Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phân tích nội hàm bản dịch

17/12/201017:39(Xem: 7887)
3. Phân tích nội hàm bản dịch

 

Nội hàm nhắc đến ở đây chính là nội dung tài liệu nói về Phật giáo cần được dịch. Các phân tích sau đây có thể ảnh hưởng trong việc phân tích nội dung, lựa chọn chủ đề dịch, tác giả dịch hay để phân tích và hiểu rõ nội dung đang được dịch.

3.1 Tứ Pháp Ấn: Như vậy, trong đa số các trường hợp để khẳng định một tài liệu hay bài viết là về Phật giáo thì chuẩn mực nào cho phép xác định đó là Phật giáo? Tứ Pháp Ấn chính là câu giải đáp từ chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Vô thường: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường.
Khổ: Chư hành là khổ.
Vô Ngã : Chư pháp đều vô ngã.
Niết Bàn: Niết bàn là tịch tỉnh.
Nếu như không theo hay không phù hợp với các tiêu chuẩn này thì chắc chắn bài viết đó không thể là của Phật giáo hay ít nhất nó không là Phật giáo đúng nghĩa.

3.2 Tứ Pháp Y: Thứ đến, có khi, để có thể hiểu và trình bày lại chính xác các lời thuyết giảng (chú giải hay các trích dẫn từ kinh điển) cần phải có một tiếp cận hợp lý. Tứ Pháp Y4 là bốn nguyên lý mà đức Phật chỉ ra có thể giúp một người Phật tử tự học hỏi phân định và tìm hiểu về giáo pháp được chính xác. Nếu việc dịch thuật dựa theo hướng dẫn này thì gần như sẽ tránh được rất nhiều lỗi do khó khăn về ngôn ngữ (nhất là trong các bản văn đã được dịch và chú giải qua nhiều ngôn ngữ trung gian) đồng thời tránh bớt được các thành kiến chủ quan trong lúc dịch

Y pháp bất y nhân: Là dựa vào giáo pháp chứ không dựa theo người giảng pháp, cho dù người đó có danh tiếng, địa vị cao, nếu nói pháp không đúng cũng không nên tin theo. Dù người nói pháp đúng nhưng không có địa vị cao, không có danh tiếng thì nên tin theo. Như vậy điều này loại trừ lòng tin kiểu "thành kiến" hay "mù quáng". tin vào người giảng mà không dựa trên một cơ sở nền tảng.

Y nghĩa bất y ngữ: Ngữ là lời nói, nghĩa là cái ý. Như thế, trong một kinh văn điều quan trọng là nắm được ý của người viết không nên câu nệ vào lời nói giọng văn. Điều này giúp loại ra được chủ nghĩa hình thức. Tức là, việc đọc hiểu nên chú trọng vào nội dung, và chức năng mà người trình bày bao hàm; tránh sa đà vào cách trình bày hay hình thức mà qua đó ý tưởng được phô bày hay ẩn ý.

Y trí bất y thức: Thức là các giác quan hay cơ sở nhận thức thông qua tai mắt, mũi, lưỡi, thân thể và ý tưởng. Trí là tri thức tuyệt đối (tuệ giác). Như vậy, xét cụ thể hơn ra, qua các cơ quan hay cơ sở của nhận thức thì vẩn còn phải chịu ảnh hưởng bởi điều kiện và kinh nghiệm của từng cá nhân làm chủ thể cuả nhận thức nên vẩn có thể sai biệt với thực chất của tri thức tối hậu. (Chẳng hạn như mắt người chỉ có thể nhận thấy được một khoảng phổ hẹp ánh sáng phản xạ lại từ đối tượng vật chất và do đó các nhận thức trong chỉ về khiá cạnh này thôi cũng đã có thể bị sai biệt hay khiếm khuyết). Lời giảng này cho thấy người tìm hiểu cần ý thức để loại bỏ những "biểu kiến" hay nhận thức có thể bị ảnh hưởng bởi các thức gây ra.

Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa: Theo cách phân định của Phật thì vì tùy theo trình độ hiểu biết và điều kiện (duyên) của đối tượng mà một thuyết giảng có thể mang ý nghĩa rốt ráo (liễu nghiã) hay có tính tương đối (bất liễu nghiã). Như vậy, đứng về mặt người tìm hiểu, một người cần phải phân tích xem ý nghĩa được giảng ra nằm trong phạm vi như thế nào, trong điều kiện môi trường và trình độ nào, đối tượng nào, góc độ nào để có thể hiểu được sự kiện được giảng. Có vậy để tránh được sự hiểu không rõ hay không chuẩn xác.

3.3 Suy nghiệm và phân tích:Khi đọc các bản dịch nhất là khi phải dịch lại các chính văn hay các lời trích từ kinh thừa và luận thừa thì hãy nhớ đến lời dạy của đức Phật. Qua đó, cho một thông tin đáng ngờ dù rất nhỏ, đều nên được tra cứu kiểm nghiệm lại sẽ có thể tránh được sai sót

"Này các tỳ-kheo! Cũng như người khôn ngoan chỉ chấp nhận vàng sau khi đã thử nghiệm bằng cách nung nóng, cắt gọt, và nén dập nó, những lời của ta cũng vậy, chỉ được chấp nhận sau khi đã kiểm tra chúng, chứ không phải do sự tôn kính (đối với ta).”5

3.4 Các gợi ý khác:Ngoài ra tùy trường hợp cụ thể người dịch có thể sử dụng hiểu biết về thuộc tính của bản dịch (các nguyên nhân chính, các nguyên nhân bổ trợ và các duyên lúc mà bài viết được hình thành được chuyển dịch sang Anh ngữ,...) cũng như lời Phật dạy để đưa ra cách dịch hay luận điểm đúng đắn. Ở đây xin nêu qua:

3.4.1 Tứ Pháp Luận: Có trường hợp người dịch cần phân tích cách luận giải của nguyên tác vì đây là tài liệu viết về Phật giáo nên việc tham chiếu các phương pháp luận giải từ trong Phật giáo cũng rất quan trọng. Giáo pháp gần như lúc nào cũng có sự lập luận đi kèm để minh chứng. Do đó, hiểu biết thêm về bộ môn Nhân Minh Luận5 (hay tức là môn học về lý luận trong Phật giáo) sẽ rất có lợi cho việc phân tích ý của nguyên tác. Ở đây chi nêu bốn nguyên lý đơn giản tạm gọi là Tứ Pháp Luận6

Nguyên lý về bản chất: Sự thật là có các sự vật tồn tại, và rằng các nguyên nhân dẫn tới các hậu quả. Ta hầu như có thể nói rằng, nguyên lý này ngụ ý một sự chấp nhận các quy luật tự nhiên. Thí dụ: Bản chất của lửa là sự toả nhiệt và bản chất của nước là tính chất lưu chuyển.

Nguyên lý về năng lực (hay còn gọi là nguyên lý thành tựu công năng): Nguyên lý này đề cập đến cách thức mà các sự vật có khả năng tạo ra những kết quả nào đó tùy theo bản chất của chúng. Như lửa gây cháy, hoặc nước gây ướt. Nguyên lý này cũng gắn liền với sự phụ thuộc của bất kỳ loại hiện tượng nào vào chính các thành phần và thuộc tính của nó, hoặc phụ thuộc vào các thực thể khác. Nguyên lý về năng lực gắn liền với hiệu quả nguyên nhân của một hiện tượng cụ thể, chẳng hạn như khả năng của một hạt bắp tạo ra một thân cây bắp.

Nguyên lí về duyên khởi (hay còn gọi là nguyên lý phụ thuộc) có một sự phụ thuộc tự nhiên giữa các sự vật và hiện tượng, giữa các nguyên nhân và kết quả. Mọi kết quả đều phụ thuộc vào nhân duyên của nó. Nguyên lý này cho thấy sự phụ thuộc của các hiện tượng kết hợp vào các nguyên nhân của chúng, chẳng hạn như sự phụ thuộc của nhãn thức vào thần kinh thị giác.

Nguyên lý chứng minh hợp lý: Dựa vào điều này thì điều kia chắc chắn phải như thế; và dựa vào điều kia thì điều này hẳn phải là như vậy (Nguyên lý này bao hàm các phương pháp lập luận lô-gíc như đã nêu trên). Nguyên lý chứng minh hợp lý bao gồm ba phương thức để người ta xác nhận sự tồn tại của bất kì điều gì - đó là: trực tiếp nhận thức, suy đoán/suy luận chắc chắn, và tri thức dựa vào sự xác nhận của người hay kinh điển đủ quyền năng.

3.4.2 Diễn giải kinh điển:Một điểm đáng lưu ý là trong khi chuyển dịch các đoạn văn có tính kinh điển là tùy theo ngữ cảnh và trường phái Phật giáo đang được đề cập, người dịch có thể phải biết đến cách phân loại kinh Phật có tính liễu nghĩa và loại kinh điển cần được diễn dịch tùy theo trường phái.

3.4.3 Tục đế và Chân đế: Ngoài ra, những đọan văn Anh ngữ có đề cập hay liên quan giáo lý vô ngã hay tính Không cũng cần được xem xét về ngữ cảnh của câu thuộc về dạng nào (Tục Đế hay Chân Đế7? hay trong các tập sách về Zen sẽ có những loại công án khó hiểu nếu không thấy được nội dung Chân Đế của nó). Qua đó, việc dịch và hiểu bài viết sẽ được tường minh hơn.

3.4.4 Đối tượng của giáo pháp trong bài viết cũng là điều cần lưu ý khi dịch. Đức Phật dạy rằng có đến 84 vạn Pháp môn, tùy căn cơ và duyên nghiệp của người tu học mà có thể tìm thấy Pháp thích hợp. Tương tự thế, việc lưu tâm đến giới hay tầng lớp người mà bài viết nhắm đến sẽ giúp dịch giả chọn giọng văn hay câu cú thích hợp.

3.4.5 Tư tưởng chủ đạo: Kế đến việc nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của bài viết thuộc vào hệ tư tưởng triết lý của bộ phái hay trường phái nào, hoàn cảnh của nội dung bài viết và đặc tính địa phương (như phong, tục tập quán, văn hoá văn minh) sẽ ít nhiều giúp cho việc chọn lối dịch nó cũng giúp cho việc hiệu đính về một ý trong bản dịch Anh được hợp với tôn chỉ của truyền thừa riêng biệt hay không.

3.4.6 Không thời gian: Riêng về lai lịch và không gian lúc ra đời của bài dịch cũng có thể giúp ích nhiều (so sánh và tham khảo để chinh xác hóa với các văn bản gốc chẳng hạn)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]