Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðịnh tâm trên hơi thở

18/01/201111:43(Xem: 10926)
Ðịnh tâm trên hơi thở

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương II
Thiền Định

Định tâm trên hơi thở

Còn một phương pháp khác, đó là trụ tâm vào hơi thở. Hãy điều phục hơi thở theo cách "hít-thở-bình" (respiration-vase). Nếu không thể giử lâu cách "hít-thở-bình" thì có thể "đếm-hơi-thở". Hít vào thở ra đếm một. Ban đầu tập đếm tới 21 sau đó tăng dần đến 100. Cố gắng giữ chánh niệm trong suốt thời gian hít thở.

Như đã nói ở phần trước, tâm liên hệ mật thiết với các luồng nguyên lực hay khí lực. Hít thở một cách loạn động sẽ khiến ý niệm theo đó mà dấy khởi. Hít thở một cách nhẹ nhàng đều đặn thì tâm cũng trở nên yên lặng.

Có nhiều loại hít thở. Cách thông thường là hơi thở của một ngườI không bệnh tật, không xúc động hay kích thích. Cách hít thở cỡ trung là hít vào, giữ hơi lại một chút rồi thở ra. Cách hít-thở-bình là hít hơi vào, hóp những cơ vòng (sphincter) và giữ hơi lại. Cách hít thở này cũng chia làm nhiều loại: đại, tiểu, nội, ngoại. Đại: giữ hơi giữa rún và cổ họng; tiểu: giữ hơi ngay rún; nội: hít vào rồi giữ ở trong; ngoại: thở ra hết rồi nín hơi.

Thông thường cách hít-thở-bình có 4 đặc tính: 1) giữ hơi, 2) làm giản những thớ gân ở bụng, 3) có thể khiến hơi khí thoát ra ngoài bằng những lỗ chân lông hoặc trở vào sạn đạo trung ương, 4) sau khi giữ hơi thật lâu, có thể tống luồng khí lực ra ngoài xuyên qua đường sạn đạo nơi đỉnh đầu.

Cách hít-thở-bình thuộc loại tu tập khó và nguy hiểm, chỉ được dạy sau khi đã hoàn tất các pháp dự bị tu tập. Nếu không tu tập đứng đắn, những luồng khí lực sẽ chạy loạn xạ, sanh ra tổn khí, tâm thần cáu kỉnh và có thể loạn trí.

Khi hôn trầm và loạn tưởng kéo đến, hãy dùng phương pháp đối trị ở trên. Nếu không thể định tâm được trên những đối tượng trình bày ở trước thì có thể lựa một vật hay đề mục mà cảm thấy thích hợp. Vì căn cơ mỗi người không đồng, có người sau khi nghe giảng hai, ba lần liền có thể an trụ được tâm, có người lại không an trụ được tâm dù đã tu tập thiền định lâu ngày. Ngoài ra cũng cần sự hướng dẫn của một vị Thầy từng trải kinh nghiệm để giải tỏa những khúc mắc và chướng ngại khi tu tập. Tu tập đều đặn, ta sẽ trải qua ba giai đoạn điều tâm. Giai đoạn thứ nhất, vọng tưởng hay ý niệm thô khởi lên rất nhiều tựa như thác nước đổ. Giai đoạn thứ hai, vọng niệm thô giảm dần, lâu lâu mới phát hiện nhưng ta nhận diện được ngay và nó liền biến mất, ở đây tương tợ như giòng sông chảy mạnh. Giai đoạn sau cùng, tất cả vọng niệm thô, tế đều tan biến và ta an trụ trong trạng thái bất nhị, như sông nhập biển lớn. Đến trạng thái này, tiếp tục gia công không gián đoạn. Đây là điểm thứ sáu.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]