Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Thứ Mười Một: Không, Vô Tướng

01/12/201017:36(Xem: 8730)
Phẩm Thứ Mười Một: Không, Vô Tướng

 

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch

Phẩm Thứ mười một Không, Vô Tướng

Luận nói: Lúc bấy giờ Đức Phật trú tại Ca-Lan- Đà Trúc-lâm, cùng với đại chúng vô lượng, đông đủ. Thuở ấy Thế Tôn tuyên bày chánh pháp, khai thị đại chúng rằng: “Chỗ nói pháp của Đức Như Lai nói về các Pháp vô tánh, không vô sở hữu, tất cả thế gian đối với pháp ấy, thì rất khó hiểu. Vì cớ sao ? SẮC , vô phược vô giải, thọ tướng hành thức, cũng vô phược vô giải. SẮC vô tuớng, ly các tướng, thọ tưởng hành thức, vô tướng, ly các tướng. SẮC, vô niệm ly chư niệm, thọ thông hành thức vô niệm ly chư niệm”.

“Nhãn sắc, Nhĩ thinh, Tỷ hương, Thiệt vị, Thân Xúc, Ý pháp, cũng lại như vậy. Vô thủ, vô xả, vô cấu, vô tịnh, vô khứ vô lai, vô hưởng, vô bối (trái), vô ám, minh, vô si, vô huệ, phi thử ngạn, phi bỉ ngạn, phi trung lưu, đó gọi là VÔ PHƯỢC vậy .

“Vô phược, cho nên gọi là KHÔNG, -KHÔNG, gọi là Vô tướng, Vô tướng cũng không, cho nên gọi là KHÔNG. KHÔNG gọi là VÔ NIỆM - Vô niệm cũng không, cho nên gọi đó là không. Trong cái KHÔNG kia, vô thiện vô ác nhẫn đến cũng không vô tướng, cho nên gọi là không »

Hàng Bồ Tát, nên như vậy mà liễu tri về Tánh của 5 uẩn, 12 nhập, và 18 giới, tức là không tham chấp đắm nhiễm, bây giờ gọi là Pháp-Nhẫn. Hàng Bồ Tát do pháp Nhẫn này, nên được Thọ Ký Nhẫn. Chư Phật Tử, ví như có người ngữa mặt lên hư không mà viết chữ, chép đủ 12 Bộ Kinh của Như Lai, trải qua vô lượng kiếp. Phật pháp đã diệt, người cầu Pháp không có chỗ thấy nghe, chúng sinh lại điên đảo tạo ác nghiệp vô biên... .

Bấy giờ có người ở phương kia, là bậc có Trí huệ cao sáng, thương xót chúng sanh, rộng cầu Phật Pháp, du hành đến phương này, thấy trong hư không có những văn tự phân minh rõ ràng, tức liền biết đó là Kinh-Văn, đọc tụng thọ trì, đúng như sở thuyết mà tu hành, lại rộng nói phân biệt làm lợi ích cho chúng sanh. Những nét chữ trong hư không kia, nguời ấy biết rõ chữ nghĩa, gọi đó là người khá suy tưởng đúng đắn, nhưng mà chẳng nên được tuyên bày chỉ được tu tập thọ trì dẫn đạo chúng sanh, khiến chúng sanh thoát khỏi cảnh ràng buộc.

Chư Phật Tử, Đức Như Lai nói rằng, trong thời quá khứ khi Ngài cầu Bồ Đề Đạo, gặp được 33 ức 9 vạn 8 ngàn Chư Phật, lúc bấy giờ Ngài đều làm Chuyển-Luân-Thánh-Vương, dùng tất cả các thứ vui thích cúng dường chư Phật, và chư đệ tử của Phật (Lạc cụ: Tất cả sự cúng dường đúng như Pháp và cúng dường đều đủ) . Do đó sự mong cầu sở đắc trong sự cúng dường (dĩ hữu sở đắc), cho nên chẳng được thọ ký.

Mãi cho đến thời gian sau, Ngài lại gặp tám vạn 4 ngàn ức, 9 vạn Bích Chi Phật, Ngài cũng đem 4 pháp cúng dường suốt đời cúng dường. Sự cúng dường như vậy một thời gian lâu, lại gặp sáu trăm hai mươi vạn, 1261 Đức Phật nữa.

Lúc bấy giờ, Ngài là Chuyển luân thánh vương, cũng đem tất cả nhạc cụ cúng dường Chư Phật, đến khi chư Phật diệt độ, lại kiến lập 7 Bảo tháp để cúng dường Xá lợi. Với ước mong rằng chư Phật xuất thế để được cúng dường, chiêm nguỡng khuyến thỉnh chuyển Pháp luân. Với sự cúng dường và hạnh nguyện như vậy, trải qua trăm ngàn vạn ức chư Phật, bấy giờ các Đức Như Lai đều ở nơi “không pháp” mà nói “chư Pháp Tướng, di hữu sở đắc”, cho nên cũng chẳng được thọ ký. Sự kiện như vậy tiếp tục cho đến khi gặp Đức Phật Nhiên Đăng ra đời, theo Phật thấy Phật, liền đắc Nhất Thiết Vô Sanh pháp nhẫn. Khi đắc Pháp nhẫn rồi, liễn được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký. Phật Nhiên Đăng cũng ở nơi Không pháp mà nói Chư Pháp Tướng, độ thoát vô lượng trăm ngàn chúng sanh, nhưng vô sở thuyết và cũng vô sở độ.

Đức Mâu Ni Thế Tôn, xuất thế nơi đời này, cũng đối với “Không pháp, mà lại nói có văn tự, khai thị giáo hóa thiện lợi, khắp tất cả chúng sanh được thọ trì tu hành, nhưng cũng không khai thị, cũng không thọ hành”. Phải biết rằng, Pháp Tánh-Tướng như vậy, rốt ráo không có sách vở ( tức là biên chép) cũng không có thức giả, cũng không thuyết giả, cũng không giải giả (tùng bổn lai không, vị lai diệc không hiện tại diệc không) cũng không có từ xưa, cũng không đến nay mới có, cho đến vị lai cũng không, hiện tại cũng không.

Nhưng hàng Bồ Tát phải tích tập hàng vạn phương tiện thiện lực, tinh cần không bê trễ công đức viên mãn, Đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Những pháp ấy thật là thậm nan, chẳng thể nghĩ bàn. Đối với VÔ PHÁP, trong ấy mà có thuyết các Pháp tướng (nghĩa là trong PHÁP VÔ mà có người nói Pháp Tướng). Đối với VÔ-ĐẮC mà nói Pháp Hữu-Đắc, những việc như vậy cho đến cảnh giới chư Phật, phải là bậc Vô lượng trí mới có thể hiểu rõ, chẳng dùng phàm trí suy nghĩ tính toán mà có thể biết được.

Bấy giờ, Bồ Tát Tân-Phát-Ý thành tâm kính ngưỡng, hoan hỷ thích thú thọ lãnh Pháp Bồ Đề, tin rõ lời Phật nói, dần dần đắc nhập Chánh pháp.

Thế nào gọi là Tín?

- Chánh tín, quán sát Tứ Đế, trừ các phiền não, trừ vọng kiến kết phược, đắc A-La-Hán.

- Chánh tín, quán sát 12 nhơn duyên, diệt trừ vô minh, sanh khởi các thiện hạnh, đắc Bích Chi Phật.

- Chánh tín, tu tập Tự vô lượng tâm, lục Ba La Mật, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đó gọi là TÍN NHẪN.

Chúng do vô thủy sanh tử, khởi vọng tưởng chấp trước chẳng rõ thấy Pháp tánh thì trước cần phải quán sát tự thân ngũ ấm giả danh, trong chúng sanh thì vô ngã, vô hữu chúng sanh. Vì cớ sao ? Vì chấp có ngã, thì phải biết rằng cái ngã đó là tự tại. Nhưng chúng sanh thường bị sanh lão bệnh tử luôn luôn gây tai hại, chẳng được tự tại. Cho nên phải nhận thức đó là vô ngã. Vô ngã tức là vô tác giả, vô tác giả cũng là vô thọ giả Pháp-tánh-thanh-tịnh như thật thường trú. Quán sát như vậy mà chưa được rốt ráo hoàn toàn, thì gọi là THUẬN NHẪN.

Bồ Tát tu tập TÍN-THUẬN-NHẪN chẳng bao lâu thì thành tựu TỐI-THƯỢNG-PHÁP-NHẪN vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]