Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Luận lý về đau khổ

12/11/201017:45(Xem: 9941)
Chương 9: Luận lý về đau khổ


Chương9

LUÂNLÝ VỀ ĐAU KHỔ

Tôitừng đề nghị rằng, tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc,hạnh phúc chân thật có đặc tánh là an bình, và an bình chắcchắc chỉ đạt được khi hành động của ta có động cơlà sự quan tâm đến tha nhân; và điều đó sẽ nối tiếpbằng giới luật luân lý và giải pháp trực tiếp cho cảmxúc phiền nhiễu. Tôi cũng đề nghị rằng, trong khát vọnghạnh phúc, chúng ta tìm sự xa lánh đau khổ một cách tựnhiên và thích đáng. Giờ ta thử quán xét phẩm chất, hoặctrạng thái, khi ta ước vọng mạnh mẽ được giải thoátkhỏi đau khổ đang nằm ngay trong đời sống của ta.

Đaukhổ và đau đớn là các sự thật không thể tránh khỏi củacuộc đời. Một chúng sanh, theo định nghĩa thông thườngcủa tôi, là một kẻ có khả năng kinh nghiệm đau đớn vàđau khổ. Cũng có thể nói, kinh nghiệm về đau khổ nối liềnta cùng người khác. Nhưng vượt trên điều đó, ta có thểquán xét rằng, đau khổ chia ra làm hai loại (liên hệ nhau).Có những hình thái có thể tránh, khởi dậy từ các hiệntượng như chiến tranh, nghèo đói, bạo lực, tội ác — ngaycả các thứ như dốt nát và một số bệnh hoạn. Nhưng cónhững hình thái không thể nào tránh được, bao gồm các hiệntượng như bệnh, lão, và tử. Cho đến giờ, chúng ta chỉbàn đến việc giải quyết các loại đau khổ có thể tránh,do loài người tạo ra. Giờ tôi xin quán xét rõ ràng hơn đếncác loại không thể tránh.

Vấnđề và khó khăn ta đối diện trong cuộc đời không phảiluôn luôn như là thiên tai. Ta không thể tự bảo vệ tránhchúng chỉ bằng cách phòng ngừa thận trọng, như là đểdành thức ăn. Trong trường hợp bệnh hoạn, chẳng hạn, chodù cố gắng giữ sức khỏe đến đâu bằng thể thao và ănkiêng, dần dà thân thể ta cũng đi đến các vấn đề vậtlý. Và khi chúng đến, ảnh hưởng trên đời sống có thểhệ trọng: chúng ngăn ta không làm được các điều muốnlàm, đi đến các nơi muốn đến. Thường thì ta bị ngănkhông được ăn các thức ta thích, thay vào đó phải uốngcác loại thuốc mùi vị đáng khiếp. Khi sự việc trở thànhtệ hại, chúng ta có thể đau nhức ngày đêm — đến độchỉ còn cầu mong chết.

Vềsự già lão, từ ngày chúng ta mới chào đời, đã phải đốidiện cùng viễn ảnh lão hóa và mất đi sự dẻo dai củatuổi trẻ. Đến lúc đó, tóc sẽ rụng, răng sẽ rụng, mắtmờ và tai điếc. Chúng ta không thể tiêu hóa các thức ăntừng ưa thích nữa. Dần dà, chúng ta lại quên đi mất nhiềuviệc lúc trước thật rõ ràng, và có khi còn quên cả têncác người thân thuộc của mình. Nếu sống thật lâu, chúngta lại phải rơi vào trạng thái lọm khọm mà nhiều ngườichỉ cần nhìn thấy cũng đủ chán chê, mặc dù đấy mớiđúng vào quãng thời gian mà ta cần đến họ nhất.

Rồicái chết đến — hầu như là một đề tài cấm kỵ trongcác xã hội văn minh. Mặc dù có khi chúng ta nhìn nó như mộtsự nhẹ nhõm và bất kể chuyện gì đến sau khi chết đi,cái chết có nghĩa là ta sẽ xa lìa các người thân thương,các sở hữu quý giá, thật vậy, tất cả những gì mà tayêu chuộng.

Trongsự mô tả ngắn gọn về các đau khổ không thể tránh này,chúng ta phải thêm một loại khác. Đó là đau khổ khi gặpgỡ kẻ không muốn gặp — hoặc rủi ro hay tai nạn. Đó làđau khổ khi thứ ta muốn bị lấy mất đi — như các ngườitỵ nạn chúng tôi khi mất quê hương, nhiều người mất cảcác người thân. Đó là đau khổ vì không đạt được điềumong muốn, dù đã bỏ thật nhiều công sức để làm. Mặcdù ta gẫy cả lưng khi làm việc trên cánh đồng, nhưng lạibị thất mùa; mặc dù làm việc ngày đêm cho một doanh nghiệp,lại chẳng thành công do lỗi ta hay lỗi người khác. Rồilại còn đau khổ vì không biết chắc, vì không thể biếtkhi nào và ở đâu ta lại gặp nghịch cảnh. Từ kinh nghiệmcủa bản thân, tất cả chúng ta đều biết điều đó dẫnđến cảm giác bất an và lo lắng. Và làm tiêu hao hết tấtcả việc ta làm, là thứ đau khổ của sự bất mãn, khởilên cho dù khi ta đã đạt được điều mong muốn. Những sựkiện trên là thành phần của kinh nghiệm hàng ngày của mọingười vốn dĩ mong hạnh phúc và tránh đau khổ.

Nếuđiều trên chưa đủ, còn có thêm sự kiện là các kinh nghiệmta thường nghĩ là thích thú lại biến thành nguồn đau khổcho mình. Chúng có vẻ như cung ứng sự thỏa mãn, nhưng lạikhông thật sự tạo được; đó là thứ hiện tượng ta từngnói đến trước đây. Thật thế, nếu nghĩ tận tường, tasẽ thấy việc nhận thức các kinh nghiệm như là thích thú,cho đến cùng, chỉ được đền bù bằng một đau khổ rõrệt hơn. Thí dụ như, ta ăn để trấn áp cơn đói. Ta ănmột miếng lớn, rồi hai, ba, bốn, năm và tận hưởng kinhnghiệm đó — nhưng chẳng bao lâu, cùng một người và cùngthức ăn đó, ta bắt đầu cảm thấy hết muốn ăn. Nếu khôngngưng lại, việc đó sẽ hại ta — cũng như thực tế củahầu hết mọi thứ lạc thú trần gian đều tác hại cho tanếu đi đến thái quá. Đó là tại sao hài lòng là điềucần thiết nếu ta muốn hạnh phúc thật sự.

Tấtcả các biểu hiện đau khổ nói trên có căn bản không thểtránh, và đích thật là các sự kiện tự nhiên của đờisống. Điều đó không có nghĩa là, cuối cùng, chúng ta khônglàm gì được trước chúng. Cũng không có nghĩa là nó khôngliên hệ đến vấn đề giới luật luân lý. Quả thật, theoPhật giáo và các triết lý tôn giáo Ấn độ khác, đau khổlà kết quả của nghiệp quả "karma". Nhiều người, Đôngphương cũng như Tây phương, giả định rằng "karma" mang ýnghĩa, bất cứ điều gì ta kinh nghiệm đều đã được tiềnđịnh; tuy nhiên nghĩ vậy là hoàn toàn sai lầm. Đó lại càngkhông phải một cái cớ để khỏi chịu trách nhiệm trongbất cứ mọi hoàn cảnh nào.

Bởivì từ "karma" đã đi vào ngữ vựng phổ thông, cho nên cầnthiết phải làm sáng tỏ khái niệm này hơn. "Karma "trong tiếngSanskrit có nghĩa là "hành động." Nó ghi nhận một sức mạnhtích cực, việc làm ra như kết quả của các sự kiện tươnglai có thể bị ảnh hưởng bởi các hành của ta. Giả thiết"karma" là một thứ năng lực độc lập nào đó ấn địnhtrước trọn dòng đời của ta vốn hoàn toàn sai lầm. Ai đãtạo ra "karma"? Chính chúng ta. Điều ta nghĩ, nói, làm, muốn,và thiếu tạo thành "karma". Như tôi đã viết, lấy thí dụ,hành động tạo thành một trường hợp mới và hậu quảmới của một sự kiện nào đó. Lời của tôi tạo nên mộtphản ứng trong trí độc giả. Trong mỗi việc ta làm, luônluôn có nhân và quả, nhân và quả. Trong đời sống hàng ngày,thực phẩm ta ăn, công việc ta làm, và sự nghỉ ngơi củata đều là tác dụng của hành động: hành động của chúngta. Đó chính là "karma". Do đó, chúng ta không thể dấu tayđi khi nào thấy mình đối đầu cùng các đau khổ khó tránh.Nếu cho mỗi sự không may chỉ đều do kết quả của "karma"là tương đương với việc bảo rằng chúng ta hoàn toàn bấtlực trong cuộc đời. Nếu điều đó đúng, sẽ không cònlý do gì mà hy vọng. Chúng ta tốt nhất nên cầu nguyện chongày tận thế.

Mộtsự thẩm định đúng hơn về nhân quả đề khởi rằng, khácxa với sự bất lực, có rất nhiều điều chúng ta có thểlàm hầu tạo ảnh hưởng trên kinh nghiệm đau khổ của mình.Lão, bệnh, và tử không thể tránh. Nhưng, đối với các sựdày vò của các ý niệm và cảm xúc tiêu cực, chúng ta chắcchắn có sự chọn lựa một cách phản ứng đối với cácsự việc của đau khổ xảy ra. Nếu muốn, ta có thể chọnmột khuynh hướng ít đam mê và duy lý hơn, và trên nền tảngcó thể giới chế các phản ứng của mình. Mặt khác, ta cóthể chỉ cần tránh các sự không may đó. Nhưng khi làm thế,chúng ta có thể trở nên bị dồn nén. Kết quả là, cảmxúc phiền nhiễu trổi dậy và an bình nội tâm của chúngta bị phá hủy. Khi ta không giới hạn các xu hướng phảnứng tiêu cực trước đau khổ, nó sẽ trở nên một nguồný niệm và cảm xúc tiêu cực. Như thế có một liên hệ rõrệt giữa ảnh hưởng nỗi khổ trong tâm trí ta và sự thậthành giới luật nội tại.

Tháiđộ căn bản của ta đối với đau khổ rất khác biệt vớicách ta kinh nghiệm nó. Thí dụ như, có hai người đau khổtrước một hình thức tương tự của bệnh ung thư. Điểmkhác biệt duy nhất giữa hai bệnh nhân đó là cái nhìn củahọ về bệnh trạng. Một người nhìn nó như điều gì phảichấp nhận, và nếu có thể, chuyển thành cơ hội để pháthuy một sức mạnh nội tại. Một người lại phản ứng trướctrường hợp của mình bằng sự sợ hãi, cay đắng, và lolắng cho tương lai. Mặc dù trên các triệu chứng thuần vậtlý, có thể không có khác biệt giữa hai người trong nhữnggì họ đang đau khổ; nhưng lại có một khác biệt sâu xatrong kinh nghiệm của họ về cơn bệnh của mình. Trong trườnghợp sau, thêm vào với sự đau đớn vật lý, là một sựđau khổ tinh thần sâu đậm.

Điềunày đề khởi rằng, mức độ của đau khổ ảnh hưởng đếnchúng ta tùy thuộc nhiều vào chính mình. Do vậy, điều thiếtyếu là giữ một phối cảnh thích đáng trên kinh nghiệm vềđau khổ. Khi nhìn thật gần vào một vấn đề đặc biệtnào đó, ta thấy như nó lớn lao quá và lấp trọn cả nhãnquan. Tuy nhiên, nếu nhìn cùng vấn đề đó ở từ xa, tựđộng ta sẽ thấy được sự liên hệ của nó cùng các vậtkhác. Hành động đơn giản đó tạo ra một sự khác biệtto tát. Nó cho phép ta nhận ra rằng mặc dù hoàn cảnh đưađến quả thật bi thảm, nhưng ngay cả sự kiện bất hạnhnhất cũng có nhiều diện dị biệt và có thể đến gầnbằng nhiều góc cạnh khác nhau. Thật thế, rất hiếm khi,nếu chẳng phải là không bao giờ, có thể tìm thấy mộttrường hợp hoàn toàn tiêu cực cho dù ta nhìn nó bất cứcách nào.

Khithảm kịch hoặc bất hạnh đến với ta — chắc chắn chúngphải đến — điều cần ích là phải so sánh với một sựkiện khác, hoặc nhớ lại một trường hợp tương tự haytệ hơn đã từng xảy ra, nếu không phải của ta, thì củangười khác ta từng gặp. Khi đã chuyển được tầm nhìnra khỏi cái ngã và hướng về người khác, ta sẽ kinh nghiệmđược một hiệu quả giải thoát. Có một điều về tánhnăng động của sự tự kỷ tư duy, hoặc bận tâm về chínhta nhiều quá, sẽ tạo khuynh hướng phóng đại nỗi khổ củamình. Đảo lại, khi nhìn nó trong liên hệ cùng nỗi khổ củangười khác, ta bắt đầu nhận ra, trên diện tương đối,nó chẳng phải là không thể chịu đựng được.

Điềunày cho phép ta bảo tồn được an bình nội tâm dễ dàng hơnkhi ta chỉ tập trung vào vấn đề của mình mà bỏ quên hếttất cả điều khác.

Theokinh nghiệm của chính cá nhân tôi, chẳng hạn như, khi tôinghe tin xấu về Tây tạng — đáng buồn là quá thường xuyên— tự nhiên phản ứng tức khắc của tôi là nỗi buồn.Nhưng, khi đưa vào khuôn khổ và tự nhắc nhở về khuynh hướngcăn bản của con người cần tình thương, tự do, sự thậtvà công lý phải luôn luôn được đề cao, tôi thấy mìnhcó thể đối phó một cách khá tốt. Các cảm xúc giận dữkhông kềm hãm nổi — vốn không làm gì hơn ngoài việc đầuđộc trí óc, cay đắng con tim, và bạc nhược ý chí — thườngít khi trổi dậy, cho dù trước các tin tệ hại nhất.

Cũngcần nhớ rằng, thời điểm của sự đạt đến trí tuệvà nội lực cao nhất thường cũng là lúc khó khăn nhất.Với khuynh hướng đúng — ở đây ta lại thấy tầm quan trọngtối thượng của việc phát triển một thái độ tích cực— kinh nghiệm đau khổ có thể mở mắt ta trước thực tế.Thí dụ như, kinh nghiệm bản thân tôi về cuộc đời nhưlà một người tỵ nạn giúp tôi ý thức được rằng nhữngnghi thức bất tận, như là một phần quan trọng trong đờitôi ở Tây tạng, quả thật chẳng cần thiết. Chúng ta cònthấy rằng lòng tự tin và tự trọng có thể phát huy hơn,và sự can đảm được tăng cường hơn như kết quả từnỗi khổ. Điều này có thể thấy trong thế giới quanh ta.Ở cộng đồng tỵ nạn, chẳng hạn, trong số những ngườicòn sống sót của các năm lưu vong đầu tiên, tôi đượcbiết một số người, dù đau khổ khủng khiếp, nhưng lạilà các cá nhân có tinh thần mạnh mẽ nhất và niềm vui vôái ngại. Ngược lại, chúng ta lại thấy, có một số ngườiđối diện cùng các nghịch cảnh nhỏ nhặt, dù họ có đủthứ, nhưng lại nghiêng về sự mất hy vọng và đi vào tuyệtvọng. Xu hướng tự nhiên muốn giàu có thường làm hỏngta. Kết quả thông thường là nó dần dà khiến ta cảm thấykhó chịu đựng được các vấn đề mà bất cứ người nàothỉnh thoảng cũng phải đối phó.

Thửxét đến các sự chọn lựa khả hữu khi ta phải đối diệncùng vấn đề đặc biệt. Ở một cực, ta có thể để chomình bị đắm chìm trong đó. Ở cực kia, ta chỉ cần đi ănngoài trời hay giải trí và quên nó đi. Khả năng thứ ba làtrực tiếp đối diện cùng trường hợp. Điều này bao gồmviệc quán xét, phân tích, thẩm định nhân quả, và tìm giảipháp cho nó.

Mặcdù cách thứ ba đôi khi khiến chúng ta phải đau thêm trongmột thời gian ngắn, nhưng rõ ràng nó đáng chọn hơn hai cáchkia. Nếu ta cố tránh hoặc chối một vấn đề chỉ bằngcách quên bỏ nó hoặc uống rượu hay hút thuốc, hoặc ngaycả dùng vài hình thức hành thiền hay cầu nguyện nào đónhư phương tiện để trốn thoát, trong khi còn có một cơhội giải thoát ngắn hạn, như thế vấn đề vẫn còn đó.Khuynh hướng như trên chỉ tránh né chứ không giải quyếtđược vấn đề. Một lần nữa, nguy cơ sẽ được thêm vàotrên vấn đề đầu tiên, và tiếp theo đó là sự bất ổntinh thần và cảm xúc. Các sự phiền nhiễu của lo lắng,sợ hãi và nghi ngờ cứ chồng chất lên. Dần dà, có thểđưa đến sự giận dữ và tuyệt vọng, kéo theo đủ thứđau khổ xa hơn (cho chính ta và người).

Thửhình dung một tai nạn như bị bắn vào bụng. Cơn đau rấtdữ dội. Chúng ta phải làm gì? Dĩ nhiên, ta cần phải lấyviên đạn ra và chịu đựng việc giải phẫu. Điều này cànglàm đau đớn hơn. Tuy nhiên ta phải chấp nhận điều đóhầu vượt qua được vấn đề tiên khởi. Tương tự, do sựnhiễm độc, hoặc một tổn hại kinh khủng nào đó, có thểta phải mất tay hoặc chân hầu giữ tánh mạng. Dĩ nhiên,ta phải chuẩn bị tinh thần chấp nhận hình thức đau khổđó, hầu tránh khỏi sự đau khổ lớn hơn của cái chết.Chỉ là lẽ thường khi phải chịu đựng khổ sở trong việclàm nào đó hầu tránh một sự tệ hại hơn. Tôi nhìn nhậnkhông phải luôn luôn dễ dàng quyết định. Khi lên sáu bảytuổi, tôi bị chủng ngừa bệnh đậu. Nó quả thật là đau,khiến tôi phải phát ngờ, dù được cho biết cơn đau đókhông nhằm nhò gì so với bệnh chứng. Cơn đau kéo dài mấtmười ngày, và kết quả hiện tôi vẫn còn bốn cái sẹolớn!

Nếuviễn cảnh đương đầu cùng nỗi khổ đến trước mặt đôikhi có vẻ hơi dọa nạt, nhưng cần nên nhớ thật ra khôngcó gì trong các kinh nghiệm thông thường của ta là thườngtrực. Tất cả hiện tượng đều có tánh biến hóa và hoạidiệt. Cũng thế, như trong một mô tả về hiện thực mà tôitừng đề ra, chúng ta sai lầm nếu giả thiết rằng kinh nghiệmđau khổ — hay hạnh phúc — có thể đến chỉ từ một nguồnduy nhất. Theo lý thuyết về căn nguyên tùy thuộc, mọi thứđều khởi dậy trong khuôn khổ của vô số nguyên nhân vàđiều kiện. Nếu không phải thế, một khi tiếp xúc cùngthứ gì xem như tốt, ta sẽ tự động vui; và khi tiếp xúccùng thứ gì xem như xấu, ta sẽ tự động buồn. Nguyên nhâncủa niềm vui và nỗi buồn như thế quá dễ nhận, và cuộcđời quá đỗi giản dị. Chúng ta sẽ có các lý do tốt đểràng buộc cùng một hạng người hay sự vật hay sự kiệnnào đó, và giận ghét hay tránh né các thứ khác. Nhưng đólại không phải là hiện thực.

Cánhân tôi nhận thấy các lời khuyên về nỗi khổ của vịthánh hiền Ấn độ Shantideva rất hữu ích. Điều cốt yếu,theo ông, là khi chúng ta đối diện cùng bất cứ khó khănnào, đừng để chúng làm ta tê liệt. Nếu bị như thế, tađã sa vào nguy cơ bị chúng phủ ngập.

Thayvì vậy, hãy sử dùng các cơ năng quan yếu, quán xét bảnchất của chính vấn đề. Và khi ta thấy rằng có các khảnăng giải quyết nó cách này hay cách khác, không cần phảilo lắng nữa. Điều hữu lý là nên đặt toàn năng lực trêncác phương tiện đó mà hành động.

Nếu,mặt khác, ta thấy bản chất của vấn đề không thể cógiải pháp, thì không có điểm gì để lo buồn nữa. Nếukhông có gì thay đổi được tình trạng, lo buồn càng chỉlàm tệ hại thêm lên. Đặt bên ngoài khuôn khổ của thứtriết lý về cực điểm của một loạt tư duy phức tạp,khuynh hướng của Shantideva nghe như là giản dị hóa. Nhưngvẻ đẹp của nó nằm chính ở phẩm chất giản dị đó.Và không ai có thể lý luận gì thêm trước lẽ thật trongsuốt của nó.

Ởđây chúng ta không đi sâu vào vấn đề đau khổ có mục tiêuthực tế nào đó. Nhưng nếu kinh nghiệm về đau khổ nhắcnhở ta đến điều người khác phải chịu đựng, nó là mộtphối hợp mạnh mẽ cùng việc thật hành từ bi và giới chếcác nhân duyên đau khổ. Và trong khuôn thức khơi dậy đượcthiện cảm và giúp ta cảm thông tha nhân, đau khổ có thểđóng góp như một nền tảng của từ bi và tình thương. Tôixin nhắc lại thí dụ về vị hành giả Tây tạng đã ngồitù hơn hai mươi năm và chịu đựng sự đối xử hà khắcnhất kể cả tra tấn, sau khi đất nước chúng tôi bị xâmchiếm. Trong thời gian đó, các đệ tử của ông đào vongđược thường cho tôi biết rằng, các lá thư ông viết vàlén gởi khỏi trại giam đều chứa đựng các lời giảngdạy về tình thương và từ bi sâu xa nhất mà họ chưa từnggặp. Các nghịch cảnh, dù có khả năng biến thành nguồnhận thù và tuyệt vọng, đồng thời cũng có khả năng biếnthành nguồn phát triển tâm linh. Kết quả cách này hay cáchkhác chỉ tùy thuộc vào phản ứng của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]