Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Hoa Nghiêm Tôn

24/12/201018:22(Xem: 8747)
9. Hoa Nghiêm Tôn

HOA NGHIÊM TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này y theo kinh Hoa Nghiêm mà lập ra, cho nên gọi là Hoa Nghiêm tôn. Đời Đường ngài Đồ Thuận Hòa thượng làm bộ ‘Pháp giới quá’, dùng hơn hai ngàn lời nói, tổng quát cả ý chỉ mầu nhiệm của kinh Hoa Nghiêm, làm bậc sơ tổ tôn này. Người đắc truyền thứ nhất là ngài Trí Nghiêm, (Ngài này ở chùa Chí Tướng, nên cũng gọi là Chí Tướng tôn giả), làm bộ ‘sưu huyền ký’ để giải kinh Hoa Nghiêm, và làm ra ‘thập huyền môn’, ‘ngũ thập yếu vấn đáp’ và chương ‘khổng mục’ để giải bày nghĩa lý. Ngài lại truyền cho ngài Pháp Tạng (Hiền Thủ quốc sư), ngài này cũng làm bộ ‘Thám huyền ký’ và nhiều chương sớ khác, để xiển dương lý nghĩa mầu nhiệm về nhất thừa, pháp môn Hoa Nghiêm nhơn đó mà phát triển và thạnh hành; cho nên tôn này cũng gọi là Hiền Thủ tôn. Kế đến đời ngài Trừng Quán (Thanh Lương quốc sư) làm bộ ‘Hoa Nghiêm sớ sao’, để giải thích kinh Hoa Nghiêm mới dịch, lý thí toàn y theo khuôn phép của ngài Hiền Thủ, rõ bày lý nghĩa rất rộng và mầu nhiệm sâu xa, được người đời trân trọng.

II.- NĂM THỜI GIÁO PHÁP

Tôn này lập ra năm thời giáo pháp, để nhiếp thâu hết thảy pháp môn trong Phật giáo.

1.- Tiểu giáo, tức là giáo lý về Tiểu thừa, chỉ giải rõ lý ngã không, như kinh A-hàm, Luận Cu-xá v.v...

2.- Thỉ giáo, là giáo lý về bước đầu của Đại thừa; giáo lý trong thời kỳ này lại chia ra ‘không thỉ giáo’ và ‘tướng thỉ giáo’ hai loại. Không thỉ giáo nói rõ hết thảy đều không, để phá trừ pháp chấp, như kinh Bát-nhã và Luận Trung quán v.v... Còn tướng thỉ giáo là tùy theo ý của kẻ phàm phu mà thuyết pháp, tức là những pháp môn quyền, thiệt của Phật Thích Ca nói ra vậy; còn như pháp thân Phật là ở trong cảnh thọ dụng pháp lạc, đối với quyến thuộc của mình (các vị Đại Bồ-tát là quyến thuộc của Phật), chỉ rõ cái cảnh giới nội chứng, ấy là lối thuyết pháp tùy theo ý mình, tức là Kim bộ và Thai bộ[1] của đức Đại Nhật Như Lai nói ra vậy.

III.- KINH ĐIỂN Y CỨ CỦA TÔN NÀY

Tôn này lấy kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang đảnh làm giáo điển cội gốc, gọi là hai bộ kinh lớn; lại thêm kinh Tô Tất địa, kinh Du kỳ, kinh Yếu lược niệm tụng, cọng lại, gọi là năm bộ kinh về Bí mật giáo.

IV.- GIÁO TƯỚNG VÀ SỰ TƯỚNG

Sự tu hành của Mật giáo thời chú trọng về thực hành, từ tụng chú và kết ấn, cho đến sự cúng dường, lập đàn, các lối nghi thức đều có cái khuôn phép nhất định, chớ không phải dụng ý riêng mà làm càn được. Cái phép tắc thực hành tu niệm ấy, gọi là sự tướng; nói rõ cái ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm của sự tướng, gọi là giáo tướng. Không học giáo tướng thời không suốt ngộ được ý thú, không học sự tướng thời hết thảy đều là nói suông; cho nên hai tướng ấy không được thiên bỏ bên nào. Giáo tướng về lý luận, có thể theo nơi kinh điển mà tìm tòi, còn phương pháp về sự tướng tu tụng, thông thường phải có A-xà-lê truyền cho mới được. A-xà-lê nghĩa là khuôn phép, là ông thầy truyền đạo bên Mật tôn.

V.- SÁU ĐẠI

Sáu đại châu khắp cả pháp giới, làm bản thể cho hết thảy các pháp, gọi là thể lớn của sáu đại. Sáu đại là: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Năm đại trước thuộc về sắc, một đại sau thuộc về tâm. Sáu đại ấy là những nguyên tố thành lập ra vạn hữu trong vũ trụ, nhưng mỗi mỗi đều dung thông không ngăn ngại, thâu nhiếp lẫn nhau, gọi là sáu đại không ngăn ngại; sáu đại ấy theo duyên mà sanh khởi ra các pháp, gọi là sáu đại duyên khởi.

VI.- BỐN PHÉP MẠN TRÀ LA

Bốn phép Mạn-trà-la là cái tướng sai biệt của bản thể do sáu đại mà biến hiện ra, mỗi mỗi đều không lường không ngăn, gọi là tứ mạn tướng đại[2]. Tứ mạn là: đại, tam, pháp, yết, là tiếng vắn tắt của bốn pháp mạn-trà-la.

1.- Đại mạn-trà-la là chỉ cái sắc thân trang nghiêm của Phật, Bồ-tát mà nói, như các pho tượng chạm trổ, tô vẽ v.v... nói rộng ra thời cái thân của các loài hữu tình trong mười pháp giới cho đến sắc tướng của muôn pháp, đều y theo địa, thủy, hỏa, phong và không mà hiện ra, đều gọi là Đại mạn-trà-la.

2.- Tam muội gia mạn-trà-la là chỉ những tiêu biểu của Phật và Bồ-tát hay cầm mà nói, như hoa sen, ngọc hữu châu, dao gươm v.v... Tam muội gia dịch nghĩa là lời thề, dùng những vật ấy có tiêu biểu lời thề nguyện của chư Phật và các vị Bồ-tát; nếu theo nghĩa rộng mà nói thời gồm hết thảy cơ khí trong vũ trụ, phàm những đồ dùng trong thường ngày và núi, sông, cây, cỏ, mỗi pháp đều bày cái đặc tánh của nó, đều gọi là tạm muội gia mạn-trà-la.

3.- Pháp mạn-trà-la là chỉ chủng tử và lời chơn ngôn của các đức Phật các vị Bồ-tát mà nói. Chủng tử là dùng một chữ cái làm bản thể của Phật và Bồ-tát, như chủng tử của đức Đại Nhật là chữ (đọc là A), chủng tử của ngài Kim cang đát tỏa là (đọc là hùm). Chơn ngôn tức là Mật chú, lại là cái danh hiệu của Phật và Bồ-tát, cùng là văn nghĩa trong các kinh điển, cho đến suy rộng ra, thời hết thảy lời nói phô, văn học, tên gọi, ký hiệu, đều gọi là Pháp mạn-trà-la.

4.- Yết-ma mạn-trà-la là chỉ hết thảy oai nghi động tác của chư Phật va Bồ-tát mà nói. Yết-ma nghĩa là cử động, làm các sự nghiệp, theo nghĩa rộng thời sự động tác công dụng về các sự nghiệp của người hay muôn vật đều là Yết-ma mạn-trà-la.

Mạn-trà-la ý nghĩa là tròn trịa đầy đủ. Bốn pháp mạn-trà-la là tướng của một bản thể đồng thời đều tồn tại, đã có một Mạn, tất ba Mạn kia phải đủ, bốn Mạn nơi Phật không lìa bốn Mạn của chúng sinh, bốn Mạn của chúng sinh không lìa bốn Mạn của chư Phật, cho nên gọi là Tứ Mạn bất ly.

VII.- TAM MẬT

Sự tác dụng của tam mật khắp cả pháp giới, gọi là tam mật dụng đại. Tam mật gồm : thân mật, ngữ mật và ý mật. Nói về cõi Phật thời thân, ngữ và ý của Phật, công đức mầu nhiệm, không thể nghĩ nghì. Đức Đại Nhật Như Lai là cái thân bao khắp cả pháp giới, cho nên lấy thể tướng pháp giới làm thân mật, hết thảy tiếng tăm là ngữ mật, cái thức lớn bao khắp là ý mật ; nòi về chúng sinh thời tay bắt ấn là thân mật, miêng niệm chơn ngôn là ngữ mật, tâm chuyên vào tam-ma-địa (thiền định) của tôn này là ý mật, ấy gọi là hữu tướng tam mật. Nhờ có chơn ngôn mà dẹp được khẩu nghiệp, quán tưởng đức Bổn tôn Tỳ-lô-giá-na mà dẹp được vọng tưởng, ý nghiệp thanh tịnh tay bắt ấn là tịnh được thân nghiệp ; người tu hành dùng phương tiện ấy mà dẹp được ba nghiệp, tức là tam mật của đức Như Lai thường gia trì hộ niệm cho. Vì người ta và đức Như Lai đều do sáu đại làm bản thể, bốn pháp mạn-trà-la làm tướng, vốn không sai khác; chẳng qua chúng sinh vì nghiệp chướng mê lầm ràng buộc, cho nên mê ngộ khác nhau đó thôi; nay dùng tam mật tu hành, thời ánh sáng của đức Như Lai chói rọi vào tâm thủy[3] của người (gọi là gia), tâm thủy của người cảm chịu được cái ánh sáng của đức Đại Nhật Như Lai (gọi là trì), ấy là nghĩa tam mật gia trì. Tam mật của chúng sinh cùng với tam mật của Như Lai, ăn hiệp với nhau cùng thâu nhiếp, không hai không khác, gọi là tam mật Du-già (Du-già nghĩa là tương ứng, ăn hiệp). Nếu bậc A-xà-lê rõ thấu nghĩa Du-già, thông suốt ý mầu nhiệm, thời hay tịnh được bản tâm, phàm những công việc làm ra đều là ích lợI và điều phục cho chúng sinh, tùy theo mỗi việc làm thảy đều noi theo oai nghi của Phật, cho nên mọi sự hành vi cử động đều toàn là ấn cả, hết thảy lời nói phô đều là chơn ngôn, tức có chỗ gọi rằng: ỀMở miệng ra tiếng, chơn ngôn diệt tội, giơ tay động chân, đều thành mật tấn, theo việc khởi niệm, diệu quán tự thànhỂ, ấy gọi là vô tướng tam mật.

VIII.- HAI BỘ MẠN TRÀ LA

Phàm những họa tượng của các đức Phật và các vị Bồ-tát, mặc dù nêu lên một vị nào, tất đủ bốn phép Mạn-trà-la. Nhưng thông thường gọi là Mạn-trà-la, phần nhiều là chỉ vào các pho tượng đắp hay vẽ, có hình thức nhất định mà nói; còn như nói về cội gốc Mạn-trà-la của Phật giáo, tức là hai bộ Mạn-trà-la: Kim cang giới và Thái tạng giới.

Mạn-trà-la về Kim cang giới, là biểu cái ‘trí huệ’ do sự tu hành mà hiện ra, nghĩa là nói trí huệ của Như Lai hay phá trừ mê muội chướng ngại, chứng được chơn lý thật tướng, trí ấy rất chắc chắn, lanh lợi, sắc sảo, như ngọc Kim cương, cho nên gọi là Kim cương giới.

Mạn-trà-la về Thai tạng giới, là cái ‘lý’ đầy đủ, nghĩa là nói: Chúng sinh đều sẵn có cái đức tánh nhiếp trì, trùm chứa hết thảy công đức của Như Lai mà chưa hiện bày, như cái thai ba mẹ chứa đựng đứa con, cho nên gọi là Thai tạng giới.

Trí là chỉ về sai biệt, lý chỉ về bình đẳng; trí là do tu tập mà sanh, cho nên phối hợp với thỉ giáo; lý là cái sẵn có, cho nên phối hiệp với bản giác.

Còn như Kim-cang giới là quả, trong sáu đại là thức đại, thai tạng giới là nhơn; trong sáu đại thuộc về năm đại trước. Kim cang giới có chin hội, Phật và Bồ-tát phàm 1.461 vị, Thại tạng giới có 12 viên, phàm 414 vị.

IX.- MƯỜI TRỤ TÂM

Tôn này vì muốn phân biệt chỗ tạo nghiệp chịu báo của các loài dị sanh, chỗ tu chứng đoạn hoặc của các bậc Tiểu thừa và Bồ-tát, nên lập ra mười trụ tâm để giải rõ.

1.- Tâm dị sanh để dương : Dị sanh tức là phàm phu, nghĩa là nói kẻ phàm phu mê lầm, không rõ lành dữ, chỉ niệm về sự ăn uống dâm dục, như con dê xù kia không khác; ấy là cái tu nhơn về ba ác thú địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

2.- Tâm ngu đồng trụ giới : Nghĩa là nói người mê muội không có trí huệ, như đứa con nít, phải nhờ các nhơn duyên ở ngoài mới phát khởi lòng lành, hoặc làm những việc từ thiện ở đời, hoặc giữ năm giới; ấy là các quả báo nơi nhơn gian.

3.- Tâm anh đồng vô úy : Nghĩa là nói, người tâm trí hèn yếu, như đứa con nít, chỉ cần sanh lên cõi trời, xa lìa sự khổ não trong ác thú là được, ấy là lối trụ tâm về bậc thiên thừa. Phạm thiên ngoại đạo và những người tu về thập thiện, đều nhiếp vào tâm ấy. Ba tâm kể trên là lối trụ tâm về thế gian, ở trong năm thừa Phật giáo thời thuộc về nhơn thiên thừa.

4.- Tâm duy uẩn vô ngã : Nghĩa là nói người đã dứt bỏ tánh chấp trước về nhơn ngã, ra khỏi ba cõi, nhơn ngã đều không, chỉ còn năm uẩn; ấy là lối trụ tâm của bậc Thanh văn, là cái bước đầu tiên về đạo xuất thế sơ tâm của Tiểu thừa vậy.

5.- Tâm bạt nghiệp nhơn chủng : Nghiệp là hoặc nghiệp, nhơn là nhơn duyên, chủng là chủng tử vô minh, bởi vô minh chủng tử nên mới sanh ra mê lầm, gây làm các nghiệp, sống chết xoay vần; nay quán theo 12 nhơn duyên, nhổ trừ chủng tử về nghiệp nhơn, ra khỏi ba cõi; ấy là lối trụ tâm về bậc Duyên giác, là bậc hậu tâm của Tiểu thừa. Hai tâm kể trên đều thuộc về giáo lý Tiểu thừa.

6.- Tâm tha duyên Đại thừa : Bậc Tiểu thừa chỉ cầu tự độ, may quán theo lý duy tâm, phát khởi lòng đại bi vô duyên phổ độ tất cả chúng sinh; vì bậc này vốn là bước đầu tiên về Đại thừa, cho nên đặc biệt nêu tên là Đại thừa; ấy là lối trụ tâm về Pháp tướng tôn.

7.- Tâm giác tâm bất sanh : Là nói người tu hành khi quán tưởng tám pháp bất chánh quán, rõ biết tâm tánh bản lai thanh tịnh, không sanh không diệt; ấy là lối trụ tâm về tam luận tôn. Hai lối trụ tâm vừa kể trên, đều thuộc về Tam thừa giáo.

8.- Tâm nhất đạo vô vi : Nhất đạo là nói cái lý thật tướng của chơn như nhất thiệt đế. Nhất thiệt đế tức không, tức giả, tức trung. Dùng phép nhất thiệt ấy, vận chở chúng sinh, gọi là nhất thừa. Pháp nhất thừa ấy không hai không ba, nên cũng gọi là nhất đạo. Thông suốt đạo lý ấy, thời chúng sinh và Phật không hai, cảnh và trí viên dung, vô thượng vô vi, một đạo thanh tịnh; ấy là lối trụ tâm của Thiên thai tôn.

9.- Tâm cực vô tự tánh : Là nói pháp duyên khởi không có tự tánh, chỗ cứu kính của không tánh, thời sự sự vô ngại, mười huyền duyên khởi, sáu tướng viên dung, ấy là lối trụ tâm của tôn Hoa Nghiêm. Hai lối trụ kể trên đều thuộc về giáo lý nhất thừa.

10.- Tâm bí mật trang nghiêm : Bí mật trang nghiêm tức là Mạn-trà-la dùng hằng sa đức tánh của Phật, trần số pháp tam mật mà trang nghiêm thân độ, cho nên gọi là bí mật trang nghiêm. Lại pháp tam mật ấy, tuy bậc thập địa đẳng giác cũng không thể biết được, cho nên gọi là bí mật; thể tánh của tam mật đoan chính mầu nhiệm cho nên gọi là trang nghiêm ; ấy là lối trụ tâm của chơn ngôn mật giáo, là giáo lý về Kim Cang thừa.

Các danh mục của thập trụ tâm, thấy trong kinh Đại Nhật về phẩm Trụ tâm và luận Bồ-đề tâm cùng luận Thập trụ tâm, bí mật bảo thược của ngài Hoằng Pháp đại sư làm, phát huy nghĩa bí yếu, chỗ giải thích không phải một, những lời thuật lại ở trên là nương theo thứ lớp cạn sâu của chin biến (từ 1 đến 9) một mật (lối trụ tâm thứ 10) mà giải thích, gọi là thập trụ tâm hiển mật hiệp luận.

[1] Xem hai bộ mạn-trà-la ở sau sẽ rõ.
[2] Tướng rộng lớn bao trùm của bốn phép mạn trà la.
[3] Tâm mình khi được thanh tịnh hay soi rõ các pháp, cũng ví như biển nước trong yên lặng, hay chiếu rõ rệt mặt trăng và các ngôi sao, nên gọi là tâm thủy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]