Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?

09/02/201114:37(Xem: 7814)
56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

56. LÚC THIỀN CÓ NÊN PHÂN BIẾT NIỆM ĐỂ MÀ THEO HAY KHÔNG THEO?

Thiền là sự tỉnh thức tuyệt đối, là thực nghiệm tự thân để trở về với chính mình. Người biết hành thiền sẽ an nhiên tự tại vô cùng. Niệm khởi, cứ cho khởi; niệm đến, cứ cho đến; niệm đi, cứ để nó đi. Như vậy lúc thiền ta không nên khởi tâm phân biệt vọng hay không vọng. Một khi khởi tâm phân biệt vọng hay không vọng thì vô hình chung, chúng ta đã mặc nhiên cho phép tâm chúng ta dong ruổi một trời rồi. Còn phí thời gian để xem coi vọng hay không vọng là tâm còn phân biệt, còn động; khoan hẳn nói đến thiền.

Tự mình đi tìm hiểu coi cái nào vọng để không theo là chính tự tâm mình còn chấp trước, còn dính mắc, còn cả một trời phân biệt thì thử hỏi làm sao mà định cho được? Hãy lắng nghe theo lời ân cần dạy dỗ của các Tổ: Trong lúc thiền, chỉ có thiền; còn thì gặp ma cũng phớt lờ; gặp tổ cũng phớt lờ; chí đến gặp Phật cũng phớt lờ nốt. Bấy nhiêu đó đủ cho thấy ta có nên chạy theo bất cứ thứ gì hay không rồi ! Vậy thì đừng chạy theo, đừng phân biệt, cũng đừng đuổi chi cho phí thêm thì giờ vốn dĩ đã không có của ta rồi.

Như trên đã nói, chúng ta vốn dĩ đã không có thì giờ, thế mà có người còn đòi chận niệm, phân coi cái nào xài được cái nào không. Cái nào không xài được thì phải hoặc trị hoặc diệt cho hết để đi đến định và được giải thoát. Theo các nhà khoa học, tính sơ sơ mỗi ngày có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) niệm đến và đi trong ta. Nếu chúng ta chận hết chúng lại để xem coi cái nào vọng để mà trị và diệt thì ít nhất chúng ta phải mất hơn một tháng rưỡi mới lo xong cái công việc chận sáu mươi chín ngàn niệm của một ngày nầy. Thôi xin hãy đừng làm cái việc dã tràng se cát bể Đông nầy nữa. Nói thì nói vậy chứ cho dù chúng ta có muốn làm, chúng ta cũng không kham nỗi đâu.

Tệ hại hơn nữa, có những người hành thiền không đúng phương cách mà lại muốn đi xa hơn nữa, xa hơn cả việc chận, trị, và diệt những vọng niệm. Họ chủ trương nên tìm đến cội nguồn của vọng để biết thực chất của nó là gì ? Nó từ đâu khởi ? Tại sao khởi ? Và làm thế nào cho vọng đừng khôũi... Quả là khó hơn mò kim đáy biển, hoặc nấu cát mà muốn cho thành cơm... Nội cái chuyện chận sáu mươi chín ngàn niệm đã phải mất hơn tháng rưỡi rồi; còn phải mất ít nhất một ngày cho từng niệm nếu chúng ta muốn trở về nguồn cội để biết thực chất của vọng; coi nó từ đâu tới; tại sao khởi; và làm sao cho vọng niệm ấy đừng khôũi... Như vậy, với sáu mươi chín ngàn niệm, chúng ta phải mất đến gần hai trăm năm. Ô hô ! Hai trăm năm chỉ để lo chận, trị, tìm hiểu, và diệt những vọng niệm của chỉ một ngày ! Còn thì giờ đâu nữa mà thiền với định ? Quả là chuyện không tưởng !

Phân biệt vọng, tìm hiểu vọng, trị vọng, diệt vọng... đã là những chuyện không tưởng, hoàn toàn không tưởng rồi; thế mà có người còn tính chuyện “bế tắt dòng suy nghĩ,” làm sao được đây ? Ai có khả năng làm được chuyện nầy ? Sẽ không có một ai có khả năng làm được chuyện nầy đâu ! Vọng niệm chúng như những cánh nhạn bay; chúng là chim trời, là cá nước. Có ai đã từng chận và bắt được hết chim trời cá nước chưa ? Xin thưa, chắc hẳn là chưa và sẽ không bao giờ có ai có thể làm được chuyện nầy. Chuyện “bế tắt dòng suy nghĩ” không khác chi là chuyện đắp đập ngang qua biển Thái Bình Dương vậy, không làm được đâu ! Vậy thì xin đừng bao giờ mơ tưởng đến chuyện “bế tắt dòng suy nghĩ” chi cho thì giờ luống qua vô ích. Chúng ta không có bao nhiêu thì giờ đâu.

Bấy nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta thấy chúng ta có nên phân biệt vọng hay không vọng để mà theo hay không theo trong lúc thiền rồi. Vậy thì xin hãy đừng nói, đừng rằng, đừng theo hay không theo, đừng đuổi hay không đuổi, đừng phân biệt vọng hay không vọng trong lúc hành thiền. Xin hãy giữ cho tâm ta như mặt hồ thu không gợn sóng; nhạn có bay qua hồ, mặc nhạn; hồ không lưu bóng nhạn và nhạn cũng không có cách gì lưu được bóng lại hồ. Hồ thu lúc nào cũng vẫn tĩnh lặng, ấy là thiền.

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567