Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ 08

01/12/201016:40(Xem: 9755)
Quyển Thứ 08

 

 

THÀNH THẬT LUẬN
Ngài HA-LÊ BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả: Tỳ-kheo THÍCH TRÍ-NGHIÊM

QUYỂN THỨ 8

PHẨM TAM-NGHIỆP THỨ 100

Hỏi: Trong kinh nói ba nghiệp: thiện, bất-thiện, và vô-ký. Những nghiệp gì là thiện?

Đáp: Tùy theo nghiệp nào đó năng cho kẻ khác việc tốt nghiệp ấy là thiện. Thiện-nghiệp nầy do pháp bố-thí, trì-giới lòng từ mà sinh, chứ chẳng phải do tắm rửa thảy.

Hỏi: Sao gọi là tốt?

Đáp: Khiến kẻ khác được vui, ấy gọi là tốt. Cũng gọi là thiện,cũng gọi là phước.

Hỏi: Nếu khiến kẻ khác được vui gọi là phước ấy. Khiến kẻ khác bị khổ, lẽ ra đắc tội? Như thầy thuốc châm đốt khiến bịnh nhân sinh khổ, lẽ là đắc tội?

Đáp: Thầy thuốc châm đốt là vì cho vui nên chẳng đắc tội.

Hỏi: Nếu vì cho vui là được phước ấy. Như dâm vợ người ta, khiến họ sinh vui, cũng nên được phước?

Đáp: Dâm-dục gọi là quyết định bất-thiện. Nếu người khiến kẻ khác làm pháp bất-thiện, thời đấy là khổ chẳng phải vui vậy. Vui gọi là nay vui, sau vui, chứ chẳng phải chút vui hiện-tại, vì bởi chút vui nầy mà về sau bị khổ lớn.

Hỏi: Có người dùng nhân-duyên ăn uống khiến kẻ khác sinh vui, hoặc ăn uống chẳng tiêu khiến người kia chết mất, thời kẻ cho ăn nầy bị tội hay được phước?

Đáp: Người nầy hảo tâm cho ăn, không có ác tâm, nên chỉ được phước đức mà chẳng bị tội.

Hỏi: Dâm vợ kẻ khác ấy cũng lại như vậy. Chỉ vì khoái nên cũng bị tội, và được phước?

Đáp: Việc nầy trước đã đáp. Nghĩa là dâm dục, quyết định bất-thiện, vì sinh khổ lớn vậy. Lại trong bố-thí ăn uống có phần phước đức. Tại vì sao? Vì kẻ được ăn uống bất tất đều chết. Chúng-sinh đều vì lòng tham-nhiễm mà hành dâm-dục, hoàn toàn chẳng phải nhân phước, làm sao được phước?

Hỏi: Có người vì sát-sinh nên lợi ích cho nhiều người, người phá giặc thời quốc-gia khỏi tại họa. Như giết thú dữ thời lợi nhân-dân. Các việc nầy nên dùng sát-sinh mà được phước chăng? Hoặc có người dùng nhân-duyên trộm cướp mà cúng-dường cha mẹ; nhân duyên dâm-dục sinh con cái tốt; nhân-duyên vọng-ngữ hoặc cho mạng sống lâu; hoặc do ác khẩu thảy khiến người ta được lợi. Đây đều là thuộc về thập-ác, làm sao do đấy mà được phước ôi!

Đáp: Người nầy được phước mà cũng bị tội: Vì lợi kẻ khác nên được phước; vì hại kẻ khác nên bị tội.

Hỏi: Thầy thuốc nầy trước cho người khổ, sau khiến được vui, cớ sao chẳng bị tội và được phước, mà chỉ được phước ư.

Đáp: Thầy thuốc ấy, vì thiện-tâm mà châm đốt, không có ác ý. Nếu hành nghiệp vì thiện ác nên khởi, thời tội phước đều được.

Hỏi: Sát thảy đều là được phước. Tại vì sao? Vì nhân-duyên sát được việc sở-dục: Như vì vua giết được giàu sang; vì nhân-duyên phước nên được tùy ý sở-dục, làm sao sát-sinh mà chẳng gọi là phước? Lại người năng sát thời được tiếng khen. Mà tiếng khen là điều vui của người đời; mà điều vui của người đời là quả-báo phước đức. Lại vì sát, nên được mừng vui; mà mừng vui cũng là quả-báo phước đức. Lại trong kinh thơ nói: Nếu nghịch trận bị chết, được sinh lên trời. Như bài kệ nói: Nếu người chiến trận bị chết, thời gái trời giành làm chồng. Lại nói: Tuy người lành giàu-sang, vì giặc mà xông ra trước năng sát thời không bị tội, chẳng sát là bị tội. Lại kinh Thế-pháp nói: Có bốn hạng người: Bà-la-môn, Sát-lợi, Tỳ-xá và Thủ-đà-la. Bốn hạng người nầy đều có pháp riêng. Bà-la-môn có sáu pháp; Sát-lợi bốn pháp; Tỳ-xá ba pháp và Thủ-đà-la một pháp. Sáu pháp là: 1- Tự là miễu trời; 2- Làm thầy thờ Trời; 3- Tự đọc kinh Vi-đà; 4- Cũng dạy kẻ khác; 5- Bố thí; 6- Lãnh của thí. Bốn pháp là: 1- Tự làm miễu Trời mà chẳng được làm thầy; 2- Theo kẻ khác chịu học kinh Vi-đà mà chẳng được dạy người; 3- Bố thí chẳng được lãnh thí; 4- Bảo giữ nhân-dân. Ba pháp là: 1- Làm miễu Trời mà chẳng được làm thầy; 2- Tự học kinh Vi-đà mà chẳng được dạy người; 3- Tự bố thí mà chẳng được lãnh của ai. Một pháp là: Lo cung cấp ba hạng người trên mà thôi. Như hạng Sát-lợi vì bảo giữ nhân-dân nên có quyền đoạt mạng sống kẻ khác chỉ có phước mà không tội. Lại kinh Vi-đà nói sát sinh được phước, chỗ gọi lấy lời thần chú trong Vi-đà đọc mà giết dê, dê chết sinh về trời. Kinh Vi-đà là một tín điều của thế gian. Cũng kinh ấy lại nói: Nếu thật kẻ nào đáng chết mà giết họ là không tội, như những ông Tiên ngũ-thông hay chú nguyện giết người. Không thể nói Thần-Tiên mà có tội được. Thời tội nhân làm sao năng thành được việc nầy. Cho nên biết sát-sinh được phước. Lại người hoặc có tâm-lực năng đoạt mạng sống được phước, mà thí cho mạng sống đắc tội, như người đem thiện tâm mà sát sinh vì muốn khiến được vui làm sao có tội? Như những kẻ hàng thịt nuôi dưỡng trâu dê, tuy thí mà vẫn phải tội. Như vậy trong việc trộm thảy cũng có phước đức?

Đáp: Ngươi nói sát-sinh đều được sở-dục nên gọi phước ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì do phước-đức nên được tùy ý sở-dục. Sở-dục ấy việc phải vin lấy sát-sinh mà được. Tại vì sao vậy? Vì do đời trước tạo phước bất-tịnh vậy. Như trong kinh nói: “Cướp đoạt sát hại được của dùng làm bố thí, khiến cho kẻ khác buồn khóc và bất -tịnh-thí, thí như vậy thảy gọi là bất-tịnh. Cần do ác duyên mới được quả báo”. Lại người nầy do đời trước có phước mà cũng có nghiệp duyên sát-sinh, vậy nên nay thân nhờ sát mới hưởng quả báo. Cũng có chúng-sinh phải đền của, mạng nên do sát hại mà được toại sở-dục. Lại chẳng phải tất cả chúng-sinh đều nhờ sát-sinh mà được giàu sang, như người đời nói: Người ấy bạc phước, làm nhiều công, mà không được quả. Tiếng khen, mừng vui cũng lại như vậy, đều nhờ phước-đức nhân-duyên nên được tiếng khen, được thân mạng và vui sướng. Chỉ vì phước ấy bất-tịnh nên mới do sát mà được.

Hỏi: Sư tử, hổ-lang thảy được thân mạnh đều từ tội sinh, dọa-xoa, la-sát thảy được vui thân cũng do tội sinh?

Đáp: Việc nầy như trước đã đáp. Cũng do phước bất-tịnh nên nhờ tội duyên mà được. Như trong kinh sách của ngươi nói: Nếu nghịch trận bị chết, thời được sinh lên trời. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì kinh ấy là lấy lời tà-ngữ dụ dỗ người ngu, khiến họ nỗ lực. Tại sao biết được? Vì cần do phước sinh phước, do tội sinh tội. Trong ấy trọn không có phước-nhân, thời do đâu mà được phước quả? Ngươi nói bốn hạng chúng-sinh đều tự có pháp riêng. hạng Sát-lợi vì hộ người nên giết không tội ấy. Việc nầy cũng như phép gia-truyền, như những kẻ hàng thịt thảy đời đời gia-truyền thường phải sát sinh mà cũng chẳng khỏi tội. Hạng Sát-lợi cũng vậy, tuy là vương pháp, nhưng cũng phải đắc tội. Nếu Sát-lợi vì vương-pháp nên sát-sinh không tội, thời những kẻ thợ thịt, thợ săn kia cũng ưng không tội? Chỉ hạng Sát-lợi đem lòng thương xót vì dân mà trừ hoạn, thời nhờ đấy mà được phước. Nếu trừ lý do trên, mà đoạt mạng sống của kẻ khác, thời đấy là có tội. Như người cướp đoạt của cải người khác để nuôi cha mẹ mình, thời người nầy cả tội lẫn phước đều phải thọ.

Hỏi: Người nào trộm cướp về nuôi cha mẹ người ấy chẳng nên đắc tội. Như kinh thế pháp nói: “Nếu thiếu ăn bảy ngày, theo thủ-đà-la mà cướp lấy thời không tội; nếu mạng đói muốn chết, thời được quyền theo Bà-la-môn mà lấy”. Người ấy tuy do ác-nghiệp để nuôi sống mạng, nhưng chẳng gọi là người phá giới, vì lý do cấp nạn vậy, giống hư-không bụi đất chẳng làm dơ được. Người nầy cũng vậy, chẳng dơ vì tội?

Đáp: Tức trong pháp Phạm-Chí nói: “Nếu khi cướp đoạt, tài chủ đến kiện, bấy giờ Phạm-Chí cần phải so sánh: Giả sử công đức của tài chủ chẳng bằng thời nên giết đi. Tại vì sao? Vì Phạm-Chí ta là kẻ thắng nhân có thể dùng nhiều phương pháp sám hối mà trừ diệt tội nầy. Nếu công đức đôi bên ngang nhau, thời tự giết giết người kỳ tội cũng đồng đều, vì đấy là trọng tội khó mà trừ diệt vậy. Nếu tài chủ đức thắng hơn, thời nên tự xả thân, vì đấy là trung tội, chẳng khá trừ vậy”. Phân biệt như vậy, với trong việc kẻ giết kẻ cướp đoạt cũng nên như vậy. Lại nói dùng sinh hoạt ác-nghiệp trong ấy vì có ác-nghiệp thời làm sao gọi là phước? Ngươi nói người xông ra trước thời không tội, chẳng giết là đắc tội. Lời nầy đã bị phá hoại. Tại vì sao? Vì nếu kẻ tiền-nhân đức hơn, mình nên xả thân. Nếu là không tội ấy, cớ sao phải như vậy ư? Ngươi nói kinh Vi-đà nói sát-sinh được phước. Lợi nói nầy như trước đã đáp, là giết thời không phước… Ngươi nói người thật đáng chết, giết không tội ấy. Vậy thời giết những kẻ ác, trộm cũng ưng không tội? Lại tất cả chúng-sinh đều là tội nhân, vì khởi tác nghiệp để chịu lấy ấm thân vậy. Vậy thì sát sinh không đắc tội ấy. Việc nầy không thể được.

Hỏi: Nếu chúng-sinh tự tạo sát duyên đời trước, nay có bị giết tại sao đắc tội. Nghiệp cướp trộm thảy cũng đều như vậy?

Đáp: Nếu như vậy thời không có tội phước. Tại vì sao? Vì người ấy tự tạo sát duyên đời trước, nên sát nói không tội, thời lìa sát-sinh cũng không có phước-đức. Như vậy bố-thí kẻ khác lẽ cũng không có phước, vì kẻ thọ thí đã tự tu thí nghiệp từ đời trước, nay tự được quả-báo. Mà thật không thể chẳng có tội phước. Nên phải biết chúng-sinh tuy tự tạo sát nghiệp, mà kẻ sát-giả cũng vẫn đắc tội, vì khởi lòng tham sân si các phiền não vậy. Các phiền não nầy gọi là tà-điên-đảo; sinh tâm tà-đảo còn đáng bị tội huống chi cố ý khởi nghiệp ư? Bởi đó mà khiến sinh tử vô cùng tận. Nếu chẳng như vậy, thời khi mà các vị Thần-Tiên khởi các phiền não tham sân thảy, lẽ chẳng liền bị mất thần-thông. Nếu đấy chẳng phải tội lỗi lại cùng với pháp gì trái nhau mới gọi là phước-đức? Phải biết chúng-sinh tuy tự tạo sát duyên đời trước, nhưng sát-giả vẫn phải có tội. Tuy ngươi nói tội nhân vô sở năng thành. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì hạng Chiên-đà-la thảy cũng có thể dùng chú-thuật để giết người. Tiên-nhân cũng vậy, vì ác tâm nên tùy theo lời chú nên vẫn năng thành tội. Lại vì phước lực của người bị giết nên năng thành; vì cướp đoạt mạng nên bị tội. Ngươi nói hoặc có tâm-lực do đoạt mạng sinh phước, thí mạng đắc tội. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì cần do tâm-lực và phước nhân-duyên nên mới đắc phước, chứ chẳng những chỉ do tâm. Nếu đem thiện tâm dâm vợ nhà Thầy, giết Bà-la-môn nên được phước không? Những người biên-địa ở các xứ an-tức thảy đem tâm phước đức dâm mẹ, chị chừng có phước chăng? Cho nên biết do nhân-duyên phước, mới có phước đức sinh, chứ chẳng phải chỉ tâm vậy. Cướp trộm thảy cũng lại như vậy. Nên biết sát thảy đều là bất thiện. Lại sát thảy chẳng làm lợi cho kẻ khác nên gọi là bất thiện, tuy với đời hiện nầy được chút vui chốc lát, nhưng đời sau chịu khổ rất lớn, vì hại tổn kẻ khác nên gọi là tướng bất thiện. Lại hiện thấy có nhiều chúng-sinh gây những điều sát thảy cũng nhiều ở trong tam-đồ và nhân-đạo chịu các khổ não. Nên phải biết khổ-não là kết-quả của sát thảy, vì quả giống nhân vậy. Lại trong ba ác-đạo tội khổ rất dữ dội. Cho nên biết vì nhân-duyên sát thảy mà sinh vào trong ấy.

Hỏi: Trong người, Trời cũng như vậy. Các Trời cũng thường cùng chiến với A-tu-la, giết hại lẫn nhau; trong loài người cũng dùng hầm hào, thuốc độc, và lưới giết hại chúng-sinh?

Đáp: Trong Người, Trời có pháp lìa sát thảy, mà trong ba ác đạo không có. Phải biết trong ấy, tội khổ rất lắm. Lại trong loài người bởi nhân-duyên sát thảy nên mất những lợi vui sống lâu thảy: Con người thời thượng-cổ có thọ-mạng vô-lượng yến sáng từ thân phóng ra, sáng như mặt trời trắng, bay đi tự-tại; đất đều tự nhiên sinh vật tùy-ý, gạo nếp tự nhiên sinh. Nhưng đều bởi phạm tội sát thảy, nên mới mất việc như vậy. Về sau, đến khi con người thọ mạng chỉ còn mười tuổi, lại càng mất: như bơ, dầu, đường phèn và lúa nếp, bắp thảy, tất cả đều không có. Nên biết sát thảy là nghiệp bất thiện. Lại nếu như lìa sát thảy được vui trở lại: Thọ mạng tăng thêm như thọ niên đến tám muôn tuổi và các sở-dục tùy ý. Nên biết sát gọi bất-thiện. Lại như hiện nay, Châu Uất-đơn-Việt tự nhiên có gạo bắp, áo do cây sinh đều nhờ lìa sát thảy vậy. Tóm tắt lại nói: Chúng-sinh có bao nhiêu tất cả vui sướng đều do lìa sát thảy mà sinh. Cho nên biết sát thảy là nghiệp bất thiện vậy. Lại pháp sát là những người lành đã bỏ: Như các Đức Phật, Bồ-tát, Duyên-Giác, Thanh-văn và bao nhiêu những bậc người có công-đức, thảy đều bỏ lìa. Nên biết nó là bất thiện.

Hỏi: Sát sinh thảy nầy, người lành cũng cho, như trong kinh Vi-đà nói: Vì cúng Trời nên cho phép sát dê?

Đáp: Đấy chẳng phải là người lành. Người lành là thường cầu lợi vui cho kẻ khác, tu lòng từ-bi, bình đẳng với kẻ oan, người thân. Những người như vậy, họ đâu có sát sinh? Người ấy do lòng tham sân đục vẩn nên tự tạo kinh nầy để cầu sinh lên trời. Chú rủa chúng-sinh kia, nhờ phước lực mới năng thành việc nầy. Lại sát thảy nầy, kẻ được giải thoát chẳng bao giờ làm. Nên biết bất thiện.

Hỏi: Những kẻ được giải thoát cũng chẳng làm các việc khác nữa, như ăn quá trưa thảy việc nầy cũng nên là bất thiện sao?

Đáp: Việc ấy là nhân duyên sinh tội, nên người lành cũng bỏ. Nếu pháp không lỗi chẳng nên bỏ lìa. Quá trưa ăn thảy năng hại hạnh tu, vậy nên cũng bỏ. Có pháp vì thể tính bất-thiện nên bỏ, như giết trộm thảy; có pháp vì nhân duyên bất thiện nên cũng bỏ, như uống rượu, ăn quá trưa thảy. Nên biết sát sinh thể tính bất-thiện.Lại kẻ sát sinh bị nhiều người ghét như sư tử, hổ-lang, các đứa oán tặc và kẻ hàng thịt thảy. Nếu vì pháp nhân-duyên nầy mà bị nhiều người ghét gớm đâu chẳng phải bất thiện? Lại nếu kẻ bất sát được nhiều người thương, như các vị Hiền-Thánh tu hạnh từ-bi. Nên biết sát là bất thiện.

Hỏi: Có kẻ sát sinh vì sức mạnh mẽ nên được người ưa, như người vi Vua giết các đứa oán giặc thời được vua yêu mến?

Đáp: Vì nhân-duyên nên chẳng phải mến cho lắm. Như nói nếu người đem ác-nghiệp khiến cho lòng chúa vui mừng, nếu khi chúa sinh lòng chán ghét, trở lại nghi người nầy. Nếu họ đem ác sự mà sinh nghi làm sao gọi mến? Lại những kẻ làm điều bất thiện là tự chẳng thương mình huống chi kẻ khác ôi. Nên biết sát sinh là pháp bất thiện. Lại pháp sát thảy là đánh hại trói buộc thảy các nhân khổ-não, nên biết bất-thiện.

Hỏi: Pháp bất sát thảy cũng có khổ nhân, như Vua ra lệnh cho người phải giết giặc, nếu chẳng giết chắc bị Vua hại?

Đáp: Nếu vì chẳng giết bèn bị hại ấy. Vậy thì các kẻ chẳng giết đều bị hại chết? Người nầy vì tự trái lịnh Vua vậy. Nếu vua biết thâm tâm người nầy chẳng giết, thời chẳng gia-hại mà lại cúng-dường nữa. Vậy nên biết giết thảy là nhân-duyên khổ, chẳng phải chẳng giết thảy. Lại kẻ hành sát, đều khi sắp chết ăn-năn. Nên biết bất-thiện. Lại trong các việc giết thảy nên bị người khác chẳng tin, với trong đồng bọn còn chẳng tin nhau, huống chi người lành. Lại kẻ hành sát thảy người lành bỏ xa, như những kẻ hàng thịt, thợ săn thảy. Lại những kẻ hành sát thảy chẳng gọi người vui, kẻ hàng-thịt, thợ săn thảy trọn đời chẳng nhờ nghề nghiệp ấy làm được sang trọng. Lại người lành gắng công bỏ lìa sát thảy, nếu chẳng phải bất thiện, cớ sao gắng công cần cầu bỏ lìa? Lại hiện thấy sát thảy có quả-báo chẳng vừa lòng. Phải biết đời sau cũng bị quả-báo khổ. Lại nếu sát thảy chẳng phải bất thiện ấy, lại có pháp nào gọi bất-thiện ư?

Hỏi: Nếu pháp sát thảy là bất thiện ấy, thời không có thân người đẹp, Tại vì sao? Vì không có lúc nào chẳng sát-sinh, như những lúc đi đến, chân cất lên dẫm xuống, hằng thường giết hại những chúng-sinh nhỏ-nhiệm. Cũng thường vì ý tưởng của mình mà lấy vật của kẻ khác, cũng tùy tự tưởng mà nói láo. Vậy nên chắc không có thân đẹp?

Đáp: Cố ý làm thời bị tội, chứ chẳng phải cố ý vậy. Như trong kinh nói: “Thật có chúng-sinh, với trong đó sinh tâm tưởng chúng-sinh, có tâm muốn giết, giết rồi bị tội giết”. Trộm thảy cũng như vậy.

Hỏi: Như người ăn độc, cố hay chẳng cố đều năng chết người. Lại như sa hầm lửa biết cùng chẳng biết đều năng cháy người. Dẫm gai thảy cũng như vậy. Phải biết sát-sinh cố hay chẳng cố đều phải bị tội?

Đáp: Dụ nầy chẳng trúng. Độc cốt để giết hại thân nên chết, còn tội phước do tâm, làm sao đem ví được. Lại lửa gai thảy, nếu chẳng cảm giác, chẳng hay sinh khổ. Vậy nên dụ này chẳng trúng. Nếu không biết thời chẳng cảm giác đau, có biết mới có cảm giác. Như vậy nếu không cố tâm, thời tác nghiệp chẳng thành, cố tâm thời thành, dụ nầy mới trúng. Có cố thời có tội; chẳng cố thời không. Các nghiệp đều do tâm sai khác, nên có thượng có hạ, nếu không cố tâm làm sao có thượng có hạ?

Như thầy thuốc với chẳng phải thầy thuốc, đều làm cho bệnh nhân sinh khổ, nhưng vì tâm lực nên có tội phước sai khác. Lại như con nắm vú mẹ thời chẳng bị tội, vì không nhiễm tâm vậy. Nếu nhiễm tâm mà nắm thời bèn có tội. Nên phải biết tội phước đều do tâm sinh. Lại nếu chẳng cố tâm mà có tội ấy, thời những người được giải thoát cũng có chẳng cố mà não hại chúng-sinh lẽ phải bị tội, thời không có người giải thoát, vì lẽ các tội nhân không được giải thoát vậy. Lại nếu chẳng cố mà có tội phước, thời một hành nghiệp phải là thiện và bất-thiện. Như người làm phước nghiệp lầm giết chúng-sinh, thời nghiệp nầy cũng tội mà cũng phước? Việc nầy chẳng phải lẽ. Phải biết chẳng cố, thời chẳng nên có tội có phước gì cả. Lại nếu vô-tâm mà có nghiệp báo ấy, thì làm sao phân biệt được đây là thiện, đấy là bất thiện và kia là vô-ký ư? Nên đều do tâm mới có sai khác nầy: Như có ba người đồng đi quanh Tháp” Một vì nhớ công đức Phật; hai vì trộm cắp; ba vì đi dạo mát. Tuy thân nghiệp là đồng mà có thiện, bất thiện và vô ký sai khác. Phải biết do ở tâm. Lại có nghiệp quyết định có quả-báo; có nghiệp chẳng quyết định có quả-báo. Có nghiệp thượng, trung, hạ. Có quả-báo đời hiện tại, quả-báo đời sau, và quả-báo sau các đời sau nữa thảy. Nếu chẳng do tâm mà được tội phước thì làm sao mà có sai khác như vậy? Lại nếu lìa tâm có nghiệp, thời là phi chúng-sinh-số cũng nên có tội phước, như gió xô sập núi não hại chúng-sinh gió phải có tội; nếu thổi hoa thơm bay đến chùa Tháp, bèn nên được phước, ấy chẳng thể được. Cho nên biết lìa tâm không có tội phước vậy. Lại có ngoại đạo nói: “Tu pháp đoạn thực nằm trên tro, đất, chông gai thảy, gieo mình xuống vực sâu, nhảy vào lửa, tự sa thân xuống gộp thảy, dùng những nhân duyên khổ ấy, mới có phước đức”. Có kẻ trí nạn lại rằng: “Nếu như vậy thời chúng-sinh ở địa ngục thường đốt nướng, loài ngạ-quỷ bị đói khát, loại côn trùng hay bay vào lửa; loài cá trạch ở nước, heo, dê, chó thảy thường nằm trên phân đất. Các loài này thảy cũng nên được phước?” Kẻ ngoại đạo kia đáp rằng: “Cần do cố tâm chịu đựng khổ não nầy thời có phước đức, chứ chẳng phải cố tâm mà được vậy”. Địa ngục thảy chẳng phải chịu khổ đốt t hảy. Nếu chẳng cố tâm mà có phước ấy, thời trong địa ngục thảy cũng nên có phước? Có những lỗi như thế. Nếu chẳng cố tâm mà có tội và phước, thời đời không có người lành. Tại vì sao? Vì ở trong bốn oai nghi thường giết chúng-sinh. Việc nầy không thể được. Phải biết chẳng cố tâm, thời không tội phước. Lại không được sinh về chỗ đẹp, vì thường bị tội vậy. Mà thật có các vị Phạm-vương và các thân tuyệt đẹp, nên biết nghiệp không cố tâm là không tội phước. Lại trong pháp của các ngươi ăn thức ăn bất-tịnh, thời đều có tội. Nếu suy nghĩ cho kỹ, tất cả đồ uống ăn đều là bất tịnh, ăn thức ăn bất-tịnh đều phải đắc tội. Như vậy đụng đến rượu thảy, thời chẳng phải Bà-la-môn. Nếu chẳng thấy nghe, đem tịnh tâm mà ăn, bèn không tội ấy. Phải biết lìa tâm, thời không tội phước gì cả. Lại với việc cúng trời, đem phước tâm nên mới giết dê, khiến dê sinh lên trời. Vì phước tâm mà giết nên có phước đức. Nếu chẳng phải vậy, tất cả sát sinh đều được phước mà cũng bị tội. Lại như Bà-la-môn nói: “Hoặc có khi trộm cướp mà không tội: Như thiếu ăn bảy ngày được theo Thủ-đà-la mà lấy; nếu đói mạng gần chết thì theo Bà-la-môn mà lấy. Cũng muốn sanh con đẹp nên tà dâm không tội”. Nếu chẳng vì cố tâm, thời chẳng nên có các việc sai khác như trên. Nên biết, nếu người chẳng cố tâm ác ý mà cho kẻ khác uống độc, do đâu đắc tội? Nếu cố tâm cho người chất độc, độc trở lại làm lành bệnh, thời ưng đắc phước? Như bố thí cho người ăn, món ăn ấy chẳng tiêu, khiến người phải chết, vậy là đắc tội sao? Nếu chẳng cố tâm mà có tội phước ấy là pháp lộn xộn. Lại người đời, tất cả việc đều tin nơi tâm, như tức một lời nói năng sinh vui hoặc giận. Đánh đập thảy cũng như vậy. Nên biế các nghiệp đều do nơi tâm. Lại ý nghiệp rất hơn hết (qua phẩm sau sẽ nói) nên biết các nghiệp tại tâm. Lại như người trí huệ tuy ở nơi ngũ dục mà chẳng bị đắc tội, đều là nhờ sức của ý. Tại vì sao? Vì kẻ trí thấy sắc chẳng khởi tâm tưởng bậy, nên không lỗi đắm sắc. Thanh thảy cũng như vậy. Nếu chẳng khởi tưởng bậy mà có lỗi ấy, thời tất cả thấy nghe, lẽ đều có lỗi. Vậy thời ý nghiệp vô dụng. Kẻ trí lấy trí huệ làm đầu, tuy thọ ngũ dục mà chẳng tham đắm; ngũ dục tuy tồn tại, vì tâm nhàm chán nên có thể chẳng đắm nhiễm, đấy chẳng phải là sức ý nghiệp ư? Vậy nên chẳng có không cố tâm mà đắc tội phước.

Hỏi: Ông nói tướng thiện và bất-thiện là tổn hại hay lợi ích cho kẻ khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nếu người tự đem vật dưỡng thân mà làm phước nghiệp người ấy tự ăn cũng vẫn có phước đức. Lại tháp chùa phi chúng-sinh số tưới quét cũng đắc phước. Lại lễ kính thảy đối với kẻ khác vô ích. Chỉ tổn hại công đức kẻ khác chẳng nên có phước. Lại chẳng những phát tâm nên có phước đức mà tùy đem áo cơm lợi ích cho người khác bấy giờ mới có phước. Như vậy thời kẻ tu từ-bi, lẽ chẳng có phước. Lại như tháp chùa thảy phi chúng-sinh-số, hoặc đọat của hại vật, hoặc làm hư nát, lại chẳng có tội. Lại chẳng hiện trước mặt mà ác khẩu mắng người ta, lẽ chẳng có tội, vì họ chẳng nghe, đâu tổn giảm chi mà tội. Lại đối với người khác, chỉ sinh ác tâm mà chẳng khởi thân khẩu, đâu có hại gì, ấy lẽ đều chẳng đắc tội. Lại hoặc tự chửi mình và giết thân mình, hoặc tự tà hành cũng hoặc khi đắc tội. Vậy nên tướng thiện và bất thiện, chẳng những tổn hại hay lợi ích kẻ khác.

Đáp: Ngươi nói tự đem đồ dưỡng thân có phước ấy. Việc này chẳng phải lẽ. Nếu tự cúng-dường cho mình có phước ấy, thời không có người khác đáng cúng-dường. Mà thật kẻ cầu phước đức cúng-dường cho người khác. Lại tùy tự mình phước lại càng mỏng, nên biết tự vì mình chẳng nên có phước. Lại ngươi nói tự ăn là làm phước nghiệp. Nếu tự dưỡng thân là lợi ích cho kẻ khác. Đấy là do nơi tâm mới năng sinh phước đức, chứ chẳng phải do tự mà được phước vậy. Ngươi nói Tháp chùa phi chúng-sinh tưới quét cũng được phước ấy. Người nầy nghĩ công đức Phật đối với trong chúng-sinh là bực cao cả. Vậy nên tưới quét. Việc nầy cũng do chúng-sinh nên được phước vậy..

Hỏi: Phật đã diệt độ, chẳng gọi chúng-sinh. Như trong kinh nói: “Phật chẳng có, chẳng phải không, cũng chẳng phải có không, cũng chẳng phải chẳng có chẳng phải chẳng không”. Làm sao gọi là chúng-sinh được?

Đáp: Nếu đã diệt độ chẳng gọi chúng-sinh, người ấy nghĩ Phật khi chưa diệt-độ mà vì cúng dường, vậy nên được phước. Như người tế cha mẹ là nghĩ khi còn sống; nếu chẳng như vậy, chẳng gọi cúng-dường cha mẹ. Việc nầy cũng vậy. Ngươi nói lễ kính thảy với kẻ khác vô ích. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì lễ kính thảy, có nhiều lợi cho kẻ khác, là khiến cho kẻ kia sang trọng được người khác cung kính, ấy gọi lợi ích. Cũng khiến người khác theo học cung kính, ấy gọi phước đức. Lại những khi lễ kính kẻ khác, tự mình phá được thói ngạo mạn, vì phá được một phần bất-thiện, nên được nhiều lợi ích, cũng để hiển dương công đức của kẻ khác. Lễ kính thảy có những lợi ích như vậy. Lại ngươi nói lễ kính thảy tổn công đức kẻ khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì đem hảo-tâm mà lễ kính, chẳng phải như ngoại đạo vì muốn làm tổn kẻ kia mà hành lễ kính. Lại như bố-thí, nếu kẻ kia ăn uống chẳng tiêu, họ cũng tổn công-đức. Vậy thì bố-thí cũng chẳng nên có phước. Nên khi lễ kính thảy cần phải suy nghĩ kỹ, có phước thời làm. Như trong kính nói: “Có một Tỳ-kheo ở trong nhà tắm, đem tay thoa thân kẻ khác. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: Kẻ cúng dường này là A-La-Hán, kẻ thọ cúng dường là người phá giới. Các người nên học”. Không nên đem sư tử cúng dường chồn mèo thảy, ngươi nói chẳng những phát tâm mà được phước ấy. Tâm là gốc tất cả công đức, như người làm lợi mình và người, lợi đời nầy và đời sau, đều lấy thiện tâm làm gốc; như người làm tổn mình và người, tổn hại đời nầy và đời sau, đều do bất thiện tâm làm gốc. Lại người tu lòng từ, lấy quả báo từ-tâm làm lợi ích cho tất cả: Nghĩa là gió mưa phải thời, nhật nguyệt tinh tú chẳng sai thường độ, nước đại-hải chẳng tràn ngập, lửa đại-hỏa chẳng đốt cháy, làm được báo chẳng ưa mến; chính-thân mà làm được quả-báo ưa mến. Chẳng nói có báo thứ ba. Lại quả-báo phước đức thời được ưa mến như ý muốn, mà quả-báo tội lỗi thời trái lại với trên. Lại khổ, vui là quả-báo tội, phước. Chẳng khổ chẳng vui cũng là quả-báo thiện hành. Vậy nên biết vô-ký không có quả-báo.


PHẨM TÀ HẠNH THỨ 101

Đức Phật nói ba tà hạnh: Thân tà-hạnh, khẩu tà-hành, ý tà-hạnh. Thân tạo-tác ác nghiệp gọi là thân tà-hành. Tà-hành nầy có hai thứ: Một nhiếp thuộc vào mười bất-thiện-đạo, như giết, trộm, tà dâm; hai chẳng nhiếp, như roi, gậy, trói buộc, tự đâm vợ thảy và bất-thiện-đạo trước sau ác nghiệp.

Hỏi: Sát sinh thảy nầy là ba nghiệp bất-thiện, chỉ là tính thân nghiệp ư?

Đáp: Tội sát gọi sát bất-thiện nghiệp. Tội nầy thân cũng có thể tạo, tùy đem thân mình sát hại chúng-sinh. Khẩu nghiệp cũng có thể tạo, tùy đem lời dạy bày khiến người sát chúng-sinh; hoặc đem tâm phù chú mà sát cũng có thể tạo được, như có người phát tâm mà năng khiến kẻ khác chết. Tội trộm, dâm cũng như vậy. Chỉ tự làm thì bị tội đầy đủ. Lại thân nghiệp bất-thiện, hoặc lấy thân làm tướng, hoặc lấy khẩu làm tướng, hoặc phát tâm thời kẻ khác biết, lấy nhân-duyên nầy cũng tạo được tội sát thảy. Nhưng phần nhiều là do nhân tạo tác, nên gọi chung là thân-nghiệp. Khẩu-tà-hành, cũng như vậy. Khẩu gây ra ác nghiệp gọi khẩu-tà-hành. Trong đây cũng có hai thứ: Như khi có người quyết định hỏi, mà mình hiện trước mặt dối họ là nhiếp về bất-thiện đạo; kỳ dư thời chẳng nhiếp. Tà-kiến thâm sân thảy là ý-tà-hành.

Hỏi: Tại sao trong mười bất-thiện-đạo nói tà-kiến? Trong ba bất-thiện-căn nói si?

Đáp: Tà kiến là tên khác của si. Si nầy tăng trưởng bền chắc gọi là tà-kiến. Si lại không có tướng riêng, chỉ lấy điên đảo tham đắm, nên gọi là Si.

Hỏi: Trong kinh nói: “Các tà hành được quả-báo bất-ái, chính hành được quả-báo ái”. Tướng ái và bất ái nầy chẳng quyết định; như tức một sắc, mà có ái và bất ái. Vậy nên cần biện minh tướng ấy?

Đáp: Vui là tướng ái. Như trong kinh nói: “Phước báo gọi là vui”. Khổ là tướng bất ái. Như trong kinh nói: “Các ngươi đối với tội, phải sinh lòng sợ hãi, vì đấy là nhân duyên khổ vậy”.

Hỏi: Nếu vui là tướng ái ấy. Vậy thì heo chó thảy, ăn phẩn uế lấy làm vui, là quả phước đức sao?

Đáp: Là phước quả bất tịnh. Như nghiệp kinh nói: “Nếu phi thời thí, bất-tịnh thí, tâm khinh khi, tâm đục vẩn mà bố thí nơi phi Phước-điền”. Thí như vậy thảy thời được quả-báo ấy.

Hỏi: Như trong kinh nói chính hành được ái-báo. Tại sao lại nói do nhân-duyên chính hành được sinh lên trời?

Đáp: Có những kẻ tà hành cũng được sinh lên trời; hoặc bảo sinh trời là quả-báo tà hành. Nên trong kinh lại nói nhân duyên chính hành mới sinh về nơi ấy. Lại tà hành chính hành năng được thân hai đường thiện ác khác nhau. Khi thọ thân rồi ở trong đó chịu những khổ vui: Như nhân duyên tà hành ở trong ác đạo chịu khổ; nhân-duyên chính hành thời được hưởng vui Trời Người.


PHẨM CHÍNH HÀNH THỨ 102

Thân làm điều lành gọi là thân chính-hành. Khẩu, Ý cũng như vậy. Lìa sát-sinh thảy ba nghiệp bất-thiện gọi là thân-chính-hành. khẩu lìa bốn lỗi gọi là khẩu chính hành. Ý lìa ba bất-thiện gọi là ý-chính-hành. Ba món nầy nhiếp thuộc về Luật nghi. Chỗ khác gọi: Giới, định vô-lậu luật-nghi. Lại bao nhiêu lễ kính, bố-thí thảy là thiện-thân-nghiệp, đều gọi thân chính-hành. Chỗ khác gọi nói lời thật mềm-dịu thảy đều gọi khẩu chính-hành. Ý nghiệp chẳng tham thảy đều gọi ý-chính-hành. Gọi chung là tam-chính-hành.

Hỏi: Ngoại đạo, Thần-Tiên không có quả báo được giải thoát giới, người nầy năng được giới luật nghi chăng?

Đáp: Các ngoại đạo ấy từ nơi tâm sinh giới-luật-nghi, mà cũng gọi giới khẩu-thọ. Lại các người kia thảy cũng năng được nhiếp thuộc về chính-hành giới-luật-nghi. Như loài người thọ mạng chỉ còn mười tuổi mà nhờ thọ pháp bất-sát thời đẻ con thọ mạng được hai mươi tuổi.

Hỏi: Trong kinh nói: Chính-hành, tịnh-hành và tịch-diệt-hành. Có sai khác gì không?

Đáp; Có ông Luận sư nói: Kẻ phàm phu tu lành nơi thân khẩu, ý nghiệp gọi là chính-hành. Kẻ học-nhân đã đoạn gút nên tức nơi chính-hành nầy gọi là tịnh-hành. Bực vô-học-nhân đoạn gút, vì từ không gút sinh lời nói, nên gọi là tịch-diệt-hành. Lại vô-học-nhân rốt-ráo chẳng khởi nghiệp bất-thiện nên gọi là tịch-diệt-hành. Như nói: Thân, khẩu, ý đều là tịch-diệt-hành. Lại có người nói ba món hành nầy nghĩa dồng mà tên khác. Chỉ đẹp nơi chất-trực nên gọi là chính; lìa các phiền não nên gọi là tịch; lìa các bất-thiện nên gọi là tịch-diệt. Nên tuy có ba tên mà nghĩa chẳng khác.

Hỏi: Có ông Luận sư nói chỉ có tâm là tịch-diệt-hành chứ chẳng phải nghĩ. Nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Ba món hành nầy đều do nơi tâm. Tại vì sao? Vì lìa tâm không có nghĩ, cũng không có nghiệp thân khẩu nữa.

Hỏi: Trong kinh nói: “Người thấy chính hành được trọn nên, thời là thấy trời”. Nếu thấy thiên-số chẳng phải tất cả kẻ chính-hành đều sinh lên trời, cớ sao sqđ nói như vậy?

Đáp: Vì nói thiên-số nên việc nầy đã rõ. Những kẻ chính-hành tuy bất-tất sinh lên trời, nhưng nếu sinh về chỗ sang trọng, thời với trời tương-tự, nên mới nói thấy thiên-số. Các kẻ chính-hành đáng lẽ đều sinh lên trời mà hoặc bị các duyên phá hoại, vậy nên chẳng sinh; chỗ gọi là tà-chính-tạp-hành, vì tà-hành mạnh hơn nên chẳng được sinh lên trời. Như trong kinh Phật nói với A-Nan rằng: “Ta thấy có người tu ba chính-hành mà sinh vào ác-đạo”. Là người ấy quả-báo tà-hành đời trước đã chín mùi, nay tuy tu chính-hành vì chưa đầy đủ vậy. Lại có người khi sắp lâm-chung sinh khởi tâm tà-kiến, nên bị đọa ác-đạo; còn những kẻ tà-hành sinh về chỗ lành cũng như vậy. Cho nên pháp phàm phu chẳng nên tin vậy. Nên phải biết tùy theo nghiệp-lực mạnh nên thọ sinh có sai khác.



PHẨM KẾ NGHIỆP THỨ 103

Hỏi: Kinh nói có ba thứ nghiệp: Nghiệp buộc cõi Dục; nghiệp buộc cõi Sắc; nghiệp bụôc cõi Vô-sắc. Nghiệp nào là thế nào?

Đáp: Nếu nghiệp từ địa-ngục đến cõi trời Tha-hóa-tự-tại ở trong ấy chịu báo gọi là nghiệp buộc cõi Dục; từ cõi Phạm-thế đến cõi trời A-ca-ni-tra, chịu báo trong ấy gọi là nghiệp buộc cõi Sắc; từ hư-không-xứ đến phi hữu tưởng, phi-vô chịu báo tưởng, trong ấy gọi là nghiệp buộc cõi vô-sắc.

Hỏi: Nghiệp vô-ký và nghiệp bất-định báo, chẳng ở trong ba thứ nầy sao?

Đáp: Nghiệp nầy và quả-báo đều là buộc ở cõi Dục. Tại vì sao? Vì pháp nầy là nghiệp quả-báo cõi Dục vậy.

Hỏi: Pháp cõi Dục, chẳng phải tất cả đều là quả-báo, vậy nên chẳng phải?

Đáp: Tất cả pháp ở cõi Dục đều là nghiệp-báo buộc ở cõi Dục.

Hỏi: Nếu như vậy thời ngoại-đạo tà-luận cho rằng tất cả lãnh-thọ khổ vui đều là nghiệp nhân-duyên đời trước. Lại nghiệp quả-báo đời trước là thiện, bất-thiện có báo chẳng có báo. Lại công phu tinh-tấn vô sở dụng, nếu đều là nghiệp-báo lại cần gì nhọc công ư? Và nếu các phiền não và nghiệp đều là nghiệp-báo, thời không giải thoát được, vì nghiệp-báo chẳng tiêu hết vậy?

Đáp: Ngươi nói ngoại đạo tà luận, việc nầy chẳng trúng. Vì ngoại đạo nói như vầy: “Khổ vui tốt xấu chỉ là nghiệp quả-báo đời trước”. Vậy thời chẳng cần nhân duyên hiện tại. Mà thật thấy muôn vật từ hiện tại duyên sinh, như hạt-giống chẳng hạn. Nên chẳng được nói tất cả đều từ nghiệp nhân duyên đời trước. Lại do nhân do duyên muôn vật mới được sinh, như lấy hạt giống làm nhân, đất, nước, thời gian, không gian thảy làm duyên. Nhãn thức lấy nghiệp làm nhân, nhãn sắc thảy làm duyên.. Vậy nên chẳng đồng với tà luận ngoại đạo. Ngươi nói nghiệp quả-báo đời trước. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì hiện thấy do quả mới có quả khác nối nhau sinh, như do lúa sinh lúa. Như vậy do báo sinh báo, đâu có lỗi chi? Lại như người ẩn tật bất năng nam, và sự dâm dục của loại chim sẻ, chim uyên ương thảy, sự giận dữ của loại rắn độc thảy, phải biết đều là nghiệp quả báo đời trước.

Hỏi: Nếu từ báo sinh báo vậy là vô cùng?

Đáp: Tôi nói ba thứ nghiệp báo: Thiện, bất thiện và vô-ký. Từ thiện và bất thiện sinh báo vô-ký chẳng sinh, nên chẳng phải vô cùng, như từ lúa sinh lúa; ở trong ấy từ hạt giống sinh mộng, chẳng từ bắp thảy sinh. Như vậy từ quả báo thiện và bất thiện mới có quả-báo khác sinh chẳng từ vô-ký báo mà sinh. Ngươi nói chẳng cần nhọc công ấy. Tuy từ nghiệp sinh báo nhưng cần phải gia công nhiên hậu được thành. Như nhờ được nghiệp lúa mới có lúa sinh, nhưng cần phải có giống thảy, vậy mới được thành. Ngươi nói không có giải thoát. Việc này chẳng phải lẽ. Được chân trí là ác nghiệp diệt hết, cũng như rang giống chẳng còn sinh được, nên không bị lỗi không giải thoát. Lại các pháp có sinh ra đều lấy nghiệp làm gốc. Nếu không có nghiệp làm gốc làm sao năng sinh. Lại sinh của muôn pháp đều có định phần, như pháp nầy quyết từ thân người nầy sinh, mà chẳng ở thân các người khác. Nếu không có nghiệp làm gốc, thời làm sao quyết định sự sai khác vậy.

Hỏi: Nếu pháp chỉ từ nhân mà sinh, như từ đậu sinh đậu có lỗi gì?

Đáp: Việc nầy cũng lấy nghiệp làm gốc, vì nghiệp nhân duyên được đậu, nên mới có từ đậu sinh đậu. Tại sao biết được? Là thời kỳ thượng-cổ người ta tu hạnh lành, nên nếp gạo tự sinh, nên biết nghiệp là gốc mới có đậu sinh đậu.

Hỏi: Vậy thì chúng-sinh-số vật từ nghiệp đời trước mà sinh?

Đáp: Chẳng phải phi-chúng-sinh-số vật cũng lấy nghiệp làm gốc. Tất cả chúng-sinh có quả-báo cộng-nghiệp, nghĩa là được chỗ ở, nhờ nghiệp nhân duyên nên có đất thảy; nhờ nghiệp nhân duyên sáng nên có mặt trời trăng thảy. Nên phải biết vật sinh đều lấy nghiệp làm gốc. Tại vì sao? Vì là đời trước đều có sở do của sức bố-thí, trì-giới thảy, vậy nên cũng từ nghiệp thảy sinh.

Hỏi: Nếu pháp vô-lậu cũng từ nghiệp sinh, đấy cũng gọi pháp bị ràng buộc, vậy thì không được. Vì lẽ trong kinh nói có thọ pháp chẳng bị buộc mà!

Đáp: Pháp vô-lậu lấy chân-trí làm nhân, lấy nghiệp làm duyên, vì sức lớn mạnh nên gọi là chẳng buộc.

Hỏi: Nghiệp nào chị quả-báo cõi Dục? Nghiệp nào chịu quả-báo cõi Sắc, và cõi vô-sắc?

Đáp: Nếu ở trong ba cõi Dục, Sắc, vô-sắc khởi mười nghiệp bất thiện, thời chịu quả báo cõi Dục.

Hỏi: Nếu ở trong cõi Sắc, Vô-sắc cũng có thể khởi mười nghiệp bất thiện chăng?

Đáp: Trong ấy có thể khởi nghiệp bất thiện. Như trong kinh nói trong kia có tà kiến. Tà-kiến chẳng phải bất thiện sao?

Hỏi: Tà kiến ở trong ấy là vô-ký chẳng phải bất-thiện vậy?

Đáp: Chẳng phải vô-ký. Tại sao biết được? Vì trong kinh Phật nói: “Tà kiến là nhân khổ-não”. Người tà-kiến khởi ra những nghiệp thân, khẩu và ý, có bao nhiêu tạo tác đều là quả-báo khổ, in như trái mướp đắng toàn tứ đại đều là một vị đắng. Như cõi Dục tà-kiến bất-thiện; cõi Sắc và vô-sắc cũng lấy tướng nầy nên cũng gọi là bất thiện, vì tướng đồng nhau. Như Phạm-thiên Bà già bảo các Phạm kia rằng: Các ngươi đừng đến Cù-Đàm sa môn Phật, Ta ở đây có thể độ thoát cho các ngươi,” là khởi tâm khẩu bất thiện ở tại cõi Sắc. Lại có các Phạm-thiên ở cõi kia nạn hỏi Phật. Có các việc như vậy. Lại người ở cõi Sắc, Vô-sắc bảo: Đấy là Nê-Hoàn. Đến khi mạng chung thấy ấm-thân ở cõi Dục, Sắc liên sinh tà kiến bảo: Không có Nê-Hoàn. Rồi bài báng Pháp vô-thượng vậy. Làm sao chẳng phải bất thiện ư? Vì những việc nầy nên biết trong ấy có nghiệp bất thiện.

Hỏi: Nếu ở trong ấy nghiệp bất-thiện, nghiệp nầy bị buộc chỗ nào?

Đáp: Nghiệp bât thiện nầy thời chịu quả-báo cõi Dục, vì buộc ở cõi Dục vậy. Nghiệp thiện có ba bực: thượng, trung, hạ. Nghiệp hạ chịu quả-báo cõi Dục; trung, chịu quả-báo cõi Sắc; thượng chịu quả-báo cõi Vô-sắc. Lại có người nói: “Nghiệp lành chịu báo ở cõi Sắc là nhiếp thuộc về tứ-thiền; chịu báo cõi vô-sắc là nhiếp thuộc về tứ-vô-sắc định. Kỳ dư tâm tán loạn khởi nghiệp thời chịu quả-báo ở cõi Dục”.

Hỏi: Tại sao trong ấy khởi nghiệp lành mà chịu quả-báo cõi Dục?

Đáp: Như trong đây nhiếp tâm khởi nghiệp lành, thời trong kia chịu báo; như vậy trong kia tản tâm khởi nghiệp lành, thời trong đây chịu báo. Lại như cõi Sắc, vô-sắc khởi nghiệp chẳng lành thời ở trong cõi Dục chịu báo. Nghiệp lành trong kia cũng như thế.

Hỏi: Nếu ở cõi Sắc, vô-sắc chẳng năng khởi nghiệp lành buộc về cõi Dục?

Đáp: Trong ấy không có nhân-duyên nầy. Nếu ở cõi Dục năng khởi nghiệp lành cõi Sắc, Vô-sắc. Mà ở cõi Sắc, Vô-sắc lại chẳng năng khởi nghiệp lành cõi Dục sao! Lại các ngươi nói: “Ở trong cõi Sắc năng sinh tâm vô-ký cõi Dục”. Nếu năng sinh tâm vô-ký, tại sao chẳng năng sinh thiện tâm ư? Lại trong kinh Phật bảo Thủ-Thiên-Tử rằng: “Phải niệm trụ-tâm thọ thô tướng”. Thô-tướng tức là tâm buộc cõi Dục. Người nầy tùy đem thiện-tâm nghe pháp lễ Phật, đều là buộc tâm ở cõi Dục. Nếu chẳng như vậy chẳng gọi thô-tướng. Lại trong ấy cầu niệm tài phước. Như nói: “Bạc Đức Thế Tôn! Tôi đối với ba việc không nhàm nên mạng chung trong đây sinh về cõi trời Vô-nhiệt”. Nghĩa là chiêm bái Phật, nghe Pháp, và cúng-dường Tăng. Cầu niệm tài phước là buộc tâm về cõi Dục. Lại trong đây có kẻ niệm Phật thảy mà chẳng cầu tài phước nên phải biết có thiện buộc về cõi Dục.


PHẨM TAM BÁO-NGHIỆP THỨ 104

Hỏi: Trong kinh Phật nói ba thứ nghiệp-báo: Hiện-báo, sinh-báo, hậu-báo.Thứ nào là thế nào?

Đáp: Nếu thân này gây nghiệp tức thân này chịu, gọi là hiện-báo; đời nầy gây nghiệp đời sau chịu báo, gọi là sinh báo; đời nầy gây nghiệp quả sau các đời sau nữa mới chịu báo, gọi là hậu-báo, vì qua sau đời sau nên gọi là hậu.

Hỏi: Báo nghiệp thân trung ấm ở chỗ nào mới chịu?

Đáp: Hai chỗ chịu: Nghiệp trung ấm thứ lớp ở chỗ sinh báo chịu, vì sinh có sai khác nên gọi có trung-ấm; nghiệp các trung-ấm khác ở chỗ hậu-báo chịu.

Hỏi: Ba thứ nghiệp này là báo quyết định hay đời quyết định?

Đáp: Có người nói: “Báo định: Nghiệp định-báo quyết định đời hiện chịu báo. Hai thứ kia cũng vậy”. Tuy có thuyết nầy, nhưng nghĩa ấy chẳng trúng. Tại vì sao? Vì nếu như vậy chẳng những ngũ-nghịch gọi là định báo mà trong lục-túc A-tỳ-đàm cũng nói ngũ nghịch là định báo. Lại trong kinh Giêm-lượng cũng nói bất-định. Có nghiệp phải chịu quả-báo địa ngục mà người nầy vì tu thân giới tâm huệ nên có thể chịu quả-báo đời hiện này. Vậy nên ba thứ nghiệp cần phải là đời quyết định, vì báo nghiệp đời hiện bất tất đời hiện này chịu. Nếu chịu thời nên hiện chịu chứ chẳng phải các chỗ khác. Hai thứ nghiệp kia cũng như vậy.

Hỏi: Trong nghiệp gì năng thọ hiện báo?

Đáp: Có người nói nghiệp nhặm mau hiện chịu báo, như đối với Đức Phật các vị Thánh-nhân và cha mẹ thảy mà khởi nghiệp thiện, ác là hiện chịu ngay quả-báo. Nếu nghiệp chẳng nhặm mà nặng thời là đời sau chịu báo, như ngũ-nghịch thảy; vừa nhặm vừa nặng, thì sau đời sau mới chịu, như nghiệp Vua Chuyển-Luân hoặc nghiệp Bồ-tát. Lại có người nói: Ba thứ nghiệp này tùy nguyện quả-báo. Nếu nghiệp nguyện đời nay thọ tức là hiện-thọ, như bà Mạc-Lợi phu nhân đem phần ăn của mình cúng dường Phật, nguyện được làm phu nhân cho Vua đời hiện. Hai nghiệp kia cũng như vậy. Lại tùy nghiệp nào chín thời thọ trước.

Hỏi: Nghiệp quá-khứ sao gọi là chín?

Đáp: Đầy đủ tướng nặng, thế gọi là chín.

Hỏi: Vả có một niệm khởi nghiệp, một niệm kế thọ báo không?

Đáp: Không có được! lẫn lữa rồi mới thọ, như hạt giống lần lữa sinh mộng, nghiệp pháp cũng như vậy.

Hỏi: Như những người còn ở trong thai, khi ngủ mê và điên cuồng thảy, có thể nhóm nghiệp không?

Đáp: Những trường hợp như vậy, hễ có nghĩ thời năng nhóm nghiệp, nhưng chẳng đầy đủ.

Hỏi: Nếu lìa đất cõi Dục nầy có thể khởi nghiệp cõi Dục này không?

Đáp: Người có ngã tâm đều nhóm nghiệp ấy, nếu lìa ngã tâm thời không nhóm lại.

Hỏi: A-La-Hán cũng kính lễ tu phước thảy, nghiệp nầy tại sao chẳng nhóm?

Đáp: Vì tâm chúng-sinh nên các nghiệp mới nhóm. A-La-Hán không ngã-tâm nên các nghiệp chẳng nhóm. Lại A-La-Hán tâm vô-lậu, mà kẻ vô-lậu tâm chẳng nhóm các nghiệp. Lại trong kinh nói: “Dứt nghiệp tội phước gọi là A-La-Hán”. Người nầy chẳng nhóm nghiệp tội phước và nghiệp bất-động, chịu nghiệp cũ đã xong, nghiệp mới chẳng tạo.

Hỏi: Bực học-nhân có nhóm các nghiệp không?

Đáp: Cũng chẳng còn nhóm. Tại vì sao? Vì trong kinh nói: “Người nầy phá tan các nghiệp chẳng nhóm chẳng chứa, diệt hết thảy”. Có ông Luận-sư nói: Kẻ học nhân này có ngã-mạn, nên cũng nhóm các nghiệp, nhưng nhờ sức vô-ngã-trí, nên bất tất chịu báo.

Hỏi: Ba thứ nghiệp nầy ở chỗ nào tạo được?

Đáp: Tất cả chỗ trong ba cõi đều tạo được.

Hỏi: Nghiệp bất định có hay là không?

Đáp: Có. Nếu nghiệp hoặc hiện báo, hoặc sinh-báo, hoặc hậu-báo, đây gọi là bất-định. Nghiệp như vậy nhiều.

Hỏi: Nếu biết ba thứ nghiệp nầy được lợi gì?

Đáp: Nếu năng phân-biệt ba thứ nghiệp nầy thời sinh chính kiến. Tại vì sao? Vì hiện thấy có kẻ làm ác mà hưởng giàu sang. Kẻ hiền thiện lại chịu khổ. Đối với việc như vậy hoặc sinh tà kiến cho rằng thiện ác không có quả-báo. Nếu được biết ba nghiệp nầy sai khác như vậy, thời sinh chính kiến. Như nói kệ rằng:

“Làm ác thấy vui,

Vì ác chưa chín;

Đến lúc ác chín,

Tự thấy chịu khổ.

Làm thiện thấy khổ,

Vì thiện chưa chín

Đến khi thiện chín,

Tự thấy hưởng vui”.

Lại kinh Phân biệt đại-nghiệp nói: “Kẻ bất-đoạn-sát được sinh lên trời”. Người nầy nếu đời trước có phước, nên khi mạng chung phát thiện-tâm mạnh-mẽ năng biết như vậy thời sinh chính kiến. Vậy nên cần biết tướng ba thứ nghiệp.

PHẨM TAM THỌ BÁO NGHIỆP THỨ 105

Hỏi: Trong kinh Phật nói ba thứ báo nghiệp: Báo vui, báo khổ và báo nghiệp chẳng khổ chẳng vui. Thứ nào là thế nào?

Đáp: Thiện-nghiệp được báo vui; bất-thiện-nghiệp bị báo khổ, nghiệp bất động được báo chẳng khổ chẳng vui; nghiệp nầy bất tất quyết định chịu, nếu chịu thời chịu báo vui, chẳng phải khổ thảy. Hai nghiệp kia cũng như vậy.

Hỏi: Các nghiệp nầy cũng được báo Sắc, tại sao chỉ nói Thọ thôi?

Đáp: Trong các quả-báo Thọ là rất hơn hết. Thọ là thật-báo, Sắc thảy là như đồ dụng-cụ. Lại trong cảnh duyên nói Thọ, như nói lửa khổ lửa vui; hoặc trong nhân có quả, như người thí-thực gọi là thí năm món lợi. Cũng như nói ăn tiền thảy.

Hỏi: Từ cõi Dục đến trong tam-thiền được thọ quả-báo chẳng khổ chẳng vui sao?

Đáp: Được thọ.

Hỏi: Do nghiệp-báo nào?

Đáp: Là nghiệp-báo hạ-thiện. Nghiệp Thượng-thiện thời thọ báo vui.

Hỏi: Nếu như vậy, tại sao nói trong đệ tứ-thiền và vô-sắc định ư?

Đáp: Kia là tự địa. Tại vì sao? Vì trong ấy chỉ có một thứ quả-báo nầy mà không có thọ nào khác, vì là tịch-diệt vậy.

Hỏi: Có người nói buồn chẳng phải nghiệp báo. Việc ấy thế nào?

Đáp: Tại sao chẳng phải ư?

Hỏi: Buồn chỉ lo tưởng phân-biệt mà sinh, nghiệp báo chẳng phải là tưởng phân -biệt vậy. Lại nếu buồn là nghiệp-báo thời nghiệp-báo nhẹ, nên chẳng phải báo vậy. Lại buồn nầy khi ly-dục là dứt, mà nghiệp báo khi ly-dục chẳng dứt. Vậy nên biết buồn chẳng phải nghiệp báo?

Đáp: Ngươi nói buồn do tưởng phân-biệt sinh nên chẳng phải báo ấy. Vui cũng là Nghiệp-báo. Vui nầy có hai thứ: một vui, hai mừng. Mà vui mừng cũng do tưởng phân-biệt sinh, lẽ chẳng nên gọi là báo? Ngươi nói thời nghiệp-báo nhẹ. Buồn nầy nặng hơn khổ. Tại vì sao? Vì buồn là người ngu, những kẻ hữu-trí họ không buồn, vậy nên khó trừ, cũng năng thâm sinh phiền não. Lại trong tứ-bách-quán nói: Tiểu nhân thân khổ, quân-tử tâm ưu. Lại buồn lo nầy phải cần đem trí mới dứt được; thân khổ khi vui cũng năng trừ được. Lại buồn năng sinh khổ-não trong ba đời, chỗ gọi ta trước có khổ, nay khổ sẽ khổ nữa. Lại buồn là chỗ trụ-xứ của các phiền não. Như trong kinh nói là chỗ ở của phiền não. Nên nói mười tám món ý-hành, bởi trong năm thức chẳng sinh phiền não vậy. Lại trong kinh nói: “Buồn là hai mũi tên, vì chịu khổ hai lần vậy như người bị hai mũi tên đâm vào một chỗ thời chịu khổ gấp đôi”. Như vậy người ngu bị khổ bức bách lại càng thêm buồn lo, nên thân tâm khổ-não lắm hơn khổ thường vậy. Lại kẻ ngu thường buồn lo. Tại vì sao? Vì người ấy ân-ái trái lìa, oán tắng hội hợp, cầu chẳng được thảy, nên thường lo buồn khổ-não. Lại buồn nầy do hai nhân sinh: Một do mừng sinh, hai do buồn sinh. Như mất vật sở-ái là do mừng sinh, như trong kinh nói; “Đức Phật hỏi vua Ba-Tư-Nặc rằng: Ngươi yêu mến nước Ca-thi-kiều-tát-la không?” Lại nói : “Chư Thiên vui sắc, tham sắc, sắc nầy nếu hoại, thời sinh buồn khổ”. Đấy gọi là mừng sinh. Do buồn sinh: Do việc ghét mà sinh, cũng do ganh-ghét thảy sinh. Kẻ chưa ly-dục ganh ghét thảy các món kiết thường não-hại nơi tâm. Như nói kẻ thiên-nhân nhiều kiết bủn-xỉn, ganh-ghét. Lại nhiều chúng-sinh bởi chọc tức kẻ khác nên bị quả-báo buồn khổ, như nói tùy trồng giống sinh quả. Nên biết buồn là nghiệp-báo. Người nói khi ly-dục dứt nên chẳng phải báo ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tu-Đà-Hoàn chưa ly dục cũng dứt được báo địa ngục thảy. Có thể cho báo địa ngục thảy là chẳng phải quả-báo nặng ư? Cho nên không thể cho ly dục dứt, bèn gọi là chẳng phải quả-báo.

Hỏi: Báo-nghiệp chẳng khổ chẳng vui gọi là bất-động. Nghiệp nầy là lành lẽ phải thọ báo vui, cớ sao lại thọ báo chẳng khổ chẳng vui?

Đáp: Thọ nầy bất-động mới là thật vui, vì tịch-diệt nên gọi chẳng khổ chẳng vui. Lại trong kinh nói: Trong lạc-thọ tham sai khiến. Lòng tham trong ấy ở thọ trong ấy sai khiến nên biết là vui vậy.


PHẨM TAM CHƯỚNG THỨ 106

Hỏi: Trong kinh nói ba chướng: Nghiệp chướng, phiền não chướng, báo chướng. Thứ nào là thế nào?

Đáp: Nếu các nghiệp phiền não và báo, năng ngăn Đạo giải thoát, nên gọi là chướng.

Hỏi: Năng chướng pháp gì?

Đáp: Tu thiện thí, giới để hồi hướng cho ba cõi, đây hay bị ngăn Đạo. Lại báo nghiệp quyết định chịu đấy cũng bị ngăn. Như trong kinh nói: “Nếu người nầy quyết định nhóm chịu báo nghiệp, thời chẳng vào chính vị”. Đấy gọi là nghiệp chướng. Lại nếu người phiền não dày nhặm tăng lên thường ở nơi tâm, là phiền não chướng. Lại như người phiền não chẳng trừ khiển được, như những người bất năng nam thảy, tưởng dục, cũng gọi là phiền não chướng. Lại ở chỗ do tội ác sinh như địa ngục thảy, và tùy những chỗ sinh không thể tu Đạo được đều gọi là báo chướng.

Hỏi: Có người trước chẳng hiểu rõ hết kẻ tiền nhân, chẳng biết họ là kẻ lành, thời chẳng bố thí, vì nghĩ rằng: “Người kia, nêu bởi ta thí là được điều kiện gây các việc ác, thời ta có liên đới một phần trách nhiệm”. Như Phạm-chí thảy người xuất gia. Vậy nên các người xuất-gia, chẳng nên bố thí vì họ gây tân nghiệp bị buộc và ngăn ngại giải thoát vậy?

Đáp: Chẳng phải vậy. Vì kẻ khác làm tội phước với ta chẳng can hệ. Tại vì sao? Vì trong nhân duyên tột phước có nhiều tội lỗi. Tại vì sao? Như chúng-sinh là nhân-duyên sát, nếu không chúng-sinh lấy chi mà sát? Vậy thời kẻ chết lẽ phải có tội. Lại như kẻ giàu là nhân-duyên trộm. Sắc đẹp là nhân-duyên tà-dâm. Người khác là nhân-duyên nói dối thảy. Ngụy xưng thảy là nhân-duyên lường gạt. Kẻ mua lẽ cũng có tội? Lại kẻ thọ làm nhân-duyên cho kẻ thí lẽ cũng được phước. Như người đạo giếng ao thảy, kẻ dùng nước lẽ đều được phước? Vậy thời chẳng cần tự làm phước-đức. Mà thật chẳng phải vậy. Vậy nên trong nhân-duyên chẳng phải có tội phước. Lại phước phần của kẻ thọ giả lẽ phải tiêu hết, thời người ấy chẳng theo kẻ khác mà thọ thí. Tại vì sao? Vì đem phần phước đức của mình mà đổi láy đồ uống ăn vậy. Lại kẻ thí giả nhiều tội mà ít phước. Tại vì sao? Vì đâu có bao nhiêu kẻ Bà-la-môn hay làm lành; phần nhiều đem tâm tam độc vẩn-đục chìm-đắm trong ngũ-dục, chẳng siêng tu hành. Vậy nên kẻ thí-giả lẽ phải tội nhiều mà phước ít. Lại các Phạm-chí thảy tự xưng là kẻ hiện nhân tu hành pháp lành. Mà sự thật những người ấy không thể nhiếp tâm chính quán các pháp thiền-định. Nếu lìa thiền-định, thời khó điều phục được tâm. Vậy nên kẻ thí-giả thí cho người chưa ly-dục lẽ phải bị tội nhiều? Lại như người cúng dường cha mẹ, cung cấp cho vợ con, thân bằng quyến thuộc bè-bạn đều ưng bị tội, thời không có người được phước phần. Mà thật chẳng phải vậy. Vậy nên tội phước chẳng ở trong nhân-duyên. Lại pháp trì giới thảy cũng lợi cho kẻ khác, vì người này chẳng sát sinh nên thí mạng sống cho tất-cả thời kẻ trì-giới bị phần đại tội? Vì chẳng sát nên kẻ tiền nhân được sống lâu làm các điều ác, ác ấy đều là lẽ phải kẻ trì giới chịu một phần như vậy thì kẻ cầu phước đều bèn phải sát-sinh, chứ chẳng nên trì giới? Lại như người thuyết-pháp khiến cho kẻ khác tu phước, nhờ nhân duyên tu phước về sau được giàu sang; giàu sang thời kiêu-ngạo, buông-lung; ngạo lung thời gây các việc ác; các ác nầy kẻ thuyết-pháp đều phải có phần trách nhiệm? Lại nhân-duyên thì khiến người khác giàu, vì nhân-duyên giàu gây làm các tội cũng ưng là kẻ thí phải chịu một phần. Vậy thì Phạm-chí chỉ thọ mà chẳng thí, cũng chẳng nên thí cho ai. Mà nay Phạm-chí chỉ thọ mà chẳng thí nên biết đấy là tà đạo. Lại như các vị vua đúng như pháp mà trị dân cũng ưng có tội? Lại như con làm tội, cha mẹ phải có trách nhiệm, vậy thì lẽ chẳng nên sinh con? Lại như thầy thuốc giỏi chữa lành bệnh lẽ cũng phải tội, vì kẻ được sống sẽ làm nhiều tội vậy. Lại trời mưa phải thời nuôi lớn ngũ cốc lẽ ra trời cũng đắc tội, vì cứu sống và nuôi nhiều chúng-sinh ác vậy. Lại kẻ thí ăn lẽ cũng bị tội, vì kẻ ăn hoặc chẳng tiêu vật ăn khiến chết mất mạng; và những người chưa ly-dục vì đắm say thực vị, nên kẻ thí-giả lẽ cũng bị tội. Vậy thì thí-giả thường phải buộc thọ giả lập lời thề rằng: Nay ăn vật ăn của ông quyết chẳng làm ác, nhiên hậu mới cho. Nếu chẳng làm vậy thời th í giả mất cả hai mặt.

Hỏi: Trong kinh cũng nói: “Nếu Tỳ-kheo ăn cơm, mặc áo của thí-chủ, vào vô-lượng thiền-định, nhờ nhân-duyên nầy nên thí-chủ ấy được phước vô-lượng”. Nếu nhờ nhân-duyên nầy mà được phước ấy, thì tại sao chẳng bị tội ư?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo thọ dụng cơm áo của thí-chủ, vào vô-lượng thiền-định. Là phước bố-thí của thí-chủ tự được tăng-trưởng, chứ chẳng được phước thiền-định, như ruộng tốt nên thu hoạch nhiều, mà ruộng xấu thời thu được ít. Như vậy ruộng Phước-điền tốt thời trả báo cho thí-chủ được phước nhiều, mà phước-điền xấu thời phước ít, chứ chẳng phải do thọ giả làm phước làm tội mà thí-giả chịu ảnh hưởng. Vậy nên chẳng bởi tội phước nhân-duyên mà bị tội hay được phước. Kẻ kia tuy là nhân-duyên, mà tội phước phải do tự mình khởi ra ba nghiệp.

Hỏi: Người chưa ly-dục tâm chẳng tự-tại quyết có tham đắm, nên người xuất gia chẳng phải tu thí.

Đáp: Nếu như vậy thời người xuất-gia trì-giới thảy đều có phước đức, đấy cũng nên bỏ. Nhưng đừng hồi-hướng về ba cõi mà phải vì Nê-Hoàn. Lại chỉ nên xa lìa phiền não các nghiệp bất-thiện. Tại vì sao? Vì các nghiệp nầy khi nhân, còn có thể đề phòng, mà đến khi quả không thể làm gì hơn được! Vậy nên các Đức Phật thường đối trong khi nhân nói pháp giáo-hóa, chẳng phải như Vua Diêm-Vương đến khi quả mới giáo-hóa bằng lối quở trách.

Hỏi: Trong ba nghiệp chướng nầy món nào nặng hơn?

Đáp: Có người nói báo chướng nặng hơn, vì chẳng giáo-hóa được vậy. Có người nói bởi tùy người nên tất cả đều nặng.

Hỏi: Món nào có thể chuyển được?

Đáp: Đều có thể khiến diệt được. Nếu có chuyển, ấy chẳng gọi là chướng vậy.

PHẨM TỨ NGHIỆP THỨ 107

Hỏi: Trong kinh Phật nói bốn thứ nghiệp: Báo nghiệp đen đen, báo nghiệp trắng trắng, báo nghiệp đen trắng đen trắng, và vô báo nghiệp chẳng đen chẳng trắng vì diệt hết nghiệp vậy. Thứ nào là thế nào?

Đáp: Báo nghiệp đen đen: Tùy bởi nghiệp nào đó sinh về chỗ não như A-tỳ địa ngục và các chỗ khổ não không báo lành, như súc-sinh ngạ-quỷ một phần ít. Cùng với đây trái nhau, tức nghiệp thứ hai. Tùy bởi nghiệp nào đó sinh về chỗ không khổ não, như hai cõi Sắc, Vô sắc và cõi Dục người Trời một phần ít, đen trắng lẫn lộn, tức nghiệp thứ ba. Tùy bởi nghiệp nào đó sinh về chỗ khổ não chẳng khổ não, như địa ngục súc-sinh ngạ-quỷ Người Trời một phần ít. Nghiệp thứ bốn gọi là vô lậu vì hay diệt hết ba nghiệp. Nếu nghiệp hai đời bị quở: Nay quở, sau quở: Người này bị tội đọa ở chỗ tối đen, không có tiếng tăm, nên gọi là đen. Lại hai đời khổ-não: nay khổ sau khổ nên gọi là đen.

Hỏi: Nghiệp nầy thứ nào năng sinh về chỗ thuần khổ não?

Đáp: Tâm nối nhau làm ác, không có ăn năn, không có điều lành để tiêu diệt nghiệp ác, đấy gọi năng sinh chỗ thuần khổ não. Lại đem tà-tâm gây các ác; Lại đối với người trọng gây ác, chỗ gọi cha mẹ và các người lành; lại đối vói chúng-sinh làm ác không sót chút lòng thương: như giết chúng-sinh, hoặc cướp hết của vật, hoặc nhốt nơi lao ngục mà chẳng cho ăn, hoặc đánh khảo nặng nề khiến không còn chút vui. Các nghiệp như thế sinh về chỗ khổ thuần túy. Nghiệp báo trắng trắng: Như người thuần nhóm các lành, không có chẳng lành. Thế lực hai nghiệp này rất to, các nghiệp khác không hơn được: Như khi chịu nghiệp báo đen thì chẳng dung báo trắng khi chịu nghiệp báo trắng thì chẳng dung báo đen. Tại vì sao? Vì tất cả chúng-sinh đều nhóm lành, chẳng lành sức nghiệp ngăn nhau, nên chẳng được đồng chịu cùng lúc. Như hai người cùng kéo giành một vật ai mạnh lôi trước. Nghiệp thứ ba báo yếu ớt, vì lành, chẳng lành lẫn lộn vậy nên chịu báo cùng thay nhau mà hơn vậy.

Hỏi: Có người nói: Nếu chẳng lành chịu báo ác đạo, đấy gọi là nghiệp thứ nhất. Lành buộc ở cõi Sắc, gọi nghiệp thứ hai. Trong cõi Dục buộc người trời chịu nghiệp báo lẫn lộn đấy gọi nghiệp thứ ba. Mười bảy bực học tư trong Vô ngại Đạo, gọi là nghiệp thứ tư. Nghĩa này như thế nào?

Đáp: Đức Phật tự nói tướng các nghiệp nầy: Nếu người khởi gây tội nơi thân-khẩu-ý, thì sinh về chỗ khổ não, thân chịu khổ não, và chịu lấy các món chịu đều chẳng như ý-muốn. Cho nên tùy khiến chúng-sinh về chỗ thuần khổ, đấy gọi nghiệp thứ nhất. Cõi Sắc và vô sắc thời thuần hưởng vui Trời người cõi Dục cũng có kẻ thuần hưởng vui như trong kinh nói: “Có người vui cũng có sáu món xúc, người trong cảm giác các món trần, không chẳng tùy ý”. Đấy là nghiệp thứ hai.Gây nghiệp đen trắng lẫn lộn, là nghiệp thứ ba. Tất cả nghiệp vô-lậu là hết các nghiệp, vì trái nhau vậy, chứ chẳng phải mười bảy bực học tư gọi là nghiệp thứ tư.

Hỏi: Vô lậu thật trắng, cớ sao gọi là chẳng trắng?

Đáp: Tướng trắng nầy khác chẳng đồng trắng của nghiệp thứ hai. Trắng nầy rất hơn, vì không đối đãi nhau vậy. Như nói vị Chuyển-luân Thánh Vương thành tựu trong sạch hơn mắt Người Trời. Thật mắt người nầy hơn các người khác nên gọi là hơn người. Nghiệp nầy cũng vậy, hơn các nghiệp trắng khác nên nói chẳng trắng. Lại có người nói: Lẽ phải nói gọi báo nghiệp chẳng phải đen trắng, đấy thời không lỗi. Lại Nê-Hoàn chẳng gọi phải trắng. Vậy nên nghiệp nầy phải gọi chẳng phải trắng. Lại cũng phải nói chẳng phải trắng chẳng phải đen. Tại vì sao? Vì Nê-Hoàn gọi Vô-pháp. Nghiệp nầy là Nê-Hoàn nên gọi chẳng đen chẳng trắng. Lại người đời quí trọng nghiệp lành hữu lậu, nên gọi là trắng. Và nghiệp thứ tư năng bỏ nghiệp nầy, nên gọi chẳng trắng. Lại nghiệp nầy không có tướng đen nên cũng không có tướng trắng khá được. Lại báo trắng nên nghiệp gọi cũng trắng. Nghiệp nầy không báo nên chẳng gọi trắng.

PHẨM NGŨ-NGHỊCH THỨ 108

Thân kế sau chịu quả-báo nên gọi không-hở. Nếu đời hiện nầy chịu thời khổ não nhẹ, báo ít; vì nghiệp ấy nặng vậy, nên theo thứ lớp mau đọa vào địa ngục A-tì. Ngũ-nghịch: Bởi Phước-Điền đức trọng, nên gọi là nghịch. Chỗ gọi ác-tâm: Phá tăng, đâm thân Phật chảy máu, giết A-La-Hán, giết cha và mẹ. Vì chẳng biết ơn dưỡng-dục, nên gọi là nghịch. Nghịch tội nầy chỉ trong đạo làm người năng sinh khởi, chẳng phải trong các đạo khác, vì người có hiểu biết đặc-biệt vậy.

Hỏi: Giết Thánh-nhân khác có bị tội nghịch không?

Đáp: Kẻ giết Thánh-nhân phần nhiều đọa địa ngục, nếu giết A-La-Hán chắc chắn phải đọa địa ngục. Nếu người đánh Phật mà chẳng chảy máu cũng bị trọng tội, vì cố tâm muốn hại Thế-Tôn vậy.

Hỏi: Nếu người gây một nghịch tội thời đọa địa ngục, hoặc gây hai ba cũng một thân đều chịu báo chăng?

Đáp: Vì tội nầy nhiều nên lâu chịu khổ nặng. Ở trong ấy chết rồi lại sống lại trong đó.

Hỏi: Trong tội phá Tăng tại sao mà nặng?

Đáp: Nếu pháp quấy biết pháp quấy, pháp phải biết pháp phải, tâm khởi như vậy thời gọi là nặng. Nếu phi pháp bảo là pháp, pháp bảo là phi pháp, là chẳng như trước. Lại như người ở chỗ Phật mà phá Tăng, tự xưng là Đại-sư đáng cao cả trong trời người, đấy cũng là nặng.

Hỏi: Nếu chẳng phải Thánh-nhân, phàm phu có thể phá sao gọi trọng tội?

Đáp: Vì ngăn ngại chính-pháp nên gọi trọng tội.

Hỏi: Pháp phá Tăng là thời gian bao lâu?

Đáp: Pháp chẳng cửu-trụ, chẳng trải qua một đêm. Trong ấy, các vị Phạm-Vương, các chư Thiên, các vị Đại đệ-tử như ngài Xá-Lợi-Phất thảy, liền hòa-hợp trở lại. Có người nói năm trăm vị Tỳ-kheo nầy, đời trước vì nhân-duyên ngăn thiện-căn đắc Đạo của kẻ khác nên nay bị quả-báo nầy. Lại nhân tâm phàm phu vội vã nên dễ có thể phá-hoại, như chỉ chứng được “thế gian không vô-ngã tâm” còn chẳng thể phá được, huống chi bực vô-lậu ư! Vì ác-dục ở nơi lòng, nên mới gây nhân-duyên phá Tăng. Vậy nên kẻ cầu phước cần phải bỏ ác dục.


Thành Thật luận hết quyển 8.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]