Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Mười: Chứng quả

18/11/201018:15(Xem: 9238)
Phần Mười: Chứng quả

 

PHẦN MƯỜI
CHỨNG QUẢ

 

Hành giả khi thực tập Chỉ Quán như vậy, thì có thể rõ biết tất cả các pháp đều do tâm sinh, nhân duyên hư giả không thật, nên bản tánh là rỗng không. Biết được tánh rỗng không của các pháp thì không thấy có tướng sanh tự các pháp. Như thế là được thế-chân-chỉ. Lúc bấy giờ, trên, không thấy quả vị Phật có thể cầu, dưới không thấy chúng sanh có thể độ. Đó gọi là: tùng-giả-nhập-không-quán, cũng gọi nhị-đế-quán, cũng gọi là tuệ nhãn, cũng gọi là nhất-thiết-trí. Nếu mãi trú ở nơi quán này thì sa vào hàng Thanh văn, Duyên giác, tâm không ưa muốn giáo hóa chúng sanh, chưa làm cho cõi Phật thanh tịnh. Vì thế, những người chỉ thấy tất cả các pháp đê?u rỗng không, vắng lặng, đều vô sanh, vô diệt, vô vi, thì rốt cuộc không phát được Bồ-?ề tâm. Đó là vì định nhiều tuệ ít, nên không thấy Phật tánh.Những vị Bồ Tát, vì tất cả chúng sanh mà thành tựu tất cả Phật Pháp, thì không nên chấp trước vô vi, an trụ trong tịch diệt mà cần tu pháp Tùng-Không-Nhập-Giả_Quán. Thực hành quán này là quán tưởng rằng tuy tâm tánh là rỗng không, nhưng trong lúc duyên khởi đối đải cũng sanh ra tất cả các pháp, nó như huyễn như hóa và cũng có những điều thấy, nghe hay biết sai khác không đồng. Hành giả khi thực hành phép quán này thì có thể trú trong không tịch, tu đủ các hạnh, phân biệt được căn cơ chúng sanh mà thuyết pháp vô lượng. Đến khi thành tựu được vô ngại biê?n tài, có khả năng làm lợi ích cho Lục đạo chúng sanh thì được phương tiện tùy duyên chỉ. Tùng Giả Nhập Không Quán cũng gọi là Bình đẳng Quán, cũng gọi là

Pháp nhãn, cũng gọi là Đạo chủng trí. Bồ Tát trú trong quán này, sức tu tuệ thêm nhiều, nhưng tuy thấy Phật tánh mà chưa được rõ ràng, vì hai pháp Tùng-Giả-Nhập-Không Quán và Tùng-Không-Nhập-Giả Quán còn là pháp quán phương tiện, chứ chưa phải là chánh quán vậy. Gọi là phép quán phương tiện, vì do hai phép quán này có thể vào Trung đạo đệ nhất nghĩa quán.

Nếu Bồ Tát muốn đầy đủ tất cả Phật Pháp trong một niệm thì cần áp dụng pháp Tức nhị biện phân biệt chỉ, thực hành Trung đạo chánh quán. Tu phép chánh quán này thì có thể biết tâm tánh không phải chân, không phải giả, làm cho cái tâm duyên chân giả dừng nghỉ, thế cũng gọi là Chánh đế quán. Tâm tánh không phải không, không phải giả, mà không phá hoại các pháp không, giả. Nhận rõ như thế thì thông suốt được trung đạo, soi khắp được chân đế và tục đế nơi tự tâm, thấy được hai đế trung đạo nơi tất cả các pháp, lại cũng không chấp trước hai đế trung đạo, vì không có tánh gì là tánh quyết định vậy. Đó gọi là Trung đạo chánh quán.

Trung Luận có câu kệ:

Các pháp nhân duyên sanh,
Tôi bảo là rỗng không
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa trung đạo."

Đi sâu vào ý nghĩa câu kệ đó, thì chẳng những nhận rõ đầy đủ các tướng của trung đạo chánh quán mà cũng rõ thêm ý thú của hai phép phương tiện quán. Nên biết Trung đạo chánh quán tức là Phật nhãn, là Nhất thiết chủng trí. Nếu an trụ nơi quán này, thì Định và Tuệ cân bằng, thấy rõ được Phật tánh, an trụ nơi Đại thừa, đường tu bằng phẳng, đi mau như gió, tự nhiên lần về bể Chánh đạo của Như Lai, làm việc Như Lai, tự trang nghiêm bằng sự trang nghiêm của Như Lai, được lục căn thanh tịnh, vào cảnh giới của Phật. Đối với tất cả các pháp không còn nhiễm trước, tất cả các pháp chư Phật, đều được hiện tiền, an trụ nơi Định Thủ Lăng Nghiêm, thành tựu vô lượng Tam-muội, vào khắp cõi Phật mười phương, giáo hóa chúng sanh góp phần làm cho cõi Phật đều trang nghiêm thanh tịnh, cúng dường Thập phương chư Phật, thọ trì tất cả Phật Pháp, đầy đủ tất cả các hạnh, các Ba-la-mật, chứng địa vị Đại Bồ-?ề ngang hàng với các đức Văn Thù, Phổ Hiền, và trong thân, pháp tánh thường trụ, được chư Phật khen ngợi, thọ ký, đi đến thị hiện tám tướng thành Phật.

Về những tướng chứng quả trong Kim Cang tâm không thể nghĩ bàn được, nhưng xét theo giáo lý vẫn không rời hai phép Chỉ - Quán.Điều cốt yếu nhất là hành giả cần phát thệ nguyện trừ cho được Ba chướng và Năm cái, vì nếu không trừ được thì dầu siêng năng tu hành đến đâu cũng không ích gì.

[1] Pháp Hoa Tam Muội là pháp Đại định trong kinh Pháp Hoa. Đức Phật Ngài thuyết rất nhiều phápTam Muội trong kinh Pháp Hoa. Người nào tu hành những phương pháp ấy mà đắc thần thông, được thấy Phật hoặc các vị Bồ Tát tức là ngộ được pháp Pháp Hoa Tam Muội.

[2] Nhà Trần ở vào thời đại Nam Bắc Triều (420-588) của Trung Hoa, tức là các nước Tống-Tề-Lương và Trần của Nam Triều.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]