- Lời Giới Thiệu của Làng Đậu
- Lời Tựa của Dịch Giả
- Giới Thiệu
- Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất
- Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Hai
- Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba
- Những Giải Thích Khác Nhau Về Vô Ngã
- Bốn Pháp Ấn
- Dẫn Nhập Về Các Mật Điển
- Bốn Lớp Mật Thừa
- Truyền Năng Lực Tu Tập
- Chuẩn Bị cho Sự Gia Trì Năng Lực
- Trì Giữ Thệ Nguyện
- Nữ Giới Và Đạo Phật
- Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động
- Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không
- Hiện Thực Hóa Tâm Thức Của Phật Quả
- Diệu Lạc Và Tính Không
- Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh
- Chân Ngôn
TỔNG QUAN
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính
NhữngGiải Thích Khác Nhau Về Vô Ngã
Từ quan điểm triết lý, tiêuchuẩn cho việc phân biệt một trường phái Phật giáo là nó có chấp nhận bốn pháp ấnhay không bao gồm: Tất cả các hiệntượng cấu hợp là vô thường từ bản tính [chưhành vô thường]; các hiện tượng nhiễm ô là có bản tínhcủa khổ đau; tất cả các hiệntượng đều là Không và vô ngã[chư pháp vô ngã]; riêng niết-bàn là an tĩnh [niết-bàn tịch tĩnh].
Bất cứ hệ thống nào chấp nhậnnhững pháp ấn này một cách triết lý là trường phái tư tưởng Phật giáo. Trong cáctrường phái tư tưởng Đại thừa, vô ngã được giải thích một cách thậm thâm hơn, ởmột cấp độ sâu sắc hơn.
Bây giờ, hãy đề tôi giải thíchsự khác biệt giữa vô ngã như được giải thích trong lần chuyển pháp luân thứ haivà lần thứ nhất.
Chúng ta hãy kiểm tra kinh nghiệm của chính chúng ta,làm thế nào chúng ta liên hệ đến mọi vật. Thí dụ, khi tôi dùng xâu chuỗi này, ởđây, tôi cảm nhận nó là của tôi và tôi có sự dính mắc đến nó. Nếu quý vị thẩmtra sự dính mắc này quý vị cảm thấysự sở hữu riêng của mình, quý vị thấycó những cấp độ khác nhau về dính mắc. Người cảmgiác rằng có một cá nhân tự viên mãn như một thực thể riêng biệt độc lập vớithân thể và tâm thức mình, cá nhân đó cảm thấy rằng xâu chuỗi này là ‘củatôi’.
Qua thiền quán, quý vị có thể nhận thức sự vắng mặt của mộtcon người tự viên mãn như thế, tồn tạitrong sự cô lập khỏi thân và tâm củachính chúng ta, chúng ta có thể giảm thiểu chấp thủ mạnh mẽ mà quý vị cảm nhận các sở hữu của mình.Nhưng quý vị cũng có thể cảm thấyrằng vẫn còn có một số cấp độ vi tế của sự dính mắc. Mặc dù quý vị không thể cảm thấy sự dính mắc chủquan từ phía mình trong sự liênhệ đến cá nhân này, do bởi sự hiệnhữu xinh đẹp của xâu chuỗi, màu sắc đẹp đẻcủa nó và v.v…, quý vị cảm thấy mộtcấp độ nào đấy của sự dính mắc đến nó rằng một thực thể khách quan nào đấy tồntại ngoài kia. Do thế, trong lần chuyển pháp luân thứ hai, đức Phật đã dạy rằngvô ngã không chỉ giới hạn trong con người[nhân vô ngã], mà điều [vô ngã] đó cònđược áp dụng cho tất cả mọi hiện tượng [pháp vô ngã]. Khi chúng ta nhận ra điềunày, chúng ta có thể vượt thắng tất cả mọi hình thức của dính mắc và vọng tưởng.
Như Nguyệt Xứng[1]nói trong Nhập Trung Quán Luận ThíchcủaLong Thọ, vô ngã đã được giảithích trong những trường phái thấp của giáo thuyết, điều ấy hạn chế sự giảithích của họ về vô ngã chỉ trong con người, đấy không là một dạng đầy đủ của vô ngã. Ngaycả nếu quý vị thựcchứng tính Không, quý vịsẽ vẫn có những cấp độ vi tế của bám víu và chấp thủ đến những đối tượng bên ngoài, giống như những sởhữu của chúng ta và v.v…
Mặc dù khái niệm vô ngã làphổ biến trong tất cả mọi trườngphái tư tưởng Phật giáo, có những sự trình bày khác nhau. Rằng các trường pháicao hơn thì thậm thâm hơn khi so sánh với tưtưởng của những trường phái thấp hơn. Một lý do là mặc dù quý vị có thể nhận ra nhân vô ngã, như được diễn tả bởi các trườngphái thấp hơn, trong nội dung về một con người không là một thực thể độclập hay hiện hữu thật sự, quý vị có thể vẫn bám víu vào một nhận thức sai lầm nào đấy về ngã, nắmbắt cá nhân này như một sự tồntại tự tính, độc lập hay chân thật.
Khi nhận thức về nhân vô ngã tăng trưởng trở nên vi tế, quý vị nhận ra rằng con người thiếu vắng bấtcứ hình thức độc lập bản chất hay tồn tạitự tính nào. Rồi thì không có cách nào quý vịcó thể nắm bắt được một cá nhân tự viên mãn.Do thế, trình bày về vô ngã, trong các trường phái cao hơn là sâu sắc hơn vàthâm diệu hơn các trường phái thấp hơn.
Phương cách mà các trườngphái cao giải thích vô ngã không chỉ mạnh mẽ hơn trong việc hóa giải nhận thứcsai lầm về sự hiện hữu chân thật của con người và hiện tượng, mà còn không có mâuthuẩn với thực tại quy ước thông thường của cácpháp. Các hiện tượng thật tồn tại trên một căn bản quy ước, và sự thực chứng tínhKhông không ảnh hưởng đến điều này.
Các trình bày của đức Phật vềvô ngã nên được nhìn theo thứ tự như là sựcung ứng nền tảng cho quan điểmPhật giáo về duyên khởi. Khi Phật tử nói về duyên khởi, họ làm thế trong dạngthức của các hiện tượng phiền não đã gây ra khổđau, các hậu quả của chúng làđau khổ. Điều này được giải thích trong nộidung của thập nhị nhân duyên, mà chúng bao gồm những nhân tố đượchoàn thành trong một vòng luân hồi. Do thế, duyên khởi là gốc rể củaquan điểm Phật giáo.
Nếu chúng ta không thấu hiểuvô ngã qua nội dung của duyên khởi,chúng ta sẽ không thấu hiểu vô ngã một cách hoàn toàn. Những bản năng [căn cơ]tinh thần của con người là khác biệt. Đối với một số người, khi được giải thíchrằng tất cả mọi pháp là thiếu vắng sự tồn tạitự tính, thì [nghĩ rằng] có thểdường như không có gì tồn tại cả. Một hiểu biết nhưthế là rất nguy hiểm và tai hại, bởi vì nó có thể làm cho quý vị rơi vào trong cực đoan hư vô chủnghĩa. Do vậy, đức Phật dạy vô ngã dànhcho những cá nhân nào có bản năng tinh thần như thế. Với các hành giả có căn cơ cao hơn, ngài dạy vô ngã trên mộtcấp độ vi tế hơn. Tuy thế, bất chấp nhận thức về tính Không vi tếcó thể là như thế nào, nó không tổn hại niềm tin vững vàng của họ về sự tồn tại quy ước thế gian của các hiệntượng.
Do vậy, sự thông hiểu của quý vị về tính Không phải làm hoàn thiện cho sự thấu hiểu của chúng tavề duyên khởi, và sự thấu hiểu về tính Không ấy phải xác nhận một lần nữa xahơn lên tín tâm của quý vị vào luật nhân quả.
Nếu quý vị phân tích sự trình bày của các trường pháicao hơn từ những quan điểm của những trường phái thấp hơn, chúng ta thấy khôngcó sự mâu thuẩn hay trái ngược về luận lý trong chúng. Trái lại, nếu chúng ta xem xétsự trình bày của những trường phái thấp hơn từ quan điểm của những trường pháicao hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều trái ngược về lý luận.[1]Nguyệt Xứng (candrakīrti), tk. 6/7,được xem là Luận sư quan trọng nhất trong tông Trung Quán sau Long Thọ. Sư quê ởNam Ấn, xuất gia từ lúc nhỏ tuổi. Sau, sư trở thành viện trưởng của Nalanda[Nālandā Mahāvihāra] và viết nhiều bài luận chú giải về các tác phẩm của LongThụ. Các tác phẩm quan trọng của Sư là MinhCú Luận(Prasannapadā), Nhập TrungQuán Luận(Madhyamakāvatāra).
"Nguyệt Xứng".<http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%87t_X%E1%BB%A9ng>. Truy cập29/08/2010.