Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường của người Bồ-tát

24/12/201009:47(Xem: 12764)
Con đường của người Bồ-tát

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾNHẠNH PHÚC
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: WisdomPublications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Pressesdu Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việtdịch

6
Conđường của ngườiBồ-tát

Tập sách Hướng dẫn cuộcsống của người Bồ-tát do một vị đại sư người Ấn thuộc thế kỷ thứ VIII làTịchThiên (Shantideva) trước tác, tập luận này từng làm nguồn cảm hứng cho hầu hếtcác văn bản nói về tình nhân ái, đó là cách đặt hạnh phúc của kẻ khác lên trênhạnh phúc của chính mình. Tôi đã được thụ giáo văn bản này bằng cách truyềnkhẩu từ một vị thầy đã quá cố, vị thầy này thật tuyệt vời, ngài sống tạiKinnaur thuộc miền Bắc nước Ấn. Tôi đã cố gắng thực hành những lời giáo huấnấy, và sau này mỗi khi có dịp, tôi lại đem ra để giải thích cho người khác. Hômnay đây, tôi sẽ cố gắng trình bày với quý vị vài khía cạnh chính yếu về cáchluyện tập lòng từ bi, căn cứ vào văn bản của Tịch Thiên.

Nhận biết kẻ thù đangẩn nấp trong ta

Để có thể đặt sự tốtlành của kẻ khác lên trên, trước hết ta cần phải biết những gì đã buộc chặt tavào thái độ ích kỷ. Trong chương thứ tư của văn bản mang tựa đề « Tri thức »,Tịch Thiên giải thích rằng những bấn loạn tâm thần, chẳng hạn như sự giận dữ,bám víu và ganh tị là những kẻ thù đích thực của ta. Theo như ông trình bàytrong hai tiết thơ dưới đây, thì những địch thủ đó không có thân xác vậtchất,không có tay có chân, và cũng không mang vũ khí. Chúng ngự trị trong tâmthứcvà quấy rối nội tâm của ta. Chúng chiếm giữ nội tâm và biến ta thành mộtkẻ nôlệ. Thói thường, ta không hề ý thức được những bấn loạn ấy là kẻ thù, nênchẳng bao giờ ta nghĩ đến việc phải đối đầu với chúng hay thách thức chúng. Vìthế, chúng không hề cảm thấy bị hăm dọa, vẫn an nhiên ngự trị trong tâm thức vàhành hạ ta tùy thích.

Những kẻ thù, chẳng hạnnhư hận thù và bám víu,
Chúng không có tay chân

Không dũng cảm, cũngchẳng khôn ngoan.

Vậy làm sao chúng có thểbiến tôi thành một kẻ nô lệ?

Cho đến khi nào chúngcòn ngự trị trong tâm thức tôi
Và hành hạ tôi tùy thích

Thì tôi phải kiên nhẫnđể chịu đựng chúng và không tức giận.

Nhưng chịu đựng như thế thậtđáng chê trách và không thích nghi chút nào.
(4 : 28-29)

Những xúc cảm và nhữngtư duy tiêu cực thường hay lừa phỉnh. Chúng đánh lừa ta. Thí dụ khi ta giả vờtỏ ra như là một người bạn trung thành để đánh lừa kẻ khác, hoặc khi ta giả đòxem một thứ gì đó thật đẹp đẻ và tỏ ra ưa thích. Cũng thế, hận thù và giận dữcó vẻ như che chở ta giống như những kẻ bảo vệ đáng tin cậy. Chẳng hạn trườnghợp có một người nào muốn làm hại ta, sự giận dữ sẽ bùng lên như một kể bảo vệđứng ra che chở ta và cổ xúy ta. Ngay cả trường hợp tuy ta yếu kém hơn kẻ địchvề phương diện thể xác, nhưng sự tức giận vẫn tạo ra cho ta cái cảm giácnhư làcó đủ sức mạnh, một cảm giác sai lầm cả về quyền lực lẫn sinh khí, và đểrồisau cùng ta trở thành một người thua cuộc. Tuy giận dữ và những xúc cảm tàn phávẫn thường phát lộ dưới nhiều thể dạng lừa phỉnh, nhưng chẳng mấy khi tanghĩđến phải thực sự chống trả lại chúng.Trong khi đó, chúng có đủ trăm phươngnghìn kế để đánh lừa ta. Để có thể hoàn toàn hiểu được chúng có thể phảnbội tađến mức độ nào, ta phải biết giữ bình tĩnh tối thiểu trong tâm thức : trước hếtphải nhận ra bản chất độc hại của chúng.

Dù cho tôi là một ngườitu hành và kể như phải đem ra ứng dụng những gì trong tập sách Hướng dẫncuộcsống của một người Bồ-tát, nhưng chuyện nổi cáu và bực bội vẫn xảy ra với tôi ;điều đó làm cho tôi phát ra những ngôn từ nặng nề với kẻ khác. Rồi một chập sauđó, khi sự giận dữ hạ xuống, tôi lại cảm thấy bối rối, nhưng những ngôn từ khóchịu đã chót thốt ra rồi và không thể nào thay đổi được. Mặc dù ngôn từ đã biếnmất và âm thanh của tiếng nói cũng đã im bặt, nhưng tác động của chúng vẫn tồntại. Vậy thì, tôi chỉ còn biết nói lên lời xin lỗi với kẻ đó. Nhưng dù sao tôicũng cảm thấy xấu hổ và vô cùng bối rối. Điều đó cho thấy rằng một phút giận dữvà bực bội sẽ đưa đến một tình thế cực kỳ khổ sở rất có hại cho người giận dữ,đấy là chưa nói đến những tai hại gây ra cho người hứng chịu những xúc cảm giậndữ của ta. Thực ra, những thể dạng tâm thần tiêu cực đó làm cho trí thông minh vàlương tri của ta bị u tối, và gây ra những đổ vỡ lớn lao.

Một trong những phẩmtính tốt đẹp nhất của ta là trí thông minh, trí thông minh giúp ta phân biệtđược giữa tốt lành và độc hại, giữa lợi ích và tàn phá. Tư duy tiêu cực và sựbám víu quá đáng sẽ hũy diệt phẩm tính đặc biệt đó của con người : quả thật làđiều đáng tiếc ! Khi giận dữ và bám víu xâm chiếm tâm thức, con người trở nêngiống như điên rồ ; mặc dù tôi vẫn tin rằng chẳng có ai muốn cố tình đánh mấtlý trí của mình. Khi bị khống chế bởi bởi giận dữ và bám víu, ta sẽ phạmvào đủmọi thứ hành vi tai hại – thường mang đến những hậu quả tàn phá có tầm vóc lớnlao. Dưới sự chi phối của những thể dạng tâm thần và những xúc cảm như thế, tasẽ giống như một người mù. Tuy nhiên, thay vì phải kháng cự, ta lại xem thườngnhững tư duy và xúc cảm tiêu cực đang đẩy ta đến tận bờ của hố sâu điên loạn.Hơn thế nữa, thói thường ta lại còn nuôi nấng chúng, tăng cường thêm sứcmạnhcho chúng, và điều đó chỉ làm gia tăng quá đáng sức tàn phá của chúng màthôi.Nếu biết suy tư theo cách trên đây, đến một lúc nào đó ta sẽ ý thức đượckẻ thùđích thực không phải ở bên ngoài.

Khi tâm thức được luyệntập để tự chủ, thì dù cho ta đang bị bủa vây bởi những sức mạnh thù hận,sự yêntĩnh trong tâm thức vẫn không hề bị ảnh hưởng. Ngược lại, khi tâm thức chưa đạtđược phẩm tính ấy, sự an bình và tĩnh lặng của ta sẽ bị khuấy động một cách dễdàng bởi những thứ xúc cảm và tư duy tiêu cực. Tôi xin lập lại rằng kẻ thù đangngự trị ở bên trong ta, chúng không phải ở bên ngoài. Theo thói thường, ta vẫntin rằng kẻ thù phải là một con người, hay một tác nhân nào đó ở bên ngoài,chúng làm nguy hại đến ta hay người thân của ta. Những loại kẻ thù như thế lệthuộc vào nhiều điều kiện nên thường biến đổi. Chẳng hạn, đôi khi một người nàođó cư xử với ta như một kẻ thù, nhưng về sau lại trở thành một người bạntốtnhất. Đó là chuyện có thể xảy ra mà thông thường ta vẫn thấy. Trong khi đó,những kẻ thù bên trong, tức những tư duy và những xúc cảm tiêu cực, lúc nàocũng vẫn là kẻ thù của ta. Đấy đang là những kẻ thù của ta hôm nay, chúng cũngtừng là kẻ thù của ta trong ngày hôm qua, và ngày mai đây chúng sẽ vẫn còn làkẻ thù của ta, và cho đến khi nào chúng còn ngự trị trong tâm thức thì chúngvẫn còn là kẻ thù của ta.

Kẻ thù bên trong đó hếtsức là nguy hiểm, nếu đem so sánh thì sức tàn phá của một kẻ thù bên ngoài cònkém xa. Hơn nữa, trên phương diện vật chất, ta có thể tự che chở trước một kẻthù bên ngoài. Ngày xưa, dù tài nguyên vật chất và phương tiện kỹ thuật còn yếukém, con người vẫn đủ sức xây dựng thành quách và lâu đài phòng thủ với nhiềulớp tường thành để tự che chở. Ngày nay, các vũ khí tàn phá cực mạnh đã biếncác hệ thống phòng thủ đó thành vô dụng. Vào một thời đại mà mỗi quốc gia đềucó thể trở thành một mục tiêu cho những thứ vũ khí hạch nhân của một quốc giakhác, thì con người vẫn tiếp tục phát minh những hệ thống phòng thủ tinhxảohơn. Hệ thống chống hoả tiễn do Hoa kỳ thiết kế chứng minh cho thấy những khởixướng theo chiều hướng đó. Bên dưới sự khởi xướng ấy tiềm ẩn một sự cả tin làmột ngày nào đó người ta sẽ sáng chế ra một hệ thống phòng thủ « tối thượng ».Tôi chưa biết chắc rồi chúng ta có tìm ra một hệ thống phòng thủ đủ sức tự bảovệ chúng ta trước những sức mạnh tàn phá từ bên ngoài hay không. Nhưng khi nàomà chúng ta chưa tấn công được những sức mạnh tàn phá bên trong là giận dữ vàhận thù, thì một sự hăm dọa tận diệt mang tính cách vật chất vẫn còn lơ lửngtrên đầu chúng ta. Thực ra, sức mạnh tàn phá của một kẻ thù bên ngoài phát độngtùy theo cường độ của sức mạnh bên trong. Kẻ thù bên trong trao đặt sức mạnhtàn phá vào tay của kể thù bên ngoài. Tịch Thiên cảnh giác ta khi nào những kẻthù bên trong vẫn tồn tại và không hề e sợ, thì khi đó ta vẫn còn gặp phảinhững hiểm nguy lớn lao.

Tịch Thiên còn nói thêmrằng dù cho cả thế giới này có chống lại ta và tìm cách làm hại ta đi nữa,nhưng nếu tâm thức ta đã được khắc phục và tĩnh lặng, thì không có gì cóthểlàm dao động được sự thư thái và tĩnh mặc đó. Trong khi chỉ cần một một thoángbấn loạn tâm thần cũng đủ khuấy động sự an bình và thằng bằng trong nội tâm củata.

Ngay cả các vị thiên vàbán thiên
Dù họ có đứng lên nhưnhững kẻ thù để chống lại tôi,

Thì họ cũng không thểdẫn tôi, cũng không thể đẩy tôi

Vào vũng than hồng,trong tận cùng địa ngục.

Nhưng kẻ thù hung hãn làsự bấn loạn bên trong
Chỉ cần một thoáng, cũngcó thể xô tôi vào ngọn lửa

Chạm vào ngọn lửa ấy, dùlà ngọn núi đại vương to lớn nhất

Cũng chẳng để lại mộtchút tro tàn
. (4 : 30-31)

Tịch Thiên cũng nêu lênmột khác biệt thật căn bản giữa những kẻ thù thông thường và các bấn loạn tâmthần. Nếu ta tỏ ra thân thiện và hiểu biết đối với một kẻ thù thông thường, tacó thể biến họ thành một người bạn, nhưng ta không thể nào hành động nhưthếđối với bấn loạn. Hơn nữa, nếu ta càng cố gắng gần gũi để dỗ dành những bấnloạn, chúng lại càng trở nên nguy hại hơn và đưa ta đến đổ vỡ.

Nếu tôi tôn vinh và phụcvụ kẻ khác một cách ân cần,
Họ sẽ mang đến hạnh phúcvà lợi ích cho tôi ;

Nhưng nếu tôi chỉ biếtđặt tôi vào bấn loạn,

Thì rồi đây, bấn loạn sẽđem đến cho tôi đớn đau và khổ sở mà thôi
. (4 : 33)

Nếu quý vị càng rơi vàosự chi phối của bấn loạn tâm thần và vô minh làm cơ sở cho những bấn loạn đó,quý vị càng có ít may mắn đạt được hạnh phúc đích thực và lâu bền. Theo ýtôiđấy là sự thực. Nếu như sự thực ấy đã gây ra cho quý vị một mối băng khoăng nàođó thật sâu xa, thì xin quý vị hãy hành động để tìm lấy sự giải thoát – sự giảithoát chính là thể dạng của niết bàn. Đối với những người thụ giới để trở thànhmột nhà sư hay một ni cô, chủ đích lớn nhất của họ là đạt đến niết bàn và sựGiải thoát đích thực. Đối với quý vị cũng thế, nếu quý vị dành tất cả nỗlực đểtu tập Đạo Pháp, đem ra ứng dụng các phương pháp luyện tập tinh thần, quývị cũng sẽ đạt được thể dạng giải thoát như thế. Nhưng biết đâu quý vị, cũngnhư chính tôi, chúng ta không có thì giờ, có đúng thế chăng ? Tôi biết lắm chứ,một trong những yếu tố ngăn cản không cho phép tôi hoàn toàn xả thân cholờiước nguyện chính là sự lười biếng ! Ngay cả trường hợp mà quý vị không thể hiếndâng tất cả đời mình cho Đạo Pháp, thì quý vị cũng nên suy nghĩ thường xuyênhơn về những lời giáo huấn trong Đạo Pháp, được đến đâu hay đến đấy và cố gắngnhìn thấy tính cách phù du của những tình huống đối nghịch. Chúng giống nhưnhững gợn sóng trên mặt nước, hiển hiện rồi lại biến đi một cách nhanh chóng.

Cuộc sống của ta bị chiphối bởi những hành vi không tinh khiết mà ta đã phạm vào trong quá khứ,cuộcsống ấy vướng đầy những khó khăn ; chúng hiển hiện hay tan biến đi trên dòngtiếp nối của những chu kỳ bất tận. Một khó khăn hiện đến, sau đó lại biến đi,một khó khăn khác lại nổi lên. Chúng đến rối lại đi, trong một chuổi dàitiếpnối không ngưng nghỉ. Tuy nhiên, dòng tri thức của mỗi cá nhân – chẳng hạn nhưtri thức của Tenzin Gyatso – không hề có khởi thủy. Mặc dù đó là một quátrìnhnăng động, một làn sóng không ngừng chuyển động, nhưng bản thể căn bản của trithức không bao giờ thay đổi. Đấy là bản chất của sự hiện hữu vướng mắc củachúng ta, và ý thức được sự thực đó đã giúp cho tôi quay trở về với hiệnthực.Cách nhìn thực tế ấy đã đem đến cho tôi tĩnh lặng và trong sáng. Đấy là phươngcách suy tư của một người tu hành tên là Tenzin Gyatso. Kinh nghiêm cho tôibiết rằng tâm thức có thể luyện tập được, và tôi tin chắc rằng sự luyện tập ấy cóthể đem đến một sự biến cải bên trong thật sâu xa.

Mặc dù kẻ thù bên trongmang tiềm năng tàn phá lớn lao và cùng khắp, nhưng khả năng chống đỡ củachúnglại kém hơn so với một địch thủ bên ngoài, ít ra là trên một khía cạnh nào đó.Trong tập Hướng dẫn đời sống của người Bồ-tát, Tịch Thiên giải thích rằng sứcmạnh vật chất và vũ khí rất cần thiết để chiến thắng một kẻ địch thông thường.Có thể người ta phải bỏ ra hàng tỉ đô-la cho việc trang bị khí giới quânsự đểvô hiệu hoá kẻ thù. Nhưng để chống lại kẻ thù và những bấn loạn bên trong, thìchỉ cần phát huy những yếu tố đưa đến trí tuệ, giúp ta nhìn thấy được bản chấttối hậu của các hiện tượng. Nhưng không cần đến một thứ vũ khí hay một sức mạnhvật chất nào cả. Điều ấy thật đúng vô cùng.

Này những xúc cảm và bấnloạn bên trong ! Các ngươi còn trốn chạy đi đâu ?
Một khi đã bị con mắtcủa trí tuệ đánh bại, các ngươi sẽ bị tống ra khỏi tâm thức ta.

Các người đang lẩn trốnở xó nào đấy để tiếp tục ám hại ta ?

Nhưng nếu cứ để tâm thứcyếu đuối, thì tôi đâu có thể phát huy được một cố gắng nào.
(4 : 46)

Trong khi tôi thụ giáođể tiếp nhận sự chỉ dạy truyền khẩu về tập sách Hướng dẫn đời sống của ngườiBồ-tát từ vị thầy quá cố là Khunu Rinpoché, tôi có nêu lên ý kiến là theo nhưvăn bản thì những bấn loạn tâm thần rất khiêm nhường và yếu đuối, nhưng thật rakhông đúng như vậy. Vị này liền đáp lại rằng muốn tiêu diệt chúng, ngườitakhông cần phải dùng đến bom nguyên tử ! Đấy là những gì Tịch Thiên muốn nói.Quả thật không cần đến những thứ vũ khí tinh xảo để tiêu diệt kẻ thù bêntrong.Chỉ cần quyết tâm loại trừ chúng bằng trí tuệ, tức thực hiện bản thể đích thựccủa tâm thức. Chỉ cần hiểu thật tường tận bản chất tương đối của tư duy và xúccảm tiêu cực, cũng như bản chất tối hậu của tất cả mọi hiện tượng. Ngôn từ Phậtgiáo gọi đó là « cái nhìn đúng đắn xuyên thấu bản thể của Tánh không ». TịchThiên còn nêu lên một lý do khác nữa cho thấy tính cách yếu kém của kẻ thù bêntrong. Khác với kẻ địch bên ngoài, kẻ thù bên trong không thể kéo bè hợpsứcvới nhau để phản công trở lại, một khi đã bị tiêu trừ.

Vượt lên trên giận dữvà hận thù

Chúng ta đã trình bàytrên đây về bản chất lừa phỉnh và tàn phá của những bấn loạn tâm thần. Hận thùvà giận dữ là hai chướng ngại chính cho những ai muốn tu tập về Bồ-đề tâm – tứclòng ước vọng vị tha đạt đến Giác ngộ. Người Bồ-tát không bao giờ được phép cảmthấy hận thù ; họ phải chận đứng hận thù trong bất cứ cảnh huống nào. Vìlý dođó, tập luyện nhẫn nhục – hay là lòng bao dung – là điều thật then chốt.Trongchương sáu mang tựa đề « Sự nhẫn nhục », Tịch Thiên khổi đầu bằng cách giảithích tất cả những nguy hại do hận thù và giận dữ gây ra ; chúng tai hạitrongcấp thời và sẽ còn tai hại về sau, chúng sẽ thiêu hủy hết những gì xứng đáng màta tích lũy được trong quá khứ. Giúp cho ta luyện tập nhẫn nhục và vượt lêntrên hai loại bấn loạn tâm thần là giận dữ và hận thù, Tịch Thiên khuyênta nên nhận định rõ ràng những yếu tố nào đã làm phát sinh ra những bấn loạnấy. Nguyên nhân chính là bất toại nguyện và sự bất bình. Thật vậy, khi ta bấtbình hay không toại nguyện, cái cảm giác bị thua thiệt trở nên rất mạnh làmbùng lên hận thù và giận dữ.

Mỗi khi cảm thấy bị hămdọa, hoặc lúc bất hạnh xảy ra cho ta hay cho người thân, hoặc là trong trườnghợp có kẻ khác cản trở không cho ta thực hiện ước vọng của ta, thì lúc đó taphải cảnh giác ngay đừng để cho bất mãn xảy ra. Bất toại nguyên và bất mãn cảmnhận được trong những lúc đó là nhiên liệu mồi thêm cho ngọn lửa hận thùvàgiận dữ. Vậy, khi chúng vừa xuất hiện, thật hết sức quan trọng đừng để sức mạnhcủa chúng khuấy động sự an bình trong tâm thức ta.

Tịch Thiên khuyên ta hãydùng bất cứ phương tiện nào có thể được để chống trả và dập tắt ngaynhững nhen nhúm của hận thù, vì vai trò duy nhất của hận thù là gây ra đỗ vở chota và kẻ khác. Thật là một lời khuyên hữu lý.

Tự nuôi dưỡng bằng bấttoại nguyện,
Không chiếm giữ đượcnhững gì tôi ham muốn,

Và bắt buộc phải thựcthi những gì tôi không mong muốn,

Hận thù sẽ gia tăng vàtàn phá tôi.
(6 : 7)

Giữ cho tâm thức an bìnhvà hạnh phúc trước nghịch cảnh sẽ giúp ngăn chận được hận thù. Nhưng phải thựchiện như thế nào ? Tịch Thiên bảo rằng khi gặp khó khăn và cảnh huống đau buồn,bất mãn đâu phải là một giải pháp. Chẳng những là một việc vô ích, mà còn làmnặng nề thêm những lo lắng đang dằn vật ta, làm cho ta bất an và bực dọc. Hạnhphúc và sự trong sáng sẽ bỏ rơi ta. Lo âu và bất mãn giày vò, giấc ngủ bị rốiloạn, làm mất ăn và nguy hại đến sức khoẻ. Thật ra, nếu như khổ đau mà ta phảigánh chịu do một kẻ thù tạo ra, thì sự bấn loạn của ta lại càng làm cho kẻ thùthích thú hơn. Vì thế, đau buồn và bất mãn chẳng có ích lợi gì khi khó khăn đãhiện đến, và tình thế sẽ còn biến chuyển tệ hại hơn khi ta tìm cách trả thù kẻđã tạo ra những khó khăn đó cho ta.

Thông thường, người tacó thể phân chia hận thù hay giận dữ phát xuất từ sự thiệt thòi và bất mãnthành hai loại khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất, khi có một kẻ nào đó làmta khổ đau, ta cảm thấy đau buồn và biểu lộ sự tức giận. Trong cảnh huống thứhai, mặc dù không có ai trực tiếp gây ra đau buồn cho ta, nhưng sự bất mãn vàtức giận vẫn có thể nổi lên khi nhìn thấy sự thành công và giàu sang củakẻthù.

Đồng thời, sự đau đớn domột kẻ khác tạo ra cũng có thể phận biệt thành hai thứ khác nhau : sự đau đớnthể xác do họ gây ra và ta cảm nhận một cách trực tiếp ; và những thiệt hạikhác nhắm vào tài sản, uy tín hay bạn hữu của ta, v.v. Mặc dù không gây tácđộng trực tiếp cho ta, nhưng đó vẫn là một hình thức tác hại.

Hãy tưởng tượng mộttrường hợp như sau, nếu một người nào đó đánh ta một gậy : ta đau và nổigiận.Sự nổi giận của ta không hướng vào chiếc gậy, có đúng vậy không ? Vậy đối tượnggiận dữ của ta là gì ? Nếu sự nổi giận của ta trước yếu tố gây ra sự kiện ta bịđánh là chính đáng, thì yếu tố đó không phải là con người đã đánh ta mà chínhlà những xúc cảm tiểu cực trong con người của kẻ đó, vì chính những xúc cảmtiêu cực đã đứng ra xúi dục kẻ đó đánh ta. Tuy nhiên, thông thường ta lại khôngphân tích như thế. Ta cứ đổ thừa cho con người – tức tác nhân trung giangiữanhững xúc cảm tiêu cực và hành vi – phải hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm.Ta hậnthù con người ấy, nhưng không hận thù chiếc gậy cũng như những bấn loạn tâmthần.

Cũng nên hiểu rằng, thânxác ta tiếp nhận sự đau đớn khi bị đánh một gậy, nhưng đồng thời trong một mứcđộ nào đó thân xác cũng góp phần để cảm nhận sự đau đớn ấy. Vì nguyên nhân sẳncó của thân xác và từ nơi bản chất của thân xác, đôi khi ta cũng cảm thấy đauđớn trên thân thể, nhưng tuyệt nhiên không có một nguyên nhân nào từ bênngoài tạo ra những đau đớn ấy. Tuy thế cũng phải hiểu rằng những đau đớn mà tacảmnhận là kết quả của một sự tương tác giữa thân xác và những yếu tố bên ngoài.

Nếu như con người đã làmcho ta đau đớn và bản chất sâu kín của họ là như thế, tức chỉ để gây táchại chokẻ khác, thì cũng không nên nổi giận làm gì, vì ta cũng như họ, cả hai chẳnglàm thay đổi được gì cả. Nếu như kẻ đó nguy hại một cách tự nhiên, thì họ cũngchẳng có thể nào hành động khác hơn được.

Ngay cả trường hợp màbản chất của những kẻ ấu trĩ
Chỉ để tạo ra khổ đaucho kẻ khác,

Thì thù oán họ cũngkhông phải là việc thích đáng,

Giống như trách cứ ngọnlửa tại sao lại làm bỏng da. (
6 : 30)

Ngược lại, nếu như bảnchất sâu kín của kẻ đó không phải để tác hại kẻ khác, và bản tính nguy hại ấychỉ mang tính cách nhất thời và phụ thuộc đối với cảnh huống đang xảy ra, thìnổi giận với kẻ đó cũng là một việc vô bổ, vì chưng vấn đề chỉ liên hệ đến mộtsố sự kiện nhất thời. Kẻ đó có thể bị mất trầm tĩnh và không chủ động được hànhvi của mình, nhưng thật ra trong tận cùng của lòng hắn, hắn không có ý định làmhại ta. Ta cũng có thể sử dụng cách suy tư như vừa kể để giải quyết khó khăn.

Khi quý vị nổi giận vớinhững kẻ cản trở không cho quý vị đạt được vinh dự, chức tước, tài vật hay bấtcứ gì khác, và như thế đã trực tiếp làm cho quý vị khổ đau, thì quý vị cũng cóthể tự hỏi « Tại sao chuyện như vậy lại làm cho ta bực tứ và nổi nóng ? ». Hãyphân tích bản chất của những gì mà người ta cản trở không cho quý vị thực hiện– danh tiếng lẫy lừng v.v. – và hãy phân tích cẩn thận lợi ích của nhữngthứấy. Chúng có thật sự quan trọng hay không ? Quý vị sẽ thấy chẳng có gì là quantrọng cả. Vậy nổi xung với kẻ cản trở ta để làm gì ? Cách suy tư như thếcũngrất hữu hiệu.

Nếu ta buồn khổ khi nhìnthấy sự thành công và giàu sang của kẻ thù, thì cũng nên nhớ lại rằng mối hậnthù, giận dữ hay bất mãn của ta sẽ chẳng gây ra thiệt hại gì cho sự giàucó haythành công của kẻ thù. Vậy, nếu suy luận theo chiều hướng đó, thì sự tứcgiậncủa ta thật hoàn toàn vô ích.

Ngoài việc trau dồi nhẫnnhục, người tu tập cần noi theo tập sách của Tịch Thiên để phát huy Bồ-đề tâm –tức ước mong đạt được Giác ngộ vì sự tốt lành cho tất cả chúng sinh – cũng nhưkhơi động lòng từ bi và luyện tập tâm thức. Nếu như sự tập luyện chưa đủsức giúpta chịu đựng trước sự thành công của kẻ thù, thì phải tự nghĩ rằng một thái độnhư thế không xứng đáng chút nào đối với một người tu tập từ bi. Nếu nhưthểdạng tâm thức đó vẫn cứ dai dẳng, thì từ bi và luyện tập tâm thức chỉ đơn giảnlà những ngôn từ hoàn toàn vô nghĩa. Đối với những người biết tự lực để thànhcông, thì người Bồ-tát chân chính phải cảm thấy sung sướng nhiều hơn khiđem sosánh với trường hợp của những người khác phải cần đến sự giúp đỡ của mình. Vậy,thay vì cảm thấy buồn khổ và tràn ngập hận thù, tốt hơn nên hân hoan trước sựthành công của kẻ khác.

Nếu muốn gia tăng thêmxúc cảm tốt đẹp ấy, thì khi nào có ai gây ra khổ đau cho ta, ta phải cảmthấybiết ơn đối với kẻ đó. Những trường hợp như vậy quả thật là những dịp may giúpđể thử thách trình độ tu tập của ta về sự nhẫn nhục. Những dịp may hiếm hoi nhưthế thật quý giá, chẳng những giúp ta luyện tập sự kiên nhẫn mà còn giúptahướng về những lý tưởng khác của người Bồ-tát. Trong những cảnh huống vừa kể,ta mới có dịp may tích lũy thêm những điều xứng đáng làm phát sinh nhữngđiềutốt lành về sau. Ngược lại, khi một kẻ thù đáng thương bị giận dữ và hậnthùthúc đẩy phạm vào những việc không tốt, thì sớm hay muộn cũng sẽ phải đương đầuvới hậu quả do những hành vi tiêu cực đưa đến. Điều ấy cũng gần giống như làtrường hợp một người đao phủ tự hy sinh thay cho một phạm nhân. Xứng đáng do sựluyện tập kiên nhẫn đem đến chỉ có thể thực hiện được khi nào kẻ thù cống hiếncho ta một dịp may ; vì vậy thật hết sức hợp lý, phải hồi hướng sự xứng đáng đócho kẻ thù. Tập sách Hướng dẫn đời sống của người Bồ-tát đề cập đến lòngtốtcủa kẻ thù chính là trong ý nghĩa vừa được trình bày trên đây.

Ngay cả trường hợp tachấp nhận kẻ thù chứng tỏ một sự tốt bụng nào đó, nhưng mặt khác ta vẫn xem đấykhông phải là một hành vi chủ tâm, vì thế ta cũng chẳng cần phải biết ơnhọ làmgì. Nếu như muốn kính trọng hay yêu quý một vật gì đó thì cần phải có một ý đồhoàn toàn ý thức hướng về đối tượng, cách suy luận này có thể đem ra ứngdụngvào nhiều lãnh vực khác. Thí dụ, sự thực về sự chấm dứt khổ đau và sự thực vềcon đường đưa đến chấm dứt khổ đau – tức sự thực thứ ba và thứ tư trong bốn sựthực cao quý – tự nơi chúng, chúng không hề mong muốn một cách ý thức được trởnên hữu ích. Tuy thế, chúng ta đây là những Phật tử, chúng ta vẫn kính trọng vàtôn vinh hai sự thực ấy. Tại sao lại như thế ? Chẳng qua tại vì ta đã rút tỉađược rất nhiều lợi ích. Hai sự thực vừa đề cập cũng thế, cũng rất lợi ích,nhưng không hề mang chủ đích một cách ý thức về sự lợi ích ấy, chính vì thế màta phải kính trọng và tôn vinh. Ta phải đủ sức để áp dụng nguyên tắc thật hợplý ấy đối với một kẻ thù.

Ta vẫn có thể lập luậnngược lại rằng giữa một kẻ thù và hai sự thực, chấm dứt khổ đau và con đườngđưa đến chấm dứt khổ đau, có một sự khác biệt rất lớn, kẻ thù khác với hai sựthực, vì kẻ thù làm hại ta một cách thật ý thức, hai sự thực thì không. Nhưngsự khác biệt đó không thể biện minh cho việc thiếu kính trọng đối với một kẻthù. Đúng hơn, đấy còn là một lý do thêm nữa để tôn kính và chứng tỏ lòng biếtơn của ta đối với kẻ thù, bởi vì chủ đích đặc biệt của kẻ đã biến họ thành độcnhất vô nhị. Nếu chỉ vì một hành vi làm ta đau đớn cũng đủ cho ta biến một kẻnào đó trở thành kẻ thù, thì ta cũng có thể xem một vị lương y là kẻ thù, vì vịấy đã làm ta đau đớn trong khi chữa chạy cho ta. Một người tu tập đích thực vềlòng từ bi và Bồ-đề tâm nên tự cảm thấy bổn phận phải luyện tập sự nhẫn nhục.Và nếu muốn luyện tập để phát huy nhẫn nhục một cách thành thực phải cầncó mộtkẻ nào đó gây ra tác hại cho ta một cách ý thức. Vì thế kẻ thù là đồng minh củata trên thực tế. Họ đứng ra thử thách sức mạnh nội tâm của ta, một việc mà cảthầy ta cũng không làm được. Cả Đức Phật cũng không có khả năng làm cho ta đauđớn. Vậy, kẻ thù là một con người đã tạo cho ta một dịp may bằng vàng. Kết luậntrên đây thật tuyệt vời, quý vị không đồng ý hay sao ? Khi đã biết sử dụng tấtcả các cách phân tích và luận cứ trên đây, ta sẽ phát huy được sự kính trọngvượt bực đối với kẻ thù của ta. Đấy là thông điệp chủ yếu trong chương sáu này.

Khơi động được sự kínhtrọng thành thực đối với kẻ thù, thì việc loại bỏ những chướng ngại chính yếucản trở sự phát huy lòng nhân ái vô biên của ta sẽ trở nên dễ dàng hơn. TịchThiên cho biết không phải chỉ có chư Phật mới giúp cho ta đạt được Giác ngộ, màcả những người thông thường nữa. Thể dạng Giác ngộ chỉ có thể đạt được khi dựađồng loạt vào lòng nhân từ của chư Phật và cả của chúng sinh có giác cảmnữa.

Tịch Thiên xác nhận rằngnhững ai đã tự nhận là đệ tử của Đức Phật Thích ca Mâu ni và biết noi theo lýtưởng của người Bồ-tát thì không được cảm thấy oán hận đối với kẻ thù, vì chưPhật cũng như chư Bồ-tát luôn luôn tỏ lộ tình thương đồng đều đối với tấtcả mọi sinh linh. Nếu oán hận những kẻ mà chư Phật và chư Bồ-tát quý trọng vớitất cả tâm hồn mình, thì phải chăng ta đã chống lại các vị giác ngộ và trởthành đối thủ của họ.

Thông thường, khi tacàng tỏ ra kính nể và xem trọng kẻ khác, thì ta lại càng quý mến họ hơn nữa.Khi biết cân nhắc không làm phật lòng họ, ta sẽ tránh được những hành vimà họkhông thích. Ta nên luôn luôn xem trọng ý kiến và quan niệm của họ. Nếu ta noitheo gương của người Bồ-tát và biết giữ thái độ như thế đối với những người bạnbình thường, thì ít nhất ta cũng phải giữ được sự tôn kính đối với chư Phật vàchư Bồ-tát bằng cách tránh không oán hận kẻ thù của mình.

Tịch Thiên kết luậnchương này bằng cách nêu lên những lợi ích khi đem áp dụng sự tu tập về nhẫnnhục. Tóm lại, bằng cách tập luyện nhẫn nhục, không những ta có thể đạtđược sự hiểu biết toàn năng trong tương lai, mà trong hiện tại ta cũng có thểnhận thấy ngay kết quả : ta cảm thấy an bình trong tâm thức và sống trong hânhoan.

Luyện tập nhẫn nhục lànhắm vào chủ đích khống chế hận thù và giận dữ, sự luyện tập đó đòi hỏi sự kiêntrì đi kèm với nhiệt tâm. Ta phải tập tìm thấy hân hoan khi bắt buộc phải cốgắng. Tịch Thiên nói rằng khi xông vào một cuộc chiến để tìm cách gây cho địchthủ thiệt hại tối đa trong mục đích đem lại chiến thắng, nhưng đồng thờiphảibảo tồn được sức mạnh của mình. Cũng thế, luyện tập về kiên trì nhưng vẫn giữđược lòng nhiệt tâm, đạt được thành công tối đa là hệ trọng, nhưng khôngđượcđể cho các phép tu tập khác phải bĩ suy yếu.

Tôi và kẻ khác : đảongược vai trò với nhau

Trong tập Hướng dẫn đờisống của người Bồ-tát, chương nói về thiền định trình bày cách thức traudồilòng từ bi và Bồ-đề tâm theo một phương pháp gọi là : « Giữ thái độ bìnhđẳngvà trao đổi giữa ta và kẻ khác ». Phương pháp này chỉ dẫn cách phát huy thái độdựa trên một nguyên tắc như sau : « Tôi ước mong được hạnh phúc và tránhkhỏikhổ đau, tất cả chúng sinh cũng đều muốn được như thế, con số chúng sinhđôngvô tận giống như không gian : họ cũng muốn được hạnh phúc và mong tránh khỏikhổ đau ». Chúng sinh và ta, tất cả đều hành động vì lợi ích của riêng mình đểcầu mong tìm thấy một niềm hạnh phúc cá nhân và tự che chở trước khổ đau, vìthế chúng ta cũng có bổn phận phải giúp kẻ khác đạt được hạnh phúc và tránhkhỏi khổ đau.

Dù rằng thân xác ta đượckết hợp bằng vô số thành phần – đầu, tứ chi, v.v. –, nhưng ta không hề phậnbiệt giữa những thàn phần ấy với nhau mỗi khi cần phải bảo vệ chúng, bởivì tấtcả đều hoàn toàn thuộc vào một thân xác duy nhất. Cũng thế, tất cả chúngsinhđều ước vọng được hạnh phúc và tìm cách lẩn tránh khổ đau : đó là một xuhướngtự nhiên chứng tỏ tất cả chúng ta đều ngang hàng với nhau. Vì thế, nếu phânbiệt ta và kẻ khác trước mục đích mưu cầu hạnh phúc và loại bỏ khổ đau, thì quảthật không công bằng một chút nào.

Ta phải suy nghĩ thậtchín chắn về điều này và phải cố gắng loại bỏ ý nghĩ phân biệt và kỳ thịgiữata và kẻ khác. Sự quyết tâm đạt được hạnh phúc và chiến thắng khổ đau của ta vàcủa kẻ khác không có gì khác nhau, cái quyền tự nhiên được hạnh phúc cũng thế,cũng không phải chỉ dành riêng cho ta. Nếu chúng ta có quyền được hưởng hạnhphúc và sống không khổ đau, thì tất cả các sinh linh đang sống cũng có cáiquyền tự nhiên đó. Vậy thì đâu là sự khác biệt ? Khi ta nói đến sự an vui củachính ta, thì điều đó chỉ liên quan đến một cá nhân duy nhất, trong khi sự anlành của tất cả kẻ khác bao gồm vô số chúng sinh. Theo cách nhìn đó, ta phảihiểu rằng sự an lành của tất cả kẻ khác vượt xa hơn sự an lành của riêngta.

Nếu sự an vui của ta vàcủa kẻ khác hoàn toàn khác biệt nhau và không lệ thuộc lẫn nhau, thì khiđó tacó đủ quyền để phó mặc kẻ khác. Nhưng thật ra đâu phải thế. Ta luôn luôntươngtác với kẻ khác và lệ thuộc vào kẻ khác, dù cho ta đã đạt đến một cấp bậc tutập nào cũng thế : trước khi Giác ngộ, đang trên đường đưa đến Giác ngộ,hay kểcả trường hợp đã giác ngộ rồi. Cách suy tư như thế sẽ giúp ta hiểu một cách hếtsức tự nhiên rằng hành động hướng về kẻ khác là một điều thật hệ trọng.

Cũng cần phải phân tíchxem sự ích kỷ và thái độ quá khích khi chỉ biết nghĩ đến chính mình có thể đemđến hạnh phúc và sự toại nguyện cho ta hay không. Nếu được, thì ta sẽ cóđủ lýdo để bám vào con đường đó và những xu hướng đó. Nhưng hoàn toàn không đúng nhưvậy. Bản chất của sự hiện hữu của ta là phải lệ thuộc vào sự hợp tác và tìnhthương yêu của kẻ khác để sống còn. Ta hãy tự quan sát trường hợp của riêng ta,nếu càng hy sinh cho kẻ khác, ta lại càng gặt hái được nhiều điều tốt lành choriêng ta. Ngược lại, nếu ta càng quyết tâm giữ vững lập trường ích kỷ vàtậptrung tất cả cho riêng ta, ta sẽ càng cảm thấy cô đơn và bất hạnh. Ta cũng tựnhận thấy được điều đó.

Vì lý do như thế, nếu tathật sự muốn nhắm vào lợi ích và an vui cá nhân, thì tốt hơn nên quan tâm đếnkẻ khác bằng cách nhìn thấy hạnh phúc của họ to lớn hơn hạnh phúc của chínhmình. Thật hết sức rõ ràng nếu ta càng suy tư về những luận cứ vừa kể, ta lạicàng cảm thấy phải luôn luôn tăng cường khả năng yêu thương kẻ khác.

Hơn nữa, ta có thể sử dụngphương pháp thiền định về các thể dạng khác nhau của trí tuệ để bổ túc thêm chotừ bi và Bồ-đề tâm. Thí dụ, ta có thể suy tư về bản thể của Phật, tức tiềm năngđạt đến Giác ngộ hàm chứa trong ta và trong mỗi chúng sinh. Ta cũng có thể phântích bản chất tối hậu của tất cả mọi hiện tượng và Tánh không của những hiệntượng ấy bằng những lập luận dựa trên sự hữu lý, trong mục đích giúp ta hiểuđược thực thể của tất cả mọi sự vật một cách không sai lầm. Ta cũng có thể suytư để nhìn thấy sự chấm dứt khổ đau có thể thực hiện được, bởi vì nguyênnhânchính của nó là vô minh, và vô minh từ bản chất chỉ có tính cách kèm thêm ; nókhông phải là một thứ gì tự tại thuộc vào bản thể trong sáng tự nhiên của tâmthức, và cũng chính nhờ đó mà ta có thể loại bỏ được vô minh. Sau một thời gianlâu dài, khi đã biết suy tư và thiền định về nhiều khía cạnh khác nhau giúp chotrí tuệ hiển lộ, quý vị sẽ nhận thấy những biến cải lớn lao trong tâm thức quývị.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]