Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời bạt

01/12/201017:45(Xem: 9207)
Lời bạt

 

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch

Lời bạt

Qua nội dung tác phẩm PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, cho chúng ta biết, Bồ Tát Thế Thân tạo Luận này nhằm mục đích khai thị các Pháp Cơ bản, và các Pháp Rốt ráo cho những hành giả có Đạo nghiệp lớn, có Nhơn duyên lớn, có TÍN TÂM lớn đối với Chánh Pháp và đối với chúng sanh nên Phát Tâm Bồ Đề, cầu Đạo Vô Thượng, giáo hoá chúng sanh đến chỗ Đại An Lạc.

Ý nghĩa thậm thâm được Luận chủ hiển bày nổi bật nơi hai phẩm KHÔNG VÔ TƯỚNG và CÔNG ĐỨC TRÌ. Giáo nghĩa hai phẩm này nói lên LÝ TRUNG ĐẠO đòi hỏi hành giả phải nhận thức tường tận nghĩa Khế lý, Khế cơ, tức Nhơn đế, tục đế, Quyền giáo, Thật giáo, liễu triệt viên dung dẫn khởi đến các phẩm trước. Nói khác hơn là phải quán triệt TÁNH TƯỚNG, TÂM CẢNH, Y BÁO, CHÁNH BÁO, SANH TỬ và NIẾT BÀN ... Cũng từ năm ấm, 12 nhập, 18 giới, hay từ nơi Sắc pháp, và Tâm pháp vậy. Giáo nghĩa toàn bộ và giáo nghĩa hai phẩm này tương đồng với BÁT NHÃ TÂM KINH .Vì thế, Văn học Phật giáo còn gọi Luận này với danh đề: “ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM KINH” . Và nội dung phẩm 12 Luận chủ cũng gọi là KINH.

Với Nghĩa CÔNG ĐỨC TRÌ, cho chúng ta cảm nhận rằng: Có NĂNG TRÌ và SỞ TRÌ . Hay nói khác hơn là Tánh Xuất Sanh, Xuất Sanh, Tánh Hiển Thị, Hiển Thị.

NĂNG TRÌ cũng chỉ cho Cộng năng thọ trì giáo nghĩa của hành giả, mà cũng chỉ cho Tánh-Năng- Trì của Giáo nghĩa đối với chúng sanh. Nghĩa là Giáo nghĩa GIỮ GÌN (chấp trì) được TÁNH GIÁC cho chúng sanh, phát khởi được Tánh giác cho chúng sanh, thành tựu được Tánh giác cho chúng sanh. Hẳn nhiên, điều này đòi hỏi TÍN TÂM của hành giải phải rốt ráo thanh tịnh.

Như Khế Kinh nói : Nhược nhơn dục liễu trì, Tam thế nhứt thiết Phật, Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo. PHÁP GIỚI TÁNH, DUY TÂM TẠO, cũng là NĂNG-TRÌ-TÁNH, và SỞ-TRÌ-TÁNH, nhìn theo Giáo nghĩa Luận này vậy SỞ TRÌ nghĩa thế nào? - Tức là Chánh pháp, là đối tượng (mục tiêu) mà hành giả phải đạt đến, cần phải THÀNH TỰU CÔNG ĐỨC, nó liên tục tập khởi trong tâm thức hành giả.

TÂM KINH nói: - HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHỨT THIẾT KHỔ ÁCH ... Đây là nghĩa NĂNG. SỞ không hai. Cảnh, Tâm bất nhị. Nhưng khó khăn vô cùng, thâm sâu vô tận? Nếu hành giả không thắm thiết với Chánh pháp, và Đạo nghiệp to lớn, thì không làm sao thể nhập được Lý-Trung-Đạo nhiệm mầu. Nói một cách khác nữa, Công Đức Trì, là công năng diệu dụng cao cả. Công Đức Trì và Không Vô Tướng là khẳng định giá trị chân thật cao diệu của tác phẩm, và công năng hành trì tinh tấn của hành giả, tất nhiên đạt đến quả vị Vô Thượng vậy.

Luận Hiển Dương nói : Người phát khởi được TÂM ấy, tức là Hạnh Nguyện Phát Bồ Đề Tâm của hàng Bồ Tát . Là hàng Bồ Tát đã an trụ BỒ TÁT PHÁP TÁNH vậy. Vì muốn lợi ích cho chúng hữu tình trong khắp mười phương thế giới, nương nơi những hình tướng kia có gieo trồng ít nhiều đối với nhân duyên Vô Thượng Bồ đề mà phát khởi Đại Thệ Nguyện “Thọ Phát Tâm Pháp”. Nghĩa như thế này: Tôi nay quyết định thệ nguyện chứng đắt Vô lượng Bồ đề là vì để cứu độ mười phương thế giới chúng hữu tình, khiến họ xa lìa các phiền não, xa lìa các khổ nạn. Sự Phát Tâm Bồ Đề như vậy, có hai trường hợp:

Một là, Thế tục phát tâm, nghĩa là khi thấy có bậc trí giả nơi thế gian thì phải đối trước người ấy, cung kính an trụ, khởi tăng-thượng-ý (tâm vui vẻ hoan hỷ cao độ) mà phát nguyện rằng: Thưa Trưởng giả , xin người chứng minh cho tôi là ......từ vô thỉ đến ngày nay, tôi đã từng Phát Tâm Vô Thượng Bồ đề , vì muốn làm lợi ích cho chúng hữu tình và từ nay cho đến mai sau, tu học các pháp Lục Độ, cũng để hồi hương chứng đắc Vô Thượng Bồ đề, và cho chúng sanh. Tôi nay đối trước Bồ Tát, Đại Bồ Tát , xuất gia và tại gia, xin các Ngài chứng tri và hộ niệm cho Đạo hạnh Bồ Tát của tôi. Hành giả phải thưa bạch ba lần như vậy, trước các các bậc Trí giả thế tục.

Hai là, CHỨNG PHÁP TÁNH PHÁT TÂM, Pháp này cho biết hành giả phải qua một kiếp số A tăng kỳ chứng đắc Sơ địa (Hoan hỷ địa Bồ Tát) cho đến khi thành tựu Đại Bồ đề, NGUYỆN không thối chuyển, Hành trạng đó gọi là Chứng pháp Tánh Phát Tâm Bồ Đề

Tóm lại, Cổ Đức nói:

Học Đạo yếu môn Phát Tâm vi chủ,

Tu hành cấp vụ Lập Hạnh chi tiên

Tâm Phát, tức chúng sanh khả độ,

Hạnh lập, tức Phật Đạo khả thành.

Tạm dịch:

Cửa vào Đạo bao la,

Cần phát Tâm làm đầu,

Tu hành là việc lớn,

Trước tiên phải lập Hạnh.

Tâm Phát Nguyện đã thành,

Độ chúng sanh khắp cả.

Hạnh tu tập đã Lập,

Quả Vô Thượng Viên Minh.

Cũng như với hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, cho chúng ta biết nhơn hạnh tu tập và phát tâm rằng : Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu nhơn thiên phước báo, Thanh văn, Duyên giác, nãi chí Quyền thừa, chư vị Bồ Tát, DUY Y TỐI THƯỢNG THỪA PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, NGÃ DỮ PHÁP GIỚI CHÚNG SANH, NHỨT THỜI ĐỒNG ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ

Nhơn hạnh như vậy rất là thực tế, rất là cao sáng vĩ đại, và mỗi mỗi việc tu học của người Phật tử, luôn luôn noi theo Nhơn hạnh của Bồ Tát, tức là phải cao sáng và bình đẳng giác ngộ, thì mới đúng nghĩa Phát Bồ Đề Tâm vậy.

Rất mong (1990)

Source: thuvienhoasen

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]