Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1B- Những Vấn Ðề Nêu Ra và Những Câu Trả Lời

12/01/201111:39(Xem: 12409)
1B- Những Vấn Ðề Nêu Ra và Những Câu Trả Lời

 

VƯỢTKHỎIGIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUÁN TƯỞNG VỀ TÂN THIÊN NIÊN KỶ

Nhữngphát biểu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã làm chúng ta ý thức được tầm quantrọng trong lãnh vực tư duy của một nhà khoa học nhân văn cần nên có. Làmột bác sĩ y khoa, tôi đang chuẩn bị một số câu hỏi có thể làm đề tài cho cáccuộc thảo luận khác liên quan đến sinh học và đời sống tâm linh của nhân loạitrong tương lai. Hiển nhiên là tôi đã phác thảo những câu hỏi này trongkhung cảnh của nền tôn giáo độc thần đang chế ngự phương Tây -Do tháigiáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Những tiến bộ gần đây trên các lãnh vực y khoa, sinh học, di truyền học đãcho con người khả năng sao chụp lại một cách không hạn định cùng một sinh thể,nghĩa là khả năng tái tạo, nhân giống mọi sinh vật để có thể cùng mang những đặc tính chung về thể chất lẫn tinh thần, tức là người ta có thể ấn địnhtrước được cung cách, thái độ sống cuả chúng. Trong tương lai, qua sự can thiệptrực tiếp vào việc truyền sản, chúng ta có khả năng tạo ảnh hưởng lên các thếhệ mai sau, ấn định số lượng cũng như bản sắc của mọi cá nhân. Trong rấtnhiều năm, phôi bào của súc vật và có thể cả bào thai của con người sẽ làđối tượng để nghiên cứu thí nghiệm về lãnh vực này.

Căn cứ vào những thí nghiệm như thế -thường được các cơ quan truyền thôngtường trình đầy đủ- thưa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài tin rằng vào thời điểm nàotrong quá trình thụ thai của sinh vật bắt đầu hàm chứa những hạt mầm tinhthần hay dấu hiệu thiêng liêng của sự sống?

Phậtgiáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên củasự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nênchúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của mộtcon người và dĩ nhiên đây không phải là một việc làm chánh đáng. Ðó là lý dogiải thích tại sao chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc sử dụngphương thức bất bạo động trong việc kiểm soát sinh sản. Tuy nhiên khôngphải là không có những trường hợp miễn trừ. Ví dụ như trường hợp người tabiết chắc rằng đó là một quái thai hay sinh mạng của người mẹ bị hăm dọa chẳnghạn. Dĩ nhiên tôi phát biểu trên quan điểm của một người Phật tử. Bất cứ hànhđộng nào ta cũng phải nên cân nhắc giữa tốt và xấu, giữa lợi và bất lợi. Tựutrung điều quan trọng vẫn là ý hướng và động cơ thúc đẩy đằng sau hành động đó.

Cònvấn đề vận dụng ngành di truyền học thì sao, thưa Ngài, -đây là một viễn tượngđã trở thành cụ thể- phải chăng khi người ta có thể thay đổi được những quyluật liên quan đến thân phận con người, nhân loại đã cướp quyền tạo hóa?

Ngườita có thể đi sâu vào việc vận dụng ngành di truyền học để cải thiện thể chấtcon người, não bộ, v.v...
Phật giáo không quan niệm về một đấng Tạo hóa cho nên vấn nạn này được nhìndưới một lãnh vực khác, đó là nghiệp, tức là những tác hành xảy ra từ nhữngkiếp trước cùng với những hậu quả gây ra bởi những tác hành này. Cho nên nếumột người là đối tượng của sự vận dụng của ngành di truyền học thì đó chỉ làkết quả gây ra do những việc làm của họ trong quá khứ mà thôi. Một khi chúng tanhận thức được cái chuổi nguyên nhân và hậu quả, chúng ta cần phải quantâm đến cái kết quả thiện hay ác gây ra do sự vận dụng nói trên. Ví dụ, nó cómang lại cho ta những kết quả khích lệ nào không trên phương diện trị liệu?
Nhưng rồi việc này lại đẻ ra một vấn nạn khác: để tìm hiểu xem nó mang lại xấuhay tốt cho nhân loại ta lại cần phải thí nghiệm. Và như thế, con ngườimột lần nữa trở thành những con vật thí nghiệm. Vấn đề này làm cho vấn nạn càngtrở nên phức tạp, nan giải. Người Phật tử quan niệm rằng thí nghiệm trên súcvật cũng không khác gì trên con người và khó mà chấp nhận những chuyện như vậy.

Mụctiêu của việc nghiên cứu ngành di truyền học là nhằm giảm thiểu những bệnh tậtvà khổ đau của nhân sinh. Nếu Ngài cho rằng khổ đau là một phần tất nhiêncủa thân phận con người, tại sao ta lại không nghĩ rằng bằng vào những nỗ lựcthí nghiệm trên một số ít người, ta hy vọng sẽ giải phóng nhân loại ra khỏi khổđau?

Thậtkhó mà trả lời. Nhưng tôi xin phép được hỏi qúy vị: Qúy vị có tin tưởngrằng với sự vận dụng ngành di truyền học, mai đây con người sẽ trở nên bất tử?Tôi nghĩ việc đó khó khăn lắm.

Trướctiên tôi không chắc đó là điều người ta cố gắng muốn vươn tới.

Cóhay không, tôi thật tình không biết. Giả dụ như điều đó có thể xảy ra thì rồiđến một lúc nào đó người ta cũng phải tìm biện pháp ngăn ngừa sự sinh sản nếukhông muốn gánh lấy hậu qủa trầm trọng của sự gia tăng dân số. Mặt khácnếu giả dụ như ta có khả năng chấm dứt sự sinh sản và cái chết của con ngườicùng một lúc, thì ta cũng phải thiết định và giữ gìn một trạng thái quân bìnhnào đó bởi vì nếu thất bại thì quả là một đại họa.

Hãyđể cho tôi trở lại câu hỏi. Trong triết thuyết của các tôn giáo độc thần, sựkhổ đau thường được quan niệm như là một phương tiện dẫn đến sự cứu rỗi. CònPhật giáo thì sao thưa Ngài?

Tôinghĩ rằng Phật giáo cũng quan niệm tương tự. Bằng quan sát và quán chiếu về nỗikhổ đau của con người, ta mong muốn được giải phóng khỏi những nỗi khổ đau ấy.

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, tôi xin phép được hỏi Ngài về những liên hệ giữa Tây Tạngvà Trung Quốc. Có vẻ như Ngài rất tin tưởng rằng Tây phương sẽ tạo áp lựclên Trung quốc về vấn đề này. Ngài có thể tin được chuyện là Tây phương chịu hysinh một thị trường lớn với hàng tỉ khách hàng để bảo vệ cho nền độc lập tự trịcủa vài triệu người dân Tây Tạng? Có phải là điều quan trọng hơn, hiệu qủa hơn,về lâu về dài, là nên tạo một ảnh hưởng tinh thần lên Trung quốc thay vì cứ mãichống đối họ? Ngài có nghĩ rằng diễn tiến phát triển kinh tế tại Trungquốc có thể đi song hành với sự tồn tại của hệ thống chính trị? Ngài cónghĩ rằng những giá trị tinh thần của Tây Tạng sẽ cưỡng chống lại những tiến bộkinh tế do Trung quốc mang lại? Có phải là sự phát triển của nền kinh tế Trungquốc mang lại mối hiểm họa lớn nhất cho Tây Tạng?

Suốtmười bốn năm qua chúng tôi đã cố gắng thảo luận một cách nghiêm chỉnh với TrungQuốc về vấn đề Tây Tạng, thế nhưng cho dù nhiều lúc đã phải xuống nước đối vớihọ, những nỗ lực của chúng tôi cũng chưa đi đến đâu cả. Thế cho nên một điềurất rõ ràng là, những áp lực của cộng đồng quốc tế quả là điều vô cùng cầnthiết. Từ những kinh nghiệm riêng của chúng tôi cho thấy những nỗ lực của chúngtôi không mang lại kết quả cụ thể chúng tôi càng thấy sự quan trọng của áp lựcquốc tế. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn trông cậy mọichuyện vào người khác.

Lýdo mà chúng tôi chọn lựa đường lối bất bạo động, cho dù bị chỉ trích, là vìchúng tôi tin rằng cuối cùng vẫn phải có một giải pháp giữa Trung Quốc và TâyTạng. Một giải pháp như thế chỉ có thể thành tựu một cách trực tiếp giữa haiquốc gia mà thôi. Sự hỗ trợ của nhân dân Trung Quốc, đặc biệt thành phần tríthức, sẽ là một yếu tố vô cùng cần thiết. Ðó là lý do giải thích tại sao chúngtôi theo đuổi phương thức bất bạo động ngay từ lúc khởi đầu cho dù phải chấpnhận những khó khăn. Bằng cách này tôi nghĩ là càng ngày càng có nhiều ngườiTrung quốc, trong cũng như ngoài nước, bắt đầu quan tâm và có cảm tình với cuộctranh đấu của chúng tôi. Có nhiều người Trung quốc đã lên tiếng cảm ơn chúngtôi khi chọn lựa phương thức này. Dù gì đi nữa, tôi nghĩ rằng chọn lựaphương thức thương thảo để giải quyết vấn đề là một hành động mang giá trị tinhthần.

Trongmười bốn năm qua, tôi cũng đã chứng kiến những phái triển kinh tế đáng kể tạiTrung quốc, ta phải mang ơn cho sự giải phóng hệ thống kinh tế đó. Tuynhiên trên bình diện chính trị, đã không có một chút nhỏ thay đổi nào, không cómột chút nhỏ cải thiện nào. Tôi nghĩ rằng về lâu về dài, sự giải phóngkinh tế sẽ mang lại sự giải phóng chính trị.

Bâygiờ nhìn vào xã hội Trung Quốc ta sẽ thấy rằng nó được hình thành bởi ba giaitầng khác nhau. Trước hết là thành phần lãnh đạo và những người trung thành vớiđảng Cộng sản . Kế đến là thành phần trí thức, sinh viên học sinh và sau rốt làđám đông quần chúng. Nếu chúng ta chịu khó phân tích mối quan tâm chính củatừng giai tầng, ta thấy rằng thành phần thứ nhất chỉ nghĩ đến quyền lực và cáchthế để cai trị đất nước. Những người lãnh đạo đảng Cộng Sản luôn luôn muốn bámvào quyền lực bằng mọi giá và sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện cho mục tiêunày. Ðều đó đã được chứng tỏ rõ ràng qua vụ Thiên An Môn.

Thànhphần thứ hai là một nhóm thiểu số có ảnh hưởng mà mục tiêu cuối cùng của họ làxây dựng một thể chế dân chủ tại Trung Quốc. Còn thành phần thứ ba, quần chúng,họ chỉ quan tâm đến đời sống thiết thực hàng ngày, mức sinh hoạt, cái ăn cáimặc, chỗ ở, chiếc xe đạp hoặc cao hơn, chiếc xe gắn máy, cái tủ lạnh, cái máygiặt... Tôi nghĩ là họ chẳng thèm quan tâm đến việc đất nước có dân chủ haykhông. Việc phát triển kinh tế do đó tạo thêm niềm tin cho nhóm thứ nhấtvà thứ ba, đặc biệt nhóm thứ ba sẽ cảm thấy thỏa mãn về chuyện này. Nhóm thứhai vì thế bị cô lập, ở vị thế bất lợi và do đó có thể họ sẽ bị xuống tinhthần. Nếu đúng như vậy thì qủa thật là một tai họa không phải chỉ riêng cho mộttỷ dân Trung Quốc mà cho cả hành tinh của chúng ta.
Nhìn kỹ vào đất nước Trung Quốc chúng ta thấy gì? Ðó là một quốc gia có dân sốđông đảo nhất thế giới. Dân chúng đang sống dưới cái ách của một chế độ chuyênchế độc tài mà ý thức hệ luôn cổ võ cho một bộ máy chiến tranh. Hơn thế nữa,Trung Quốc hiện đang có vũ khí nguyên tử trong tay. Thế nên nếu kinh tế của họphát triển theo với một nhịp độ như hiện nay, tôi nghĩ là chúng ta sẽ trôngthấy một số hậu qủa nghiêm trọng xảy ra không phải chỉ đối với những quốc gialân bang với họ như Tây Tạng mà ngay cả những nước lớn như Ấn Ðộ cũng như cả toàn thế giới.

Bâygiờ xin được trả lời phần thứ hai câu hỏi của qúy vị, tôi nghĩ rằng vấn đề pháttriển kinh tế tự nó không phải là một mối hăm dọa đối với nền văn hóa hay đờisống tinh thần của nhân dân Tây Tạng, nếu trong khi thực hiện, người ta quantâm đến những điều kiện sẵn có của đất nước này. Phát triển kinh tế cóthể đi đôi với phát triển văn hóa. Trong Phật giáo, khi nói đến hạnh phúc nócũng bao hàm cả những phúc lợi về mặt vật chất.

Ðiềumà chúng tôi quan tâm là, sự phát triển kinh tế của Trung quốc đã tạo nên mộtvấn đề nghiêm trọng trong việc thuộc địa hóa Tây Tạng khi Trung Quốc mang mộtsố lượng lớn dân của họ vào đất nước chúng tôi. Mối hăm dọa lớn đối với TâyTạng là vấn đề di dân, đặc biệt là sự di dân hàng loạt người Trung Quốc vào TâyTạng. Chính cơn lũ những người Trung Quốc thực dân này đã tạo nên một bầu khícực kỳ căng thẳng trên khắp đất nước chúng tôi, tiếp tục gia tăng tình trạng viphạm nhân quyền sẫn có. Thêm vào đó, nó cũng đã gây nên những thiệt hại đáng kểtrên lãnh vực môi sinh. Không biết có được tính toán trước hay không, một sựhuỷ diệt văn hoá đã xảy ra tại Tây Tạng và tôi nghĩ đó là mối nguy cơ lớnnhất cho tương lai của đất nước chúng tôi.

ThưaNgài, trong một lần phát thanh gần đây, Ngài tuyên bố rằng Ngài có cảm giácmình như là một người Mác xít. Ý nghĩa đích thực của lời tuyên bố này là gì?Bằng cách này hay cách khác, Ngài đã nhiều lần biểu tỏ một niềm tin tưởng sâuxa vào thể chế dân chủ, kể cả ý hướng từ bỏ quyền lực chính trị nếu Tây Tạngđược tự trị. Thưa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, theo ý Ngài thể chế dân chủ hiện nay cógần gũi với những giá trị của Phật giáo hay không? Có mâu thuẫn nào không giữanhững giá trị này và những qui luật của dân chủ ?

Ðứngtrên quan điểm đạo đức mà nói, tôi thấy một số phạm trù của chủ nghĩa Mác rấtcó giá trị chẳng hạn như chế độ bình sản, bảo vệ kẻ nghèo chống lại sự bóc lộtcủa thiểu số. Những khái niệm này ta có thể chấp nhận được. Tôi tin là người tacó thể cho rằng hệ thống kinh tế gần gũi nhất với Phật giáo, đặc biệt là Phậtgiáo Ðại thừa, là hệ thống kinh tế xã hội. Chủ nghĩa Mác đặt căn bản trên nhữngtư tưởng tốt đẹp, thí dụ như bảo vệ quyền sống cho những người bị thiệt thòinhất trong xã hội. Tuy nhiên khi đem áp dụng những nguyên lý này vào thực tế,người ta đã xây dựng trên căn bản hận thù bạo động đối với giai cấp chủ nhân vàrồi sự thù hận này được chuyển thành giai cấp đấu tranh và sự tiêu diệt giaicấp bóc lột. Một khi giai cấp chủ nhân bị loại trừ thì rồi cuối cùng cũngchẳng còn gì lại cho dân chúng và tất cả đều trở thành vô sản nghèo đói. Bởi vìngay từ đầu đã hoàn toàn vắng bóng tinh thần từ bi.

Tươnglai của Tây Tạng đã được quyết định, nó sẽ phải là một quốc gia dân chủ. Tôikhông biết có sự mâu thuẫn nào giữa dân chủ và Phật giáo hay không, nhưng tôicó thể nói rằng Phật giáo Ðại thừa chính là tôn giáo của dân chủ. Sau đâylà một thí dụ. Một cộng đồng tăng lữ (tức Tăng già, Shangha) thành hìnhkhi nó quy tụ được ít nhất bốn vị tăng sĩ . Khi có một vấn đề quan trọng cầnphải lấy quyết định, tất cả tăng sĩ trong nhóm như là một khối thống nhất sẽgiải quyết vấn đề chứ không phải chỉ một mình người lãnh đạo của nhóm. Tương lai của Tây Tạng, theo tôi, lý tưởng nhất là sự pha trộn của các hệ thốngkinh tế. Nếu qúy vị hỏi thêm gì khác, hoặc chất vấn tôi loại hình kinh tế đónhư thế nào, câu trả lời của tôi chắc là rất ngắn!

ThưaNgài, xin được hỏi Ngài một câu hỏi liên quan đến vấn đề Nam và Bắc mà Ngài đãtừng đề cập đến khi trả lời câu hỏi của chúng tôi trước đây. Thực tế cho thấylà có đến 80% tiền viện trợ của Pháp cũng như các quốc gia Tây phương cho cácquốc gia đang phát triển, đều lọt vào túi của tham nhũng. Như vậy Ngài quanniệm như thế nào về kiểu cách liên hệ giữa các quốc gia kỹ nghệ và Thế Giới ThứBa?

Vâng,tôi đã từng đề cập đến vấn đề này khi phát biểu rằng, điều cần thiết là phảilàm giảm bớt hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia phía Nam và phía Bắc. Việctrước tiên là phải làm giảm khoảng cách ngay trong tự thân của các quốc giaphát triển, giữa thiểu số được ưu đãi và đại đa số quần chúng. Như tôi đã phátbiểu trước đây, trước tiên mỗi quốc gia phải tự mình vận dụng những nỗ lực đểđạt đến tiến bộ. Ðiều này quá hiển nhiên. Người ta không thể đứng yên một chỗ suốtđời duỗi cánh tay ra mà có thể giải quyết mọi vấn đề. Người Tây Tạng chúng tôitrong thời gian lưu vong đã nhận được một số lượng viện trợ đáng kể. Trong thờigian đầu, chúng tôi hoàn toàn trông cậy vào sự trợ giúp này. Nhưng chúng tôicũng biết rằng điều trước tiên là mình phải thể hiện những nỗ lực lớn lao đểbảo đảm cho sự tồn tại của chính mình. Bây giờ thì không những chúng tôi có khảnăng đáp ứng những nhu cầu của chính mình mà còn có thể làm việc trên nhiều dựán khác nhau nhằm mục đích bảo tồn bản sắc và nền văn hóa của Tây Tạng.

Thếnên, những nỗ lực trước tiên phải là của các quốc gia Thế Giới Thứ Ba. Hiện naycác quốc gia này được lãnh đạo bởi một giai tầng ưu đãi, thường là tốt nghiệptại các nước phương Tây và bởi thế đã có một khoảng cách đáng kể giữa họ và dânchúng. Thế nên, bước cần thiết đầu tiên để xóa bỏ sự chia cách này là giáo dụcquần chúng, tạo điều kiện cho những thành phần không được ưu đãi trong xã hộicó cơ hội được nâng cao trình độ kiến thức.

Trongchuyến viếng thăm Gabon vừa rồi, tôi đã phát biểu với những người bạn Phi châurằng, qúy vị đang sống trên một lục địa bao la, có quá trình lịch sử, nhiềutiềm năng lớn lao và tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng cái mà qúy vịthiếu là sự tự tin ở chính mình. Phải phát triển niềm tự hào, phải nuôi dưỡngsự quyết tâm, và dồn tất cả mọi nỗ lực để thực hiện sự biến đổi tình huống hiệntại. Hãy nhìn tấm gương của Mahatma Gandhi: mặc dù ông ta được hấp thụ một nềnhọc vấn cao của Tây phương nhưng ông ta không bao giờ quên hay xa rời chiếc nôivăn hóa của chính mình.

DUYÊNKHỞI VÀ Ý THỨC GIÁC NGỘ

XinNgài vui lòng cho biết một cách vắn tắt Phật giáo là gì? Chúng tôi thường thắcmắc không biết đó là một triết lý hay là một tôn giáo; đối với Tây phương,nhiều khi Phật giáo được hiểu một cách giản đơn đó là ý niệm về sự tái sanh,tuy nhiên chúng tôi biết chắc không phải như thế.

Ðểtrả lời câu hỏi này, tôi có thể nói một cách tổng quát rằng bản chất của Phậtgiáo là bất bạo động, nếu nhìn trên quan điểm hành xử cá nhân, nhưng nếu đứngtrên quan điểm triết học thì đó là yếu tính duyên khởi của mọi hiện tượng. Ðểcó thể hình dung ra khái niệm về bất bạo động, tôi có thể khẳng định rằng cáchhành xử lý tưởng nhất là hãy làm tất cả điều thiện cho kẻ khác. Nếu người tacảm thấy rằng chuyện này là khó khăn thì ít nhất chúng ta nên tránh đừng gâytổn hại cho người.

Vềmặt nhân duyên của hiện tượng, một sự thực mà chúng ta thấy là tất cả mọi hiệntượng đều tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau và điều kiện sinh ra chúng,hay nói một cách khác, mọi hiện tượng hiện hữu trong mối tương quan với nhau vàphụ thuộc vào nhau. Ý niệm về nhân duyên giúp cho chúng ta hiểu rõ được niềmhạnh phúc, nỗi khổ đau của chúng ta chỉ được hình thành với sự tham dự củanhững nguyên nhân và điều kiện và sự hiện hữu của chúng phụ thuộc vào mộtsố yếu tố nhất định. Hiểu như vậy sẽ dẫn ta đến một thái độ bất bạo động.

Nhưvậy, nhìn trên quan điểm hành xử -bất bạo động- chúng ta có thể xem Phật giáonhư là một tôn giáo, còn nếu ta quan tâm đến khái niệm về yếu tính duyên khởicủa hiện tượng, Phật giáo được coi như là một triết học. Tuy nhiên nếu hiểutheo đúng nghĩa của từ “tôn giáo“ bao hàm sự tin tưởng vào một Ðấng Thượng ÐếSáng Tạo thì Phật giáo không đáp ứng với định nghĩa tôn giáo. Một số học giảphương Tây cho rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo mà đúng hơn là mộtkhoa học về tâm linh. Sự thực là một bộ phận lớn của Phật giáo chuyên tâm vàolãnh vực tham thiền, tuy nhiên chúng tôi được hướng dẫn làm cách nào để thông quathiền định, con người có thể tiến triển trên đường tu tập và đạt đếnnhững đẳng cấp tinh thần cao hơn. Nhìn trên khía cạnh này, Phật giáo được xemnhư là một tôn giáo.

Trênthế giới như quý vị thấy ở một bên chúng ta có các tôn giáo được xây dựng chủyếu trên đức tin nhưng đồng thời ở thái cực kia lại cũng có những ngườitin theo chủ nghĩa duy vật một cách triệt để. Cả hai lối tiếp cận hoàn toàn đốinghịch nhau, chỉ có Phật giáo là đi thep con đường trung đạo. Ðối với những tínngưỡng được xây dựng trên căn bản đức tin, Phật giáo không được xem như là mộttôn giáo. Tuy nhiên ta cũng không thể xếp loại Phật giáo vào hàng ngũ củachủ nghĩa duy vật. Phật giáo vì thế có thể là chiếc cầu nối liền hai lốitiếp cận.

Sựtái sanh là một phần trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo. Thông quathiền quán về những chân lý cơ bản này, con đường tâm linh của ta ngày càngphát triển và cuối cùng ta đạt đến sự chứng nghiệm. Ngược lại ta sẽ không đạtđược sự chứng nghiệm tâm linh nếu thiền quán trên những ý tưởng vốn dĩ đã sailầm từ căn bản hoặc không hề hiện hữu. Thí dụ,ï do thấy được sự hiện hữu củatánh không, cũng như tính chất vô thường của các hiện tượng, về sự khổđau... mà ta có thể tập trung thiền quán trên những đề mục này. Như vậy nhờbiết rằng chúng hiện hữu nên ta có thể quán tưởng về chúng và đạt đến sự chứngngộ, nếu không ta chỉ hoài công vô ích. Nguyên lý về tiền kiếp và hậu kiếp, sựtái sanh là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo.

ThưaNgài, cách thức vận y phục của Ngài có mang một ý nghĩa tôn giáo nào không? Cụthể là việc để trần một cánh tay chẳng hạn?

Chỉlà để cho bắp thịt cánh tay phát triển thôi mà! (*) Xin qúy vị lưu ý rằng chiếc y mà giới tăng sĩ chúng tôi đang bận đây có nguồn gốc từ Ấn Ðộ. Bởivì Ấn Ðộ là một xứ nóng, người tu sĩ không những để cánh tay trần mà còn đểngực trần nữa, ngoại trừ khi họ quấn khăn. Còn bên Cam Bốt chẳng hạn, tăng sĩbận áo dài tay bên trong chiếc y màu vàng của họ vì trời lạnh. Tại Tây Tạng,mặc dù thời tiết rất lạnh, chúng tôi không bận áo tay dài mà thường quấn vàongười một tấm khăn dày. Tôi thấy cũng cần lưu ý qúy vị rằng chiếc y của ngườitu sĩ Phật giáo được may bởi những mảnh vải khác nhau kết hợp lại. Sự nối kết những mảnh vải này nhằm tránh cho tâm ta không bị vướng mắc vào chuyệnăn mặc áo quần. Tuy nhiên, một đôi khi khâu vào cho nhiều lại càng bị vướng mắcthêm nhiều! (*)

(*)Ghi Chúcủa người dịch: Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đang nói đùa (joking). Ngàiluôn luôn tạo không khí cởi mở thoải mái với người đối thoại qua lối nói đùa dídỏm của Ngài.

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài đã từng nói rằng triết học của Phật giáo đặt căn bảntrên nhân duyên giữa các hiện tượng với con người. Như vậy phảichăng Phật giáo ở vào một trạng huống tốt đẹp hơn để có thể hiểu được những yêucầu của ngành sinh thái học hiện nay?

Khita nhìn sự hiện hữu mang tính phụ thuộc và các hiện tượng tương thuộc lẫn nhau,hai chuyện này sẽ giúp ta nhìn rõ vấn đề. Về khía cạnh nhân duyên, ta nênnghĩ rằng nếu ta muốn đảm bảo hạnh phúc cho tương lai thì điều cần thiếtlà ta phải tạo ra những nguyên nhân đưa đến hạnh phúc ngay từ bây giờ. Cũngthế,thế hệ của chúng ta hôm nay không thể sử dụng môi trường cho tiện ích củariêng cá nhân mình mà phải nghĩ đến tiện ích của những thế hệ tương lai. Nếu tanhìn vào tính phụ thuộc của sự hiện hữu, ta sẽ thấy rằng tình trạng của môitrường sống đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của chính chúng ta. Nếu không khí mà chúng ta thở không trong lành, dĩ nhiên taphải nhận chịu những hậu qủa rủi ro. Thế nên một điều rất quan trọng là ta nênnhìn vấn đề trên sự tương quan cuả nguyên nhân và hậu quả cũng như về yếu tínhduyên khởi giữa các hiện tượng. Quan điểm về lý duyên khởi đặc biệt góp phầngiúp ta nhìn thế giới một cách thánh thiện cũng như mang tính toàn cầu.

Nhânloại từ lúc ban sơ đã tranh luận về vấn đề một xã hội lý tưởng. Thưa Ngài, phảichăng xã hội Tây Tạng trước khi bị Trung quốc xâm lăng năm 1959 được coi như làmột xã hội lý tưởng?

Xãhội Tây Tạng cổ không phải là một xã hội hoàn hảo. Ðó là một xã hội nông nghiệpvà chăn nuôi dựa trên căn bản của chế độ nông nô. Tuy nhiên nếu ta so sánh vớicác quốc gia đương thời như Trung Quốc, Ấn Ðộ, nó không đến nổi quá khắc nghiệtmà ngược lại có phần nhân ái hơn. Tôi tin rằng một số các nền văn minh tối cổ,như người da đỏ bản xứ tại Mỹ chẳng hạn, thường bày tỏ lòng tôn kính đối vớiđất đai, thiên nhiên, cây cối. Trong văn hóa Tây Tạng, mối liênhệ giữa chúngtôi với thiên nhiên, kể cả loài vật rất là an lạc. Chúng tôi sống hòa điệu vớithiên nhiên. Từ khi mới lập quốc cho đến sau này, khi chúng tôi tiếp xúc vớiPhật giáo, xã hội Tây Tạng nói chung rất là nhân ái và cởi mở. Ðó là một xã hộimà trong đó mọi người cảm thấy sống một cách thoải mái. Từ những lý do này, tôitin rằng đây có thể là một xã hội kiểu mẫu.

Ngàicó nghĩ rằng nói nhiều để diễn đạt tư tưởng có thể không phải là nét đặc biệtcủa nhân loại bằng sự im lặng?

Ðốivới những ai lựa chọn con đường tâm linh, tu hành hoặc đang thực tập thiềnđịnh, im lặng là một phần tối cần thiết. Những ai không theo con đường tâmlinh, những người không có đức tin, im lặng là một cách thế nghỉ ngơi, thưgiãn.

ThưaNgài, Ngài có nghĩ rằng có nhiều người trông có vẽ như là người lớn -chẳng qualà do tuổi tác của họ, nhưng thật ra họ giống như trẻ con bởi vì họ không thựchành thiền định?

Tôinghĩ rằng có rất nhiều cách để xác định sự trưởng thành. Tuổi tác là một và rồicách thức mà người ta suy nghĩ, sự phát triển phẩm chất của một con người vàcuối cùng là kinh nghiệm và sự chứng nghiệm tâm linh. Nếu nhìn như vậy thì có nhiềungười rất già mà tâm hồn họ còn trẻ cũng như nhiều người rất trẻ mà qua cungcách suy nghĩ họ đã tỏ ra rất chín chắn.

ThưaNgài, Ngài có thể giải thích hiện tượng hiện có một số đông những người trẻ Tâyphương đang quay về với trí tuệ và những giá trị tinh thần của Ðông phươngtrong khi truyền thống của Tây phương không phải là không phong phú?

Ðaphần các quốc gia Tây phương đều chia xẻ chung một nền văn minh Cơ Ðốclâu đời. Tôi không nghĩ rằng điều này sẽ thay đổi và cũng không có lợi gì đểthay đổi. Tuy nhiên, trong số hàng triệu con người sống trên thế gian này chắcchắn là họ có những sở thích, những bản chất, những khuynh hướng tinh thần cábiệt, không ai giống ai cả. Trong số đó, sẽ có những người cảm thấy mình gắn bóvới Phật giáo cũng giống như tại Tây Tạng, một xứ có truyền thống Phật giáo lâuđời, vẫn có những người theo Hồi Giáo, Cơ Ðốc giáo... Cho nên qủa là điều bìnhthường khi có những người Tây phương thích Phật giáo, bây giờ cũng như trongtương lai. Trong số này, có người thì bị lôi cuốn bởi lối suy luận cóphương pháp hoặc lối hành thiền của Phật giáo. Có người thì bị thu hút bởi khảnăng là nếu theo đuổi cuộc lột xác này họ sẽ tỉnh thức với con mắt thứ ba thayvì với hai con mắt trần như trước đây!

ThưaNgài, Ngài có nghĩ rằng nền giáo dục cao cấp chỉ làm cái công việc đơn giản làsửa soạn tâm hồn cho bộ môn khoa học rèn luyện trí óc và người thầy không làmviệc gì khác hơn ngoài sự phân phối kiến thức. Theo Ngài, họ có một nhiệm vụcao cả nào không?

Ðâylà một câu hỏi rất có ý nghĩa! Nét độc đáo căn bản của nhân loại, làm cho conngười vượt lên trên tất cả mọi loài vật khác, là trí thông minh vượt bực. Do ởtrí thông minh này mà xã hội của chúng ta tràn ngập đủ màu sắc khuynh hướng dịbiệt, người này khác với người kia, và dẫn ta đến những cung cách hành xử rất khác biệt. Ðiều này có thể mang lại những tình huống rất khó xử và cả nhữngvấn nạn khó khăn nữa.

Hãynhìn vào trường hợp của một cá nhân chẳng hạn. Anh ta có thể thay đổi lề lốisuy nghĩ của mình và rồi đưa đến những xung đột nội tâm. Tôi thường haynói đùa rằng, con người sẽ không phải là con người nếu không luôn ở trong tìnhtrạng mâu thuẫn và xung đột nội tại. Tuy nhiên, do có đầu óc thông minh, chúngta có thể vượt qua được những mâu thuẫn, những xung đột để đi đến một giải phápvẹn toàn. Trí khôn của con người là nguyên nhân và đồng thời cũng là giải phápcho tất cả những vấn nạn của chúng ta. Giáo dục, chìa khóa của kiến thức, sẽgiúp phát triển và kích thích sự thông minh này. Tuy nhiên điều này không cónghĩa là nó luôn luôn mang đến những chuyện tốt đẹp. Nó có thể tạo ra những vấnnạn khác khi nó mang lại những điều xấu.
Giáo dục tự nó không mang tính tiêu cực hay tích cực. Vấn đề là làm sao ta cóthể nâng cao, vận dụng được trí thông minh của con người vào những điều thiện,bởi thế đối với nhà giáo dục điều quan trọng nhất là phải can đảm, thành thậtvà lương thiện. Cho dù ở trong cương vị một bậc phụ huynh trong gia đìnhhay người thầy giáo trong các cấp tiểu trung hay đại học, nhà giáo dục khôngphải là người chỉ làm nhiệm vụ rao truyền kiến thức mà phải là người giúp đỡcho người học trò mình có một đời sống đúng nghĩa, không những chuẩn bị cho họhài lòng thỏa mãn với cuộc sống riêng tư mà còn trở nên những con người hữudụng cho xã hội. Ðể làm được điều này, người thầy phải quan tâm sâu xa đếntương lai của người học trò, và không ngừng khích lệ chúng. Thế nên một điềucần thiết là việc hấp thụ kiến thúc phải đi đôi với phát triển lòng vị tha.

Tôitin chắc là Ngài cũng đã lưu ý đến tình trạng trong đất nước này có rất nhiềungười trẻ bị lây nhiễm bệnh AIDS, nhiều người bị nghiện ngập cũng như số lượngnhững người tự tử ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Thưa Ngài, Ngài có nhữngđề nghị nào cho những nhà lãnh đạo đất nước này để giúp họ tìm ra những phươngthức giải quyết những vấn nạn kinh khủng đó?

Tôinghĩ rằng phương thức đầu tiên để vượt qua những căn bệnh xã hội là pháttriển ý thức kỷ luật tự giác trong đời sống cá nhân qua đó con người tựmình có thể kiểm soát lấy mình. Thật khó mà đem bất kỳ loại kỹ luật nào từ bênngoài áp đặt lên con người. Ðể có thể giải thích thêm về sự tự giác cá nhân,tôi xin nêu ra một thí dụ về những ngôi làng trên vùng thượng du Hy Mã Lạp Sơn.Một số giới chức hữu trách Ấn Ðộ, các cảnh sát viên cũng như rất nhiều ngườiđịa phương đã cho tôi hay rằng trong quá khứ tại đây ít khi xảy ra nhữngtội ác, thỉnh thoảng mới có những vụ trộm cắp lặt vặt hoặc đánh lộn, và hầu nhưkhông hề có chuyện nói láo, nói gạt lẫn nhau. Mặc dù ở đây thiếu vắng nhữngtiện nghi về mặt vật chất, không có một nền giáo dục hiện đại nhưng con ngườisống với nhau rất lương thiện. Thế nhưng qua những năm gần đây, khi giáo dục vànhững tiến bộ của nền văn minh hiện đại được mang đến từ vùng đồng bằng, tội áclại ngày càng gia tăng. Như vậy, tội ác sẽ không xảy ra khi mọi người biết ápdụng sự tự chế thông qua tính kỷ luật tự giác trong mỗi cá nhân, lúc đóhọ không cần đến bất cứ loạïi cảnh sát nào đến từ thế giới bên ngoài. Thídụ này cho ta thấy tầm quan trọng của ý thức kỷ luật tự giác.

Tuynhiên xin qúy vị hiểu cho rằng tôi không bao giờ cổ võ cho việc kiềm chế mộtcách có hệ thống tất cả mọi dục vọng, ước mơ xuất hiện trong tâm hồn của mỗicon người. Ngược lại, như tôi đã trình bày, loại kỹ luật chân chính đáng tincậy không thể bắt nguồn từ sự kiềm chế mà là từ sự hiểu biết sâu xa tất cả mọinguyên uỷ hành động của chúng ta. Trong cơn bốc đồng, chúng ta có thể đạt đếnnhững khoái cảm trong phút chốc, thế nhưng chúng ta phải ý thức được những hậuquả cuả chúng, tuy có thể không xảy ra ngay trước mắt nhưng chắc chắn là sẽxuất hiện trong tương lai. Thế nên chúng ta phải dùng óc thông minh và trí tuệcủa mình để ngăn chặn những ham muốn tức thời, đưa chúng lên bàn cân để cânnhắc những hệ quả tốt xấu và cuối cùng quyết định lựa chọn một con đường tốtnhất.

Hãylấy thí dụ về trường hợp những người có những liên hệ tình dục không đúng đắnhoặc nghiện ngập ma túy. Cái gì đã đưa đẩy họ vào con đường này? Phải chăng làdo khoái cảm nhất thời? Tuy nhiên nếu đem so sánh cái khoái cảm nhất thời đóvới những hậu qủa trầm trọng của hành động này gây nên, một điều hiểnnhiên rằng khoái cảm trong phút chốc không đủ để trả giá cho những hậu qủa tiêucực về lâu về dài. Thế nên một điều cần thiết là ta phải ý thức về những hànhđộng của chúng ta và hậu quả của chúng. Ðức tin dĩ nhiên là điều cần thiết,nhưng giáo dục lại càng quan trọng hơn. Toàn thể cộng đồng chúng ta phải chiaxẻ trách nhiệm chung, không phải chỉ riêng các giới hữu trách. Ðể xây dựng mộtxã hội lành mạnh, mọi thành viên trong xã hội phải cùng nhau chia xẻ tráchnhiệm.

ThưaNgài, Ngài có ý kiến như thế nào về việc sử dụng “áo mưa” để ngừa thai?

Rấttốt, một lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên tôi có một giải pháp tốt hơn choviệc kiểm soát sinh đẻ và phòng ngừa bệnh AIDS: Sống độc thân, giữ gìn trinhtiết! Như vậy chắc là chúng ta sẽ có nhiều tăng sĩ và nữ tu! Nhưng nếu điều nàyquá khó khăn, không thể thực hiện được thì giải pháp mà quý vị vừa nêu racũng tốt vậy.

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, vừa mới đây Ngài đã lên tiếng ca ngợi thiên nhiên, thếnhưng chúng tôi tin rằng còn có một lãnh vực môi sinh khác, cũng rất nhức nhối,đó là con người. Ngài có ý kiến gì về trách nhiệm của chính phủ đối với nhữngngười bị lùa ra khỏi mảnh đất của mình đang sống, những kẻ lưu vong, những kẻ vôgia cư, nói chung là những điều bất hạnh hiện đang xảy ra khắp nơi?

Khichúng ta đề cập đến chính phủ, mà chính phủ ở đây là do dân bầu ra theo nguyêntắc dân chủ thì phân tích cho cùng người dân chính là những vị lãnh đạothực sự của đất nước họ. Họ chọn lựa ra chính phủ có trách nhiệm hoàn tất nhữngbổn phận mà họ giao phó. Dĩ nhiên khi đắc cử, chính phủ phải có trách nhiệm đốivới những công dân của họ, đặc biệt là những thành phần yếu kém, không được ưuđãi trong xã hội, vì những lý do đạo đức cũng như tính cách thực tiển của vấnđề. Nếu xảy ra một sự đổ vỡ giữa các giai tầng trong xã hội, những vấn nạn tấtsẽ xảy ra. Ý kiến cá nhân của riêng tôi, cũng như một số thân hữu Phật tử trongcả hai giới cư sĩ lẫn tu sĩ, đều đồng ý rằng một hệ thống kinh tế lý tưởng nênxây dựng theo đường lối xã hội.

Câutrả lời của Ngài vừa rồi chỉ mới ở trên bình diện quốc gia. Thưa Ngài, trênbình diện quốc tế, giả dụ như chúng ta sẽ có một bảng nguyên tắc phânđịnh rõ nghĩa vụ và bổn phận mà chúng tôi tạm gọi là luật quốc tế, theo Ngàinhững gì được xem là một căn bản chung mà chúng ta có thể đồng ý với nhauđể nói lên nỗi khát khao của toàn thể nhân loại?

Dùtrên lãnh vực cá nhân hay quốc gia, theo tôi nguyên tắc chính để hướng dẫnchúng ta phải là quyền làm người. Nếu chúng ta sống trong một đất nước mà quyềnlàm người hiện hữu và được tôn trọng, chúng ta có trách nhiệm thực hiện nghĩavụ và bổn phận đó. Thật là dễ chịu biết chừng nào nếu chúng ta thoải mái thụhưởng quyền làm người mà không bị buộc ràng bởi bất cứ một trách nhiệm nào cả!Thế nhưng, bất hạnh thay điều đó có vẻ như là không tưởng. Dĩ nhiên, tôi nghĩrằng điều quan trọng hơn cả vẫn là ý thức trách nhiệm và tinh thần tham dự củamỗi chúng ta trong mối quan tâm đối với kẻ khác. Theo tôi đó là nguyên tắc cănbản, nhưng cũng xin hiểu cho rằng tôi không phải là một chuyên gia trên lãnhvực quan hệ quốc tế hay luật quốc tế. Tuy nhiên bản thân tôi hoàn toàn tintưởng một cách sâu xa rằng trên bình diện cá nhân cũng như quốc gia, một điềutuyệt đối cần thiết là chúng ta nên có một ý thức về tinh thần tráchnhiệm chung và lòng quan tâm đối với tha nhân.

Tôixin được nói thêm đôi chút về tinh thần trách nhiệm chung. Khi chúng ta cảmthấy mình chia xẻ một gánh nặng trách nhiệm, mối quan tâm, tinh thần liên đới,chúng ta bắt đầu cảm thấy một mối tình cảm sâu sắc, một sự khích lệ lớn lao.Ðây không phải là loại tình cảm có tính cách tự phát, không có nguyên nhân màlà sản phẩm của cả một sự quán chiếu lâu dài và sự phân tích gay gắt đầy luậnlý. Ðây là một thứ tình cảm lành mạnh. Loại tình cảm có chiều sâu này khác vớiloại tình cảm hời hợt mà chúng ta kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày, thườngthoáng hiện qua tâm trí ta mà không do một lý do đặc biệt nào cũng như không để lại một dấu ấn sâu sắc nào, tức cũng là những loại tình cảm ngẫunhiên thoáng hiện trong bất cứ giây phút nào trong ngày, thường tạo nên bất ổncho tâm trí ta, chẳng những đã không củng cố thêm sức mạnh tinh thần cho ta mànó còn huỷ diệt sự an bình cuả tâm hồn chúng ta nữa.

Dĩnhiên mọi người chúng ta đều biết tình cảm là gì và vì thế chúng ta chỉ nênnuôi dưỡng những loại tình cảm thuần lý và không để cho mình bị phiền nhiễu bởinhững loại tình cảm vô nghĩa. Hãy lấy một thí dụ, trong khung cảnh đời sống giađình chúng ta thường xuyên chi phối bởi đủ thứ bực dọc gây nên bởi những chuyệnlặt vặt trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nếu chúng ta để cho tầm nhìn củamình mở rộng bao quát lên đời sống quốc gia, rồi rộng ra là nhân loại, chúng tasẽ lần hồi phát triển một ý thức về tinh thần trách nhiệm chung. Bằng cách nàytôi tin chắc là chúng ta sẽ không còn bị dễ cáu giận trước những lo toan đờithường.

TrongPhật giáo, chúng tôi có ý niệm về Bồ đề tâm, tức là ý thức vươn đến sự giác ngộ. Khái niệm này bao hàm hạnh nguyện được thực chứng quả vị Phật để manglại mọi điều tốt lành cho toàn thể chúng sanh, nó cũng tương đương vớikhái niệm về một ý thức trách nhiệm chung. Từ kinh nghiệm cá nhân cuả tôi, tôithấy rằng những lúc chúng ta đang buồn bã hoặc tâm hồn bị xao động là lúc tốtnhất để chúng ta hướng tâm hồn mình đến ý thức giác ngộ. Nếu chúng ta nghĩ rằngmình đang đảm nhận một trách nhiệm lớn lao khi chúng ta đang hoang mang hay gặpkhó khăn, tâm hồn chúng ta rộng mở, thư giản và trở nên mạnh mẻ hơn. Nói mộtcách khác, khai triển ý thức trách nhiệm chung đòi hỏi rất nhiều ở nỗ lực củachính mỗi cá nhân nhưng cuối cùng sẽ làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, công luận thế giới phương Tây hiện đang thảo luận rất nhiềuvề các vấn đề “tôn giáo”, “luân lý”, “đạo đức” chứng tỏ người ta đang cómột nhu cầu cần một số tiêu chuẩn đạo lý áp dụng trong tất cả mọi ngànhnghề. Người ta đang nói đến đạo đức chính trị, đạo đức kinh doanh, sinhhọc, y học, báo chí... Người ta đang quay về với những giá trị đạo lý.ThưaNgài, Ngài nghĩ như thế nào về khuynh hướng này? Làm thế nào để giải thíchhiện tượng này? Và tại sao nó lại xảy ra như thế?

Tôinghĩ rằng đây là thành quả của kinh nghiệm. Sau khi đối đầu với những vấn nạnlớn lao, những khó khăn chồng chất, người ta nhận thức sự cần thiết phải có mộttiêu chuẩn đạo đức.

ThưaNgài, đúng như thế, tại Pháp, Ðức cũng như Hoa Kỳ người ta đang nói về đạo đứctrong kinh doanh. Ngài có nghĩ rằng hai khái niệm đạo đức và kinh doanh có thểhoà hợp được với nhau không? Phải chăng tiềân bạc và đạo đức là hai phạm trùriêng biệt? Nhiều người cho rằng đạo đức chỉ là một cách thế để quản lý kinhdoanh, nếu nhìn thuần túy trên vấn đề lương bỗng thì đó là phương thức tốt nhấtđể điều hành nội bộ cũng như quan hệ với thế giới bên ngoài. Thưa Ngài, quanniệm này có làm hạ giá trị cái khái niệm cao cả của đạo đức hay không?

Theotôi trước tiên quý vị phải hiểu thế nào là đạo đức. Chúng ta có thể phân biệtchúng ra làm hai loại. Loại thứ nhất liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng; qua đóchúng ta phải theo một hành trình tâm linh, tuân thủ một số tín điều luân lý dotôn giáo đó vạch ra. Loại thứ hai dành cho những người không theo bất cứ tôngiáo nào nhưng tự động chấp nhận một số tiêu chuẩn đạo lý căn cứ trên kinh nghiệmbản thân trong việc kiếm tìm hạnh phúc cho chính họ. Tôi nghĩ rằng chính ướcmuốn chấp nhận một số tiêu chuẩn đạo đức không phụ thuộc vào một tín điều tôngiáo -lòng yêu thương dịu dàng trìu mến của con người- được coi như là một sắctháiđộc đáo của bản chất nhân loại.

Tôicũng thường giải thích mọi chuyện như thế này: Chúng ta có rất nhiều ngànhnghề, nhiều lãnh vực hoạt động khác biệt. Thương mãi, chính trị, giáo dục, khoahọc, kỹ thuật, y học, luật học...rất nhiều thứ. Nếu tất cả những ngành nghề nàyđều được xây dựng trên căn bản tình người, chẳng hạn như sự hiểu biết và yêuthương người láng giềng cuả mình, thì những hoạt động của nó sẽ mang đầy tínhnhân bản, tích cực và hiệu qủa. Dĩ nhiên không phải là không có những vấn nạn,khó khăn, nhưng tôi nghĩ là rất ít. Ngược lại nếu tất cả những ngành nghề hoạtđộng này đều mang tính cách máy móc, trống vắng tình người, đây sẽ là mầm mốnggây ra những tai họa.

Tôngiáo cũng thế, nếu được xây dựng trên căn bản tình người, trong đó mỗi cá thểđều quan tâm đến hạnh phúc của tha nhân, nó sẽ tạo nên một hệ qủa tích cực lêntoàn tập thể. Ngược lại nếu tôn giáo không xây dựng trên nhân tính, không mangtình liên đới, không có lòng nhân ái, chắc chắn nó sẽ tạo nên những vấn nạn chocon người.

Bâygiờ ta nói đến khía cạnh luân lý trong thương trường. Ai cũng biết là tất cảmọi công ty kinh doanh đều đặt căn bản trên cạnh tranh và lợi nhuận, sự hoàđiệu giữa kinh doanh và luân lývì thế thoạt trông có vẻ rất mong manh tuy nhiênkhông phải là không đạt được. Tinh thần cạnh tranh có thể được coi như mangtính tích cực nếu động cơ của nó là tốt. Cạnh tranh xấu là những hành vi lợidụng người, làm tổn hại kẻ khác. Cạnh tranh tốt đưa đến phát minh và cải thiệnnhững sinh hoạt của con người. Tôi nghĩ rằng kỹ nghệ cũng là lãnh vực cần đặcbiệt quan tâm và chia xẻ trách nhiệm về vấn đề môi sinh, cho nên ta không thểkhông lưu tâm đến khía cạnh đạo đức của nó. Những doanh gia hoạt độngtrên thương trường cũng là những con người, họ cũng cần những tình cảm yêuthương, nồng hậu của con người như chúng ta. Cho nên tôi nghĩ đạo đức phải đượccoi như là sợi dây nối liền giữa nhu cầøu cá nhân và những yêu cầu của môisinh.

Cómột vài sự kiện có vẻ nghịch lý đập vào trí tưởng của chúng tôi, phần nào liênhệ đến câu hỏi trước đây là, chưa bao giờ mà sự phát triển của khoa học kỹthuật và những gia tăng hiệu năng của nó đối với môi trường sống cuả cá nhânlại đồng thời cũng làm gia tăng sự rối loạn trật tự của xã hội như thế. Phảichăng cái mà chúng ta gọi là tính thuần lý đôi lúc chỉ là ảo tưởng của sự thuầnlý. Xin được biết ý kiến của Ngài về vấn đề này?

Tôikhông nghĩ rằng xã hội của chúng ta là một xã hội thuần lý. Lúc thì người tađưa ra những lý lẽ này, lúc thì người ta đưa ra những lý lẽ khác. Có thểluôn luôn người ta có một luận lý tương ứng với từng hoàn cảnh, nhu cầu,cho lợi nhuận của mình chẳng hạn, mà không đếm xỉa đến những hậu quả về lâu vềdài của những hành động do mình gây ra. Như vậy, khi cá nhân nâng tầmnhìn vấn đề của mình lên một cách rộng lớn hơn, về lãnh vực môi trường chẳnghạn, những cái mà mình từng nghĩ là có vẽ như hợp luận lý đó sẽ mất đi sự giátrị và tầm mức quan trọng của nó. Cho nên vấn đề chủ yếu là chúng ta áp dụng lýtrí suy luận của mình như thế nào. Chúng ta có một tâm hồn rộng mở hay chật hẹp?Chúng ta chỉ nhìn vào khía cạnh đặc thù của vấn đề hay đặt nó trên bốicảnh toàn cầu? Chúng ta có một tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn? Ðầu óc củachúng ta thiển cận hay sáng suốt?

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài có nghĩ rằng một vị Phật sẽ được tái sanh trong xácthân của một giống người khác hơn là Tây Tạng hay Châu Á, có thể là một ngườiAÂu Châu hay Phi Châu chẳng hạn?

Vâng,dĩ nhiên. Phật giáo chúng tôi quan niệm rằng sự hóa hiện của chư Phật khôngphải chỉ ởù trong thế giới loài người mà ngay cả trong thế giới loài vật.

Từlâu, súc vật đã bị đối xử như là một thứ dụng cụ, dùng làm thực phẩm cho conngười, y phục, phương tiện chuyển vận, làm đồ giải trí và thậm chí là vật thínghiệm tàn nhẫn của khoa học để phục vụ cho sự thỏa mãn của con người. Thưa Ngài,Ngài nghĩ như thế nào về quyền sống của súc vật?

Trênquan điểm Phật giáo, sinh mạng của mọi loài chúng sanh -con người cũng như súcvật- đều quí giá như nhau và tất cả đều có quyền được sống hạnh phúc. Cho nênthật quả là một điều hổ thẹn khi người ta sử dụng súc vật không chút xótthương, nhất là trong các thí nghiệm khoa học. Dù qúy vị không nhìn vấn đề nàythuần túy trên quan điểm tôn giáo, hẵn qúy vị cũng thấy rằng các loài vật, chimchóc, thú hoang -nghĩa là tất cả những sinh vật sống trên trái đất này- đều làbạn đồng hành của con người. Chúng là một thành phần của thế giới này, conngười cùng chia xẻ thế giới này với chúng. Cứ nghĩ đến một ngày nào đó nếu tất cả loài vật đều biến mất trên thế giới này, lúc đó chúng ta sẽ ân hậnbiết bao. Tôi cũng nhận thấy một điều rằng kẻ nào không có lòng từ ái đối vớisúc vật, sẵn sàng tàn sát chúng không chút xót thương, thì sớm hay muộnhọ cũng sẽ là những người không có lòng nhân ái đối với đồng loại. Ngược lại,nếu chúng ta biết thương yêu loài vật, trân trọng sinh mạng của chúng chừngnào, chúng ta lại sẽ càng biết tôn trọng đời sống con người hơn thế nữa.

ThưaNgài, Phật tử có bị bắt buộc phải ăn chay hay không?

Trênquan điểm của một Phật tử, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nên ăn chay trường.Tôi luôn luôn phát biểu rằng, cho dù trên bình diện cá nhân một người không cầnlúc nào cũng phải giử mình kiêng khem với các thức ăn chay lạt, nhưng nếu khimột số đông người tụ họp lại với nhau trong các tiệc tùng, hội nghị, tôi nghĩngười ta cần nên tránh bớt chuyện ăn thịt. Ngay bản thân tôi, tôi cũng đã cốgắng hết sức mình để quảng bá việc ăn chay vào xã hội Tây Tạng.

Trongthời gian tổ chức hội nghị này, một Phật tử Tây Tạng đã nhiều lần mời chúng tôiđi ăn trưa tại một nhà hàng mà thực đơn chính là thịt.

Cólẽ vị Phật tử này là dân du mục thuộc vùng cao nguyên Tây Tạng.

ThưaNgài, để đạt đến thực chứng tâm linh, người ta có nhất thiết cần phải rút rakhỏi đời sống xã hội?

Tổngquát mà nói thì một người dấn thânvào đời sống tôn giáo không cần thiết phảithoát ra ngoài đời sống xã hội. Tuy nhiên -một thực tế đúng đắn cho tất cả mọitruyền thống tôn giáo- là khi một người cảm thấy sẵn sàng thực sự cống hiến đờimình cho thành quả của thiền định tu tập, điều tốt nhất cho họ là nên rút luiẩn dật để tu tập trong một khoảng thời gian nào đó.

Phậtgiáo không tôn thờ Thượng Ðế. Như vậy ai là những thần linh của họ và họ thờphượng như thế nào ?

Phậtgiáo không công nhận bất cứ một vị Thượng Ðế vĩnh hằng cũng như một vịThượng Ðế Sáng Tạo nào. Ngược lại Phật giáo quan niệm rằng bất cứ một con ngườibình thường nào nếu cố gắng theo đuổi một hành trình tâm linh, phải tựthanh lọc cái tâm của mình để từ đó phát triển được những phẩm chất nội tại vàtiến đến giác ngộ, giải thoát. Những con người này được gọi là đạt đến Thánhqủa. Chúng tôi cũng công nhận sự hiện hữu của những đấng siêu nhiên, nhữngngười mà thông qua hành trình tâm linh đã đạt đến sự chứng ngộ ở một mức độ nàođó, chúng tôi gọi họ là những bậc Thánh Tăng. Ðối với Phật tử chúng tôi, nhữngnhân vật siêu nhiên này - tức là chư Phật và chư Bồ Tát- hiện hữu, mà qua đóchúng tôi cúng bái và dâng lời cầu khẩn. Chúng tôi làm như thế với ýnguyện đạt đến qủa vị Phật. Ðó cũng là lý do giải thích tại sao để đáp ứng lạinhững ý hướng, mong cầu khác nhau của mọi loài chúng sanh, chư Phật đã phải hoáhiện ra dưới những hình thức khác nhau. Những hình thức hoá hiện này tức là chưvị Phật, Bồ Tát trong thần thoại.

ThưaNgài, Ngài có nghĩ rằng những thế hệ trẻ tương lai của Tây Tạng đều có chung ýnguyện là bảo tồn bản sắc Tây Tạng của họ trước những quyến rũ của xã hội tiêuthụ Tây phương?

Mộtcách tổng quát, tôi nhận thấy rằng tất cả những người Tây Tạng nay phân táncùng khắp trên thế giới, kể cả những xã hội tiêu thụ Tây phương đều có ý muốnbảo tồn nền văn hóa và truyền thống của họ. Dĩ nhiên không phải là không cónhững rủi ro.

Ðốivới những người đang gánh chịu đau khổ bởi những căn bệnh kinh niên; nhữngngười trẻ trong lứa tuổi mười tám đôi mươi đang mắc phải bệnh AIDS, thưa Ngài,chúng ta có thể làm được những gì để giúp họ chịu đựng và xoa dịu những khổ đauđó?

Ðiềuđó còn tùy vào vị trí của mỗi chúng ta trước nỗi khổ đau. Nếu qủa thực conngười chúng ta không có một đời sống nội tâm nào khác thì khổ đau sẽ vẫn mãi làkhổ đau, chúng ta rất khó mà trốn chạy chúng. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã đượctrui rèn để suy nghĩ theo một hướng đi tinh thần nào đó thì khi đối diệnvới khổ đau ta sẽ rất dễ dàng có khả năng hiểu biết và chịu đựng chúng. Chúngta sẽ biết cách làm thế nào điều hướng tư tưởng của chúng ta đến những nỗi khổđau lớn lao hơn là của mình đang gánh chịu và nhờ vậy sẽ làm giảm được nỗi khổđau của chính chúng ta.

MộtPhật tử nếu đang mắc bệnh AIDS hoặc bất cứ một căn bệnh đau đớn nào khác có thểquán tưởng về luật nhân qủa. Họ có thể nhìn những đau đớn hiện tại của mình làkết quả của những hành động xấu gây ra trong quá khứ và nhờ đó có thể loại trừđược tất cả những cơn đau tiềm ẩn chất chứa trong họ. Họ cũng có thể suynghĩ rằng qua nỗi khổ đau của mình, họ đang gánh chịu những nỗi khổ đaucủa tha nhân và từ bỏ những hạnh phúc của cá nhân mình cho hạnh phúc chung củatoàn thể chúng sanh. Họ cũng có thể nhìn vào bệnh hoạn của chính mình như làmột cách thế tốt nhất để hiểu rõ những khiếm khuyết trầm trọng của kiếpsống và đi đến kết luận rằng đó chính là bản chất của khổ đau, và từ đó họ thấyđược những bất lợi của vòng sinh tử luân hồi. Như vậy, càng nhận thức sâu xa vềtình huống hiện tại, những khổ đau của họ sẽ càng giảm bớt và rồi họ sẽ thấy nókhông còn quan trọng nữa. Ðiều này có thể mang lại cho họ những nổi an ủi.

Nhânđây tôi cũng muốn xin được nêu lên một điều rằng, bằng mọi giá, xã hội củachúng ta cần phải loại bỏ khuynh hướng phủi tay trước những khổ đau củađồng loại, coi những người ốm đau bệnh tật, những kẻ bơ vơ không nơi nương tựa,như là gánh nặng của xã hội. Ngược lại trong tinh thần từ ái, chúng ta phải cốgắng hết sức để giúp đỡ những người thiếu may mắn này.

ThưaNgài, Ngài có nghĩ rằng sự tách rời giữa thần quyền và thế quyền là mộtđiều cần thiết trong thể chế dân chủ? Phật giáo phải chăng là một tôn giáokhông chấp nhận mọi khuynh hướng cực đoan? Nếu đúng như vậy thì lý do tại sao ?

Vâng,điều quan trọng theo tôi là nhà thờ - được xem như một cơ sở tu học- cần phảitách biệt đối với nhà nước. Về điểm này, chúng tôi đã hoàn thành xong một bảnhiến pháp sẽ có hiệu lực ngay sau khi Tây Tạng dành được độc lập, trongđó nói rõ rằng nhà nước tương lai là một nhà nước dân chủ do dân trực tiếp bầura.

Tôinghĩ rằng tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo rất hạn chế trongPhật giáo. Phật giáo như qúy vị biết, bao gồm nhiều trường phái triết học, cụthể như bộ phái Ðại Tỳ-bà-sa luận (Vaibashiska) được hình thành cho những ngườicó khuynh hướng tiến bộ với tầm nhìn khoáng đạt và sâu sắc. Cũng trong Phậtgiáo, cùng chia xẻ chung một giáo lý, chúng tôi có Tiểu thừa và Ðại thừa haycòn được gọi là Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ tát đạo. Những tông phái vàcác cách thức tiếp cận khác nhau sở dĩ ra đời là nhằm đáp ứng với trình độ trithức cá biệt của mỗi cá nhân cũng như bản chất và khuynh hướng dị biệt cuả mỗicon người. Một khi mà những quan điểm triết học khác biệt cùng cộng tồn hoàđiệu ngay từ trong cốt lõi của Phật giáo để đáp ứng với nhu cầu tu học của từngcá nhân, chúng tôi rất dễ dàng cảm thông với các tín ngưỡng khác, bởi vì chúngtôi hiểu rằng để mang lại những phúc lợi lớn lao đáp ứng với khát vọng của nhânloại, họ có thể đưa ra các quan điểm siêu hình, triết học khác biệt. Bởi lẽ đó,chủ nghĩa cực đoan không có chỗ đứng trong Phật giáo.

Tôiquan niệm rằng chúng ta cần phải chấp nhận nguyên tắc đa nguyên tôn giáo trongmối liên hệ giữa các tín ngưỡng và cách thức tốt nhất để ngăn ngừa tinh thầncực đoan là phải cải thiện mối liên hệ giữa các tôn giáo.

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, một câu hỏi cuối về một vấn đề mà chúng tôi cho là rất quantrọng: Thưa, đó là vai trò của người phụ nữ trong Phật giáo so sánh vớicác tôn giáo khác?

Nếuchúng ta nhìn vào Giới Luật của Phật giáo (giới tu sĩ cũng như hàng cư sĩ),chúng ta sẽ thấy rằng phụ nữ cũng như nam giới đều có thể xuất gia thọ giới đểtrở thành tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni. Thế nhưng theo kinh sách Ấn Ðộ còn được lưutruyền lại, cũng trong Giới Luật này, vị Tỳ Kheo ni thường có một vị trí khiêmnhượng hơn so với nam tăng sĩ, cho dù họ có tuổi đạo cao hơn.

Tuynhiên trong tông phái Tối Thượng Thừa của Phật giáo hay Mật tông Ðạithừa, vai tròphụ nữ được quan tâm đặc biệt hơn, tức là chiếm một vị trí kháquan trọng. Một số điều luật trong Giới Luật Phật giáo không ít thì nhiều đã bịảnh hưởng bởi khung cảnh xã hội của Ấn Ðộ lúc bấy giờ, vốn không coi trọng vaitrò của người phụ nữ. Hiện nay người ta đang nêu lên ý kiến về việc bổ khuyếtGiới Luật và rồi sẽ có một hội nghị để thảo luận về vấn đề này.



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]