Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ái dục là gì?

04/02/201107:49(Xem: 10679)
Ái dục là gì?

CON ĐƯỜNG CŨ XA XƯA
(Bát Chánh Đạo)
Phạm Kim Khánh
Trung tâm Narada, Seattle, Hoa Kỳ 1993

Phần 2

Ái dục là gì?

Từ vô lượng kiếp ta mãi sống trong ảo mộng. Những suy tư lời nói và hành động của chúng ta, dầu thiện hay bất thiện, đều nằm trong vô minh. Vô minh là không nhận thức thực tướng của vạn pháp hay không thấu đáo hiểu biết chân tướng của chính mình. Chính màn vô minh, như lớp mây mờ bao phủ, che mất mọi hiểu biết chân chính tức là Chánh Kiến. Vô minh là nguyên nhân chánh làm động lực thúc đẩy, chuyển động "bánh xe đời sống". Đức Phật dạy:

"Vô minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sanh quây quần lẫn lộn"
(Sutta Nipata câu 730)
"Hành" phát sanh tùy thuộc nơi vô minh. Tất cả những tư tưởng, lời nói và việc làm , dầu thiện hay bất thiện, đều là hành. Mỗi hành động bằng thân, khẩu hay ý của chúng ta, trực tiếp bắt nguồn từ vô minh và ái dục, hay vô minh và ái dục gián tiếp thúc đẩy, đều nhất định phải tạo nghiệp và có khuynh hướng đưa đi tái sanh, kéo dài thêm cuộc hành trình xa xôi của vòng luân h ồi.

Ái Dục là gì? Phạn Ngữ mà thường được phiên dịch là "Ái" hay "Ái Dục" là Tanha (Bắc Phạn là trushna). Ái dục, Tanha, bao gồm tất cả những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, ước mong , dục vong, ham muốn, nóng lòng, bám níu, luyến ái. Các danh từ trên diễn đạt những sắc thái khác nhau của Ái, nhưng không có chữ nào nói lên một cách trọn vẹn ý nghĩa của phạn ngữ Tanha. Tanha luôn luôn bao hàm một ý niệm vị kỷ. Con người chấp giả làm thiệt, khư khư bám vào ngũ uẩn vô thường mà cho đó là "Ta", một cái "Ta" trường tồn không biến đổi, rồi ham muốn, khát khao v.v... lấy cái ta làm trung tâm của mọi sự vật và cố đem vào càng nhiều càng tốt và bám lấy càng chặt càng hay. Vì lẽ ấy khi chuyển ngữ thành ham muốn, ước mong, v.v... ta nên hiểu rằng tanha chỉ nằm trong phần xấu của những danh từ này mà thôi. Thí dụ như ham muốn. Ta cũng có thể ham muốn điều xấu xa mà cũng có thể ham muốn những việc tốt đẹp, đáng ngợi khen và khuyến khích, như muốn phục vụ, muốn bố thí, muốn có đời sống đạo đức v.v... Tanha chỉ diễn đạt phần vị kỷ xấu xa của sự ham muốn, sự khát khao, lòng ước muốn cho chính mình, sự luyến ái, bám níu giữ cho cái "Ta".

Theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có ba loại ái dục:

  1. Ái dục duyên theo ngũ dục trần (Kama tanha)
  2. Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất, có liên quan đến chủ trương thường kiến (Bhava tanha). Có nghĩa là trong lúc thọ hưởng dục lạc nghĩ rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu và khoái lạc này sẽ mãi mãi tồn tại.
  3. Ái dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến (Vibhava tanha). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng tất cả đều tiêu diệt sau khi chết. Chết là hết.
Bhava tanha có khi được giải thích là sự luyến ái đeo níu theo Sắc Giới, và Vibhava tanha là sự luyến ái đeo níu trong Vô Sắc Giới.

Về điểm này Đại Đức Piyadassi viết trong quyển "The Buddha's Ancient Path":

"Kẻ thù của toàn thể nhân loại là ái dục, ham muốn, luyến ái, bám níu, khát vọng và xuyên qua đó, tất cả những điều bất hạnh đến với chúng sanh. Đây không phải chỉ lòng ham muốn hay luyến ái duyên theo nhục dục ngũ trần, tiền của, tài sản và tham vọng đánh bại, lấn lướt kẻ khác hay xâm lăng những quốc gia khác, mà cũng là sự cố chấp, khư khư dính mắc trong những lý tưởng, ý niệm, quan kiến và tín ngưỡng (dhamma tanha) thường dẫn đến phỉ báng và hoại diệt và đem lại đau khổ không thể tả đến toàn thể quốc gia, hay trong thực tế, toàn thể thế gian."

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]