôi. Người Phật tử chân chánh nên luôn nhớ lời dặn dò của Ngài Trúc Lâm để mà tu cho tinh tiến hơn.

25. Trong kinh Kim Cang Đức Từ Phụ đã khẳng định với chúng sanh rằng :

Nhược dỉ sắc kiến ngã
Dỉ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.

Nếu do sắc thấy ta
Do âm thanh cầu ta
Là người theo tà đạo
Không thể thấy Như Lai.

Phật dạy rõ ràng nếu chạy theo sắc tướng, hoặc thanh âm mà cầu Phật, tức là chạy theo ngoại trần mà bỏ ông Phật ôũ trong ta. Người mà tu như vậy là tu theo tà đạo, chẳng bao giờ có thể diện kiến được Như Lai đâu. Hãy xoay lại với bản lai chân diện mục của mình tức thì thấy Phật. Tuy nhiên, nói như vậy chủ yếu cho ta đừng lầm chấp vọng ngoại, chớ không phải để ta chối bỏ tất cả. Chúng ta không nên lầm chấp mà coi thường những hình tượng Phật. Hãy nhơn lúc chiêm ngưỡng những hình tượng Phật mà ôn tầm lại những đức tánh của Ngài.

Hãy xem việc tụng trì kinh điển như là vừa tự giáo dục mình, mà cũng vừa trói buộc không cho cái tâm viên ý mã nầy chạy theo trần cảnh. Xin hãy từng bước mà tiến tu, chớ đừng quá vội mà hỏng đi cả một đời.

26. Thiền sư Hoàn Hương trong một bài kệ cũng với đề tựa Hoàn Hương đã nhắc nhở cho chúng ta thấy quê cũ là ở ngay trong chính ta, chứ không từ ở đâu đâu. Lại càng không ở một nơi xa xôi khó tìm nào. Đừng hướng ngoại mà cầu tìm chi cho vô ích; hãy quay về với chính ta thì sẽ thấy. Đừng rời bất cứ cử chỉ hành động hằng ngày nào của ta, mà hãy trở về ngay với thực tại thì sẽ thấy trong mỗi chúng sanh đều sẳn có, chứ phương chi phải đi tìm ôũ Nam, Bắc, Đông, Tây ? Chúng ta hãy suy ngẫm về bài kệ Hoàn Hương của Thiền sư Hoàn Hương :

Hoàn hương tịch tịch yểu vô tung,
Bất quái chinh phàm thủy lục thông.
Đạp đắc cố khai điền địa ẩn,
Cánh vô Nam Bắc dữ Tây Đông.

Về làng vắng vẻ cảnh mông lung,
Thủy bộ không buồm thuyền vẫn chạy.
Dẫm đạp đất xưa nguồn an ổn,
Lại không Nam Bắc với Tây Đông.

27. Vạn lý vi thùy lai
Lai phục vi để sự ?
Ngoa lý mô chi đầu
Nguyên bất tại biệt xứ
Nhược hướng ngoại biên tầm
Tẩu tận thiên nhai lộ
Lai lai khứ phục lai
Thử pháp nguyên vô trụ
Thí vấn Tào Khê Tăng
Bồ Đề khả hữu thọ ?
Nhược bất đắc nhất chi
Uổng phí mại đơn bố.

Vạn dậm đến là ai ?
Đến để vì việc gì ?
Trong giầy mò mấy ngón
Vốn không ở chỗ khác.
Nếu tìm ở bên ngoài
Chạy đến tận chân trời
Cứ chạy đi chạy lại
Pháp nầy vốn không trụ.
Thử hỏi tăng Tào Khê
Bồ Đề có cây chứ ?
Nếu chẳng được một cành
Uổng phí sắm hành lý.
Hám Sơn Thiền Sư

28. Quán Thân
Thị thân như thủy bào
Sạ hiện diệc bất cữu
Si nhi dĩ vi châu
Thủ chi bất doanh thử
Huống phục ư thủ trung
Đa tham vi tội tẩu
Duy tại trí nhãn quan
Tất cánh hà sở hữu.

Thân nầy như bọt nước
Chợt hiện cũng chẳng bền
Trẻ thơ cho là ngọc
Bắt lấy chẳng đầy tay
Huống là ở trong đó
Tham lam làm nguồn tội
Chi dùng mắt trí xem
Rốt cuộc làm gì có.
Hám Sơn Thiền Sư

29. Quán Tâm
Thử tâm bổn vô hình
Thị chi bất khả kiến
Khởi diệt liễu vô đoan
Tấn nhược không trung điện
Vọng tưôũng trục trần lao
Khát lộc bôn dương diệm
Kham ta kim cổ nhân
Đô áp lương vi tiện.

Tâm này vốn không hình
Chỉ thì chẳng thể thấy
Khôũi diệt không đầu mối
Mau như chớp trong không
Vọng tưôũng theo trần lao
Nai khát đuổi sóng nắng
Đáng than người kim cổ
Đều ép lành làm tiện.
Hám Sơn Thiền Sư

30. Thở vào tâm tĩnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời.

Thiền sư Nhất Hạnh đã nói rõ là trong thiền quán, thân tâm ta là một. Tâm tĩnh lặng cũng có nghĩa là thân tĩnh lặng. Miệng mỉm cười là chứng tích của sự an lạc nơi thân và tâm. Bản chất của thiền tập là trôũ về an trú trong hiện tại để quán chiếu về những gì đang xãy ra trong giờ phút hiện tại. Hãy thực hành những gì Ngài đã chỉ dạy trong thiền quán hằng ngày để thấy rằng từng giờ, từng phút của ta là đẹp tuyệt vời.

31. Chư Phật và chúng sanh, chỉ là một tâm nầy, ngoài ra không có pháp nào khác. Nội tâm vô đoan; từ vô thỉ chưa từng sanh, chưa từng diệt; không có khởi đầu, cũng không có chấm dứt. Tâm nầy không hình tướng; không lớn, không nhỏ; không xanh, không vàng; không mới, không cũ; không đẹp, không xấu; không dài, không ngắn. Tâm nầy vượt qua tất cả giới hạn của văn tự, ngôn ngữ. Chính Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã khẳng định:

Ngoại dứt chư duyên;
Nội tâm vô đoan.
Tâm như tường bích,
Khả dĩ nhập đạo.

Ngoài dứt các duyên;
Trong bặt nghĩ tưôũng.
Tâm như tường đá,
Mới vào được đạo.

Bài kệ của Sơ Tổ tuy đơn giản và dễ hiểu; tuy nhiên, hành trì và hằng sống với bài kệ là một vấn đề không đơn giản. Như Sơ Tổ đã từng nói: biết bao nhiêu người tu tập, mà có mấy ai thấu đạt lý chơn. Vậy thì người con Phật, nhứt là những người còn tại gia, hãy cố gắng, nói, hiểu và hành trì phải đồng nhất.

32. Ý về muôn vạn nẻo
Thiền lộ tâm an nhiên
Từng bước gió mát dậy
Từng bước nôũ hoa sen.

Cũng chính thiền sư Nhất Hạnh đã dạy ta cách điều hợp hơi thôũ sao cho từng bước chân ta an trú vững vàng trong chánh niệm. Từng bước chân ta dịu dàng, nhưng cũng đủ làm tươi mát lòng ta, lòng người. Từng bước chân ta là sen nôũ cho ta và cho người. Ôi cuộc sống thiền tuyệt diệu !

33. Đại Mai Pháp Thường thiền sư sau khi nghe Mã Tổ giải thích rằng Tức Tâm Tức Phật, liền đại ngộ. Ngài đã lui về trong rừng sâu núi thẳm mà qui ẩn. Về sau nầy, có người đến tìm, ông bèn dùng bài kệ đáp:

Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm,
Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm.
Tiều khách ngộ chi do bất cố,
Dĩnh nhân ná đắc khổ truy tầm ?
Nhất trì hà diệp y vô tận,
Sổ thụ tùng hoa thực hữu dư !
Cương bị thế nhân tri trụ xứ,
Hựu di mao xá nhập thâm cư.

Cây khô nép lạnh rừng nầy,
Xuân qua mấy độ chẳng thay tấm lòng.
Khách tiều gặp chẳng buồn trông,
Hát hay kẻ ấy nhọc lòng tìm chi ?
Ao sen thừa áo huyền vi,
Hoa tùng lót dạ thiếu gì nữa đâu !
Thế nhân tìm gặp hôm nào,
Am mây ta lại dời vào rừng sâu.

Với Ngài Đại Mai, thời gian và không gian đâu còn có lý nghĩa gì. Ngài chỉ hiện thấy non hết xanh rồi lại vàng; hết vàng rồi lại xanh. Ngài cũng không còn thiết chi đến đưòng ra vào thảo am của Ngài nữa; Ngài chỉ biết rằng cứ theo đường nước mà đi thì sẽ đến. Còn sự an nhiên tự tại nào hơn thế nữa đâu ? Thật tình mà nói, nếu lúc ấy có ai hỏi Ngài tên gì ? Bao nhiêu niên tuế ? Chắc là Ngài cũng sẽ trả lời bình minh và hoàng hôn có gì quan hệ ? Hoặc giả rừng xanh lắm thứ hãy còn vô danh. Mã Tổ nghe nói, bèn cho thị giả lên hỏi Đại Mai rằng hồi gặp Mã Đại Sư, Mã Đại Sư đã nói gì mà khiến cho Ngài phải trụ sơn như vậy. Nghe tới Mã Đại Sư, Đại Mai bèn trả lời rằng chính Mã Đại Sư đã nói với ta rằng: Tức Tâm Tức Phật nên ta mới trụ sơn cho đến nay. Thị giả của Mã Đại Sư bèn nói ngay rằng bấy lâu nay pháp tu của Mã Đại Sư có đổi khác. Đại Mai bèn hỏi thị giả là đổi khác thế nào ? Thị giả bèn nói rằng bây giờ thì Mã Đại Sư đang tu theo pháp Phi Tâm Phi Phật. Đại Mai bèn bảo thị giả trôũ về nói lại với Mã Tổ rằng Mã Lão sắp điên tới nơi rồi. Mã Lão cứ tự nhiên mà tu Phi Tâm Phi Phật đi; còn ta thì chỉ biết có Tức Tâm Tức Phật thôi. Thế mới biết cái ngộ nó giản dị, bình thường, nhưng không gì có thể lay chuyển được. Hãy noi theo gương của thiền sư Đại Mai mà tu tập thì kết quả là sự hiển nhiên thôi.

34. Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Thiền sư Hương Hải, dưới thời vua Lê Anh Tông, đã để lại bài kệ nầy trước khi Ngài nhập diệt. Phong thái của bài kệ thật là êm dịu, nhưng nghĩa lý của nó nào có kém chi tiếng sét của Huệ Năng. Từng chữ, từng câu; tuy ngắn mà thật là thâm thúy :

Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không ý để dấu
Nước không tâm lưu bóng.

Nếu ta y cứ theo bài kệ nầy mà hành thiền thì không mấy chốc, cõi tịnh tịch sẽ là đây vậy !
35. Bổn tùng vô bổn
Tùng vô vi lai
Hoàn tùng vô vi khứ
Ngã bổn vô lai khứ
Tử sanh hà tằng lụy.

Vốn từ không gốc
Từ không mà đến
Lại từ không mà đi
Ta vốn không đến đi
Tử sanh làm gì lụy.
Thiền Sư Lân Giác

35. Tịch tịch kính vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không.

Lặng lẽ gương không bóng
Rỡ rỡ châu chẳng hình
Rõ ràng vật phi vật
Vắng vẻ không chẳng không.
Thiền sư Nguyên Thiều

36. Thiền sư Thanh Hồng đã liễu ngộ được giác tánh và Ngài đã để lại một bài kệ về giác tánh trước khi Ngài nhập diệt. Ngài đã sống với cái tánh giác ấy cho đến khi Ngài nhập diệt. Ngài đã đi về cõi vô sanh cũng với cái tánh giác ấy. Với Ngài, không còn một vi tế vọng động. Với Ngài, vọng tưôũng đã lặng xuống tận đáy sâu và chỉ còn lại một tánh giác tròn đầy. Ngài đã vô cùng an nhiên tự tại trước khi nhập diệt. Ngài quả thực là cái gương mà những người tu thiền nên noi theo đó để hành trì. Ngài đã hoàn toàn làm chủ Ngài khi sống cũng như lúc diệt. Ngài đã dạy cho chúng ta nếu muốn thấy khi chết ta có được tự tại hay không thì hãy xem bây giờ ta có an nhiên tự tại hay không. Ngài đã hoàn toàn giải thoát với phiền não, đau khổ. Với Ngài, sanh với tử, không quan hệ gì !
Chúng ta hãy suy ngẫm bài kệ sau đây của Ngài :

Chân không trạm tịch duy thường tại
Bất giác lương điền vọng sở mông
Chơn tánh hà tằng ly vọng hữu
Hoa khai hoa lạc tự xuân phong.
Chơn không lặng lẽ thường còn mãi
Chẳng biết lương điền vọng che lồng
Chơn tánh đâu từng lìa vọng có
Hoa khai, hoa rụng tự gió xuân.

37. Ngã hữu thần châu nhất lõa,
Cửu bị trần lao cơ tỏa,
Kim triêu trần tận, quang minh,
Chiếu kiến sơn hà vạn đóa.

Thần châu sẳn có nơi mình,
Bấy lâu bụi lấp nên mờ mịch.
Sáng nay sạch bụi ngọc sáng ngời,
Chiếu soi vạn khoảnh, thiên khu sơn hà.

Bởi nhìn thấy cảnh lắm kẻ tu mà có mấy người thấy được hạt trân châu của chính mình nên Ngài Úc Sơn thiền sư đã nhẹ nhàng để lại bài kệ bên lề thiền đường, những mong hậu bối chúng ta hãy cố bình tâm mà suy xét cho tường tận trước khi chạy đong, chạy đáo đi tìm ngọc quý bên ngoài. Tuy nhiên, con đường khả dĩ có thể giúp ta tìm thấy hạt châu trong chéo áo là thiền. Thiền một chữ mà lắm kẻ lạc đường. Chỉ một chữ thiền mà không biết bao nhiêu bút mực đã được dùng. Chỉ một chữ thiền mà không biết là bao nhiêu người đã dong ruổi đi tìm, mà tìm cái gì cũng không biết. Chỉ một chữ thiền mà bao nhiêu người đã phải cuồng. Chỉ một chữ thiền mà lắm kẻ đã nghe theo lời tà vạy mà bỏ cả trì giới và chay lạc vì tin theo rằng còn chay lạc là còn chấp chặc; như ta đây không còn chấp chay, chấp mặn; cái gì ta cũng ăn, ăn một cách thong dong tự tại. - thì thong dong tự tại đấy, nhưng mà là thong dong tự tại đi vào địa ngục. Như vậy, Phật tử nên vô cùng cẩn trọng ! Hãy quay về với chính ta; hãy tìm lại trong chéo áo của chính ta cái hạt trân châu mà ta đã bỏ quên từ vô thỉ.

38. Tức tâm nguyên thị Phật,
Bất ngộ nhi tự khuất.
Ngã tri định huệ nhân,
Song tu ly chư vật.

Tức tâm vốn là Phật,
Chẳng tu quả là uổng,
Ta biết nhân định huệ,
Song tu lìa vạn pháp.

Thiền sư Pháp Hải sau khi nghe Tổ Sư của Ngài giải thích rằng tức tâm tức Phật có nghĩa là niệm trước chẳng sanh, niệm sau chẳng diệt; lập tức các tướng tức tâm, lìa các tướng tức Phật. Tức tâm là huệ; tức Phật là định. Định huệ song trì thì nơi ý sẽ thanh tịnh ngay. Chính nhờ lời dạy của Tổ Sư mà Ngài Pháp Hải đã cảm tác ngay bài kệ Tức Tâm. Bài kệ nầy vừ chỉ cho ta cách giải thoát, mà cũng vừa khuyên ta nên tu; nếu không thì uổng lắm.

39. Yểu yểu minh minh thanh tịnh đạo
Hôn hôn mặc mặc thái hư tung
Thể tánh trạm nhiên vô sôũ trụ
Sắc Tôn đô tịch nhứt chơn tông.

Thầm thầm, lặng lặng đạo sáng trong
Mờ mờ vắng vắng tợ hư không
Thể tánh yên lặng không nơi trụ,
Sắc tâm đều bặt một chơn tâm.

Ngài Nguyên Thỉ đã nhắc lại cho ta nhớ rằng thể tánh của tâm nầy rộng lớn, vắng lặng, trong sạch và sáng suốt vô cùng. Không một ngoại vật nào có thể chi phối được. Ngay cả chữ Phật cũng là vật ngoài, chứ đừng nói chi là trần lao, phiền não. Con đường duy nhất để về với cái tâm vắng lặng bao la nầy là phải thực nghiệm tự thân, chứ không có một ngoại lệ nào cả. Trường đời còn học nhẩy lớp; trường tu không và sẽ không bao giờ có chuyện đi ngang về tắc được. Phật tử nên cẩn trọng ! Không bao giờ có chuyện tức thì khai ngộ đâu !

40. Thế nhân ái trân bảo,
Ta quí sát na tịnh.
Kim đa loạn nhơn tâm,
Tịnh kiến chơn như tánh.

Người đời quí trân bảo,
Ta quí sát na tịnh.
Báu nhiều loạn lòng người,
Tịnh nhiều thấy Phật tánh.

Ông Bàng Công đã thấy những sát na thanh tịnh nó còn trân quí hơn là ngọc ngà châu báu; hoặc giả tháp bảy báu cũng không sánh bằng những giây phút thanh tịnh. Tháp bảy báu còn sụp đổ với thời gian, chứ những giây phút thanh tịnh là những giây phút làm Phật, nó sẽ là vĩnh hằng.

Xin hồi hướng đến cửu huyền thất tổ và các bậc cha mẹ đã quá vãng được sớm tiêu diêu miền Cực Lạc. Con xin thành kính dâng lên hương hồn của Cha Mẹ, và con xin nhận lãnh những tội lỗi mà cha mẹ đã vì con mà tạo nên. Con cũng cầu mong cho các bậc cha mẹ hiền tiền và toàn thể thân bằng quyến thuộc luôn được Hồng Ân Tam Bảo gia hộ cho Thân Tâm An Lạc, Trí Huệ Bồ Đề.

Xin nguyện cầu cho Pháp Giới Chúng Sanh đồng thành Phật Đạo.

NAM MÔ CÔNG ĐỨC PHÁP THÍ BỒ TÁT

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]