Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?

09/02/201114:37(Xem: 8852)
47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm?

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

47. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÂM TA LÚC NÀO CŨNG CÓ CHÁNH NIỆM?

Thường thì chúng ta ít khi sống thực cho chúng ta; chúng ta không sống cho hiện tại mà tâm chúng ta cứ dong ruổi đến những vùng quá khứ hoặc chạy theo những ảo tưởng của tương lai. Quá khứ còn đâu? Tương lai có đâu? mà chúng ta lại phí thì giờ hoài công vô ích ? Hãy để thì giờ đó mà sống cho hiện tại của ta. Cái mà chúng ta đang có là ngày hôm nay, ta vẫn còn hơi thở, chứ tương lai nào ai biết? Chúng chỉ là những ảo tưởng, thế nhưng có rất nhiều người trong chúng ta vẫn hằng mơ tưởng đến chúng hết ngày nầy đến ngày khác. Làm sao ta có thể nhất tâm chánh niệm? Muốn nhất tâm chánh niệm thì có nhiều cách; chẳng hạn như niệm Phật, hoặc thiền. Tuy nhiên, trong hạn hẹp bài nầy chúng ta chỉ nói về thiền. Thiền sẽ giúp ta chú tâm vào cái gì ta đang làm để từ đó quán chiếu vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Thí dụ như lúc ta đi, ta biết lúc nào ta dở chân lên, bước chân tới và để chân xuống, ấy là ta đang có chánh niệm, ấy là ta đang thiền vậy. Cái lợi lạc trước nhất là ta biết những gì đang xãy ra, hoặc những chướng ngại vật để tránh, để không bị vấp ngả, do đó mà ta đi được đến nơi đến chốn an lành. Kế nữa, nếu ta thực hiện được như vậy, tâm ta chỉ chú tâm vào những bước đi, chứ không dong ruổi, không bị những vọng niệm vây quấn... Ấy là ta đang có chánh niệm.

Tâm ta lúc nào cũng dong ruổi như con vượn chuyền cây, chứ không lúc nào nó chịu ôũ yên một chỗ. Chính vì vậy mà ta phiêu lưu từ hết vọng niệm nầy đến vọng niệm khác. Hôm nay ngồi đây mà tâm cứ nhớ đến thời quá khứ vàng son, hoặc mơ tưởng đến tương lai xa mờ. Làm sao để ta trút bỏ những vọng niệm hầu thật sự sống với chính ta? Muốn được như vậy, chỉ còn cách là ta hãy tu tỉnh lại; hoặc chùa, hoặc nhà, hoặc ở bất cứ đâu. Đừng hẹn, đừng đợi cho tội ác chồng chất lên, hoặc đến già, hoặc đến hưu trí rồi mới tu. Nên nhớ rằng: “Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.” Ta phải tự tạo cho ta cái duyên để được gần gủi Phật pháp và phải tu ở bất cứ đâu. Chẳng hạn như khi lái xe ta biết là ta đang lái xe và chỉ chú tâm vào việc lái xe, ấy là ta đang tu vậy. Được như vậy, chẳng những ta an toàn, mà người cũng an toàn; được như vậy, chẳng những ta không sợ hãi, mà người cũng được yên tâm. Hãy xem cái xe như vị Bồ Tát đã giúp đưa ta an toàn từ chỗ nầy đến chỗ khác; từ đó tay chân ta sẽ dịu dàng và cẩn thận hơn trong mọi động tác. Nếu trên xe có người, xin hãy vì họ, lái làm sao cho họ cảm thấy thoải mái sung sướng, chứ đừng để họ phải hoảng sợ mà luôn miệng niệm Phật. Hãy tập thiền ngay cả trong lúc lái xe để thấy cái vi diệu của nó. Xin đừng lầm tưởng thiền là mơ mơ màng màng, lái xe mà mơ mơ màng màng là chết sớm. Thiền đây là tâm thanh tịnh, tỉnh thức, biết rõ ràng ta đang làm gì. Thiền là để chánh niệm chế ngự vọng niệm. Thiền trong khi lái xe có nghĩa là ta biết ta đang lái xe, chứ không để chen vào bất cứ vọng niệm nào. Lắm tai nạn đã xãy ra chỉ vì trong lúc lái xe mà tâm ta dong ruổi.

Tóm lại, chánh niệm chẳng những giúp ta tu giải thoát, mà còn tạo cho ta một đời sống tỉnh thức nữa. Muốn có chánh niệm, hãy vào thiền vì thiền-tập là một trong những phương thức hữu hiệu nhất. Thiền tập không có nghĩa là chỉ ngồi yên lặng để suy tư về một vấn đề gì, dù đó là một công án; mà thiền tập là để thực sự thấy rõ mặt mũi của chính mình cũng như của sự vật. Ngoài ra, thiền tập còn giúp ta loại trừ những mê muội và loạn tưởng; từ đó tâm ý ta sẽ dừng lại, chứ không phải là nhốt tâm. Thiền-tập còn khiến những kẻ ồn ào vọng động trở về ngay với họ mà từ tốn êm dịu hẳn lại. Thiền tập còn giúp những kẻ hay ganh tị và bươi móc dừng hẳn lại để không tạo ra bất cứ một cuộc tranh luận nào. Thiền tập sẽ giúp mọi người cùng biết lắng tai nghe nhau và sống an vui với nhau trong tình thương yêu của từ, bi, hỉ, xả.

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]