Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thiền trong đời sống

07/02/201114:09(Xem: 9872)
13. Thiền trong đời sống

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-13-

Thiềntrong đời sống
Phỏngvấn Ðại đức Bodhesakho

*

Sauđây là một bài phỏng vấn Ðại đức Bodhesakho, một tu sĩMỹ, cộng tác viên Hội Xuất bản Phật giáo (Buddhist PublicationSociety), do đài phát thanh Sri Lanka thực hiện năm 1986.

*

Hỏi:Chúng tôi rất hân hạnh được Ðại đức Bodhesakho, mộtvị tăng sĩ người Mỹ, tham dự vào cuộc phỏng vấn hômnay. Bạch Ðại đức, ngài đã xuất gia, tu học trong hơn 5năm qua, và ngài đã có nhiều quan tâm trong các lĩnh vực họctập, hành trì, và truyền giảng các lời dạy của Ðức Phật.Một trong những chủ đề quan trọng và sâu sắc nhất củađạo Phật là giáo thuyết Vô Ngã, mà người phương Tây thườngcảm thấy rất khó thông hiểu cho tường tận. Bạch Ðạiđức, tại sao như thế?

Ðáp:Trước hết, tôi nghĩ rằng bất cứ người nào tìmkiếm một lời giải thích cho Vô Ngã cũng đều tìm cách ápđặt giáo thuyết nầy vào những nhu cầu và tham muốn củahọ, cho dù lời giải thích đó có đúng với Phật Pháp haykhông. Con người luôn luôn tìm kiếm lời giải đáp cho cáccâu hỏi, luôn luôn tìm kiếm phương cách giải quyết cho mọitình huống. Sự kiện nầy không phải chỉ xảy ra trong thờiđại bây giờ mà cũng không phải chỉ riêng cho người ÂuMỹ, nó xảy ra trong mọi thời và cho mọi người. Con ngườilúc nào cũng tìm kiếm câu trả lời cho mọi câu hỏi.

Bâygiờ, nếu có người nào đến với đạo Phật, họ đượccho biết Ðức Phật dạy rằng dù họ có hoài công tìm kiếm,họ sẽ không bao giờ tìm thấy bản ngã hoặc những gì đưađến tự ngã. Và họ sẽ tìm một lời giải thích nào đómà họ có thể hiểu được trong khung kiến thức của họ.Từ đó, vì lời dạy của Ðức Phật hoàn toàn khác hẳnnhững gì mà các người phương Tây đã từng quen thuộc, họsẽ tìm cách biến cải Phật Pháp để lồng vào trong khungkiến thức của họ.

Thậtra, điều họ cần phải học tập là không biến cải PhậtPháp để thích nghi với cái nhìn chủ quan của họ, mà ngượclại, họ phải biến cải cái nhìn của mình để thích nghivới Phật Pháp. Ðây là Tín hạnh, Saddha – lòng tin, có nghĩalà đưa mình vào Phật Pháp mặc dù Phật Pháp có thể tráingược lại những định kiến của mình về bản thể củasự vật. Ðiều này có nghĩa là chúng ta, thay vì tìm lờigiải đáp, chúng ta cần phải tự hỏi tại sao ta lại cónhu cầu để đặt các câu hỏi đó. Ðây là những gì ÐứcPhật đã dạy, chúng ta phải cần phải khám nghiệm tự thân.

Khichúng ta thấy được nhu cầu để đặt câu hỏi, chúng taphải tìm cho ra cội rễ của nhu cầu đó và những độnglực nào để khởi sinh nhu cầu đó. Khi chúng ta chú tâm vàocâu hỏi thay vì vào câu giải đáp, chúng ta thật sự hànhtrì lời Phật dạy.

Hỏi:Về thuyết Vô Ngã, thuyết nầy hầu như đã được nhiềutriết gia và khoa học gia chấp nhận, ở phương Ðông lẫnphương Tây, rằng không có một cái gì có thể trường tồnvĩnh viễn, không thay đổi trong cõi đời nầy. Tất cả đềulà những con xoáy của năng lượng. Các nhà vật lý học chorằng nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt proton, electron,neutron, positron, rồi tối hậu, họ cho rằng đó chỉ là tậphợp các lượn sóng. Một cách triết lý, những nhà khoa họcnổi danh như các ông Newton hoặc Einstein đều công nhận rằngtất cả mọi sự vật đều đang thay đổi. Thế nhưng, khitrở về bình diện luân lý và đạo đức của đạo Phật,đây là một vấn đề rất quan trọng trong những lời dạycủa Đức Phật, tại sao con người lúc nào cũng khư khư bámthủ vào sự vật? Những người Phật tử thông thường đềubiết vạn vật là vô thường, nhưng họ lại không áp dụngđược điều đó vào trong đời sống gia đình và trong xãhội. Xin Ðại đức cho biết nguyên do tại sao như thế?

Ðáp:Dĩ nhiên họ tưởng rằng các sự vật đó sẽ tồn tại mãimãi! Nếu ông nhìn vào lối sống của họ, ông sẽ thấy tưtưởng đó nằm sâu trong tâm thức của họ. Thế nhưng, khibảo họ rằng mọi sự vật không thể tồn tại mãi mãi,chắc chắn là họ không thể phủ nhận được. Chỉ cầnnhìn chung quanh, họ sẽ thấy ngay sự đổi thay của vạn vật.Có những sự vật thay đổi nhanh chóng, có những sự vậtthay đổi từ từ chậm chạp, nhưng không chóng thì chày, mọivật đều thay đổi. Con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành,rồi già yếu. Ngay cả mặt đất này cũng đang thay đổi.Những nạn nhân của các trận động đất, bão lụt, đấtlở, v.v. đều thấy được điều đó. Cho nên, chúng ta khôngnên đặt niềm tin vào sự tồn tại trường cửu của bấtcứ một sự vật nào.

Ngàynay, nhiều nhà khoa học cố gắng tìm hiểu giáo thuyết nầy,học thuyết nọ, và họ cho rằng thuyết nầy hay thuyết kiacó những điểm tương đồng với đạo Phật. Họ nói rằng:"Vâng, chúng tôi không thể tìm được một cái gì có thểgọi là linh hồn, bằng cách này hay cách khác." Thế nhưng,họ lại không chịu quan sát ngay chính họ. Họ đang tìm kiếmcác câu trả lời, nhưng họ không chịu nhìn thẳng vào câuhỏi! Lý do họ không tìm ra được một cái gì để gọi là"bản ngã", không phải là vì họ không nghiên cứu tườngtận, mà là vì họ không chịu thực hành thiền quán, họkhông chịu quay nhìn vào bên trong. Bây giờ, nếu họ cố gắngnhìn vào bên trong, họ sẽ không tìm ra được một cái gìcó thể gọi là "bản ngã", nhưng sự thông hiểu nầy đòihỏi một thái độ hoàn toàn khác hẳn, một cái nhìn kháchẳn, để thực hiện công tác nghiên cứu, khảo sát đó.

Ðểlàm được điều trên, chúng ta cần phải biết rõ nhu cầutại sao chúng phải tìm kiếm một cái "ngã". Ðó không phảichỉ là một câu hỏi lý luận, "Có hoặc không có một cáigì gọi là Ngã?", nhưng thật ra, chúng ta phải tự hỏi rằngtại sao người ta thấy có nhu cầu để đặt ra câu hỏi đó,để đặt ra một danh xưng, dù cho đó là Thượng đế, làlinh hồn, là bản ngã, là một tên gọi nào đó, để rồinếu họ không tìm ra được cái đó, chẳng những họ khôngthỏa mãn với câu trả lời phủ định, mà trong thâm tâm,họ cũng cảm thấy bất an! Họ có thể che giấu nỗi bấtan đó bằng nhiều phương cách giải trí, chẳng hạn như xemhát, nghe nhạc, xem ti-vi, hoặc đi ngủ, hoặc một cách nàokhác. Nhưng rồi, họ vẫn cảm thấy chán nản, căng thẳng,và lo sợ. Ðây là một trong những vấn nạn nghiêm trọngtrong xã hội tân tiến ngày nay, và cũng đã từng được đemra thảo luận rất thường xuyên trong các xã hội cổ xưa.Con người lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, lo âu, thiếuthốn, bởi vì họ lúc nào cũng hoài công tìm kiếm một cáchvô vọng.

Hỏi:Bạch Sư, ngài vừa nói là có nhiều căng thẳng và lo âu trongxã hội ngày nay. Con người sống bận rộn, vội vàng, vìđời sống bây giờ đang biến chuyển với một tốc độcực nhanh. Nhìn quanh, chúng ta thấy các xáo trộn, thay đổinghiêm trọng đang xảy ra từng giờ phút, và con người khôngcó đủ nghị lực và sức mạnh tâm linh để đương đầuvới các sự thay đổi nầy. Có người cho rằng trong thờèức Phật còn tại thế, đời sống bình an và định tĩnhhơn. Sư nghĩ như thế nào?

Ðáp:Không hẳn như thế đâu! Theo tôi, chúng ta không thểkết án thời đại của chúng ta hiện nay là xấu tệ hơnnhững thời đại ngày xưa. Ðọc lại các tài liệu lịchsử thì chúng ta sẽ thấy được điều nầy. Ngày xưa, triếtgia Plato của phương Tây đã từng than thở là thời đạicủa ông không còn biết kính trọng người già và nhiều tệđoan hơn các thế hệ trước. Nếu chúng ta đọc lại nhữngsự kiện ghi trong tạng Luật của hệ Pāli, chúng ta thấyngay trong thời Đức Phật cũng có các thầy tỳ khưu và cưsĩ có những hành động rất đáng chê, đáng trách. Cho nên,con người trong thời nào cũng như vậy cả, vấn đề thiếunghị lực và đạo đức tinh thần không phải chỉ đặc biệtcó riêng trong thời đại của chúng ta.

Thờiđại nào cũng thế, bây giờ cũng như ngày xưa, xã hội cónhiều cám dỗ và con người thường tìm kiếm những gì cóthể thụ hưởng ngay tức khắc mà không chịu làm những gìđể tạo ra một hậu quả vững bền. Họ chọn lối sốngđể làm thỏa mãn các giác quan, các cảm tính nhất thời,và họ không thích làm những điều khó để tạo an địnhtrong tâm thức, để thanh lọc tâm ý, để thoát ra mọi ràngbuộc của tham dục. Bởi vì, cần phải có một nỗ lực lớnđể làm được như thế, còn chạy theo nhục dục ngũ trầnvà làm thỏa mãn chúng thì dễ dàng và nhanh chóng hơn. Họlúc nào cũng muốn có một đời sống dễ dãi, lười biếng,hưởng thụ.

Hỏi:Tuy nhiên, sự thật hiển nhiên là khác với thời của ÐứcPhật, đời sống ngày nay đang chuyển biến một cách nhanhchóng, thay đổi rất nhanh. Các thay đổi về công nghệ vàkỹ thuật đang có một tác động rất mạnh vào đời sốngcủa con người, và do đó, họ cảm thấy rất khó giữ đượcmột sự an bình trong tâm thức. Sư có nghĩ rằng hành thiềncó thể sẽ giúp những người nầy gìn giữ sự thăng bằngvà bình thản trong tâm được không?

Ðáp:Trong Tương ưng bộ, Ðức Phật dạy rằng: "Tâm ý nầy sinhtrong một dạng và diệt trong một dạng khác". Có nghĩa làngay trong thời đó, Ngài đã tuyên bố rằng tâm ý chúng tathay đổi cực nhanh, ngày xưa cũng như ngày nay. Cảnh vậtngoại vi không thay đổi nhanh như thế! Tuy nhiên đó khôngphải là vấn đề, bởi vì thật ra, con người không quan tâmđến sự thay đổi. Ðôi khi, chúng ta còn muốn có thay đổixảy ra cho nhanh, nhất là khi ta phải đối đầu với nhữngcảnh khó chịu, bực dọc, ta lại muốn nó biến mất đi,càng nhanh càng tốt.

Ðiềulàm ta lo ngại, bực dọc là sự bất định của đổi thay,rằng sự vật có thể thay đổi bất lợi cho ta trong bấtcứ lúc nào. Ðiều đó làm cho ta lo sợ và căng thẳng! Chodù sự vật thay đổi nhanh hoặc chậm, chúng ta đều lo sợrằng nó sẽ thay đổi thành mức độ xấu tệ hơn, bất lợicho ta hơn. Ðó là vì lòng tham thủ, và từ đó sinh ra sựsợ hãi, bất an. Ðối với vị A-la-hán, các vị đã nhậpdòng Thánh giải thoát, các vị đó cũng phải đối đầu vớinhững thay đổi trong cuộc đời. Tuy nhiên, vì các vị ấykhông còn lòng tham thủ, các vị không còn lo âu, sợ sệtnữa, và từ đó không còn khổ não.

Hỏi:Trở lại vấn đề hành thiền. Ngày nay, pháp hành thiền củỪạo Phật đã được nhiều người biết đến và có nhiềuchú tâm, nhất là ở các nước Âu Mỹ. Có lẽ đó là vìcon người đang có nhiều căng thẳng trong đời sống hiệnđại và bị nhiều ảnh hưởng của các phương tiện truyềnthông đại chúng. Chúng ta thường xuyên bị cám dỗ bởi cácquảng cáo thương mại, những kích động ngũ dục qua truyềnhình, truyền thanh, sách báo, hình ảnh, v.v. Những điều nầykhông xảy ra trong thời Ðức Phật, 2.500 năm trước. Vì bịkích động như thế, tâm thức con người ngày nay bị xáotrộn quá nhiều, rất khó mà tập trung, lắng đọng, và andịu. Hành thiền có giúp được gì không?

Ðáp:Ngày nay, con người có rất nhiều phương tiện đểgiúp chạy trốn thực tại hơn ngày xưa, và vì thế, họ đãquen lối chạy trốn những sự kiện thực tế hiện hữu trongchính họ. Khi họ thử quay về nhìn lại thực tại, họ cảmthấy không được nhiều lợi lạc như thời xưa. Con ngườithời xưa không có nhiều phương tiện giải trí để giúphọ chạy trốn sự thật, cho nên họ không còn chọn lựanào khác ngoài cách phải duy trì một sự tỉnh giác để nhìnvào sự hiện hữu của chính họ.

Tươngtự như vậy, nếu như họ tìm đến pháp hành thiền, họcó thể sẽ cảm thấy thất vọng vì nó không có vẻ gì hấpdẫn hay kích thích. Hành thiền có một ý nghĩa đơn giảnlà tập nỗ lực trực diện với sự hiện hữu của chínhmình, sống trong hiện tại, không để mình bị cám dỗ bởingoại cảnh, và giúp mình nhìn sự vật như thật, thay vìnhìn qua các ánh đèn màu rực rỡ, giả tạo. Một ngườinếu đã quen với những gì hấp dẫn rực rỡ thì ắt hẳnsẽ không chấp nhận điều đó! Cũng như khi chúng ta đi xuốngphố, nhìn qua khung kính cửa tiệm trưng bày hàng hóa, chúngta thấy người bán hàng thường trang trí thêm các loại giấybóng, giấy màu óng ánh để tạo sự chú ý của người xem.Tuy nhiên, đối với một người đã có chủ tâm, đã bịlôi cuốn vào một món hàng nào đó, người bán không cầnphải trang trí thêm các giấy màu rực rỡ, bởi vì sự rựcrỡ đó đã có sẵn trong mắt của anh ta, anh ta nhìn cái gìcũng thấy rực rỡ cả!

Hànhthiền và phát triển Chánh Niệm là để giúp ta thoát khỏiràng buộc của cái rực rỡ đó, để giúp ta buông xả, khôngdính mắc. Phải hiểu như thế thì pháp hành thiền của đạoPhật mới mang lại lợi lạc và hạnh phúc thật sự cho chúngta.

Phóngviên: Chúng tôi kính tri ân Ðại đức đã dành thì giờ quýbáu để tham dự buổi nói chuyện hôm nay. Chúng tôi xin cầuchúc Ðại đức đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong sựtu học và trong công tác hoằng dương Phật Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]