Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Nhân cách thăng bằng

02/02/201111:04(Xem: 10860)
07. Nhân cách thăng bằng

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Nhâncách thăng bằng

RobertBogoda

PhậtPhápkhông phải là sách tiểu thuyết để đọc rồi quênđi. Phật Pháp có liên quan đến đời sống - một đời sốngthực, một đời sống mà bạn và tôi trải qua hằng ngày.Giá trị của đời sống nầy sẽ gia tăng đáng kể khi PhậtPháp được diễn dịch ra hành động, và thấm nhập vào tánhtình của chúng ta qua các nỗ lực thường xuyên, qua các thựctập mỗi ngày.

Mụcđích tối hậu của Phật Pháp là Niết Bàn - vượt thoátkhỏi mọi hoạn khổ, phiền não. Mục đích trước mắt làgiúp ta hiểu rõ và giải quyết các vấn đề trực diện vớita trong đời sống hằng ngày, giúp ta trở thành những conngười sống an lạc, thảnh thơi và thăng bằng, sống hòahợp với môi trường chung quanh và những người đồng loại.Tuy thế, sự thăng bằng nầy cũng không dễ thực hiện, nhấtlà trong thế giới ngày nay với nhiều giá trị ảo tưởngvà các thành kiến hư ngụy.

Kháchẳn với các giá trị tương đối - và có khi là giả tạo- trong thời đại của chúng ta, lời dạy của Ðức Phậtlà một sự khải hiện các giá trị chân thật và tuyệt đối.Chân Pháp đó cần phải được mỗi người tự thể nghiệm.Phật giáo dạy về sự tư duy rõ ràng, sự tự chế, và nuôidưỡng tâm ý như là các phương tiện để thấu đạt ChânPháp. Người cư sĩ nào biết xây dựng cuộc sống hằng ngàytrên căn bản vững chắc của tri thức giải thoát với cáclý tưởng rõ ràng thì người ấy được bảo đảm các tiếnbộ và thành công trong đời sống tại gia của mình.

Dođó, Phật Pháp là các hướng dẫn trong đời sống hằng ngàycủa ta, và các nguyên tắc căn bản của đạo Phật có nhữnggiá trị thực tiễn trong nghệ thuật sống trên đời. Ngườicư sĩ tại gia, trong khi phải dấn thân vào xã hội vì cưumang các trách nhiệm trong đời sống, sẽ không bao giờ quênmục đích tối hậu của họ là Niết Bàn giải thoát. Ngườiấy lúc nào cũng nên xem rằng đời sống của mình chỉ làmột bãi tập, để sửa soạn tiến đến thực chứng mụcđích tối hậu ấy.

KinhÐại Hạnh Phúc (Maha-Mangala Sutta)có nói rằng, các phướchạnh thật sự của đời sống là có được "một tâmý có định hướng đúng" (atta-samma-panidhi). Có nghĩa làta phải nhận thức đúng đắn vị trí của mình trong thếgian, có quyết định đúng đắn về mục tiêu, và tìm mộtcon đường đúng đắn để tiến đến mục tiêu đó.

Ngườian lạc và thăng bằng là người có một mục đích cao thượngtrong đời sống, có một đường lối tốt để đi theo, vàcó một triết lý sống giản đơn nhưng đầy ý nghĩa đểdẫn đường. "Triết lý" ở đây là một ước vọng hướngthiện để thông hiểu bản tánh và tương lai của con ngườitrong vũ trụ. Không có triết lý như vậy thì đời sống trởnên tẻ nhạt, buồn chán, vô ích, và vô nghĩa. Triết lý đógiúp con người sống hài hòa với thế giới và đồng loạitrong một tiến trình thăng hoa dựa theo các tri thức chân chánh.

Trongđạo Phật, tâm ý bao trùm vật chất. Một nét đặc thù củatâm ý là "ý định" (hay "tác ý"). Ðể sử dụng tốt cuộcđời và nghiệp kế thừa của mình, ta phải biết chọn mộtmục tiêu hướng thượng và thực tiễn trong đời sống, vàtạo ra một kế hoạch để đi đến đó. Chúng ta sẽ trởnên những gì mà ta mong muốn được như vậy.

Khita càng thông hiểu bản thân - qua hành trì tự quán sát vàtự phân tích - ta sẽ càng có nhiều khả năng để tự cảitiến và phát triển. Thêm vào đó, ta nên tự hỏi rằng mìnhsẽ tiến và tiến đến cấp độ nào trong việc tu tâm đểmình trở nên độ lượng, an bình, tự tại, dịu dàng, thôngcảm, chân thật, hiền lành, chất phác, cẩn thận, tinh tấn,cần mẫn, nhẫn nại, bao dung, và khôn khéo. Ðó là các đứctính cao quý của một Phật tử biết sống hợp thời. Ta phảicố gắng tự cải thiện mỗi khi có cơ hội - mỗi ngày mộtchút. Ta nên hiểu rằng mỗi khi mình thực hiện một hànhđộng hướng thiện, dần dần nó được huân tập thành mộtthói quen tốt. Từ các thói quen tốt đó, chúng sẽ thấm nhậptạo thành các đặc tính cao thượng cho bản thân.

Chánhniệm (Sati)là một sự tỉnh giác quan trọng. Chánh niệmlà cách nhìn sự vật một cách khách quan, lột bỏ mọi ưaghét, thành kiến và thiên vị. Ðây là cách nhìn mọi sựvật theo bản thể chân thật của chúng - các sự kiện lộttrần. Khả năng làm được điều nầy đánh dấu sự trưởngthành trong Phật Pháp. Nguyên tắc quán sát vô tư phải đượcáp dụng rốt ráo trong các tư duy hằng ngày. Từ đó, sựsuy tư của ta sẽ được rõ ràng, trong sáng hơn và ta sẽsống hướng thiện hơn, làm giảm thiểu các ảnh hưởng xấuxa tác động vào mình, từ các phương tiện truyền thông quảngcáo tiêu thụ vật chất, và kết quả là ta có được cáctăng trưởng về những quan hệ tốt giữa con người vớicon người.

Vìvậy, một Phật tử có nhân cách thăng bằng là người phảibiết tự chủ, tự quyết định, tự tạo ra các ý kiến vàkết luận khi phải đối phó với các khó khăn trong cuộcsống, dựa vào các nguyên tắc cơ bản của Phật Pháp. Ngườiấy có một tri thức và luân lý dũng mãnh. Người ấy sẵnsàng đứng một mình, theo đuổi một con đường sống củamình, cho dù người khác có thể hiểu lầm và dị nghị.

Dĩnhiên là người Phật tử ấy phải biết đón nhận các ýkiến đóng góp và cố vấn của người khác - bởi vì việcthu nhận các ý kiến xây dựng từ những người có kiếnthức và kinh nghiệm thì không phương hại gì đến sự tựdo chọn lựa của mình - nhưng cuối cùng rồi thì phải tựmình có những quyết định cho đời mình.

Thấyđược quan hệ giữa lòng tham dục và sự khổ đau, chúngta phải luôn luôn gìn giữ một mức độ xả ly, thoát khỏicác ràng buộc quá đáng của thế tục. Chúng ta phải biếtđiều chỉnh đời sống của mình trong kỷ cương của nămgiới luật cư sĩ (ngũ giới). Từ đó, ta bảo vệ đượcsự an lành của ta, trong hiện tại và tương lai, qua cách sốngthuận hòa với các quy luật phổ quát của Phật Pháp đượcáp dụng vào đời sống tinh thần và đạo đức của mình.Phát triển đặc tính luân lý và đạo đức (Sila - trìgiới)nầy là một điều kiện tiên quyết để huân tậptâm ý và từ đó, làm nền tảng tạo trí tuệ (Panna)cần thiết để thực chứng Niết Bàn.

Ðờisống là vô thường, lúc nào cũng có nhiều thay đổi. Cáctai họa hoặc những việc bất ưng ý có thể sẽ xẩy ra chota, và khi đó, ta phải biết trực diện chúng một cách bìnhthản và thăng bằng. Nếu làm được như thế thì chứng tỏta đã có sự hiểu biết chân chính, biết nhìn rõ ràng sựkiện xẩy ra theo luật nhân quả, do nhân duyên hợp thành,và biết rằng chính ta là người gieo nhân và chịu trách nhiệmgặt quả - nếu không trong đời sống nầy thì cũng là từnhiều kiếp trước. Ta sẽ vượt qua các nỗi sợ hãi và loâu thái quá, không có cơ sở và không có luận lý, bởi vìta biết chế ngự các cảm tính của mình. Từ đó, nhữngngộ nhận, những bất công trong đời, những u sầu vì tưởngrằng mình bị đối xử tàn tệ sẽ được ta thông hiểurõ ràng và đón nhận nhẹ nhàng hơn, vì ta đã hiểu đượccặp nguyên lý nghiệp quả và tái sinh.

Cònmột lý do nữa để người Phật tử gìn giữ tác phong đạođức của mình. Người ấy có uy lực bắt nguồn từ cácnguồn lực vô hình khác - đó là kho tích trữ các hành độngtoàn thiện, các đức tính của tự thân, các hạnh phúc cóđược trong lúc tập hành thiền, tất cả các nguồn lựcnầy hoàn toàn độc lập với của cải vật chất. Như thế,người ấy là chủ nhân của một tâm ý tự lực và tự túc.

Ngườiấy biết sống đơn giản, không có nhiều nhu cầu. Của cảivật chất đối với người ấy chỉ là những đầy tớ,không phải là những chủ nhân ông. Người ấy hoàn toàn tựdo, không bị lệ thuộc vào sự sai khiến của các sự vậtbên ngoài. Người ấy nhận thức được rằng các sự vậtthấy được thì chỉ là tạm bợ và thay đổi luôn. Tóm lại,người ấy có được một tâm ý bình thản, chừng mực, vàtri túc. Tri túc, như lời Phật dạy, là một nguồn tài sảnlớn nhất, là một trong bốn nguồn hạnh phúc:

Khôngbệnh là Lợi tối thượng
Tritúc là Của tối thượng

Thànhtín là Bạn tối thượng

NiếtBàn là Lạc tối thượng. (Pháp Cú, 204)
Khi đãthông hiểu như thế, người Phật tử đó sẽ học đượccách thích nghi với những hoàn cảnh đổi thay mà không baogiờ sầu khổ than van hay cay đắng.

Nếutacó Chánh Tín (Saddha), nghĩa là có niềm tin nơi PhậtPháp dựa trên sự hiểu biết, ta phải cố gắng thực hành.Mỗi Phật tử chân chính phải thực hành liên tục bốn điềutinh tấn - Tứ Chánh Cần - vốn là chi thứ sáu của Bát ChánhÐạo. Ðó là: tinh tấn vượt qua và tinh tấn ngăn chận cácpháp bất thiện như là các ý tưởng sân hận; tinh tấn pháttriển và tinh tấn nuôi dưỡng các pháp thiện trong tâm ýnhư là các ý tưởng từ bi. Các tâm ý nầy chẳng những sẽbảo vệ bản thân ta, mà từ đó cũng sẽ giúp được nhữngngười khác chung quanh ta.

Taphải tập có thói quen suy xét về các tư tưởng và hành độngcủa chính mình để xem chúng có chân thật hay không, bởivì chân thật với chính mình là một con đường chắc chắnđưa đến tâm ý toàn thiện. Thêm vào đó, chúng ta phải biếtdành thì giờ mỗi ngày để tĩnh lặng tự quán soi hay làhành thiền, để ôn lại các việc làm trong ngày, và đểsuy xét xem ta có đi ngược lại với các nguyên tắc căn bảnmà Ðấng Từ Phụ của chúng ta đã từng khuyên dạy, đểmà sám hối và tránh phạm các lỗi lầm đó trong tương lai.

Mỗingày ta cũng nên đọc một đoạn kinh từ các bài giảng củỪức Phật. Thói quen hữu ích nầy giúp chúng ta phát triểntâm ý thiện, làm giảm đi các u sầu, phiền muộn, và giúpđưa đời sống của ta đi vào con đường chân chính.

Quacác cách thức nêu trên, là những cư sĩ đệ tử của ÐứcPhật, chúng ta sẽ luôn tăng trưởng trong ánh sáng nhiệm mầucủa Chánh Pháp, luôn luôn uốn nắn nhân cách của mình, rènluyện tâm thức, huân tập các cảm tính, và tăng cường ýchí dũng mãnh để tạo các lợi ích phước báo lâu dài chobản thân và cho người khác.

BìnhAnson lược dịch,
tháng1-1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]