Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Hành uẩn

18/11/201016:20(Xem: 8462)
IV. Hành uẩn

IV. Hành Uẩn (Saṅkhārakkhandha):
Hành là phản ứng của tâm, Đức Phật dạy:

“Này Rādha, một cá nhân được gọi là satta bởi vì họ tham ái, dính mắc một cách mạnh mẽ vào hành uẩn(các phản ứng của tâm)”.

Có hai loại hành uẩn (tâm phản ứng):

1. Hành uẩn đóng vai trò là quả, nghĩa là "chịu điều kiện" của cái khác.
2. Hành uẩn đóng vai trò là nguyên nhân, nghĩa là "tạo ra điều kiện".
Hành uẩn hay phản ứng của tâm là kết quả của bốn yếu tố: nghiệp, tâm, thời tiết, và thức ăn.

1. Hành uẩn quả:

Từ lúc đầu thai, nghĩa là từ khi quả của các hiện tượng vật chất và tâm, thức tái sanh, các tâm sở liên hệ, và tiếp theo đó là sự phát triển của các hiện tượng vật chất theo sau: giây thần kinh mắt, giây thần kinh tai, mũi, giây thần kinh lưỡi, giây thần kinh thân, và tâm căn. Kể cả tưởng uẩn hay tri giác bị điều kiện hay quả của tâm và vật chất, bao gồm các hoạt động của thân như lời nói, co, duỗi, di chuyển,đi, đứng, ngồi, nằm.

Tất cả các loại quả của hành tạo ra bởi thức; những tâm kết hợp tạo điều kiện hỗ tương lẫn nhau.

Nhiệt độ lạnh nóng (là Saṅkhāra tạo quả và có nhân là khí hậu).

Cơ thể vật chất của con người khởi sinh và trưởng thành nhờ hấp thụ thực phẩm (cơ thể thay đổi sau khi tiêu thụ thực phẩm) đó là Saṅkhāra kết quả. Những thức và những tâm sở phối hợp cũng là những Saṅkhāra kết quả, có nguyên nhân bởi hiện tượng tâm trước đây.

Như vậy, tất cả hiện tượng vật chất và tâm bị chi phối bởi bốn yếu tố: nghiệp, tâm, thời tiết, thức ăn. Tất cả Saṅkhāra quả bị các điều kiện, nguyên nhân liên hệ, đều là vô thường, khổ, vô ngã.

Đức Phật dạy rằng:

“Ngũ uẩn thủ phải được nhìn qua tuệ giác Minh Sát để thấy chúng vô thường, khổ, vô ngã”.

Muốn thấy rõ ba đặc tính này của vật chất và tâm thì thiền sinh phải luôn luôn quán sát một cách chánh niệm các hiện tượng vật chất và tâm mỗi khi chúng khởi sinh.

Nhờ liên tục chánh niệm thiền sinh sẽ đạt được tâm định cao, sẽ thấy các hiện tượng vật chất và tâm sinh diệt. Khi thiền sinh thấy rõ bản chất vô thường, khổ, vô ngã của các hiện tượng vật chất và tâm thì thiền sinh sẽ thấy được các hiện tượng này luôn luôn bị áp chế, bị đàn áp bởi sự sinh diệt. Cái gì luôn luôn bị áp chế bởi sinh diệt thì cái đó dukkha (khổ). Thiền sinh luôn luôn thấy được sự khổ của các hiện tượng vật chất và tâm.

2. Hành uẩn nhân

Bây giờ chúng ta hãy nói loại Saṅkhāra thứ hai là Saṅkhāra nhân hay tạo ra điều kiện. Theo Khanhda Vagga Saṃyutta Nikhada thì loại Saṅkhāra này được định nghĩa là những hiện tượng tạo nhân cho cơ thể, vật chất, lời nói và các hoạt động của tâm ý.

Mỗi uẩn chỉ có thể làm công việc của chính nó. Uẩn vật chất là nỗi bật nhất, mặc dầu nó không tự mình làm công việc, nhưng nó biến chuyển tùy theo hoàn cảnh chung quanh. Do bản chất của vật chất nên nó chỉ thể hiện rõ ràng khi bị điều kiện hay chịu ảnh hưởng của tưởng (Saññā).

Thọ uẩn chỉ kinh nghiệm lạc thọ, khổ thọ và vô ký thọ. Tưởng uẩn chỉ đóng vai trò nhận ra sự vật giống như người thư ký ghi tên vào sổ để nhớ. Thức uẩn chỉ làm nhiệm vụ nhận biết đối tượng (chỉ biết thấy, biết nghe, biết ngửi v.v...) Nhưng hành uẩn có đặc tính là: “Phản ứng hay tác động của tâm”. Hành uẩn nhân của là nguyên nhân của đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, di chuyển, cười, nói, nghĩ, thấy, nghe... và tất cả những hoạt động khác.

Do sự kích thích của hành uẩn nên tất cả hành động về thân, khẩu, ý xảy ra. Bởi vậy, thân, khẩu, ý là sự biểu hiện của hành uẩn, nhưng khi hành uẩn biểu hiện qua thân, khẩu, ý người ta hiểu lầm rằng: Đó là linh hồn, tự ngã, tôi, ta.

Thật ra hành uẩn không có cốt lõi, không có linh hồn, tự ngã. Sự biểu hiện của hành uẩn qua thân, khẩu, ý chỉ là những tiến trình tự nhiên của nhân quả liên quan. Chẳng có gì là linh hồn, tự ngã trong tiến trình này. Mọi hiện tượng thân tâm đều bị định luật vô thường chi phối. Chúng sanh bị sự sinh diệt chi phối nên khổ chứ chẳng có linh hồn, tự ngã trong hành uẩn.

Vì thân cận những người bạn xấu, người hướng dẫn xấu hoặc có sự suy tư không sáng suốt về những chuyện xảy ra nên người ta tạo ra những hành động, lời nói và ý nghĩ sai trái, bất thiện. Những hành động bất thiện về thân, khẩu, ý là những hành động đáng bị chê trách trong hiện tại bao gồm những hành động phạm luật khác như rượu chè, cờ bạc v.v... Do tham và sân làm điều kiện tạo duyên nên con người gây ra những nghiệp xấu và bị trả quả trong hiện tại, bị luật pháp trừng trị, mất bạn bè, mất tài sản, cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Do nhận quả bất thiện của những hành động xấu đã làm trong kiếp trước, kiếp này bị sinh vào bốn đường ác. Do nhận quả bất thiện của những hành động xấu đã làm trong kiếp này, kiếp sau bị sinh vào bốn đường ác. Muốn tránh những hậu quả tai hại phải hiểu biết rằng:

“Tất cả mọi tác động của chúng ta đều bị chi phối bởi hoạt động của hành uẩn, của sự cố ý(tác ý hay nghiệp)”.

Qua Thiền Minh Sát, thiền sinh quán sát đề mục, khi đạt được các tuệ giác, sẽ thấy rõ hành uẩn chẳng có tôi, ta trong đó. Đức Phật đã ví hành uẩn như thân cây chuối, mới nhìn qua thấy thân cây chuối có vẻ cũng đẹp, nhưng thật ra chẳng có cốt lõi. Nếu lột các lớp thân chuối ra chẳng thấy có gì bên trong, chỉ là những bẹ chuối xốp lớp này chồng lên lớp kia mà tạo thành. Hành uẩn chẳng khác nào thân cây chuối, hành uẩn không có cốt lõi.

Hành uẩn gồm có năm mươi tâm sở đứng đầu là tác ý (Cetanā).

Hai mươi tâm sở quan trọng nhất trong hành uẩn là:

1. Xúc (phassa): Xúc khởi sinh khi những phần nhạy bén của sáu cửa giác quan được kích thích bởi những đối tượng liên hệ. Chẳng hạn như: mắt gặp hình sắc, tai gặp âm thanh.
2. Chú tâm (Manāsikāra): chú tâm vào đối tượng.
3. Nhất tâm (Ekaggatā): hay định tâm vào đối tượng
4. Tầm (Vitakka): hướng tâm đến đối tượng, đưa các tâm sở liên hệ đến đối tượng.
5. Sát (tư Vicāra): Áp đặt tâm, quán sát tâm, chà sát tâm trên đối tượng.
6. Tinh tấn (Vìriya): cố gắng.
7. Tham ái (Lobha): nắm giữ đối tượng
8. Sân hận (Dosa): từ chối đối tượng
9. Si mê (Moha): ngu dốt, không hiểu biết, tìm hiểu những cái không cần tìm hiểu.
10. Mạn (Māna): So sánh, đánh giá theo thiên kiến mình
11. Tà kiến (Diṭṭhi): Hiểu sai
12. Nghi (Vicikicchà): phân vân, không biết chọn lối nào.
13. Vô tham (Alobha): không nắm giữ đối tượng, không tham đắm
14. Vô sân (Adosa): không bất mãn, giận dữ
15. Vô si (Amoha): Hiểu biết đúng, có trí tuệ
16. Tín (Saddhā): tin tưởng đúng đắn, hiểu biết biết rõ ràng
17. Niệm (Sati): chánh niệm, theo dõi đối tượng.
18. Từ ái (Mettā): khoan dung, tha thứ.
19. Bi (karuṇā): Tâm rung động trước cảnh khổ và bất hạnh của chúng sanh khác.
20. Hỉ (muditā): hoan hỉ với sự thành công của kẻ khác.

Tất cả những tác động qua thân, khẩu, ý được tác động bởi tâm sở tác ý. Tâm sở này đã chi phối, điều khiển, hướng dẫn phần lớn các pháp hữu vi. Tuy nhiên, người ta thường thấy hậu quả của hành uẩn là lời nói và hành động.

Tà kiến cho rằng:

“Tất cả mọi tác động đều do tôi làm, khởi sinh từ các hành uẩn này”.

Bởi vậy Đức Phật dạy:

“Khi chúng sanh tham ái, dính mắc vào hành uẩn, Như Lai gọi đó là chúng sanh “Satta”.

Vậy chúng sanh (Satta) là những kẻ còn tham ái, dính mắc vào hành uẩn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]