Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"

06/12/201017:36(Xem: 9963)
Phụ Chú Cuốn "Phật Giáo Chính Tín"

 

PHỤ CHÚ CUỐN "PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN"

1. Tăng Nhất A Hàm, quyển 6 - Phẩm lợi dưỡng, viết : "Có một Bà la môn khuyến cáo Phật đến bên bờ sông "Tôn Đà La" tắm thì sẽ xóa bỏ được mọi tội lỗi. Phật khuyên lại Bà la môn nên tự mình xóa bỏ các tội lỗi như không cho mà lấy, sát sinh, vọng ngữ v.v…

2. Bái sớ nghiên cứu các quẻ của Kinh dịch [Dịch kinh quan quái chi sớ viết : "Sự vi diệu không có phương sở, lý không thể biết, không thể thấy, không hiểu vì sao lại như vậy, cái đó gọi là thần đạo".

3. "Xét Thần đạo của Trời mà bốn thời không bị mê hoặc, Thánh nhân lấy Thần đạo bày ra giáo pháp, Thiên hạ chịu theo vậy".

"Phật tổ thống kỷ quyển 15 có truyện Băng Pháp sư giảng tôn chỉ kinh Kim Cang Bát Nhã giúp cho người phụ nữ họ Bích chết nhẹ nhàng, khỏi đau đớn.

4. " Phật như là Y vương, có thể chữa trị tất cả mọi bệnh phiền não, có thể cứu tất cả khổ lớn sinh tử (Kinh Hoa Nghiêm - Phẩm nhập pháp giới).

5. Xem thêm "Phật tổ thống ký" quyển 33, Pháp môn Quang Hiển chí (Đại chính Tạng quyển 46).

6. Đọc thêm "Phật tổ thống ký" quyển 30 (Đại chính tạng cuốn 49, tr. 300-301. Về niên đại của Di Lặc, cũng có những thuyết khác.

7. Một nghìn Phật của một kiếp hay là Tam thế kiếp. Về thời gian, nên xem thêm "Phật tổ thống ký" quyển 30. (Đại chính tạng, cuốn 49, các trang 297-302).

8. A Tăng Kỳ là con số thứ 105 trong 124 con số lớn của kinh Hoa Nghiêm. Nếu tính 1 vạn vạn là một ức, một vạn ức là 1 triệu thì một A tăng kỳ bằng 1 nghìn vạn vạn vạn vạn vạn - vạn triệu. Đấy là loại số không thể đếm được, loại số vô tận.

9. Về thế giới quan, xin xem "Phật tổ thống ký" quyển 31 (thế giới danh thể chí).

10. " Phật tổ thống ký" quyển 35 [Đại chính quyển 49, tr. 336 Tư Mã Quân chú giải về thuyết của Dương Hùng cho rằng tính của người có cả thiện, ác lẫn lộn, và nói Mạnh Tử và Tuân Tử mọi người chỉ thấy một mặt của nhân tính.

11. Sự phân biệt trong Thiền tông giữa 5 nhà 7 tôn (ngũ gia, thất tôn), không phải chỉ về mặt lý luận, mà là do lý giải tự nhiên của chúng ta dẫn tới thái độ khác nhau đối với Thiền. Nếu tính chất ôn hòa thì lời lẽ ôn hòa, nếu tính chất ương ngạnh thì lời lẽ cũng sắc cạnh, phát ngôn ra có ôn hòa, có sắc cạnh cho nên thiền phong khác nhau và sự phân biệt trong Thiền tông cũng từ đó mà ra. Vì vậy mà sự phân biệt về mặt giáo lý trong Thiền tông không rõ ràng, như giữa tông Hoa Nghiêm và tông Thiên Thai.

12. Tôn Mật Thiền sư viết :

"Cho nên kẻ học Ba Thừa, muốn cầu đạo Thánh, tất nhiên phải tu thiền, lìa thiền ra, không có pháp môn nào khác, không con đường nào khác. Còn niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ, cũng phải tu 16 phép thiền quán, tu niệm Phật Tam muội, Ban Chu Tam muội). "Thiền có sâu có nông, có cao có thấp, nếu tu thiền mà lợi dụng tâm khác, ưa trên chán dưới, Phật gọi là thiền ngoại đạo; nếu tin nhân quả một cách chân chính nhưng vẫn có tâm ưa trên chán dưới thì gọi là phàm phu thiền. Chứng ngộ lý ngã không nhưng thiên chấp một bên, gọi là Tiểu thừa thiền. Chứng ngộ lý ngã pháp đều không mà tu thiền thì gọi là Đại thừa thiền. Nếu đốn ngộ tự tâm vốn là thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tuệ vô lậu vốn có đầy đủ, tâm đó tức là Phật, cứu kính không có gì khác biệt. Dựa vào đó mà tu là "Thiền vô thượng thừa", cũng gọi là "Như Lai thanh tịnh thiền", cũng gọi là "Nhất hành Tam muội", hay Chân như Tam muội".

13. Trong "Thập tụng luật" quyển 38, Phật nói : "Từ nay về sau, để phản bác ngoại đạo, phải đọc sách ngoại đạo". Sách "Căn bản tạp sự" quyển VI, ghi lời Phật nói : "Không nên để cho kẻ ngu si, ít trí tuệ đọc ngoại điển. Chỉ có những bậc có trí, học nhiều biết nhiều, có thể phản bác ngoại đạo mới có thể học tập ngoại điển. Chia làm 3 thời, hai thời học kinh Phật, một thời học ngoại điển". "Đầu ngày, giữa ngày có thể đọc kinh Phật, đợi đến chiều tối mới đọc ngoại điển".

14. "Ở Ấn Độ, Phật và Phạm (Phạm vương Brahna) dung nhiếp nhau. Không những Phật giáo hợp thu triết lý 3 minh, mà còn tiếp thu cả bí chú của sách Atharva Ve đa. Các học giải của Jedanta giáo cũng xem Phật là Phạm vương, xem Thích Ca là một hóa thân của Thần Rixhnu" (Xem sách Phật giáo Ấn Độ tr. 207).

15. Ông Lưu Tư Nhã rất được Thái tử (Chiêu Minh) coi trọng; các bia ký ở chùa tháp, đều do ông ghi lại. Ông Thâm Thái Đồng, bốn năm liền yêu cầu được xuất gia Vua Vũ Đế bàn danh hiệu "Tuệ Địa" [Phật tổ thống ký quyển 37 (Đại chính - tập 49, tr. 351].

16. a) Hòa thượng Triệu Hà Tử, đời vua Đường vị Kinh. Ở ẩn tại xứ Mãn, đi dọc bờ sông bắt cua mà ăn, đêm ngủ nhờ trong tiền giấy miếu Bạch Mã.

Đời Ngũ Đại, có Bồ Hòa thượng, đi hóa đạo ở đất Tứ Minh. Trong túi vải (Bố đại) có bình bát, guốc gỗ, cơm và cá, rau thịt, gạch, ngói v.v…

Về các truyện trên, xem "Phật tổ thống ký" quyển 42 (Đại chính, tập 49, tr. 390).

b) Đời Tống Chân Tông, có Sa môn Chí Mông họ Từ ở Tụ Châu mặc áo gấm, thích ăn đầu heo, nói chuyện họa phúc xảy đến người khác, không có gì không linh nghiệm, gọi người là cậu em, tự xưng là Từ thư phu khi tịch tuyên bố mình là "Định Quang Phật". Ở đời gọi ông là Hòa thượng đầu lợn; (Phật tổ thống ký, quyển 44, (Đại chính Tạng tập 49, tr. 403).

c) Đời Nam Bắc triều, có đại sĩ Bảo Chí mặc áo gấm, đi chân không hay đội trên đầu mà đi, nào là dao kéo, thước, trượng, gương, phất trần v.v… trẻ con gặp ông thì cười chế nhạo và xua đuổi. Ông có uống ít rượu, có lúc mấy ngày liền nhịn không ăn gì hết. Gặp người ăn chả cá, cũng xin ăn. Ăn xong, mửa ra toàn là cá sống nhảy nhót [Xem Phật tổ thống ký quyển 36 (Đại chính tập 49, tr. 346).

17. "Ô Khắc Đức" là H. S Olcoti và bà H. P. Blavatsky năm 1880 Mỹ đến Tích lan, phê bình chế độ thuộc địa chuyên quyền của người Anh, và ủng hộ Phật giáo.

Chân Thành Cảm Ơn Thầy Thích Nguyên Tạng, Tu Viện Quảng ĐứcĐã Gửi Tặng Thư Viện Hoa Sen Phiến Bản Vi Tính Quyển Sách Này (Tâm Diệu)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]