Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyền hạnh phúc

19/01/201105:56(Xem: 9195)
Quyền hạnh phúc

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

QUYỀNHẠNH PHÚC
*

Thếhệhiện đại biết đến một sự phát triển lớn lao, đặcbiệt trên phương diện vật chất, nhưng đồng thời, xã hộichúng ta đang lâm vào khủng hoảng và chúng ta phải đối mặtvới những vấn đề nghiêm trọng.

Cónhững vấn đề mà nguyên nhân nằm ở ngoài tầm của chúngta, như những thiên tai chẳng hạn : chúng ta không thể tránhchúng. Ngược lại, nhiều vấn đề khác có thể dành cho chúngta bởi vì chúng ta phải chịu đựng chúng chỉ do những tínhkhí khuyết điểm của chúng ta, do sự thiếu sót bi thảm ởnơi chúng ta : tôi đánh giá chúng là dư thừa. Nguyên nhâncủa chúng là do động lực của chúng ta, chỉ cần chúng tasửa đổi lại thái độ của chúng ta thì chúng không cònlý do để tồn tại.

Nhữngxung đột này do cái gì ? Thông thường nhất là do những sựdị biệt ý thức hệ, tiếc thay đôi khi được nuôi dưỡngbởi những niềm tin tôn giáo khác biệt. Nghĩa là hoàn toànquan trọng cần có một thái độ đúng đắn.

Cónhiều triết gia đã ra đời. Về phần tôi, tôi xem lòng từbi là nền tảng, chỗ nương dựa tối thượng của nhân loại.Phẩm chất trỗi vượt này có khuynh hướng thương yêu ngườilân cận, giúp đỡ họ khi họ đau khổ, tự quên mình vìhọ, là một thái độ mà chỉ có con người mới có biệnpháp đánh thức. Khi con người vận dụng nó thì lòng tốt,cách cư xử nồng nàn và những phẩm chất của tâm biểulộ. Anh ta là người được hạnh phúc trước tiên. Nhữngngười chung quanh, cảm thấy bầu không khí an vui và thiệncảm mà anh ta làm ngự trị quanh mình, cũng được lợi lạcbiết bao. Nhưng loại kinh nghiệm này có thể không dừng lạiở đó mà trải rộng khỏi vòng tròn này. Như thế, ngườita có thể tương thông từ cá nhân đến cá nhân, giữa nhữngngười công dân, từ xứ sở này qua xứ sở khác, từ lụcđịa này sang lục địa khác.

Phươngpháp cho phép khuyếch trương cách thế tương thông dễ chịunày cần đến sự tư duy phân tích lẫn thiền định. Nó đặtnền tảng trên một nguyên lý căn bản : lòng bi mẫn, sựchăm sóc đối với người khác.

Nhưngngười khác không phải là không có “cái tôi”, và theo quanđiểm quy ước, cái tôi này không thể chối bỏ được. Chúngta đều có một cảm giác đích thực, neo sâu vào chỗ sâuthẳm nhất của chúng ta, nó diễn dịch thành : “Tôi muốnđiều này”, “Tôi không muốn điều kia”. Cảm thức làmình biểu lộ một cách tự nhiên nơi chúng ta và cũng rấttự nhiên đi kèm một ước muốn hạnh phúc và một từ chốikhổ đau ; điều không chỉ là tự nhiên mà còn đúng đắn.Chúng ta mong muốn được hạnh phúc, chúng ta không muốn khổđau : điều ấy hoàn toàn chính đáng. Chúng ta khỏi phảicần biện hộ.

Vớitư cách đó, chúng ta có quyền được hạnh phúc và khôngbị đau khổ.

“Vậytình cảm tự nhiên này, quyền hạnh phúc này thuộc về tôihay là cho tất cả ?” Các bạn hỏi tôi như vậy. Có mộtsự khác biệt : khi bạn nói “tôi”, điều đó chỉ liênquan đến một người, còn khi là “tất cả”, thì có nghĩalà đang nói đến vô số người.

Đểđiều ấy không trừu tượng, nên tư duy bằng cách phác họatrong trí bức tranh sau đây. Hãy tưởng tượng ở một bênlà cái tôi của bạn, cho đến lúc này nó chỉ lo lắng chonhững ích lợi riêng của nó. Bên kia là một đám đông sinhlinh đầy mút tầm mắt. Ở giữa là bạn, nhân tố thứ baquan sát hai bên.

Cóphải cả hai bên có cùng một nguyện vọng được hạnh phúc? Một sự ghê sợ khổ đau ?

Cảhai đều có quyền được mãn nguyện, có phải thế không? Chắc chắn không chối cãi được ! Nhưng khi người ta bịđiều động bởi tình thương chính mình, thì người ta thấyrằng không có gì quan trọng hơn chính mình cả. Tuy nhiên,dầu giá trị mà lòng ích kỷ tự nhận có lớn đến đâu,nó cũng chỉ đại diện cho chỉ một người, và dầu giátrị nó nhận ra ở người khác có ít đến đâu, thì nhữngngười khác ấy là vô số.

Ngườiquan sát vô tư không thể nói ngược lại một điều rõ ràngnhư thế. Nhận biết dễ dàng số đông lớn lao nhất thìvô cùng hơn chỉ một người, anh ta hiểu rõ giá trị củangười khác trong tương quan với chính mình.

Rồiđến câu hỏi sau : tôi có nên dùng những người khác đểhọ phục vụ cho những mục đích của tôi ? Tất cả làmlợi cho chỉ một người, điều đó sẽ không công bằng,và cho dù nó có thể thực hiện được, nó không đủ làmcho tôi sung sướng. Điều đúng đắn là đem những khả năngvà cái tốt đẹp nhất của mình để phụng sự cho tất cả.Đó là cội nguồn của niềm vui lớn. Nếu các bạn kiên trìtrong thái độ này, với tư tưởng hợp lý này, các bạn sẽthấy rằng lòng bi, tình thương người khác sẽ lớn mạnh.Các bạn còn có thể trải rộng từ bi đến với những kẻthù của các bạn. Điều mà sự chấp thủ bình thường khôngthể làm. Bởi vì, đối với những người thân cận, cha mẹ,con cái, chắc chắn các bạn có tình thương, nhưng đó chỉvì họ là mẹ “của bạn”, cha “của bạn”, con cái “củabạn”, và vì bạn quý họ. Khi tình thương liên kết vớichất thủ, người ta không thể thương yêu những ai tỏ ranghịch lại với quan điểm của chúng ta. Chúng ta còn quáchấp dính vào lợi ích riêng tư của chúng ta.

Thậtkhác với tình cảm nảy sanh từ sự biết ơn trong sáng vềcuộc đời trong mọi hình thức của nó, về cái mà nó chịuơn. Khởi từ đó, tình thương là khá rộng để không loạitrừ một ai, ngay cả kẻ thù.

Trongsự tiến bộ này, cần thiết phải phát triển lòng khoan dungvà nhẫn nhục. Và ai khác nếu không phải là kẻ thù có thểban cho chúng ta dịp may để biểu lộ chúng ? Cha mẹ chúngta ư ? Các vị thầy của chúng ta ư ? Họ không phải là nhữnggì tốt nhất cho điều đó. Đối thủ của chúng ta, chínhhọ, mới làm cho chúng ta khắc ghi điều đó được. Chúngta hãy chấp nhận cho họ vinh dự ấy : về vấn đề này,không có vị thầy nào tốt hơn ! Bạn bè, vị thầy đặcbiệt nhất cũng không sát cánh bằng, cũng ít sốt sắng bằng.

Nhiềulần, tôi đã có thể nhận ra rằng những thời kỳ nặngnề nhất của cuộc đời cũng là những thời kỳ phong phúnhất, về hiểu biết cũng như kinh nghiệm. Khi nào cuộc đờikhông dẫn chúng ta đi lạc lối, sự tiến bộ dễ dàng, tấtcả đều êm dịu, và điều đó rất tuyệt. Nhưng có nhữngngày xấu, và người ta rơi vào thất vọng và tuyệt vọng.Tuy nhiên, chính là trong sự đối nghịch mà cơ hội đếncho ta để học hỏi. Chính lúc đó sức mạnh bên trong, sựquyết tâm, lòng can đảm được trui rèn để đối mặt vớithử thách. Ai đem lại cho chúng ta dịp may này ? Kẻ thù củachúng ta.

Điềuđó không có nghĩa là người ta phải cúi rạp mình trướchọ. Thật vậy, tuỳ theo những cách thức mà người ta dùng,người ta có thể được dẫn đến một thử thách sức mạnh.Nhưng, ở trong sâu xa của mình, người ta phải không mấtsự bình an cũng không quên lòng bi mẫn. Điều ấy hoàn toàncó thể !

Cólẽ các bạn nghĩ : “Chà, Đạt Lai Lạt Ma nói quá !” Hoàntoàn không phải thế. Các bạn có thể kinh nghiệm về chuyệnđó và tự phán xét nó. Không gì xứng đáng cho những nỗlực của các bạn bằng sự phát triển năng lực của tìnhthương. Tôi đã nói và tôi lập lại, đó là thông điệpchính của tôn giáo. Trong lãnh vực này, hơn là dấn thân vàonhững tranh luận triết lý, hãy thâm nhập vào lòng bi mẫnnày, nó là tinh túy thực sự của chúng. Người ta có thểtự cho mình là Phật tử khi người ta cố gắng làm tăng trưởngsự mở rộng này, khi cố gắng thực hành đức hạnh này,dù người ta không đặt đức Phật lên đài thờ. Quả thậtlà vậy. Dầu cho tôn giáo bạn là gì, chớ dừng lại vì nhữngvấn nạn triết lý. Tôi nói điều đó theo ích lợi của cácbạn, chấp nhận tính ưu thắng đối với cái thực sự làchính yếu trong cuộc sống hàng ngày của các bạn. Về phươngdiện này, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và những tôn giáo kháckhông khác nhau mấy. Tất cả đều có cốt lõi là sự tiếnbộ của con người, tình anh em và tình thương. Những chủđích ấy là chung cho các tôn giáo. Hãy nắm lấy cái chínhyếu của chúng và các bạn sẽ nhận ra có rất ít bất đồnggiữa chúng.

VềNiết bàn mà đôi khi người ta thường tự hỏi, cảm tưởngcủa tôi là câu hỏi ấy không phải là khẩn thiết nhất.Nếu các bạn theo dòng những tháng ngày của một đời lươngthiện và biểu lộ lòng tốt, tình thương, tử tế, quên mình,thì điều ấy sẽ tự động đưa bạn đến Niết bàn. Tráilại, nếu các bạn kèn cựa về những chủ đề triết lýmà không cẩn trọng trong cái hàng ngày, bạn dám đạt đếnmột thứ Niết bàn xa lạ lắm. Nếu sự thực hành hàng ngàycủa các bạn là không có gì, chắc chắn đó là điều khôngthích hợp.

Ápdụng trong đời sống mỗi ngày, những lời khuyên này tỏra tuyệt diệu. Bất kể người ta tin hay không vào ThượngĐế, bất kể người ta tin hay không vào đức Phật, bấtkể – ngay cả khi người ta là Phật tử – người ta tinhay không vào sự tái sanh ! Điều quan trọng là sống mộtcuộc đời tốt đẹp. Một đời sống tốt đẹp không chỉtạo bằng thức ăn ngon, áo mặc đẹp và một mái nhà xinhxắn, mà cũng được sinh động bởi những ý định trong sạch,một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lý báchọc. Đó là hiểu rằng những người khác, đàn ông, đànbà là những người anh và những người chị của chúng ta,đó là kính trọng quyền lợi và phẩm giá của họ. Khảnăng giúp đỡ lẫn nhau thuộc về con người một cách tuyệtdiệu. Người ta cần phải cứu giúp những người trong cơntuyệt vọng khốn cùng. Không có sự giúp đỡ vật chất,thì bày tỏ sự quan tâm, cho một nâng đỡ về đạo đức,biểu lộ thiện cảm đã là quý giá. Thái độ sống này phảithống lãnh toàn bộ hoạt động của chúng ta.

Trongthế giới hiện đại, theo một số người, tôn giáo chỉcó lý do tồn tại đối với những người ở những chốnxa xôi tận cùng, trong khi trong thế giới của công việc vàcủa chính trị, người ta không biết nó để làm gì.

Tôikhông đồng ý. Tôi đã nói với các bạn, niềm tin của tôithì đơn giản : động cơ chủ yếu là tình thương. Mọi hànhđộng hợp lý và thung dung – đặc biệt những sự việcnhỏ nhặt – đều từ một động cơ. Trong lãnh vực chínhtrị, nếu các bạn có những ý định trong sạch và với chúngcác bạn cải thiện xã hội, lúc ấy bạn là một chính trịgia tốt và lương thiện. Chính trị không có gì xấu trongchính nó. Đôi khi, người ta đổ lỗi cho nó, người ta nóinó “dơ bẩn” : không đúng đâu ! Đó là một sự cần thiết,một dụng cụ được tạo ra để giải quyết những vấnđề con người, những khó khăn xã hội. Nó không phải làmột sự xấu, nó đáp ứng cho một nhu cầu. Trái lại, khinhững cá nhân mập mờ, thiếu cẩn trọng và động cơ chânchính chiếm lấy quyền hành, lúc đó chính trị có thể trởnên “dơ bẩn”.

Chúngta có thể làm một xét nghiệm như vậy trong lãnh vực tôngiáo : nếu tôi giảng đạo với một động cơ xấu, bài thuyếtpháp của tôi trở nên xấu và có hại. Nhưng đó không phảilà một lý do để đổ lỗi cho tôn giáo cũng không phải đểxem nó là xấu xa.

Vậythì động cơ là chính yếu. Thế nên tôi đơn giản đặtniềm tin của tôi nơi tình thương, sự tôn trọng người khácvà sự ngay thực. Tôi không dành riêng những giá trị nàycho lãnh vực tôn giáo. Chúng rất phù hợp với chính trị,kinh tế, thương mại, với khoa học, pháp luật, y khoa, vớinhững kỹ thuật tâm linh có nhiệm vụ trợ giúp nhân loạivà chúng có những phương tiện đạt đến để ít ra là lòngtử tế làm sinh động những lãnh vực đó. Nếu không, thayvì đem lại một sự khả quan hơn, chúng lại trở thành mộtđe dọa cho thế giới, một mối lo sợ cho tất cả. Nhân loạicó một nhu cầu sinh tử về lòng bi. Nhìn gần hơn, thế giớinày ít hạnh phúc hơn nó có vẻ thế. Khi tôi đến một sứsở mới, thoạt tiên tất cả có vẻ rạng rỡ. Những ngườitôi gặp bắt đầu nói với tôi rằng tất cả mọi thứ đềutốt đẹp, họ không có chút gì để than van. Rồi theo dòngngày tháng, tôi lắng nghe. Tôi nghe họ nói về những vấnđề của họ, chúng rất nhiều rõ ràng là rất phổ biến.Xã hội đang lâm vào một sự khó chịu sâu xa. Người ta thanphiền nhiều về sự cô đơn và sự kiệt sức. Thất vọng,lo âu và khốn cùng về đạo đức là những tình trạng càngngày càng phổ biến. Công lý và ngay thẳng không tương hợpvới mưu mô và ma mãnh. Tự cho là hành động vì lợi íchcủa những người khác bằng một hậu ý ích kỷ, nói đếnhòa bình, tình thương mà chẳng để ý gì đến chúng khi nhữngsự việc hư hỏng, có thể tiến đến những cực đoan nhưáp bức hay chiến tranh : đó là những dấu hiệu không chedấu được. Chúng nói lên một sự thiếu sót.

Cáikhí hậu lo âu này từ nay là tấm màn phông cho cuộc sốnghàng ngày của chúng ta. Kinh khủng thật, nhưng đó là sựthực. Có thể người ta sẽ nghĩ giải pháp khác, giải phápchuyển hóa bên trong mà tôi đã đề cập ở trước, là lýtưởng và không thích hợp với hoàn cảnh chúng ta ở đâyvà trong thế giới hiện giờ. Tuy nhiên, tôi kiên trì nghĩrằng nếu người ta tiếp tục đồ lại trên một kiểu mẫuxã hội hoàn toàn bị điều kiện hóa bởi tiền tài và quyềnlực, ít chú ý đến những giá trị thực của tình thương– kiểu mẫu trong đó nhân loại mất mọi cảm thức vềcông lý, về lòng tốt và lương thiện – thì những thếhệ tới có thể sẽ làm mồi cho những khó khăn tệ hơn,và những đau khổ còn kinh khủng hơn.

Nhưthế, mặc dầu một thay đổi nội tâm có vẻ khó khăn, tròchơi đáng được mở màn. Tôi có tin tưởng chắc chắn :phải thử nghiệm điều không thể.

Ngườita thành công hay không là một vấn đề khác : cho dầu nếuchúng ta không đạt đến mục đích mà chúng ta đã chỉ địnhcho mình trong đời này, thì chẳng quan trọng gì. Ít ra chúngta đã thử xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, đặtnền tảng trên tình thương đích thật và không phải trênlợi ích cá nhân.

Nhữngnhà điều hành bận rộn hàng ngày sắp xếp những vấn đềrõ ràng chỉ nhắm vào những thứ cấp bách nhất. Nhưng điềuđó không ngăn được họ đồng thời biết đến những nguyhiểm về lâu về dài mà xã hội và loài người phải chuốclấy.

Lấymột ví dụ : chúng ta cần một thân thể lành mạnh và khỏeđể tránh những bệnh nhỏ nhặt thông thường. Nếu lỡ mắcphải, cơ cấu thân tâm tốt cho phép chúng ta chữa lành nhanhchóng. Cũng thế đối với xã hội. Đầu tư toàn triệt mộtcách “hiện thực” vào những giải pháp ngắn hạn, vì nhữnglợi ích nhất thời thì giống như uống một viên thuốc vàongày bệnh. Trong khi cùng lúc lo chăm sóc cho tương lai nhânloại tương tự với việc trau dồi một thân thể lành mạnh.Người ta không thể miễn trừ những biện pháp dự phòng,phải thấy những vấn đề tức thời và những vấn đềdài hạn.

Đãnhiều năm nay, tôi quan sát thế giới, tôi suy nghĩ những vấnđề của nó, như những vấn đề của xứ sở tôi là TâyTạng. Tôi gặp những người có thiên chức khác nhau từ mọichân trời. Từ nền tảng, tất cả đều giống nhau. Tôi đếntừ Đông phương, các bạn phần đông là người Tây phương.Thoạt nhìn, chúng ta khác biệt nhau. Tôi càng nhấn mạnh nhữngkhác biệt của chúng ta thì khoảng cách càng lớn dần giữachúng ta. Nhưng nếu tôi nhìn các bạn như những người cùnggiống loại với tôi, những con người, những đồng loại,với một cái mũi, hai con mắt, khoảng cách tự nhiên sẽ biếnmất. Chúng ta được tạo ra từ cùng máu thịt. Tôi muốnhạnh phúc, các bạn cũng thế. Khởi từ sự hiểu biết, nhậnra lẫn nhau này, một sự kính trọng, một sự tin cậy thậttình có thể sinh ra giữa chúng ta. Sự giúp đỡ nhau và hàihòa sẽ tự chúng hiển lộ ra. Đó là cái có thể chấm dứtnhững khó khăn không cùng.

Trongthế giới ngày nay, tất cả liên hệ chặt chẽ với nhau.Không có một xứ nào, một lục địa nào tự là chủ củavận mệnh mình. Số phận của mỗi cái không thể tách lìavới số phận của tất cả. Vậy thì cái chính yếu là thiếtlập giữa chúng ta một sự cảm thông đích thực, với nhữngý định trong sáng. Như thế chúng ta cùng thành công giảiquyết tốt những vấn đề.

Đólà một niềm vui sướng khi tương thông bằng trí tuệ vàtrái tim từ người này sang người khác, và điều ấy cầnthiết biết bao ! Một động cơ trong sạch là mấu chốt.

* Ðạihọc Washington.
*Ðại học Brown.
*Ðại học Harvard.
*Ðại học Berkeley, California.
*Hội nghiên cứu Thiền, New YorK.
*Nhà thờ Ba Ngôi, Boston.
*Diễn thuyết tại Quốc Hội.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567