Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba

15/12/201015:24(Xem: 12452)
Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

LầnChuyển Pháp Luân Thứ Ba

Lần chuyển pháp luân thứ bachứa đựng nhiều kinh điển khác nhau, quan trọng nhất là kinh điển về Như Lai tạng,mà đấy thật sự là cội nguồn cho tập hợp những bài tán dương của Long Thọ[1], vàcũng là giáo pháp của Di-lặc, Mật Điển TốiThượng[2].Trong kinh điển này, đức Phật khám phá xa hơn những chủ đề mà Ngài đã đề cậptrong lần chuyển pháp luân thứ hai, nhưng không phải từ quan điểm khách quan vềtính Không, bởi vì tính Không đã được giải thích đến trình độ hoàn hảo nhất,cao nhất, và thâm sâu nhất của nó trong lần chuyển pháp luân thứ hai. Điềuriêng biệt về lần chuyển pháp luân thứ ba là đức Phật đã dạy những phương cáchcụ thể của việc nâng cao trí huệ thực chứng về tính Không từ quan điểm của tâmthức chủ quan.

Sự giải thích của đức Phật vềkhái niệm tính Không trong lần chuyển pháp luân thứ hai, mà trong ấy Ngài dạy vềsự thiếu vắng của một sự tồn tại tựtính, là vô cùng thậm thâm cho nhiều hành giả lĩnh hội. Đối với một số người,nói rằng các pháp thiếu vắng một sự tồn tại tự tính dường như bao hàm rằngchúng hoàn toàn không hiện hữu. Cho nên, vì lợi ích của các hành giả này, tronglần chuyển pháp luân thứ ba đức Phật mô tả phẩm chất đối tượng của tính Không vớinhững giải thích khác nhau.

Thí dụ, trong Kinh Giải Thâm Mật[3],Ngài đã phân biệt nhiều loại tính Không bằng việc phân chia tất cả các phápthành ba loại: Các hiện tượng quy gán [danh định, biến kế sở], các hiện tượngphụ thuộc [y tha khởi], và các hiện tượng đã xác lập [viên thành thật][4], vốnlà bản tính Không của chúng. Ngài nói về những loại Không khác nhau của cácpháp khác nhau này, nhiều phương cách thiếu vắng sự tồn tại tự tính này, và cácý nghĩa khác nhau của sự thiếu vắng sự tồn tại tự tính của những pháp khácnhau. Do thế, hai trường phái chính yếu của Đại thừa là Trung Quán [Mādhyamika]và Duy Thức [Cittamātra] phát khởi ở Ấn Độ trên căn bản của những sự trình bàykhác nhau này.

Tiếp theo là Mật thừa, là điềumà tôi cho rằng có một số liên hệ đến lần chuyển pháp luân thứ ba. Từ ngữ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự tương tục’. MậtĐiển Du-giàcó tên gọi là TrangNghiêm Kim Cương Tâm Yếu Mật Điểngiải thích rằng giải thích rằng tantra làmột sự tương tục được định nghĩa làsự tương tục của tâm thức. Trên căn bản của tâm thức này, mà với cấp độ phát khởichúng ta phạm phải những hành vi tiêu cực, như một kết quả của những điều đó,chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của sinh tử. Trên con đường tâm linh,cũng trên căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể tạo nên những sựcải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận thức cao thượng của đạo pháp vàv.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể đạt đến thểtrạng toàn giác [nhất thiết trí]. Do thế, sự tương tục này của tâm thức luônluôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra hay sự tương tục.

Chúng tôi cảm thấy có một cầunối giữa kinh điển và mật điển trong lần chuyển pháp luân thứ hai và lần thứba, bởi vì trong lần thứ hai, đức Phật đã dạy những kinh điển có những cấp độ khácnhau về ý nghĩa. Ý nghĩa hiển lộ [hiển nghĩa] của Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đalà tính Không, trong khi hàm ý [mậtnghĩa] là những tầng bậc của đạo pháp, được đạt đến như một kết quả của sự thực chứng tính Không[5]. Lầnchuyển pháp luân thứ ba được nối kết với những phương cách khác nhau của việcnâng cao trí huệ thực chứng tính Không. Vì thế chúng tôi nghĩ có một liên kết ởđây giữa kinh điển và mật điển.

tongquan-06
Tổ Nguyệt Xứng

[1]Long Thọ (nāgārjuna),dịch âm là Na-già-át-thụ-na, thếkỷ 1-2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Sư là ngườisáng lập Trung quán tông (mādhyamika),sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽđược nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tôngẤn Độ.

“Long Thụ“. Wikipedia. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Th%E1%BB%A5>.Truy cập 18/02/2009.

[2]Tên Phạn là Ratnagotravibhāgavà bản chú giải (vyākhyā) của nó. Đây là luậnquan trọng về Như Lại Tạng giải thích giáo thuyết Phật giáo về khái niệm Phật tínhđược xem là thuộc về lần chuyểnPháp Luân thứ 3. Phiên bản Phạn ngữ của bản luận này tại Tây Tạng là Uttara-tantra-shastra. Đây là một trongnăm giáo pháp [Ngũ Luận] của ngài Di-Lặc.

“UttaratantraShastra”. Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Uttaratantra_Shastra>.Truy cập15/08/2010.

[3]Tên Phạn là Saṃdhinirmocana Sūtra. Chữ Giải Thâm Mật có nghĩa là ‘giải thích vềcác bí mật sâu xa’ là bản kinh được phân loại thuộc về Du-già Hành Tông [Duy thức,Yogācāra]. Kinh này được dịch nhiều lần ra tiếng Hán mà phiên bản được tin tưởngnhất là do Ngài Huyền Trang dịch.

"SandhinirmocanaSutra".Wikipedia.<http://en.wikipedia.org/wiki/Sandhinirmocana_Sutra>. Truy cập 26/08/2010.

[4]Còngọi là Tam Tự Tánh hay ba bản tính (trisvabhāva) được giảng giải nhiều trongcác tác phẩm Duy Thức. Các bản tính kể trên có tên Phạn ngữ lần lược làParikalpita, Paratantra, và Pariniṣpanna.

"Three natures". RigpaShedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Three_natures>. Truy cập27/08/2010.

[5]Chẳnghạn có thể xem thêm các chi tiết về hiển nghĩa và mật nghĩa của Tâm Kinh quatác phẩm "Essence of the Heart Sutra: The Dalai Lama's Heart of WisdomTeachings". Dalai Lama. Eng Trans. Thupten Jinpa. WisdomPublications.2005.ISBN 0861712846.

Bản dịch Việt HồngNhư tải về qua địa chỉ <http://nalanda.batnha.org/sach/27-dalai-lama/166-tinh-tuy-bat-nha-tam-kinh-essence-of-the-heart-sutra->.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]