Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười lực

14/11/201018:10(Xem: 10040)
Mười lực

 

 

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

PHẦN BA
KINH QUÁN PHỔ HIỀN BỒ-TÁT

MƯỜI LỰC:

Mười lực nghĩa là sự lĩnh hội viên mãn trong mười phạm vi của cái biết mà chỉ có đức Phật mới có được. Các năng lực này sẽ được giải thích vắn tắt ở đây vì hàng tín giả của kinh Pháp Hoa hiểu được chúng là một điều rất thiết yếu. Mười năng lực được gán cho đức Phật là:
1. Năng lực biết cái đúng và cái sai; 2. Năng lực biết hậu quả của nghiệp; 3. Năng lực biết tất cả các Thiền định; 5. Năng lực biết các khả năng cao hay thấp của chúng sanh; 6. Năng lực biết bản tính và hành động của chúng sanh; 7. Năng lực biết nguyên nhân và kết quả của chúng sanh trong mọi cảnh giới; 8. Năng lực biết kết quả của nghiệp trong các đời quá khứ; 9. Năng lực biết bằng trí siêu phàn, và 10. Năng lực thoát khỏi mọi sai lầm, hay không thể sai lầm trong cái biết.

Mười tám tính chất đặc biệt là mười tám công đức mà chỉ có đức Phật mới có được. Các tính chất đặc biệt này là: 1. Không sai lầm về thân thể; 2. Không sai lầm về ngôn ngữ; 3. Không sai lầm về ý niệm; 4. Không bất định về tâm; 5. Không có tâm lựa chọn; 6. Nhẫn nhục hoàn toàn; 7. Kiên trì mong mỏi cứu độ tất cả chúng sanh; 8. Tinh tấn không giảm; 9. Nhớ nghĩ không giảm về mọi giáo lý của chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai; 10. Quán niệm không giảm; 11. Trí tuệ không giảm; 12. Giải thoát không giảm đối với mọi phiền chướng; 13. Mọi hành động về thân đều phù hợp với trí tuệ; 14. Mọi hành động và lời nói phù hợp với trí tuệ; 15. Mọi ý nghĩ phù hợp với trí tuệ; 16. Có trí tuệ không bị ngăn ngại về quá khứ; 17. Có trí tuệ không bị ngăn ngại về tương lai và 18. Có trí tuệ không bị ngăn ngại về hiện tại.

Ba loại niệm xứ nghĩa là những thái độ ổn cố của đức Phật đối với chúng sanh bằng cách phân ra ba loại: niệm xứ thứ nhất (Sơ niệm xứ - Sho-nenjo), niệm xứ thứ hai (Nhị niệm xứ - Ni-nenjo) và niệm xứ thứ ba (Tam niệm xứ - San-nenjo).

Khi chúng sanh khen ngợi đức độ của Ngài, đức Phật khen ngợi sự khen ngợi Ngài của họ chứ không phải khen ngợi sự việc Ngài được khen ngợi. Thái độ này là niệm xứ thứ nhất. Khi có ai phỉ báng hay lăng mạ Ngài, đức Phật không bao giờ cảm thấy buồn khổ về một người như vậy hay giận dỗi người ấy vì Ngài đang bị sỉ nhục. Với lòng từ bi sâu đậm, Ngài thực sự thương xót người ấy. Thái độ này là niệm xứ thứ hai. Một số người trong số các chúng sanh đông đảo quy hướng Phật pháp, nhưng những người khác thì không như thế. Đức Phật không bao giờ phân biệt hai loại chúng sanh này mà đều có lòng từ bi ngang bằng đối với họ vì tất cả họ đều có Phật tính. Thái độ đối xử không phân biệt này đối với họ là niệm xứ thứ ba. Ba thái độ này chỉ có đức Phật mới có, nhưng chúng ta phải theo gương đức Phật khi chúng ta quảng bá giáo lý củaNgài.

Đức Phật dạy tiếp: “Tác bạch như thế xong, hành giả lại càng sám hối nhiều hơn. Sau khi người ấy thành tựu sự thanh tịnh của sám hối, Bồ tát Phổ Hiền lại sẽ xuất hiện trước mặt người ấy và luôn ở bên cạnh người ấy, thậm chí sẽ còn thuyết Pháp cho người ấy khi người ấy đang nằm mơ. Sau khi tỉnh giấc, người ấy sẽ được sự hỷ lạc về Pháp. Cứ như thế, sau ba lần bảy ngày đêm, người ấy sẽ đắc đà-la-ni Triền. Nhờ đạt được đà-la-ni, người ấy sẽ giữ mãi trong trí óc mà không quên Diệu pháp mà chư Phật và chư Bồ-tát đã giảng. Trong những giấc mơ, người ấy sẽ luôn nhìn thấy bảy vị Phật của quá khứ, trong đó chỉ riêng đức Phật Thích-ca-mâu-ni sẽ giảng Pháp cho người ấy. Chư Thế Tôn này đều xưng tán kinh điển Đại thừa. Bấy giờ hành giả lại sám hối(1) thêm nữa và lễ bái chư Phật ở khắp mười phương. Sau khi người ấy lễ bái chư Phật ở mười phương, Bồ-tát Phổ Hiền đứng trước mặt người ấy, sẽ giảng dạy người ấy về tất cả nghiệp và duyên của các đời trước của người ấy, và sẽ khiến người ấy phát lộ tất cả các tội lỗi hắc ám, xấu ác đã mắc phải. Hướng đến chư Thế Tôn, người ấy cần phải tự miệng mình phát lộ các tội lỗi của mình”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]