VƯỢTKHỎI GIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða
PHẦN THỨ BA
BẤT BẠO ÐỘNG:
MỘT TẤM GƯƠNG ÐỂ NOI THEO
CỘNG ÐỒNG THẾ GIỚI
ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, bằng cách gì truyền thống của Phật giáo Tây Tạng cóthể mang lại những lợi lạc cho toàn thể nhân loại?
Trướctiên, từ cốt lõi của Phật giáo Tây Tạng đã có một truyền thống đối thoại cởi mởgiữa các tông phái khác nhau, một truyền thống mà tôi nghĩ là có thể rất dễdàng mở rộng đến các tôn giáo khác. Thế nên những trao đổi hữu ích giữa các tôngiáo khác biệt trên thế giới với Phật giáo là chuyện khả hữu. Thêm vào đó, ngaytự bản chất Phật giáo Tây Tạng đã gắn mình vào với các nguyên lý căn bản quantrọng của tình nhân ái và lòng từ bi. Những ý niệm này tự nhiên sẽ mang đến lợilạc cho tâm hồn của bất cứ những ai rộng mở đón nhận những giáo lý như thế.
Bấthạnh thay, trong lúc này người Tây Tạng chúng tôi đang phải đối diện với mộtthực tế cực kỳ đen tối và nguy hiểm, đó là khả năng một đất nước có thể bị xóatên trên bản đồ thế giới cùng với nền văn hóa nhất thống và có tính kế thừa củanó. Người Tây Tạng dĩ nhiên là rất gắn bó với truyền thống văn hoá của mình,thế nhưng tại Tây Tạng bây giờ họ đã không được cả quyền bày tỏ mối quan tâmcủa mình đối với việc bảo tồn nền văn hoá này. Trong khi đó hiện nay tại Ấn Ðộ,mặc dầu chỉ có khoảng hơn 100,000 dân Tây Tạng lưu vong, chúng tôi vẫn có nhữngphương pháp tiến bộ nhất để lưu giữ, bảo tồn toàn bộ di sản qúy báu đó. Trongsố dân tỵ nạn lưu vong, chúng tôi đã có đến khoảng 5,000 tăng sĩ và học giả cókhả năng gìn giữ và truyền đạt một cách rõ ràng chi tiết những giáo lý thiếtyếu của nền triết lý và Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi cũng có một số lớn tuviện đặc biệt dành cho quý vị nữ giới muốn cống hiến đời mình cho cuộc sống tuhành.
Ngoàira phải kể đến hàng ngàn các trung tâm Tây Tạng và đại học rải rác trên khắpthế giới chuyên nghiên cứu về Phật giáo và Tây Tạng, đã góp phần quan trọng vàoviệc bảo tồn và phát huy những kiến thức liên quan đến đất nước và truyền thốngtâm linh của chúng tôi. Khoảng 2,000 trung tâm như thế đã có mặt tại AÂuChâu, Nam và Bắc Mỹ, Úc Châu, Tân Tây Lan và nhiều quốc gia khác. Tôi cũng nhậnthấy là người Pháp đã tỏ ra rất quan tâm đặc biệt đến nền văn hoá TâyTạng. Chuyện này đã gây ấn tượng sâu đậm đối với tôi ngay từ chuyến viếngthăm qúy quốc lần đầu tiên và tôi không ngừng hy vọng rằng những mối dây thânái này sẽ mãi mãi nẩy nở,kể từ lần đầu gặp gỡ.
Nhữngsự thực liên quan đến lịch sử Tây Tạng thường hay bị xuyên tạc. Thế nên quả làđiều cần thiết khi chúng ta cho phổ biến các văn bản hàm chứa những sự kiệntrung thực và thông báo cho người Trung Quốc biết điều này. Nó sẽ giúp cho cácsử gia và các học giả có được một hình ảnh sáng tỏ về trạng huống hiện nay mộtkhi thực tế lịch sử được phơi bày ra ánh sáng. Những tinh thần cực đoan, sailầm, bè phái, và cái nhìn lệch lạc vì thế sẽ chẳng mang lại những sức mạnh tíchcực và dĩ nhiên không thể sử dụng chúng cho việc xây dựng tương lai. Chính sứcmạnh của sự thực -đặc biệt là trong thời đại mà số phận của phần lớn các chế độđộc tài toàn trị lần lượt cáo chung- sẽ giúp chúng ta khả năng một lần nữa cốnghiến đời mình cho lý tưởng đấu tranh của nhân dân Tây Tạng. Những kẻ chuyêntuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật rốt cùng nói cũng chẳng ai nghe; đó làlý do tại sao tôi phải lập lại lời kêu gọi cái được gọi là thế giới văn minhhãy sử dụng mọi biện pháp khả hữu để bảo tồn những truyền thống qúy giá của TâyTạng.
ThưaNgài, gần đây một số lớn các nhà khoa học đã gặp gỡ nhau tại Paris để bày tỏmối quan tâm của họ về tình trạng xuống cấp trong lãnh vực môi sinh tại TâyTạng. Họ đã đề nghị xếp quốc gia này -toàn bộ hay một vài phần- thuộc về di sảnthiên nhiên và văn hoá của nhân loại. Ngài có nghĩ rằng trong tình huống hiệnnay đề nghị này có thể được chấp nhận và nếu như chuyện đó xảy ra, việc này cóthể được đệ trình lên Trung Cộng để họ chấp thuận?
Vâng!Tôi nghĩ rằng đây là một ý kiến rất hữu ích và hoàn toàn có thể thực hiện được,nhưng bên cạnh đó thực tế cho thấy là có những công việc cần phải làm để biến việcnày trở thành sự thực. Tây Tạng là một quốc gia cổ kính lâu đời với rất nhiềudi tích lịch sử không những chỉ có giá trị đối với riêng người Tây Tạng mà chocả toàn thế giới. Ðã có rất nhiều tổ chức lên tiếng một cách nghiêm túc về việcbảo tồn di tích Potala và những thánh tích khác. Nhiều người còn cho rằng ngôitự viện chính của thủ đô Lhasa -Tsuglakhang- cần phải được bảo vệ, cũngnhư toàn cả khu vực thành phố. Tại sao không? Thủ đô này đã gắn bó chặtchẽ với cuộc sống chuyển lưu chung quanh Potala. Một điều khá bất hạnh là gầnđây những kiến trúc mới xây dựng đang làm thay đổi dần khu vực gia cư truyềnthống, và khuôn mặt của thủ đô Lhasa đã hoàn toàn bị biến dạng, nếu không nóilà đang ở trong mối hiểm nguy bị xóa sổ. Ðây thêm một lý do nữa để thủ đô TâyTạng được đưa vào danh sách các thành phố cần được bảo tồn.
Sựxâm lăng của Trung Cộng đã gây nên những bất quân bình nào về mặt sinh thái củaTây Tạng, từ rừng rú, thổ nhưỡng, sông ngòi, v.v...? Tình huống hiện nayở Tây Tạng như thế nào?
Ðâylàmột trong những mối ưu tư lớn nhất đang đè nặng lên chúng tôi. Nạn phárừng trong một vài khu vực đã làm cho đất đai bị xói mòn, chưa kể là việc tậptrung khai thác một cách bừa bải các mỏ khoáng chất vốn rất phong phú ở xứchúng tôi đã làm cho tình trạng này càng thêm nghiêm trọng; theo tài liệu củanhà cầm quyền Trung Cộng, Tây Tạng có đến 167 loại khoáng chất khác nhau, nhiềuloại rất qúy hiếm.
Nhưng tệ hại nhất là việc Trung Cộng đã sử dụng toàn bộ đất nước chúng tôi làmbải rác chứa các chất thải nguyên tử của họ. Một điều chắc chắn là khu vực cạnhhồ Kokonor nay đã trở thành kho chứa toàn bộ vũ khí nguyên tử của Trung Quốccũng như một trung tâm nghiên cứu nguyên tử đã được xây dựng trong lòng đất tạiđây mà họ gọi là “Học Viện Thứ Chín”.
Chưa hết, tất cả những yếu tố góp phần vào việc làm xuống cấp môi sinh tại TâyTạng, cần phải được kể thêm một sự kiện hiện đang là mối quan tâm sâu xa củacác nhà khoa học tại Ấn Ðộ cũng như trên toàn thế giới: đó là vấn đề ô nhiễmcác giòng sông lớn tại Á Châu do tình trạng nhiễm độc tại đầu nguồn, nói rõ ralà tại Tây Tạng do Trung Cộng gây ra. Tình huống này đã gây ra một mối hiểm họalớn lao cho toàn khu vực và các quốc gia sống dọc theo những dòng sông này, kểcả Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Ấn Ðộ, Bangladesh, và Hồi Quốc.
Ngàicó nghĩ rằng bản sắc văn hoá của Tây Tạng vẫn còn có thể được duy trì trong mộtthời gian lâu hơn trước sự gia tăng quyền lực của Trung Cộng?
Tronghơn bốn mươi năm bị Trung Cộng xâm chiếm, mặc cho bao nghịch cảnh, tai ương,người Tây Tạng vẫn không ngừng cố gắng bảo tồn nền văn hoá đã gắn bó mật thiếtlâu đời với họ. Cho dù những tàn phá và hủy hoại gây ra, vấn đề cũng chưađến nỗi quá muộn. Niềm hy vọng vẫn không bao giờ tàn lụi, nền văn hoá của chúngtôi không những có thể được bảo tồn mà còn được phục sinh. Tuy nhiên mối nguycơ hàng đầu đối với chúng tôi vẫn là chính sách chuyển dân chiếm đất của TrungCộng. Một sự kiện bi thảm là người Tây Tạng bây giờ đã trở thành kẻ thiểu sốngay chính trên quê hương đất nước của mình. Trong tất cả những thành phố lớntại Tây Tạng -Lhasa, Chamdo, Shigatse, Gyangtse- người Trung Quốc nay chiếm haiphần ba dân số, người Tây Tạng chỉ còn một phần ba. Dĩ nhiên tại những vùng quêxa xôi hẻo lánh, người ta có thể chỉ thấy toàn là người Tây Tạng. Thế nhưngtại những vùng đất đai màu mỡ, hoặc cao độ thấp -điều kiện sống tương đối dễthở hơn- người Trung Quốc nay đã chiếm một số lượng rất lớn.
Trongsố các tài liệu mà chúng tôi nhận được, có một bản đề ngày tháng Năm, 1992 đềcập đến một cuộc họp mật của nhà cầm quyền Trung cộng thảo luận về nội dungliên quan đến việc gia tăng chính sách chuyển dân Trung Quốc vào Tây Tạng. ThưaNgài, Ngài có biết đến nội dung của bản tài liệu mật này không, cũng nhưnhững hậu quả trước mắt của nó là gì ?
Ðúngvậy. Chúng tôi cũng có trong tay bản tài liệu này với đầy đủ mọi chi tiết khiếnchúng tôi tin chắc rằng đây là bản tài liệu thực, có giá trị.
Lúc tôi còn ở Bắc Kinh năm 1954 và đầu năm 1955, trước khi rời khỏi nơi này,tôi đã đến chào xả giao Chủ tịch Mao Trạch Ðông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu AÂn Lai vàcác quan chức cao cấp khác trong chính quyền Trung Cộng. Lưu Thiếu Kỳ lúc đóđược coi như là người lãnh đạo trực tiếp của tôi, bởi vì trong thời gian nàytôi đang là Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Thường Trực của Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốcmà ông ta là Chủ tịch. Trong cuộc đàm luận này, ông ta bảo rằng: “Tây Tạng củaqúy vị có một lãnh thổ rộng lớn, trong khi Trung Quốc của chúng tôi thì dân sốlại đông đảo, chúng ta cần nên thúc đẩymột sự trao đổi hữu ích giữa đôi bên.”Ðó là một bằng chứng hiển nhiên cho thấyrằng họ đã có tham vọng từ hồi đó, muốntiến hành một chính sách chuyển dân lớn lao vào Tây Tạng.
Kểtừ khi đất nước của chúng tôi bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, dân số TrungQuốc tại Tây Tạng đã không ngừng gia tăng năm này qua năm khác, đặc biệt làtrong những năm gần đây, được núp bóng dưới chiêu bài mệnh danh là chính sách“mở cửa” kinh tế. Bất cứ lúc nào mà người Trung Quốc nghe được nơi nào dễ sống,họ lại lũ lượt kéo đến với đông đủ gia đình. Hãy lấy thủ đô Lhasa, một thànhphố lớn của Tây Tạng, nơi mà cuộc sống không đến nỗi khó khăn như những nơikhác, làm một thí dụ cụ thể: Người Trung Quốc ở đây hiện nay đã chiếm một tỷ lệđông đảo hơn người Tây Tạng, đó là một sự thực mà chính quyền Trung Cộng luônlên tiếng phủ nhận. Họ chính thức công bố là chỉ có khoảng 10,000 người TrungQuốc tại Lhasa. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn khác biệt. Không phải là 10,000mà có đến hơn 100,000 người Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Lhasa, trong khidân số Tây Tạng tại đây không quá 50,000 người. Thực trạng là như thế. Ởmột vài khu vực hẻo lánh thuộc lãnh thổ Tây Tạng, dân Trung Quốc còn đông gấpbội dân bản xứ. Tình huống này đã gây nên những bức xúc lo âu cho số người TâyTạng ít ỏi còn sót lại trong khu vực, khi mà đồng bào của họ đã bỏ đi đến nhữngvùng có đông đảo người Tây Tạng sinh sống. Dù trường hợp nào đi nữa thì bây giờtại Tây Tạng cũng đã có đến hơn 7 triệu dân Trung Quốc so với khoảng 6 triệungười bản xứ.
Bạncó biết là những nhà cầm quyền của chế độ độc tài toàn trị thường sử dụng nhiềuthủ thuật, chẳng hạn như trên mặt công luận thì họ cho công bố những chính sáchđẹp đẽ nhưng chẳng bao giờ áp dụng, trong khi đó những chính sách mà họ đem rathực hiện một cách mạnh mẽ thì chẳng bao giờ công bố trước công luận? Ðó làtrường hợp dân số Trung Quốc tại Tây Tạng tăng vọt hằng ngày, trong khi chínhquyền thì cứ một mực phủ nhận; đó cũng là trường hợp người dân bản xứ Tây Tạngbắt buộc phải có giấy đi đường mới được quyền di chuyển trong đất nước của mìnhvà thường là có nguy cơ bị trục xuất ra khỏi Lhasa, không cho đăng ký hộ khẩucư trú tại đây. Nếu nhà cầm quyền Trung Cộng không có ý đồ trong việc chochuyển dân vào Tây Tạng, tại sao họ lại không chấm dứt thảm kịch này? Thế nênta có đủ lý lẽ để tin chắc rằng nhà nước Trung Cộng đang âm mưu tổ chức việctái định cư dân của họ đang ngày càng gia tăng ngay tại chính quốc.
Tôixin được nói thêm đôi điều. Là một con người, tôi nhận thức rằng nhân loại nhìnchung như là một thực thể thống nhất. Thế cho nên đối với vấn đề chuyển dânnày, ở một mức độ nào đó, người Tây Tạng có thể chấp nhận được nếu Trung Quốcthực hiện trong tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trong trường hợp nhưthế, chúng tôi sẵn sàng chia xẻ cái lãnh thổ rộng lớn này với người TrungQuốc, hiện đang gặp khó khăn trướ c tình trạng mật độ dân cư đông đúc và yếukém về mức sống kinh tế. Tuy nhiên kể từ lúc xâm lăng Tây Tạng, đến nay đã hơnbốn mươi năm, chính sách xâm lăng dân số này luôn đi đôi với sự tàn phá rấtnhiều khu vực và như thế nó chẳng bù đắp được chút nào cho việc gọi là pháttriển đất nước chúng tôi. Ngài Ban Thiền Lạt Ma, người bị tất cả mọi người cholà thân Trung Cộng nhưng thực tế không phải vậy, đã công khai tuyên bố hai ngàytrước khi Ngài viên tịch, rằng sự phát triển kinh tế khiêm tốn do Trung Quốcmang lại không thể nào đền bù được những phá hoại lớn lao mà họ đã gây ra.Trong hơn bốn mươi năm qua nhân dân Tây Tạng đã gánh chịu những thống khổvô bờ. Dĩ nhiên, trên văn kiện chính thức của Trung Quốc, họ vẫn gọi chúng tôilà những người thiểu số Trung quốc, là những “anh em chị em” thân thiết của họ!Họ vẫn thường liên hệ hình ảnh Trung Quốc như là một đại gia đình gồm có nămanh em. Nhưng trong trường hợp này, đáng buồn thay người anh cả đã không ngớthành hạ, đày ải người em nhỏ của mình! Tôi đang đề cập đến những sự kiện lịchsử có thực.
Sựgia tăng dân số Trung Quốc tại Tây Tạng hiển nhiên đã gây nên một tình trạngcực kỳ căng thẳng. Khi một số lượng lớn dân Trung Quốc tăng lên ở một vùng nàođó, sự căng thẳng phát khởi không phải chỉ thuần túy vì vấn nạn công ăn việclàm mà ngay cả trên các địa hạt khác chẳng hạn như giáo dục hay y tế, nhữnglãnh vực mà sức ép của dân Trung quốc vốn chiếm đa số đã gây nên những hệ quảnhức nhối. Bên cạnh đó, những ngân khoản trên nguyên tắc được sử dụng vào việcphát triển Tây Tạng về các mặt phục vụ công cộng, giáo dục, y tế, trong thực tếđa phần đều rơi vào túi của người Trung Quốc.
Trongsố những vấn đề căng thẳng khác phải kể đến lãnh vực môi sinh. Như qúy vị đãbiết, theo truyền thống Tây Tạng cấm săn bắn chim chóc, tôm cá. Người Tây Tạngtrong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều cố gắng tránh không dự phần vào những hoạtđộng này. Sự đi nhiễu chung quanh những khu vực thánh địa chẳng hạn như Potalahay ngôi đại tự tại Lhasa cũng đã tạo nên căng thẳng. Phong tục của người TâyTạng là đi theo chiều kim đồng hồ trong khi đó người Trung Quốc lại cố tình đitheo hướng ngược lại. Những hình thức hạ nhục kiểu này chỉ làm tăng thêm mốicăng thẳng và bất mãn trong lòng dân chúng Tây Tạng. Nhà cầm quyền Trung Cộngthường tỏ ra chẳng hề đếm xỉa đến những vụ sát nhân nếu do người Tây Tạng tựgiết lẫn nhau, trong khi đó nếu chẳng may họ đụng đến người Trung Quốc dù chỉlà một vụ ẩu đả thường cũng vẫn bị coi là phạm một đại trọng tội và bị nghiêmtrị. Ðấy là chưa kể đến không biết bao nhiêu những vụ vi phạm nhân quyền đãdiễn ra trên đất nước Tây Tạng.
Sựgia tăng không ngừng những vụ việc như thế -dù vô tình hay cố ý- là một bằngchứng hiển nhiên của sự diệt chủng văn hoá. Tôi đã cáo giác việc này và khôngngừng lập đi lập lại bất cứ lúc nào có cơ hội. Ngay khi chúng tôi thiết lậpđược sự liên lạc với nhà nước Trung Cộng, trong bản Kế Hoạch Hoà Bình Năm-Ðiểmgởi đến họ, tôi đã chính thức yêu cầu phải đình chỉ ngay việc di dân Trung Quốcvào Tây Tạng. Thế nhưng chính quyền Trung Cộng đã có vẻ như không có ýđịnh từ bỏ chính sách này, sự hiện hữu của một kế hoạch mà họ luôn phủnhận. Họ luôn tuyên bố trước dư luận rằng Tây Tạng rất thoả mãn được làvùng tự trị của Trung Quốc. Và như quý vị đã thấy, “vùng tự trị” mà họ nói tớiđã không còn mang một ý nghĩa nào cả.
ThưaNgài, công việc sửa soạn để bắt đầu thảo luận với nhà nước Trung Cộng về vấn đềđộc lập Tây Tạng nay đã đi đến đâu?
Tronghoàn cảnh hiện nay, tôi tự thấy có bổn phận phải làm tất cả những gì có thể làmđược để bảo vệ nền độc lập của quê hương đất nước tôi. Trong chiều hướngđó, tôi nghĩ rằng phương cách tốt nhất để đạt đến mục tiêu này là trực tiếpthương thuyết với Trung Quốc. Tuy nhiên, mười bốn năm trước đây khi chúng tôithành công trong việc tạo được mối liên lạc với họ, qua trung gian của pháiđoàn của tôi; Ðặng Tiểu Bình đã đặt ra một điều kiện quan trọng làm nền tảngcho những cuộc thương thuyết, đó là có thể thảo luận tất cả mọi vấn đề ngoạitrừ sự độc lập của Tây Tạng, cho dù mọi người đều thấy rằng đứng ở trênbất cứ quan điểm nào, Tây Tạng vẫn là một quốc gia độc lập như đã được minhchứng qua văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử của nó, và thực tế là quốc gia đó hiện nayđang nằm dưới ách xâm lược của ngoại quốc.
Trêncăn bản những lời tuyên bố của Ðặng Tiểu Bình và để phù hợp với những điều kiệnthực tiễn, tôi đã tạm thời cố gắng thực hiện những cuộc thương thuyết với họtrên quan điểm xem Tây Tạng như là một lãnh thổ tự trị của Trung Quốc. Tôi đãkhông đòi hỏi một sự chia cắt hoàn toàn nào giữa hai quốc gia. Tôi đãtuyên bố với nhà nước Trung Cộng rằng những gì của quá khứ nay hãy cho vào quákhứ, kể từ bây giờ tôi đang hướng vọng về tương lai. Chúng tôi hiện vẫn lưu giữtoàn bộ các tài liệu, văn bản liên quan đến các cuộc thảo luận đó, mà nội dungcho thấy là về phía chúng tôi, tôi đã cố gắng đến mức nào khi phải chấp nhậnnhững nhượng bộ tối đa. Căn cứ vào những thực trạng và bối cảnh chính trị hiệntại, tôi nghĩ rằng cách thức tiếp cận của mình là thực tiễn nhất, nếu không nóilà duy nhất có thể chấp nhận được. Ðó là lý do tại sao mà tôi thường gọi đó làđường lối thương thuyết Trung Ðạo. Ngoài ra đối với bất cứ những mục tiêu tươnglai nào khác, tôi vẫn luôn nhấn mạnh rằng chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sựquyết định của nhân dân Tây Tạng, và kết quả dĩ nhiên cũng sẽ tùy thuộc rất lớnvào thái độ của Trung Quốc.
Ðểtrả lời cho Kế Hoạch Hoà Bình Năm-Ðiểm của tôi, nhà cầm quyền Trung Cộng trongnhững năm đầu của thập niên tám mươi đã nêu đề nghị rằng tôi nên hồi hương vềTây Tạng. Tôi đã trả lời với họ rằng vấn đề hồi hương đâu có phải là vấn đềquan trọng thực sự, mục tiêu chính yếu nhằm đạt đến chính là sự bảo vệ và gìngiữ các quyền căn bản và nền văn hóa của sáu triệu dân Tây Tạng. Bao lâu màTrung Quốc không hề làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn nạn này thì họ đừngbao giờ nói đến chuyện hồi hương của tôi. Còn nếu họ muốn nói chuyện với ÐạtLai Lạt Ma chỉ vì vấn đề hồi hương không mà thôi, tất cả mọi nỗ lực sẽ chẳng điđến đâu cả. Còn mặt khác, nếu họ muốn thật tình thảo luận nghiêm chỉnh về nhữngvấn đề then chốt của Tây Tạng, phần tôi, tôi sẽ luôn sẵn sàng đặt mình dưới sựsắp xếp của họ, bất cứ thời điểm nào, ở nơi đâu mà họ chọn lựa để gặp gỡ. Ngoàira, chính tôi cũng đã công khai đưa ra hai giải pháp liên quan đến vấn đề này,mà trong đó một giải pháp nêu đề nghị cần vận động sức mạnh của áp lực quốc tếngay lập tức đối với nhà nước Trung Cộng, mà mục tiêu là thúc đẩy họ bắt đầuthực hiện những cuộc thương thuyết có ý nghĩa càng sớm càng tốt. Công việctrước mắt của tôi hiện nay là dồn mọi nỗ lực cho giải pháp này.
Chúngta cũng đừng nên quên rằng nhà nước Trung Cộng luôn luôn quan niệm rằng TâyTạng là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ; thế nên họ đã dành chomình cái quyền tự do làm bất cứ điều gì mà họ muốn đối với Tây Tạng. Thế nhưngđứng trên quan điểm lịch sử, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Năm 1914, khithỏa ước Simla được ký kết, thiết tưởng tôi không cần phải nêu rõ chi tiết ởđây, chính phủ Anh đã công nhận Tây Tạng là một quốc gia tự trị -điều này đãlàm cho Trung Quốc từ chối phê chuẩn. Chính phủ Anh chỉ chấp nhận quyền bảo hộcủa Trung Quốc đối với Tây Tạng với điều kiện Trung Quốc tôn trọng quyền tự trịcủa Tây Tạng. Chính phủ Ấn Ðộ cũng đã công nhận Tây Tạng như là một vùng tự trịchứ không phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Theo các chuyên gia Anh, tựtrị là ngôn ngữ để chỉ một thực-tế độc lập. Năm 1954, trong chuyến thăm viếngBắc Kinh, chính Mao Chủ tịch đã đích thân bảo tôi rằng đã có một thời TâyTạnglà một quốc gia hùng mạnh từng xâm chiếm Trung Quốc, và bây giờ khi Tây Tạngtrở nên yếu kém hơn, Trung quốc thấy có nghĩa vụ phải giúp đỡ chúng tôi. Ông tacòn hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ triệt thoái khỏi Tây Tạng sau khi giúp đất nướcnày đạt đến một mức độ phát triển nào đó. Năm 1956, khi tôi còn ở Ấn Ðộ, đồngthời với cuộc thăm viếng của Chu AÂn Lai, ông ta đã tuyên bố với Thủ tướng ẤnÐộ, Jawaharlal Nehru, rằng nhà nước Trung Cộng không xem Tây Tạng như là mộttỉnh của Trung Quốc, mà là một “trường hợp cá biệt”. Người ta thấy không baogiờ Trung Quốc đi xâm chiếm các lãnh thổ khác lại tuyên bố như thế.
Mặcdù được soạn thảo dưới sức ép nặng nề, một thỏa ước mười-bảy-điểm cũng đã đượcký kết giữa chúng tôi và Trung Quốc. Với tất cả những sự kiện lịch sử đãđược minh chứng, quả là điều hoàn toàn sai lầm khi xem Tây Tạng là một phầnlãnh thổ của Trung Quốc kể từ thế kỷ thứ 13 như họ đã từng khẳng định. Ðó là lýdo khiến tôi nghĩ rằng kể từ khi chính Trung Quốc tự mình tuyên bố rằng TâyTạng là một “trường hợp cá biệt”, cộng đồng quốc tế cần phải có những hành độngkhả dĩ làm sáng tỏ vị trí lịch sử của Tây Tạng trong quá khứ, nghiên cứu vấn đềdưới ánh sáng của luật pháp quốc tế cũng như lưu ý đến những khía cạnhkhác biệt sâu xa giữa hai nền văn hóa Trung Quốc và Tây Tạng. Không có ai khẳngđịnh được rằng ngôn ngữ Tây Tạng là tiếng Trung Hoa. Cũng thế, khi người ta nóiđến Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tây Tạng là bao hàm ýnghĩa phân biệt đó. Thế nhưng mặc cho những sự kiện này, Trung Quốc luôn luônmuốn biến ngôn ngữ Tây Tạng thành ngôn ngữ Trung Quốc, đồng hoá tôn giáo củachúng tôi thành tôn giáo của họ. Dĩ nhiên, điều này không thể nào phù hợp đượcvới thực tế. Trong một hội nghị về Tây Tạng nhóm họp hồi gần đây, các chuyêngia quốc tế đã tuyên bố rằng, trên căn bản của quyền tự quyết, Tây Tạng có đầyđủ thẩm quyền để quyết định tương lai vận mệnh của mình. Ðây là vấn đề hoàntoàn sáng tỏ đối với tất cả mọi người.
Ngàilà một vị lãnh đạo tinh thần và đồng thời cũng là lãnh tụ của một quốc gia hiệnđang gánh chịu đau thương dưới ách xâm lược hơn bốn mươi năm qua. Là một ngườiđã từng có cơ hội gặp gỡ khá nhiều những khuôn mặt chính trị trên khắp thếgiới, có khi nào Ngài cảm thấy oán giận khi thấy chỉ có một số rất ít người lêntiếng ủng hộ chính nghĩa của Tây Tạng? Ngài có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo cácquốc gia Tây phương hiện nay có thể đang có khuynh hướng giúp đỡ Tây Tạng đểquốc gia này khỏi bị xóa bỏ hoàn toàn bởi một lân bang hùng mạnh?
TâyTạng hiện nay đang phải đương đầu với rất nhiều nỗi khó khăn, thế nhưng ta phảinhận thấy một điều là trong thời đại ngày nay các quốc gia sống cô lập nhưtrước đây là một hiện tượng rất hiếm hoi. Chính vì tình trạng sống cô lập củachúng tôi mà khi những vấn nạn xảy ra do việc Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng đãkhông được mấy ai để ý tới. Quốc gia của chúng tôi là nạn nhân của sự xâm lược,và từ quan điểm này, vấn đề Tây Tạng trên một phương diện nào đó có thể xem nhưlà một vấn đề cổ điển. Những vấn nạn có tính cách khẩn thiết đang xảy rahàng ngày trên mặt địa cầu này. Hơn thế nữa, dưới lăng kính kinh tế, Tây Tạngthoạt trông có vẻ không có gì quan trọng đáng chú ý cả.
Tuy nhiên nếu bạn nhìn vấn đề một cách tổng quát trên quan điểm toàn cầu, sựbày tỏ mối quan tâm của nhân dân trên thế giới đối với chính nghĩa Tây Tạngngày càng có dấu hiệu rất khích lệ. Từ năm 1959 cho đến những năm của thập niên60, đã có rất nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ chính nghĩa của Tây Tạng trêndiễn đàn Liên Hiệp Quốc. Trong thời điểm đó, sự ủng hộ của phần lớn các quốcgia này như là một sự bày tỏ thế đứng đối nghịch của mình đối với khối cộngsản. Tuy nhiên kể từ những năm gần đây cho đến bây giờ, tôi nghĩ rằng nhiềuquốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ của mình được phát xuất từ mối thiện cảm nhiềuhơn, cũng như dựa trên căn bản của những sự thật không thể phủ nhậnđược, một tình huống tuy khá phức tạp nhưng hoàn toàn trung thực.
Nhữnghoạt động trên lãnh vực vận động quốc tế của Ngài thường nhắm đến giới truyềnthông, các nhân vật nổi tiếng, những lãnh tụ các quốc gia trên khắp thế giới.Những nỗ lực đó có tạo nên những kết qủa cụ thể nào đối với Trung Quốc, và đưađến sự cải thiện tình huống tại Tây Tạng hay không?
Tôirất hoan hỷ trước sự quan tâm của giới truyền thông mà thông qua họ, đã tạođược mối cảm thông của nhân dân trên thế giới đối với chính nghĩa của Tây Tạng,và tôi cho rằng sự chiếu cố của họ là điều rất quan trọng. Sự kiện chính nghĩacủa chúng tôi ngày càng được nhìn nhận sẽ làm cho nhà nước Trung Cộng phải tỏra biết điều hơn trong việc đối xử với nhân dân Tây Tạng cũng như quan tâm hơnđến các nhu cầu của họ. Có ý kiến cho rằng thái độ kiến hiệu nhất là cứ việcchống đối hoặc công kích Trung Quốc một cách thả dàn. Rất tiếc đây không phảilà thái độ của chúng tôi. Chỉ mới hai năm trước đây, nhà cầm quyền Trung Quốctừ chối không công nhận kể cả phản bác lại bất cứ những lời tuyên bố nào liênquan đến vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, cho rằng đó là chuyện nội bộ của họ.Thế nhưng dần dần họ cũng đã phải tuân thủ và cho công bố một tập tài liệu đượcgọi là “Bạch Thư “ về tình trạng nhân quyền ở trong nước, và dưới sức ép củaquốc tế họ đã phải đồng ý cho phép một vài phái đoàn hiện diện tại Trung Quốcvà Tây Tạng để theo dỏi vấn đề nhân quyền có được tôn trọng hay không.
Tôi đã làm tất cả mọi chuyện trong phạm vi quyền hạn của mình, cố gắng tạo điềukiện để mở ra những cuộc thương thảo hợp tình hợp lý giữa đôi bên, nhưng phíaTrung Quốc cứ luôn tìm cách từ chối. Thế nhưng, áp lực bền bỉ của quốc tế đãbuộc họ, ít nhất là không còn dấu diếm được với thế giới bên ngoài rằng nhữngcánh cửa đã mở rộng cho những cuộc thương thuyết với Ðạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiênmặc dù đã có những nỗ lực như thế, tình hình tại Tây Tạng cho đến nay cũngkhông cải thiện được bao nhiêu.
Ngàiđề cao đường lối bất bạo động và là một khuôn mặt quen thuộc tại phươngTây, thế nhưng Ngài có nghĩ rằng những gì thực sự đang xảy ra đã quá đủ? Mọingười đều có ấn tượng rằng những cố gắng đó chẳng mang lại đổi thay gì tại TâyTạng và mối nguy cơ diệt chủng đã gần kề. Thưa Ngài, Ngài chủ trương một hànhđộng chính trị quốc tế như thế nào trước tình huống này?
Nếutình huống hiện tại đã được tiếp tục kéo dài trong vòng mười hay mười lăm nămqua, ta có thể nói rằng mọi chuyện nay đã muộn màng, thế nhưng ngay bâygiờ ta vẫn thấy có những cơ may là đường lối đó sẽ thành công. Ðó là lý do màtôi đã không ngừng kêu gọi tất cả các quốc gia, chính phủ trên thế giới hãy bàytỏ những thái độ tích cực hơn. Là một Phật tử, chúng tôi thường có thói quennói rằng mình nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp-tức giáo lý Phật dạy,và Tăng -tức cộng đồng tăng sĩ. Chúng tôi nay có thể thêm vào một ngôi thứ tư:Cộng đồng quốc tế. Phật, Pháp, và Tăng có thể là những danh từ đầy bí ẩn đốivới qúy vị, nhưng khi nói đến mức độ giúp đỡ một cách tích cực, cộng đồng quốctế có thể trở thành chỗ nương tựa thứ tư mà mọi người đều hết sức cần đến.
Những áp lực tinh thần tác động lên nhà nước Trung Quốc đang mở ra một vết nứtrạn mà từ đó người ta có thể nghe được tiếng vọng lại, bày tỏ nỗi khát vọngđược đối thoại với Ðạt Lai Lạt Ma. Những áp lực tinh thần này sẽ càng được củngcố thêm bởi những áp lực về kinh tế.
Ngàicó nghĩ rằng việc Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế bác khước đơn xin tổ chức Thế Vận Hộinăm 2000 tại Bắc Kinh có tạo nên những ảnh hưởng về chính sách đối nội củaTrung Quốc, có nghĩa là dân Trung Quố csẽ được tự do hơn?
Theothiển ý của tôi, có hai cách để nhìn vấn đề. Thứ nhất, sự phát triển những quanhệ hữu nghị với Trung Quốc cùng việc gia tăng trợ giúp kinh tế sẽ khuyến khíchtiến trình dân chủ hóa tại quốc gia này. Trung Quốc là một quốc gia tối cổ vàhọ rất muốn được đăng cai tổ chức Thế Vận Hội. Ðây là một quan điểm hoàn toànđược biện minh, thế nhưng nên hiểu rằng bên cạnh đó nguyên nhân chính vẫn làvấn đề kinh tế. Quan điểm thứ hai cho rằng quả là điều đáng thương cho nhữngngười đang đấu tranh cho dân chủ tại Trung Quốc, và đang chống lại việc tổ chứcThế Vận Hội Bắc Kinh, nếu Trung Quốc được chấp thuận, họ sẽ mất tin tưởng vàxuống tinh thần. Thế nên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế muốn khích lệ họ,cần phải đáp ứng bằng những tín hiệu tương xứng. Sau khi cân nhắc giữa hai biệnpháp ủng hộ lẫn chống đối, tôi đi đến kết luận rằng trong những điều kiện hiệntại, tốt hơn hết là nên dời lại ý định cho tổ chức Thế Vận tại Trung Quốc vàomột dịp khác. Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào đi nữa thì mọi chuyện nay cũng đãđược quyết định rồi.
Ngàicó nghĩ rằng phép lạ kinh tế đang xảy ra tại Trung Quốc sẽ làm cho Tây Tạng ítcòn có cơ hội dành lại độc lập? Theo Ngài thì tiến trình dân chủ hóa tạiTrung Quốc đến mức độ nào có thể được coi như mang lại những thuận lợi cho TâyPhương?
Sựphát triển kinh tế của Trung Quốc về lâu về dài có thể mang lại một vài khíacạnh tích cực cho Tây Tạng, bởi vì sự cải thiện những điều kiện sinh sống vẫnluôn được coi là một yếu tố đem phúc lợi cho con người. Hơn thế nữa, đây là mộtđiều rất quan trọng đối với nhân dân Trung Quốc cũng như toàn thế giới vì nóthúc đẩy tiến trình dân chủ hóa tại Trung Quốc, một quốc gia có dân số đông đảonhất trên qủa đất này. Chúng ta đã chứng kiến những biến cố bi thảm tại ThiênAn Môn, một bằng chứng cho thấy là nhân dân Trung Quốc không ngừng nuôi hy vọngđược sống dưới một thể chế dân chủ. Vấn đề là nền dân chủ này sẽ từ đâuđến? Ai là người thổi lên ngọn lửa này?
Mộtcách tổng quát tôi nghĩ rằng dân chúng Trung Quốc có thể được chia thành bagiai tầng khác nhau. Trước hết là thành phần lãnh đạo và một số người trungthành với đảng Cộng sản, những người luôn luôn muốn bám vào quyền lực bằng mọigiá. Thế nên một khi cảm thấy quyền lực của mình bị hăm dọa, họ sẽ không ngầnngại nổ súng vào đám đông. Kế đến là thành phần trí thức, sinh viên học sinh,những người đang đứng đàng sau tạo tác động tinh thần lên các phong trào vậnđộng dân chủ. Sau rốt là đại bộ phận quần chúng Trung Quốc. Nếu như các chínhphủ trên thế giới chỉ biết nghĩ đến lợi nhuận cho riêng mình, mối nguy cơ lớnnhất mà ta có thể thấy được là nhóm thiểu số cầm quyền hiện nay sẽ vẫn tiếp tụcngự trị trên quyền lực, các lực lượng dân chủ sẽ mất niềm tin và xuống tinhthần. Một quốc gia như Trung Quốc, vừa bị sức ép bởi nạn nhân mãn lại được vũtrang bằng các vũ khí nguyên tử, bao lâu mà chế độ độc tài toàn trị hiện nayvẫn còn nắm giữ quyền lực, tiếp tục sản xuất và chất chứa vũ khí, họ sẽ còn gâynên mối quan tâm sâu xa đối với toàn thế giới. Ðó là lý do tại sao đặt ra vấnđề trách nhiệm của toàn thế giới là phải giúp đỡ các lực lượng dân chủ tạiTrung Quốc cũng như ở các nơi khác.
Ngàiđã đoạt giải thưởng Nobel về Hoà Bình năm 1989. Ðiều này có giúp ích gì trong việc thực hiện lý tưởng của Ngài không?
Sựkiện tôi đoạt giải thưởng Nobel về Hoà Bình chắc chắn đã góp phần rất nhiềutrong việc gây chú ý dư luận về chính nghĩa đấu tranh của Tây Tạng. Người taluôn luôn nói rằng vị Ðạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng đã nhận được vinh dự này,không ai nói đó là “ông lạt ma Trung Quốc” cả!
Ngàiđang lưu lại tại Pháp trong suốt ba tuần lễ này, xứ sở mà bản Tuyên Ngôn NhânQuyền được soạn thảo. Ngài nghĩ như thế nào về sự tiếp rước của chính phủ Pháp?Chắc là rất lạnh nhạt?
Trướctiên xin được nói với qúy vị rằng, tôi vô cùng hân hoan được tiếp xúc với nhândân Pháp; đó là điều tối quan trọng đối với tôi, bởi vì lý do chính cũng nhưbản chất cuộc viếng thăm xứ sở này trước tiên là vấn đề tinh thần. Những cuộcthảo luận, trao đổi giữa chúng tôi và nhân dân Pháp rất là phong phú và rất cógiá trị đối với tôi. Tôi cũng xin được giải thích thêm đôi chút về vị trí củamình, khi thăm viếng bất cứ một quốc gia nào, nếu những nhà lãnh đạo bày tỏ ýhướng muốn gặp gỡ, tôi rất hân hoan được tiếp xúc, trao đổi ý kiến, thảo luậnvới họ. Tuy nhiên trong trường hợp những cuộc tiếp xúc như vậy có thể gây nênnhững vấn đề khó xử cho họ, tôi không bao giờ muốn gặp họ ngõ hầu tránh đượcnhững phiền toái có thể gây ra cho chính quốc gia đó.
Việc thành lập một nhóm nghiên cứu về Tây Tạng trong Quốc Hội Pháp là một chỉdấu rất khích lệ, cho thấy đã có sự gia tăng mối quan tâm của họ đối với chínhnghĩa đấu tranh của chúng tôi. Ngoài ra gần đây cũng phải kể đến một thông điệplên tiếng ủng hộ mạnh mẽ chính nghĩa của Tây Tạng qua một bản tuyên ngôn mang chữký của hàng trăm khuôn mặt nổi tiếng trong giới nghệ thuật và khoa học Pháp.Tuy nhiên chúng tôi cần được ủng hộ nhiều hơn nữa.
Ngàiluôn luôn tin tưởng vào bản tánh thiện lương, nhân hậu của con người. Trên mộtphương diện nào đó, phải chăng niềm tin này đã trở nên lỗi thời trong thời đạicủa chúng ta? Tôn giáo của Ngài đặt căn bản trên chủ trương bất bạo động,Ngài có nghĩ rằng một ngày nào đó người ta cần phải đoạn tuyệt với truyền thốngbất bạo động này?
Không,không, và tuyệt đối không! Tôi tin tưởng hoàn toàn vào những giá trị của bấtbạo động. Những biến cố gần đây chẳng hạn như sự cáo chung của các chế độ độctài Marcos của Phi Luật Tân, Pinochet của Chí Lợi, cũng như những thayđổi lớn lao tại Mạc Tư Khoa và các quốc gia khác đã cho thấy một điều rất rõràng rằng, cốt lõi những cuộc nổi dậy của quần chúng này không phải là kết qủacủa bạo động, không hề phải dùng đến vũ khí, mà là kết quả của hành động bấtbạo động. Gần đây hơn chúng ta thấy hai phe Palestine và Do Thái đã chịu gặp gỡnhau trong tinh thần hoà giải sau những năm tháng chất chứa hận thù được thểhiện qua những hành động cực kỳ bạo động nhắm vào nhau, và họ có khả năng chấmdứt những điều oan trái đó. Ðối với tôi, tất cả những điều này là những chỉ dấutích cực của chủ trương bất bạo động.
Ngườita cũng nhận ra rằng bất bạo động là phương thức kiến hiệu và đúng đắn nhất đểgiải quyết các mối xung đột. Dùng bạo động để trả lời bạo động thường dẫn đếnnhững vấn nạn chẳng hạn như những sự kiện đã xảy ra tại Bosnia, và nhữngnỗi khổ đau sẽ không bao giờ chấm dứt. Nếu bạn có thể hỏi được tất cả nhữngngười trong cuộc của tấn thảm kịch này, đâu là lý do gây nên những hành độngđầy bạo động như thế, tôi tin chắc là họ sẽ không tìm ra được một lời giảithích nào sáng tỏ. Con người bị rơi vào những tình huống như vậy là do họ khôngcòn kiểm soát được tình cảm của mình hoặc trong tâm hồn họ không còn chỗ chonhững suy nghĩ hợp lý. Chắc qúy vị đã hiểu điều này? Ðối với tôi, những tìnhhuống như thế chỉ củng cố thêm lòng tin của tôi đối với chủ trương bất bạođộng.
Quốcgia của Ngài đã bị Trung Cộng xâm chiếm hơn bốn mươi năm qua. Ngài có tin chắcrằng chỉ với đường lối bất bạo động không thôi là đủ để cho Tây Tạng giành lạiđược độc lập? Nếu đúng như thế, thì lúc nào?
Chúngta đừng nên bao giờ quên rằng Tây Tạng và Trung Quốc luôn luôn là lân bang vớinhau và hiện trạng này cần phải được duy trì mãi mãi. Ðể có thể đảm bảo cho mốigiao hảo lân bang được an bình và hòa điệu trong tương lai, điều cần thiết lànhững vấn nạn chia cách chúng tôi trong hiện tại cần phải được giải quyết bằngđường lối bất bạo động. Nếu chúng ta cố gắng giải quyết chúng bằng phương thứcbạo động, những cảm giác oán hờn sẽ tồn tại mãi giữa hai dân tộc, và như vậythật khó mà hòa hợp. Dĩ nhiên phải cần một thời gian lâu dài hơn người ta mớicó thể đạt đến mục tiêu bằng phương thức bất bạo động, thế nhưng tôi tin rằngđường lối tiếp cận này sẽ mang lại những kết quả tích cực và ổn định nhất.
Thếgiới đang trên đường tiến hoá. Dân chủ đã và đang được thiết định tại một số quốcgia -Phi Luật Tân, Chí Lợi, khối Cộng sản cũ- tất cả đều không thông qua đườnglối bạo động mà là do ý nguyện của dân chúng được tác động bởi tinh thần bấtbạo động. Trong trường hợp của chúng tôi, do chọn lựa thái độ yêu chuộng hoàbình, rất nhiều người Trung Quốc nay đã bày tỏ mối thiện cảm đối với chínhnghĩa của chúng tôi mà kết quả là họ đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình đốivới cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Tây Tạng. Cũng vì lý do này mà bâygiờ rất nhiều quốc gia đã chính thức lên tiếng ủng hộ chúng tôi hơn lúc trước.Tôi luôn luôn trình bày với dân chúng Tây Tạng rằng, bằng phương thức thực hànhbất bạo động để xây dựng nền móng dân chủ cho Tây Tạng tương lai, chúng takhông những chỉ nhằm đạt đến mục đích cho riêng mình, mà còn trở thành một tấmgương cho toàn thể thế giới noi theo. Tìm kiếm hoà bình qua đường lối bất bạođộng chính là sự kết hợp giữa trí tuệ và các phương tiện thiện xảo.
Phảichăng thanh niên Tây Tạng ngày càng có khuynh hướng chủ trương dùng bạo động đểgiải phóng Tây Tạng? Ngài phải nói với họ như thế nào?
Vâng,mối hiểm nguy này hiện hữu cả trong lẫn ngoài nước, không phải chỉ giới trẻkhông thôi mà ngay cả những người lớn tuổi hơn, bởi vì nhà nước Trung Cộng hìnhnhư đã không muốn hiểu ngôn ngữ của sự thật và công lý. Dĩ nhiên khi có nhiềungười nhắc nhở tôi rằng tôi đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh bất bạo động trongsuốt bốn chục năm mà không mang lại một kết quả cụ thể nào cả, tôi sẽ chẳngbiết phải trả lời như thế nào. Một sự thực mà tôi cũng nhìn nhận là đã có lúcchính tôi cũng mất đi niềm hy vọng. Trong những lúc như thế, tôi nghĩ là hơnlúc nào hết, chúng ta nên vận dụng đến trí tuệ của mình. Tôi vẫn có một niềmtin không lay chuyển rằng bản tánh của con người là thiện lương, thế nên cho dùtrong thời gian qua đã không đạt được những kết quả mong muốn, tôi vẫn tin rằngchúng ta sẽ chỉ đạt đến một giải pháp trong tương lai thông qua đường lối hoàbình. Ðể cho mình bị cuốn hút vào một thái độ bạo động tức là làm phát lộ ranhững tình cảm, khát vọng hiện hữu trong tâm ta và cuối cùng ta sẽ bị chúng ngựtrị. Quá khứ đã hơn một lần cho ta thấy rằng nếu chúng ta dùng phương thức bạođộng để đạt đến mục đích thì luôn luôn sẽ tạo ra những phản ứng kèm theo mangbản chất cực kỳ tiêu cực, và là nguyên nhân gây nên những khó khăn lớn laotrong tương lai. Khi tham vọng không còn kiểm soát được, bạn sẽ gặt hái nhữngtình huống tương tự như những gì đã xảy ra tại Bosnia. Ðó là lý do tại sao, khinhận thức được những nguyên nhân và hậu qủa của một thái độ, tôi lựa chọn giảipháp bất bạo động và sẽ tiếp tục đi theo con đường đó.
ThưaNgài, Ngài đã có lần tuyên bố rằng mình là vị Ðạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Lý dotại sao?
Chúngtôi đã đi đến kết luận rằng trong tương lai, Tây Tạng sẽ là một quốc gia dânchủ. Thế nên tuỳ thuộc vào nhân dân Tây Tạng quyết định về ý nghĩa và phạm viquyền hạn của văn phòng Ðạt Lai Lạt Ma. Tôi đã chính thức công bố rằng khi hồihương về một đất nước Tây Tạng hoàn toàn tự do, tôi sẽ thiết lập một chính phủdân chủ và trao tất cả mọi quyền lực của mình cho chính phủ này. Thế nên vănphòng của Ðạt Lai Lạt Ma sẽ tiếp tục hiện hữu nếu toàn thể nhân dân Tây Tạngcho rằng nó mang đến những lợi lạc cho đất nước và đáp ứng lòng mong muốn củamọi người. Nó sẽ được dẹp bỏ nếu nhân dân Tây Tạng thấy rằng nó không còn cầnthiết nữa, và như vậy lúc đó, vị Ðạt Lai Lạt Ma Ðời Thứ Mười Bốn có thể xem nhưlà vị Ðạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Cho dù chuyện như vậy xảy ra, tôi vẫn thườngnói đùa rằng, cũng không đến nỗi tệ lắm, bởi vì tên tuổi của vị Ðạt Lai Lạt Mathứ mười bốn sẽ đi vào lịch sử như là người đã không phản bội lại ý nguyện củadân tộc mình.
Mấynăm trước đây chúng tôi đã may mắn có cơ hội thăm viếng thủ đô Lhasa, và nămrồi thì Labrang và Kumbum. Chúng tôi đã sửng sốt và rất bất mãn khi thấy một sốlượng khá đông đảo dân Trung Quốc đang định cư tại đây trong một hay hai thế hệvừa qua. Việc gì sẽ xảy ra cho dân Trung Quốc đang sống ở Tây Tạng, mànay số lượng đã ngang bằng với dân bản xứ, một khi Tây Tạng được hoàn toàn tựdo và độc lập?
Trongsố những người Trung Quốc sinh sống tại Tây Tạng tôi nghĩ rằng ta có thểchia ra làm hai nhóm chính. Trước tiên đối với những người tôn trọng vănhóa, truyền thống của Tây Tạng, tôi nghĩ là họ có thể sống hoà đồng với dânchúng Tây Tạng, không có vấn đề! Tuy nhiên một số lượng rất lớn di dân khônglàm việc gì khác hơn ngoài việc lăng nhục những truyền thống của Tây Tạng vàđiều đó hiển nhiên là tạo nên những xung đột văn hoá với dân bản xứ. Ðối vớihọ, việc sống chung với chúng tôi sẽ chẳng thoải mái chút nào, và đối với chúngtôi cũng thế.
Làmthế nào để Ngài không thù hận những kẻ chỉ muốn tìm cách tiêu diệt Ngài?
Trênquan điểm của một Phật tử, một điều rất quan trọng là ta cần thấu hiểu được mốidây liên hệ hiện hữu giữa kẻ gây nên tội ác và nạn nhân của y. Khi ta thấy mộtkẽ đầy ác tâm đang ra tay hảm hại kẻ khác bằng những hành động tàn hại, tiêucực thì thực sự ra, y đang làm điều gì? Nếu nhìn sự việc theo nhãn quan Phậtgiáo, ta biết là người đó đang sửa soạn để đón nhận một nỗi khổ đau lớn lao sẽdày vò y trong tương lai do quả báo gây ra bởi những hành động gian ác này. Thếnhưng trong khi đó nạn nhân,tức là người đang gánh chịu những khổ đau bất hạnh,chính là người đang thanh thỏa món nợ nghiệp báo do những hành động tiêu cực màhọ đã gây ra trong quá khứ. Họ đang thanh lọc nghiệp qủa, và trong tiến trìnhtrả nghiệp bằng chính nỗi khổ đau của mình, người đó không còn tích tụ bất cứnhững tác hành tiêu cực mới nào. Thế cho nên khi hiểu được những gì đang chờđợi kẻ đang hảm hại ta trong tương lai, ta sẽ không còn nhìn y như một kẻ thù,một đối tượng của lòng thù hận mà thay vào đó là đối tượng đặc biệt của lòng từbi. Thực tập suy nghĩ theo cách này sẽ giúp đỡ ta rất nhiều.
Tôixin được nêu ra một thí dụ cụ thể. Gần đây tại Ấn Ðộ tôi gặp lại một người quencũ, nguyên là viện chủ của một tu viện Phật giáo, một người đã sống trọn haimươi năm trong nhà tù và các trại lao động khổ sai tại Tây Tạng. Khi chúng tôinói chuyện cùng nhau, ông ta đã tuyên bố với tôi rằng trong suốt thời gian bịTrung Cộng cầm tù, mối hiểm nguy duy nhất mà ông ta phải đương đầu là nỗilo sợ sẽ đánh mất đi lòng từ đối với kẻ đang giam cầm đày ải ông. Tôi chorằng đây là thái độ phi thường nhất.
Nếu nhìn vào tình huống hiện nay tại Tây Tạng cũng như mối quan hệ giữa ngườiTây Tạng và người Trung Quốc, ta có thể nói thẳng rằng người Tây Tạng là nhữngkẻ bị áp bức và người Trung Quốc là những kẻ đàn áp. Cho đến bây giờ thì ngườiTrung Quốc có vẻ như đã thành công trong sự nghiệp đàn áp của họ, tham vọngchinh phục đất đai của họ cũng đã được thỏa mãn; lẽ ra họ nên vui sướng vềchuyện này. Thế nhưng trong thực tế, người Tây Tạng phần lớn có vẻ hạnh phúchơn là những kẻ đang thống trị họ. Ðiều này đã cho thêm một lý do có tínhthuyết phục để ta phát khởi lòng từ đối với người Trung Quốc thay vì thù hậnhọ.
Mộtthể chế dân chủ, như là một viễn kiến của Ngài về Tây Tạng tương lai, cần cóquân đội cũng như một hệ thống quốc phòng hay không?
Mốigiao hảo tốt đẹp giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc -hai quốc gia đông dân nhất trên thếgiới- là điều tối cần thiết, đảm bảo nền hoà bình thế giới và đặc biệt là trongkhu vực này. Tây Tạng bây giờ không còn đóng vai trò truyền thống như là mộttrái độn giữa hai quốc gia này nữa, mà quân lực của hai nước nay đang ghìm súngtrong những chiến hào đối diện nhau, tình huống như vậy đã thay đổi một cáchsâu sắc và mối căng thẳng ngày càng gia tăng. Thế cho nên, bất kỳ tình trạngtương lai chính trị của Tây Tạng như thế nào, mục tiêu của tôi là biến Tây Tạngthành một khu vực hoà bình, phi nguyên tử và phi quân sự, và như vậy một lầnnữa, do vị trí chiến lược hiển nhiên của nó, Tây Tạng sẽ lại trở thànhmột vùng trái độn gìn giữ hoà bình cho toàn khu vực. Hai quốc gia lân bang chắcchắn là đều sẽ hưởng được những lợi lạc do tình trạng này. Dù gì đi nữa thì đâycũng không phải là một trường hợp điễn hình duy nhất trên thế giới -Costa Ricađang là một quốc gia thịnh vượng trong suốt bốn mươi năm qua, hoàn toàn phiquân sự, và mức sống dân chúng tại đây cao hơn là các nước láng giềng bởi mộtlý do rất dễ hiểu là họ không tiêu phí bất kỳ một ngân khoản lớn lao nào củangân sách quốc gia cho lãnh vực quốc phòng như các lân bang. Bất cứ nơi nào tôiđến tôi thường tuyên bố rằng vấn đề giải trừ quân bị không phải là một vấn nạnđộc quyền của Tây Tạng. Ðây là một vấn nạn cần phải được nhìn một cách nghiêmtúc trên mức độ toàn cầu.
Thứđến, nền văn hoá Tây Tạng cùng với tôn giáo cá biệt của nó, cả hai đều được xâydựng trên căn bản của tinh thần bất bạo động mà tôi gọi là nền văn hoá Phậtgiáo, đã mang lại sự thanh thản và bình an tâm hồn đến tất cả những nơi mà nótruyền bá tới, từ phía nam, vùng Hy Mã Lạp Sơn, phía bắc và đông bắc của NộiMông và Ngoại Mông, và kể cả những khu vực vốn thuộc về Liên Bang Sô Viết cũtrước đây. Hơn thế nữa, ngay chính nhiều nơi tại Trung Quốc cũng không thiếunhững chùa chiền, tu viện Tây Tạng, điều này cho thấy là tầm ảnh hưởng của nềnvăn hoá chúng tôi đã trải rộng ra toàn vùng Á Châu. Văn hoá Tây Tạng nhưthế còn có thể giúp ích rất nhiều cho người Trung Hoa; hay nói một cáchtổng quát, Phật giáo không xa lạ gì với đời sống tâm linh của họ. Thế chonên sự tồn tại của nền văn hoá và dân tộc Tây Tạng trên phần đất của thế giớinày phải là một mối quan tâm đặc biệt đối với người Trung Quốc.
Với tất cả tính cách hữu ích, tầm quan trọng, và hợp lý, hợp pháp của vấn đề,sự tồn tại của quốc gia Tây Tạng như thế không phải chỉ được nhìn thuần túytrên quan điểm đạo đức mà còn là một viễn tượng rất thực tế.